Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

DIETHANOLAMIDE và ỨNG DỤNG TRONG THUỐC bảo vệ THỰC vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.79 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM

BÁO CÁO HÓA HỌC VÀ KỸ THUẬT CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ
MẶT

Đề tài: DIETHANOLAMIDE VÀ ỨNG
DỤNG TRONG THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT
GVHD: TS PHAN NGUYỄN QUỲNH ANH
SVTH: LÊ THỊ THANH THẢO
MSSV: 18139181
Lớp: DH18HT

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ i
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... iii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT ................................ 1
1.1. ĐỊNH NGHĨA: ...................................................................................................... 1
1.1. PHÂN LOẠI: ......................................................................................................... 1
1.2.1.

Phân loại theo bản chất nhóm háo nước: ...................................................... 1

1.2.2.


Phân loại theo bản chất nhóm kỵ nước ........................................................ 1

1.2.3.

Phân loại theo bản chất liên kết nhóm kỵ nước và ái nước: ........................ 2

1.2. ỨNG DỤNG: ......................................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DIETHANOLAMIDE ................................................ 3
2.1. ĐỊNH NGHĨA: ...................................................................................................... 3
2.2. TÍNH CHẤT: ........................................................................................................ 3
2.2.1.

Tính tạo bọt: .................................................................................................. 3

2.2.2.

Ổn định nhũ tương: ....................................................................................... 4

2.2.3.

Khả năng thấm ướt: ...................................................................................... 4

2.4. QUY TRÌNH SẢN XUẤT DIETHANOLAMIDE:............................................ 4
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA DIETHANOLAMIDE TRONG THUỐC BẢO VỆ
THỰC VẬT ......................................................................................................................... 6
3.1. ỔN ĐỊNH HỆ NHŨ TRONG PHỐI CHẾ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT: .. 6
3.2. ỔN ĐỊNH HỆ HUYỀN PHÙ TRONG PHỐI CHẾ THUỐC BẢO VỆ THỰC
VẬT: ................................................................................................................................ 7
3.3. KHẢ NĂNG LAN RỘNG TRÊN BỀ MẶT TIẾP XÚC: .................................. 7
3.4. KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT DỊCH HẠI: ............................................................. 8

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN .................................................................................................. 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 10

i


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Chất hoạt động bề mặt. ............................................................................................ 1
Hình 2. Cấu trúc của Diethanolamide. ................................................................................. 3
Hình 3. Chuỗi phản ứng tạo thành Diethanolamide ............................................................. 5

ii


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay Việt Nam cũng như các nước trên thế
giới cần phải luôn trong tư thế sẵn sàng hội nhập, sẵn sàng tiếp thu những tiến bộ về mặt
khoa học và kỹ thuật. Do đó, nhu cầu của con người ngày một nâng cao. Xu hướng sống
gần gũi với thiên nhiên, sử dụng sản phẩm từ thiên nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu và đang
được ưu tiên. Bởi lẽ, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam.sử dụng thực
phẩm sạch khơng chỉ an tồn cho sức khỏe của bản thân mà cịn góp phần gìn giữ mơi
trường sống tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ việc ô nhiễm đất, nước do thuốc bảo vệ
thực vật. Từ đó, đã có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng những chất được tổng hợp từ thiên
nhiên thay thế cho các các chất tổng hợp từ dầu mỏ hoặc các nguyên liệu khó phân hủy và
gây độc hại cho con người. Một trong số đó Diethanolamide tổng hợp từ dầu mỡ động thực
vật đã góp phần vào việc hướng tới nguồn sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng và
người ni trồng. Đó là lí do em chọn đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn cô đã giảng dạy môn “ Hoạt chất bề mặt” trong thời gian
qua. Đồng thời, cũng tạo điều kiện để em có cơ hội làm tiểu luận nhằm củng cố kiến thức,
có cơ hội tìm hiểu thêm những kiến thức mới qua những nghiên cứu trên tạp chí và tạo cơ

hội để em lấy điểm cuối kì. Một lần nữa em xin cảm ơn cô và chúc cô luôn thành công
trong cuộc sống.

iii


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ
MẶT
1.1.

ĐỊNH NGHĨA:
Chất hoạt động bề mặt là một hợp chất có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của

môi trường. Được sản xuất sinh hóa hoặc theo cách hóa học tổng hợp. Có khả năng làm
giảm sức căng bề mặt vì có cả nhóm ưa béo (kỵ nước) và kỵ béo (ưa nước). Kết quả là,
phân tử có thể tồn tại thoải mái tại mặt phân cách nước dầu và có thể làm giảm sức căng bề
mặt tại mặt phân cách đó [1].

Hình 1. Chất hoạt động bề mặt.
1.1.

PHÂN LOẠI:

1.2.1. Phân loại theo bản chất nhóm háo nước:
Theo bản chất nhóm háo nước các chất hoạt động bề mặt được chia thành các nhóm
chính như sau: các chất hoạt động bề mặt anion, cation, lưỡng tính và khơng ion [2].
1.2.2. Phân loại theo bản chất nhóm kỵ nước
• Gốc alkyl mạch thẳng, C8-18.
• Gốc alkyl mạch ngắn C3-C12 gắn vào nhân thơm.
1



• Olefin nhánh C8-C20.
• Hydrocarbon từ dầu mỏ.
• Hydrocarbon mạch dài thu được từ phản ứng CO và H2.
1.2.3. Phân loại theo bản chất liên kết nhóm kỵ nước và ái nước:
Gồm 2 loại:
• Nhóm háo nước liên kết trực tiếp nhóm kỵ nước: RCOONa, ROSO3Na, RC6H4SO3Na
• Nhóm háo nước liên kết với nhóm kỵ nước thơng qua các liên kết trung gian:
Liên kết ester: RCOO-CH2CHOHCH2-OSO3Na.
Liên kết amide: R-NHCOCH2SO3Na.
Liên kết ether: ROC2H4OSO3Na.
1.2.

ỨNG DỤNG:
Chức năng của chất hoạt động bề mặt là giảm căng thẳng bề mặt để tăng sự ổn định.

Các globules phân tán, và để kiểm sốt sự hình thành của nhũ tương, chẳng hạn như dầu
trong nước (O / W) hoặc nước trong dầu (W / O). Ngày nay, chất hoạt động bề mặt được
sử dụng như một thành phần của vật liệu dính, chất đơng máu, chất thấm ướt, chất tạo bọt,
chất nhũ hóa, chất chống tĩnh điện và chất phân tán [3].

2


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DIETHANOLAMIDE
2.1.

ĐỊNH NGHĨA:
Diethanolamide là chất hoạt động bề mặt có các phân tử khơng có điện tích (khơng


ion). Diethanolamide là thành phần phổ biến được sử dụng trong công nghiệp để hoạt động
như chất tạo bọt hoặc chất nhũ hóa. Về mặt hóa học, chúng là các amit được hình thành từ
các axit diethanolamine và cacboxylic , điển hình là các axit béo [4].

Hình 2. Cấu trúc của Diethanolamide.
2.2.

TÍNH CHẤT:
Diethanolamide (DEA) là hợp chất đa chức dạng lỏng nhớt, màu hơi vàng đến vàng.
Dựa trên nghiên cứu được thực hiện bởi một nhóm nghiên cứu của SBRC (Surfactant

and Bioenergy Research Trung tâm) vào năm 2012, các chất hoạt động bề mặt
Diethanolamide có độ căng bề mặt thấp nhất (20,97 dyne / cm) so với các chất hoạt động
bề mặt như APG (21 - 22 dyne / cm), ethoxylates (23 - 25 dyne / cm) và lauril betain (31,17
dyne / cm). Do đó, Diethanolamide được sử dụng rộng rãi trong ngành cơng nghiệp thuốc
trừ sâu.
2.2.1. Tính tạo bọt:
Tính chất tạo bọt của Diethanolamide được so sánh với hoạt động tạo bọt của sodium
lauryl sulphate. Khả năng tạo bọt của natri lauryl sulphat được phát hiện tốt hơn so với các
chất hoạt động bề mặt tổng hợp. Sức căng bề mặt của Diethanolamide là 28,69 mN / m và
natri lauryl sulphat là 31,69 mN / m [4].
3


2.2.2. Ổn định nhũ tương:
Các đặc tính hoạt động bề mặt của Diethanolamide tổng hợp và chất hoạt động bề
mặt anion tham chiếu (natri lauryl sulphat). Khả năng tạo nhũ tương được đánh giá bằng
thời gian cần thiết để tách lớp nước 15 ml đối với các nhũ tương được tạo ra trong điều kiện
tương tự. Cho thấy Diethanolamide (110,00 ± 0,10 giây) có độ ổn định nhũ tương tốt hơn

so với chất hoạt động bề mặt đối chứng natri lauryl sulphat [5].
2.2.3. Khả năng thấm ướt:
Chất đối chứng natri lauryl sulphat (4,00 ± 0,50 giây) cho thấy đặc tính thấm ướt
tốt hơn so với Diethanolamide (28,00 ± 0,30 giây).
Chất hoạt động bề mặt Diethanolamide được sản xuất trong nghiên cứu này được
tìm thấy có độ pH là 10,6, mật độ 0,9930 g / cm3, độ nhớt 708,20 cP và căng bề mặt 25,37
dyne / cm. Độ pH của Diethanolamide được Kirk-Othmer sử dụng là 9 - 10. Giá trị của sức
căng bề mặt của chất hoạt động bề mặt Diethanolamide chỉ ra rằng chất hoạt động bề mặt
này làm giảm sức căng bề mặt của nước từ 61 – 65 % [6].
2.4.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT DIETHANOLAMIDE:
Sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có từ động thực vật để tổng hợp Diethanolamide

như mỡ cá basa, dầu cọ, dầu dừa,..Việc sử dụng chất hoạt động bề mặt dựa trên vật liệu tự
nhiên khơng chỉ an tồn mà cịn thân thiện với mơi trường trong quá trình sản xuất và ứng
dụng hơn chất hoạt động bề mặt sử dụng nguyên liệu thô dựa trên dầu mỏ.
Triglyceride từ mỡ động và thực vật là ester giữa các acid béo và glycerol. Chất hoạt
động bề mặt được điều chế là loại không ion. Diethanolamide được tổng hợp bằng phản
ứng amide hóa methyl ester sử dụng diethanolamine.
Để điều chế methyl ester (2), mỡ cá được thực hiện phản ứng transester hóa với
methanol sử dụng KOH làm xúc tác. Việc sử dụng hỗn hợp methanol và acetone giúp phản
ứng transester hóa diễn ra nhanh hơn và quá trình tách loại glycerol sau phản ứng dễ dàng
hơn, từ đó làm tăng hiệu suất phản ứng. Sản phẩm methyl ester này được sử dụng làm dung
môi để thay thế xylene trong phối trộn với hoạt chất bảo vệ thực vật tạo chế phẩm dạng nhũ
4


dầu đồng thời cũng là tác chất để tiếp tục điều chế chất hoạt động bề mặt khơng ion
Diethanolamide [7].


Hình 3. Chuỗi phản ứng tạo thành Diethanolamide

5


CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA DIETHANOLAMIDE
TRONG THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
3.1.

ỔN ĐỊNH HỆ NHŨ TRONG PHỐI CHẾ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT:
Diethanolamide được phối trộn với hai loại hoạt chất trừ sâu phổ biến có mặt trên

thị trường là abamectin và αcypermethrin cùng với các phụ gia cần thiết khác để phối chế
phẩm bảo vệ thực vật dạng nhũ dầu (Emulsifiable concentrates - EC) thay cho các nguyên
liệu chất hoạt động bề mặt và dung mơi gốc khống thơng thường. Dung môi methyl ester
được sử dụng thay thế một phần xylene. Giá trị pH của dung dịch được hiệu chỉnh bằng
cách dùng acid CH3COOH đậm đặc sao cho đạt pH = 5.8 ~ 6.5. Tỉ lệ các thành phần trên
được hiệu chỉnh sao cho sản phẩm tạo thành có khả năng tạo hệ nhũ tương bền khi hòa tan
trong nước đáp ứng các tiêu chuẩn được quy định tại TCVN 9475:2012 đối với hoạt chất
abamectin và TCVN 8752:2014 đối với hoạt chất α-cypermerthrine. Công thức phối trộn
như sau: Methyl ester (2) : Xylene : Diethanolamide (3) : Tween 20 : N-butanol = 3 : 2 : 1
: 0,75 : 2 (tỉ lệ khối lượng).
Đối chứng với mẫu cùng tỉ lệ các thành phần như trên nhưng không sử dụng
Diethanolamide. Kết quả hệ nhũ tương tạo thành khơng bền, có hiện tượng tách lớp váng
dầu trên bề mặt cũng như có sự kết lắng hầu như hoàn toàn hoạt chất trong hệ. Mặt khác
diethanolemide cho thấy hệ nhũ tạo rất bền vững, khơng có hiện tượng tách lớp váng dầu
trên bề mặt sau 30 phút và khơng có hiện tượng hoạt chất kết tinh lại sau 2 ngày tồn trữ.
Việc tinh chế sản phẩm Diethanolamide (3) bằng sắc ký cột silica gel nhằm tách loại
diethanolamine dư và tạp chất sau đó sử dụng trong phối chế cũng cho kết quả tương tự. Vì

vậy, Diethanolamide (3) được dùng dưới dạng thơ để phối trộn làm tăng tính kinh tế của
quy trình tổng hợp [8].

6


3.2.

ỔN ĐỊNH HỆ HUYỀN PHÙ TRONG PHỐI CHẾ THUỐC BẢO VỆ THỰC

VẬT:
Thành phần 100 g chế phẩm bao gồm: hoạt chất Fipronil (95 %): 5,3 g; chất chống
tạo bọt: 0,3 g; GROXEL GXL (hoặc formol): 0,2 g; propylene glycol): 5 g; Rhodopol 23:
0,27 g; Igepal CO 660: 0,5 g; Diethanolamide: 6 g; Nước: 82,43 g. Cách phối trộn như
sau: Rhodopol 23 được khuấy trộn với propyleneglycol để hỗn hợp phân tán ra hồn tồn.
Sau đó, nước được thêm vào và khuấy đều tránh hỗn hợp tạo bọt khí. Tiếp theo cho lần lượt
lượng chất chống tạo bọt, GXL, Igepal và Diethanolamide vào, khuấy mạnh cho dung dịch
đồng nhất. Fipronil được cho vào hỗn hợp trên và khuấy đều ở 600 vòng /phút thu được
100 g dung dịch huyền phù 5 SC chứa 5 % hoạt chất Fipronil.
Sự có mặt của Diethanolamide giúp hệ huyền phù tạo thành rất bền vững, khơng có
hiện tượng kết tụ của chất rắn sau hơn 2 ngày tồn trữ. Đối chiếu với cách phối chế và với
các thành phần như trên nhưng không sử dụng Diethanolamide, kết quả cho thấy toàn bộ
hoạt chất lắng hoàn tồn sau 3 ngày ở điều kiện nhiệt độ phịng. Điều này khẳng định vai
trò của Diethanolamide như là một thành phần kết dính cho sự hình thành hệ huyền phù
[9].
3.3.

KHẢ NĂNG LAN RỘNG TRÊN BỀ MẶT TIẾP XÚC:
Việc bổ sung Diethanolamide chất hoạt động bề mặt ở nồng độ 5 và 6 % có thể làm


giảm sức căng bề mặt của dầu neem từ 40,69 đến 23,82 dyne/cm. Việc bổ sung
Diethanolamide cao hơn 6 % đã được tìm thấy để làm cho sức căng bề mặt dầu neem tăng
trở lại. Bổ sung Diethanolamide làm giảm độ căng bề mặt của dung dịch. Sau khi đạt được
một nồng độ nhất định, sức căng bề mặt sẽ không đổi mặc dù nồng độ chất hoạt động bề
mặt đã tăng lên [10].
Việc bổ sung Diethanolamide ở nồng độ cao hơn 5 % dẫn đến các góc tiếp xúc nhỏ
hơn. Điều này cho thấy dầu neem có thể lan truyền tốt trên bề mặt của lá dẫn đến các góc
tiếp xúc rất nhỏ. Thuốc trừ sâu có góc tiếp xúc nhỏ nhất có thể gắn và trải rộng trên bề mặt
của các vật thể mục tiêu. Một góc tiếp xúc gần 0 ° cho thấy giọt dầu neem khơng chỉ gắn
vào mà cịn lan rộng trên lá. Góc tiếp xúc gần 90° chỉ ra rằng các giọt dầu neem có thể gắn
7


vào lá nhưng chúng không lan tỏa tốt trên lá. Một góc tiếp xúc gần 180 ° chỉ ra rằng các
giọt dầu neem hồn tồn khơng gắn vào lá.và thậm chí chúng trực tiếp trượt xuống từ lá.
Hỗn hợp dầu neem và chất hoạt động bề mặt với góc tiếp xúc nhỏ chỉ ra rằng hỗn
hợp lan rộng trên lá tốt khi được nông dân áp dụng trên đồng ruộng. Do đó, chất hoạt động
bề mặt Diethanolamide được sử dụng như một tác nhân lây lan và làm ướt trong công thức
thuốc trừ sâu. Đối chứng với dung dịch không có chất hoạt động bề mặt khơng lan rộng và
chỉ gắn vào bề mặt của lá [11].
3.4.

KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT DỊCH HẠI:
Một lựa chọn thay thế có thể được sử dụng cho thuốc trừ sâu thực vật là sử dụng

chất hoạt động bề mặt Diethanolamide (DEA) Do đó, chất hoạt động bề mặt DEA có tiềm
năng tăng hiệu quả của thuốc trừ sâu. Nghiên cứu cho thấy DEA chất hoạt động bề mặt tạo
thành nhũ tương tốt và tăng hiệu quả của thuốc trừ sâu với các hoạt chất của buprofezin để
kiểm soát dịch hại planthopper nâu [12].
Dung dịch neem thay thế thuốc trừ sâu tổng hợp được sử dụng làm cơ sở cho thuốc

trừ sâu tự nhiên. Chính thành phần của neem là azadirachtin, meliantriol, salanin, nimbin
và nimbidine. Azadirachtin khơng trực tiếp tiêu diệt sâu bệnh nhưng có thể ảnh hưởng đến
vòng đời của sâu bệnh, như thuốc chống côn trùng thực phẩm và như một loại thuốc chống
lại. Repellent. Do đó việc bổ sung Diethanolamide làm cho dung dịch dày hơn, không bị
hư hỏng, và không phai màu hoặc rơi xuống bề mặt. Dung dịch neem dính lâu hơn khi có
mặt của Diethanolamide. Điều này được chứng minh bằng sự hiện diện của vết xịt, có màu
nâu sẫm trên thân ca cao một tuần sau khi áp dụng.
Sự kết hợp của nồng độ lá non và hạt neem với 5% Diethanolamide và các kích
thước trái cây khác nhau đã mang lại hiệu quả tốt về cường độ tấn công. Kết quả tốt nhất là
ở nồng độ 15 % dung dịch lá non và hạt neem cộng với 5 % Diethanolamide với kích thước
quả 0,1 - 2,0 cm và ở nồng độ 35 % dung dịch lá non và hạt neem cộng 5 % Diethanolamide
với kích thước trái cây 8,0 - 10,0 cm. Kết quả cho thấy ở các kích thước trái cây khác nhau
khơng ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ phần trăm tấn công và năng suất thua lỗ [13].

8


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Diethanolamide đang được nghiên cứu và ứng dụng trong thuốc bảo vệ thực vật với
mong muốn bảo vệ mơi trường từ việc tổng hợp diethanolmide có nguồn gốc thiên nhiên.
Vừa bảo vệ được cây trồng mà còn bảo vệ được môi trường sống, thực phẩm sạch và an
tồn mà khơng làm mất cân bằng hệ sinh thái. Với mong muốn đó tin rằng sẽ có thêm nhiều
nghiên cứu mới được ứng dụng trên quy mô lớn hơn nữa để đem đến những sản phẩm xanh,
sạch và an tồn cho con người từ việc ni trồng đến tiêu dung.

9


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Rieger M. M., 1985, Surfactant Science Series (Marcel Dekker Inc., New York),

in Surfactant in Cosmetic.
[2] Lê Thị Hồng Nhạn, 2012, công nghệ chất hoạt động bề mặt.
Mukherjeee P., Mysels K. J., 1971, Critical Micelle Concentrations of Aqueous
Surfactant Systems (Nath. Stand. 36, Washington) p. 51
[3] Jungermann E., 1979, Bailey’s Industrial Oil and Fat Products, vol 1 (4).
[4] Kritchevsky, J., Sanders, H. L., 1954, Foam stabilization by alkylolamides: effect
of molecular weight, in Primer congrès mondial de la détergence et des produits tensioactifs, 1. Paris, pages133–136.
[5] Foster N. C., 1996, Sulfonation and Sulfation Processes. In: Spitz L. (Ed). Soap
and Detergents: A.
[6] Ware A.M., Waghmare J.T., Momin S.A., Disp J., 2007, Alkylpolyglycoside:
Carbohydrate Based Surfactant, in Journal of Dispersion Science and Technology, vol 28,
pages 437 – 444.
[7] Yu Y., Zhu H., Frantz J. M., Reding M. E., Chan K. C., Ozkan H. E., 2009
Evaporation and coverage area of pesticide droplets on hairy and waxy leaves, in
Biosystems Engineering, Vol 104 (3), pages 324-334.
[8] Bùi Thị Bửu Huê, Nguyễn Quốc Châu Thanh, Nguyễn Thị Phong Lan và Khưu
Lê Hải Yến, 2017, Tổng hợp chất hoạt động bề mặt không ion Diethanolamide từ mỡ cá
tra, cá basa và ứng dụng trong phối chế chế phẩm bảo vệ thực vật dạng nhũ dầu EC, in Tap
chı́ Khoa hoc Trường Đai học Cần Thơ, vol 52 (A), pages 6-11.
[9] Bùi Thị Bửu Huê, Nguyễn Quốc Châu Thanh và Nguyễn Thị Phong Lan, 2017,
Điều chế chất hoạt động bề mặt Diethanolamide từ mỡ cá tra, cá basa ứng dụng trong phối
chế chế phẩm bảo vệ thực vật dạng huyền phù đậm đặc, in Tạp chí Khoa học Trường Đại
học Cần Thơ, Tập 53 (A), pages 74-81.

10


[10] Nisya F. N., Prijono D., Nurkania A., 2017, Application of Diethanolamide
surfactant derived from palm oil to improve the performance of biopesticide from neem oil,
in IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, vol 65, pages 1-10.

[11] Nurmayulis, F R., Eris F. R., Hastuti D., Utami R. T., Denny Y. R., Firmansyah
T., 2019, Effects of neem plant extract (Azadirachta indica A. Juss) and bio surfactant
Diethanolamide olien from palm oil to the mortality of cacao moth pest (Conopomorpha
cramerella), in IOP Conference Series: Earth and Environmental Science, vol 383, pages
1-8.
[12] Nurmayulis F. D., Hastuti D., Eris F. R., Mujahidah, 2021, The Symptomp Rate
of Cocoa Pod Borer (Conopomorpha cramerella) due to the Combination of Several
Concentrations of Neem (Azadiracta indica) Solution Given the Biosurfactant of
Diethanolamide Olein Palm and Different Fruit Sizes, in IOP Conference Series: Earth and
Environmental Science, vol 715, pages 1-7.
[13] Adewuyi A., 2019, Synthesis and surface-active property of Diethanolamide
and epoxidised Diethanolamide surfactant from the seed oil of Baphia nitida, in Arabian
Journal of Chemistry, Vol 12 (7), pages 1545-1551.

11



×