BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠNG NGHỆ HĨA HỌC VÀ THỰC PHẨM
BÁO CÁO HĨA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ
CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
ĐỀ TÀI: SODIUM LAURYL ETHER SULFATE ( SLES) - ỨNG
DỤNG TRONG LĨNH VỰC TẨY RỬA
GVHD: TS. Phan Nguyễn Quỳnh Anh
SVTH: Vũ Thái Hiền
MSSV: 18139055
Lớp: DH18HS
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................................ i
MỤC LỤC HÌNH .................................................................................................................. iii
KÍ HIỆU VIẾT TĂT ............................................................................................................. iv
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... v
CHƯƠNG 1 ............................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT ........................................................... 1
1.
Chất hoạt động bề mặt ............................................................................................... 1
Định nghĩa .......................................................................................................................... 1
Sự hình thành Micelle ....................................................................................................... 1
2.
Phân loại các chất hoạt động bề mặt ........................................................................ 2
❖
Chất hoạt động không sinh ra ion (non ionic – NI) ................................................. 2
❖
Chất hoạt động bề mặt cationic................................................................................. 3
❖
Chất hoạt động bề mặt anionic ................................................................................. 3
Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính ............................................................................ 3
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................ 5
TỔNG QUAN VỀ SODIUM LAURYL SULFATE ............................................................ 5
1.
Lịch sử nghiên cứu Sodium Lauryl Ether Sulfate................................................... 5
2.
Tên gọi của Sodium Lauryl Ether Sulfate ............................................................... 5
3.
Định nghĩa về Sodium Lauryl Ether Sulfate .......................................................... 5
4.
Cấu trúc hóa học của Sodium Lauryl Ether Sulfate ............................................... 6
5.
Tính chất vật lý và hóa học của Sodium Lauryl Ether Sulfate .............................. 6
6.
Cơ chế tác động........................................................................................................... 7
7.
Chỉ định của Sodium Lauryl Ether Sulfate ............................................................. 7
8.
Dược động học ............................................................................................................ 7
9.
Ứng dụng của Sodium Lauryl Ether Sulfate ........................................................... 7
10.
Độc tính học của Sodium Lauryl Ether Sulfate ....................................................... 8
11.
Sodium Lauryl Ether Sulfate có hại trên người hay không ................................... 8
CHƯƠNG 3 .......................................................................................................................... 10
SODIUM LAURYL ETHER SULFATE TRONG CÁC SẢN PHẨM TẨY RỬA ........ 10
❖ Sodium Lauryl Ether Sulfate trong sữa rửa mặt La Roche – Posay ................... 10
1.
Thành phần sữa rửa mặt La Roche – Posay .......................................................... 10
i
2. Cơng dụng .................................................................................................................. 11
3. Độ an tồn.................................................................................................................. 11
Nước rửa chén Sunlight hương chanh và trà xanh .......................................................... 11
1. Thành phần nước rửa chén Sunlight chanh và trà xanh ....................................... 12
2. Cơng dụng .................................................................................................................. 12
3. Độ an tồn.................................................................................................................. 12
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 14
ii
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1:Phân tử chất hoạt động bề mặt ................................................................................ 1
Hình 2: Micelle hình cầu ....................................................................................................... 2
Hình 3: Cơng thức cấu tạo của Sodium Lauryl Ether Sulfate ........................................... 6
Hình 4: Laureth - 2 sulfate .................................................................................................... 6
Hình 5: Laureth - 3 sulfate .................................................................................................... 6
Hình 6:Sodium Laureth Sulfate............................................................................................ 9
Hình 7: Sữa rửa mặt La Roche Posay ................................................................................ 10
Hình 8: Sữa rửa mặt La Roche Posay dạng gel cho da dầu và da nhạy cảm ................. 11
Hình 9: Nước rửa chén Sunlight chanh và trà xanh Nhật ............................................... 12
iii
KÍ HIỆU VIẾT TĂT
SLES: sodium Lauryl Ether Sulfate
SLS: Sodium Lauryl Sulfate
OXO: q trình Hydroformyl hóa
CMC: nồng độ Micelle tới hạn
NI: Non – ionic
LD50: liều độc gây chết trung bình một nửa số lượng cá thể trong một thời gian thí
nghiệm.
iv
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, nhu cầu và chất lượng
cuộc sống ngày một cải thiện cao hơn. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thành
phần, hoạt tính, nhà sản xuất cũng như giá cả của các sản phẩm được sử dụng hằng ngày
và ngày càng có nhiều sự lựa chọn với những mức giá từ thấp đến cao để tìm cho mình
sản phẩm phù hợp với nhu cầu mong muốn. Cùng với đó là xu hướng phát triển của thế
giới nói chung cũng như Việt Nam nói riêng đang ngày một hướng tới sự phát triển tối
ưu hóa trong các sản phẩm tẩy rửa an toàn đồng thời phát huy hết khả năng của chúng
đến tay người tiêu dùng một cách hoàn hảo nhất.
Chất hoạt động bề mặt được ứng dụng rộng rãi trong các ngành cơng nghiệp vì nó
hỗ trợ quá trình tẩy rửa được dễ dàng hơn do đặc tính tạo bọt làm các chất bẩn, khơng
tan bị đẩy lên, lơ lửng trên bề mặt bọt. Theo số liệu thống kê, mỗi năm có khoảng 15
triệu tấn chất hoạt động bề mặt được sản xuất để đáp ứng nhu cầu. Gần đây, một trong
những nguyên liệu của ngành tẩy rửa phổ biến nhất, đặc biệt là trong các loại mỹ phẩm
rửa là Sodium Lauryl Ether Sulfate ( SLES) – dẫn xuất etoxyl hóa của Sodium Lauryl
Sulfate (SLS) được cải tiến cao hơn so với SLS.
Chính vì sự tối ưu của SLES mà em chọn đề tài “ Sodium Lauryl Ether Sulfate
(SLES) - Ứng dụng trong lĩnh vực tẩy rửa” để tìm hiểu rõ hơn và đem đến cho mọi
người một góc nhìn nhất định về SLES.
v
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
1. Chất hoạt động bề mặt[1][2]
Định nghĩa
Chất hoạt động bề mặt là các chất có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt giữa hai
chất lỏng, giữa chất khí và chất lỏng hoặc có thể giữa chất lỏng và chất rắn. Nó có thể
hoạt động như chất tẩy rửa, chất làm ướt, chất nhũ hóa, chất tạo bọt hoặc chất phân tán.
Phân tử chất hoạt động bề mặt gồm hai phần:
+ Phần kị nước (không tan trong nước): thông thường là một mạch hydrocacbon
dài 8 – 12, ankyl thuộc mạch ankal, ankle mạch thẳng hay có gắn vịng clo hay bezene…
+ Phần ưa nước (tan trong nước): thường là một nhóm ion hoặc non – ionic là nhóm
phân cực mạnh như Cacboxyl (COO-), Hydroxyl ( -OH), Amin (-NH2), sulfat (-OSO3)…
Hình 1:Phân tử chất hoạt động bề mặt
Sự hình thành Micelle
Các phân tử của chất hoạt động bề mặt gồm một phần kị nước và một phần ưa
nước. Micelle được hình thành khi ở một nồng độ nhất định, các phân tử chất hoạt động
bề mặt tập hợp lại với nhau, đầu ưa nước được bao quanh bởi các phân tử nước sẽ hướng
ra ngoài và đầu kị nước tụ vào bên trong hình thành các Micelle có dạng hình cầu, hình
trụ hoặc màng.
Nồng độ phù hợp với việc hình thành các Micelle được gọi là nồng độ Micelle tới
hạn (CMC).
1
Hình 2: Micelle hình cầu
Đối với một số hợp chất hữu cơ thực tế không tan trong nước nhưng lại hòa tan
trong Micelle của các chất hoạt động bề mặt hay gọi là sự hịa tan hóa. Như vậy, chất
hoạt động bề mặt là chất trung gian hòa tan giữa chất hữu cơ và nước.
Các Micelle hỗn hợp hình thành khi các chất hữu cơ bị hòa tan vào trong Micelle
và được chia làm ba loại: phân tử không cực, phân tử bán cực và phân tử có cực.
Sự hịa tan chất hữu cơ của các Micelle phụ thuộc vào số lượng và khích thước của
các Micelle . Số lượng các Micelle càng nhiều, độ hịa tan càng tốt. Kích thước Micelle
càng lớn, độ hòa tan các chất hữu cơ càng dễ dàng.
2. Phân loại các chất hoạt động bề mặt
Có nhiều cách phân loại chất hoạt động bề mặt nhưng theo cách phân loại theo
cấu tạo hóa học là hợp lý nhất. Phân loại theo cấu tạo hóa học chia làm hai loại: chất
sinh ra ion và chất không sinh ra ion (non ion). Chất sinh ra ion được chia thành ba loại:
hoạt tính anion, hoạt tính cation và lưỡng tính.
❖ Chất hoạt động khơng sinh ra ion (non ionic – NI)
Các chất tẩy rửa khi hòa tan vào trong nước không phân ly thành ion gọi là chất
tẩy rửa khơng sinh ra ion. NI khơng bị ion hóa nên khơng tích điện, do đó ít bị ảnh hưởng
bởi nước cứng và pH của môi trường. Tuy nhiên, vẫn có khả năng tạo phức với các ion
kim loại nặng. NI có khả năng hoạt động bề mặt khơng cao, êm dịu với da, lấy dầu ít,
làm bền bọt, tạo nhũ tốt. Có khả năng phân giải sinh học. Thường được dùng trong chất
tẩy rửa cho máy rửa chén và giặt giũ.
Hiện nay để tổng hợp chúng phương pháp được dùng phổ biến nhất là q trình
etoxy hóa từ rượu béo với oxyt etylen.
Một số chất hoạt động bề mặt non ionic như: Alkyl amido propyl betain, betain
etoxy hóa, sulfonat betain…
2
❖ Chất hoạt động bề mặt cationic
Chất hoạt động bề mặt khi hòa tan vào nước phân ly ra ion hoạt động bề mặt dương,
chiếm phần lớn kích thước tồn bộ phân tử hay chính là mạch huydrocacbon khá dài và
ion thứ hai khơng có tính hoạt động bề mặt.
Có khả năng hoạt động bề mặt không cao, chúng thường là dẫn xuất của muối
amoni bậc 4. Khả năng phân giải sinh học kém, làm mềm bọt tạo nhũ tốt, lấy dầu ít nên
êm dịu với da, chủ yếu dùng làm mềm xốp xơ sợi và triệt tiêu tĩnh điện.
Hiện nay, người ta dùng clorua ditearyl diamin amoni bậc 4 vì khả năng sinh học
tốt hơn. Tương lai trên thị trường sẽ có các cation dạng nhóm chức este dễ phân giải
sinh học tốt hơn cho môi trường và giảm khả năng gây dị ứng khi sử dụng.
Một số chát hoạt động bề mặt cationic như: CTAB (cetyl trimethylammmonium
bromide), CPC (cetylpyridinium chloride), BZT (benzenthonium chloride)…
❖ Chất hoạt động bề mặt anionic
Chấ hoạt động bề mặt khi hòa tan vào nước phân ly ra ion hoạt động bề mặt âm
chiếm phần lớn kích thước tồn bộ phân tử hay chính là mạch hydrocacbon khá dài, và
ion thứ hai khơng có tính hoạt động bề mặt.
Khả năng hoạt động bề mặt mạnh nhất so với các loại khác và lấy dầu cao, tạo bọt
to nhưng kém bền. Bị thụ động hóa hay mất khả năng tẩy rửa trong nước cứng và nước
cứng tạm thời, các ion kim loại nặng (Fe3+, Cu2+…)
Chất hoạt động bề mặt anionic rất đa dạng và từ rất lâu con người đã biết sử dụng
trong công việc giặt giũ, rửa chén, các chất tẩy rửa gia dụng và được chia làm hai loại:
+ Có nguồn gốc thiên nhiên: là sản phẩm từ phản ứng xà phịng hóa các este acid
béo với glycerin (dầu cọ, dầu dừa, dầu nành, mỡ heo, mỡ cừu,…)
+ Có nguồn gốc từ dầu mỏ: thơng qua phản ứng alkyl hóa, sulfo hóa các dẫn xuất
alkyl, aryl, alkylbenzene sulfonic.
Một số chất hoạt động bề mặt anionic như: SLS (sodium laauryl sulfate) SLES
(sodium lauryl ether sulfate), LES (ammonium lauryl sulfate),…
❖ Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính
Những chất hoạt động bề mặt mà tùy theo mơi trường là acid hay base mà có hoạt
tính cation với acid hay anion với base, hay nói cách khác là chất hoạt động bề mặt có
các nhóm lưỡng cực vừa tích điện âm vừa tích điện dương (amin, este).
3
Có khả năng hoạt động bề mặt khơng cao. ở pH thấp chúng là chất hoạt động bề
mặt cationic và là anionic khi pH cao. Có khả năng phân hủy sinh học, lượng dùng
khoảng 0,2% - 1% trong các sản phẩm tẩy rửa. Chúng rất thích hợp cho da nhờ đặc tính
lấy dầu nhẹ, ổn định, thường được dùng trong các sản phẩm làm sạch gia dụng.
Imidazoline và Betain là những chất hoạt động bề mặt lưỡng tính chiếm đa số.
Ngồi ra cịn có như: alkyl amido propyl betain, đoecyl betain, coco ampho glycinate,…
4
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ SODIUM LAURYL SULFATE
1. Lịch sử nghiên cứu Sodium Lauryl Ether Sulfate
SLS (Sodium Lauryl Sulfate) được sử dụng trong dầu gội đầu từ những năm 1930,
thay thế cho xà phòng. Là một chất hoạt động bề mặt, SLS hút chất bẩn có gốc dầu sau
đó được rửa sạch bằng nước. [3]
SLS có thể được sản xuất từ dầu mỏ (thơng qua quy trình OXO) hoặc từ dầu
dừa hoặc dầu cọ (thơng qua quy trình Ziegler ). Từ các loại dầu này, người ta thu được
acid lauric. Acid lauric này được chế biến thành SLS bằng cách thêm acid sulfuric. Trong
cả hai quá trình, axit béo được chiết xuất và chuyển thành rượu béo, sau đó được
sulfo hóa để trở thành muối kết tinh. Nếu SLS trải qua một q trình hóa học được
gọi là “ ethoxylation ”, nó sẽ trở thành SLES. Với khả năng làm sạch hiệu quả, tạo
bọt tốt nên được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt chính trong các sản phẩm tẩy rửa
(sữa rửa mặt, sữa tắm, dầu gội ...) [4]
2. Tên gọi của Sodium Lauryl Ether Sulfate
− SLES có tên đầy đủ là Sodium Laureth Sulfate hay Sodium Lauryl Ether Sulfate.
− Tên khác: Natri lauryl ete sunfat, Natri laureth sunfat
− Tên thương mại: Chất tạo bọt, Sles, AES, Sles Aes, Lauryl… Một số sản phẩm
có tên là Rhodapex Esb – 70/MF, Texapon N70 …
− Số C.A.S: 9004-82-4
3. Định nghĩa về Sodium Lauryl Ether Sulfate [5][6]
SLES là một chất hoạt động bề mặt anion có nguồn gốc tự nhiên từ dừa hoặc dầu
cọ. Nó thường bao gồm một hỗn hợp natri alkyl sulfates, chủ yếu là lauryl. SLES làm
giảm sức căng bề mặt của dung dịch nước và được sử dụng làm chất nhũ hóa chất béo,
chất làm ướt và chất tẩy trong mỹ phẩm, dược phẩm và kem đánh răng. Nó cũng được
sử dụng trong các loại kem và bột nhão để phân tán đúng các thành phần và là công cụ
nghiên cứu trong sinh hóa protein. SLES cũng có một số hoạt động diệt vi khuẩn.
SLES là một chất tạo bọt rẻ tiền và hiệu quả, rẻ không chứa cồn Ethyl hoặc
isopropyl nên không gây nguy cơ hoả hoạn, không làm biến đổi ADN người dùng, kích
ứng hoặc tác dụng phụ khi dùng ở tỷ lệ thấp được sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ
phẩm để làm sạch thân thiện với người dùng và giúp loại bỏ các vết bẩn trên cơ thể cũng
như đồ vật., nồng độ SLES được coi là an tồn cho người dùng. Bởi vì loại bọt của SLES
5
tạo ra là khá bền, độ đặc của bọt cao, bọt rất dày, hoạt tính bề mặt thấp nên ít gây hại
đến da.
4. Cấu trúc hóa học của Sodium Lauryl Ether Sulfate
Công thức phân tử: CH3 (CH2)10 CH2 (O CH2 CH2)n OSO3 Na
Hình 3: Cơng thức cấu tạo của Sodium Lauryl Ether Sulfate
Chữ số n của SLES trong công thức hóa học được ghi rõ ngay tên gọi, ví dụ như
laureth-2 sulfate. Sản phẩm không đồng nhất về số lượng nhóm ethoxyl, trong đó “n” là
giá trị trung bình. Thơng thường đối với các sản phẩm thương mại là “n” = 3. [7]
Hình 4: Laureth - 2 sulfate
Hình 5: Laureth - 3 sulfate
5. Tính chất vật lý và hóa học của Sodium Lauryl Ether Sulfate[8]
Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES): dung dịch, đặc sánh, không mùi, màu trắng
trong hoặc trắng ngà vàng.
Là chất hoạt động bề mặt, mang điện tích âm, hoạt động theo cơ chế tương tự
như xà phòng.
Phân tử khối lượng 288,372 g / mol
Nhiệt độ nóng chảy: 2060C
LD50: 1280 ppm (chuột, miệng).
6
Khối lượng riêng: 1,05 g / cm³.
Khối lượng mol: khoảng 420 g / mol.
Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) được điều chế bằng ethoxylation của rượu
dodecyl.
6. Cơ chế tác động[9]
SLES là một chất hoạt động bề mặt anion. Đặc tính amphilic của nó làm cho nó
trở thành một chất tẩy rửa lý tưởng.
7. Chỉ định của Sodium Lauryl Ether Sulfate[9]
SLES được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt trong dầu gội và kem đánh răng.
SLES cũng có các hoạt động diệt vi khuẩn chống lại cả virut bao bọc (virut Herpes
simplex, virut HIV-1, Semliki Forest) và virut không bao bọc (papillomaviruses,
reovirus, rotavirus và polaguirus), mặc dù nó khơng được chấp thuận cho sử dụng.
8. Dược động học[9]
Giống như các chất hoạt động bề mặt khác, SLES là chất lưỡng tính. Do đó, nó di
chuyển đến bề mặt của chất lỏng, trong đó sự liên kết và kết hợp của nó với các phân tử
SLES khác làm giảm sức căng bề mặt. Điều này cho phép dễ dàng lan rộng và trộn chất
lỏng. SLES có hoạt tính làm biến tính protein mạnh và ức chế sự lây nhiễm của virus
bằng cách hòa tan vỏ bọc virus và / hoặc bằng cách làm biến tính vỏ protein và / hoặc
protein capsid.
9. Ứng dụng của Sodium Lauryl Ether Sulfate[10]
Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) là một chất tạo bọt rẻ tiền và hiệu quả, được
sử dụng trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm để làm sạch.
Khi được sử dụng trong các loại mỹ phẩm, nồng độ Sodium Lauryl Ether Sulfate
(SLES) được coi là an toàn cho người dùng. Bởi vì loại bọt của loại hóa chất này tạo ra
là khá bền, độ đặc của bọt cao, bọt rất dày, hoạt tính bề mặt thấp nên ít gây hại đến da.
Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) được sử dụng như là một chất tạo bọt, tạo độ
nhớt trong các sản phẩm tẩy rửa như nước rửa chén, nước rửa xe và mỹ phẩm sữa tắm,
sản phẩm chăm sóc cá nhân và dầu gội, đặc biệt là các sản phẩm cần độ pH thấp.
Sodium Lauryl Ether Sulfate (SLES) cũng được sử dụng trong làm bọt chữa cháy.
Ngoài ra, hóa chất này được dùng để tạo viên sủi và tạo protein như một chất điện
ly trong ngành dược.
7
Tuy nhiên SLES có độc tính cao, và nhiều nguy hiểm, nên trước khi sử dụng cần
phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng và tính tốn đong đo mức độ gây hại, mới đưa vào sử dụng.
10.
Độc tính học của Sodium Lauryl Ether Sulfate[11]
Gây kích ứng: SLES là một chất gây kích ứng như các loại thuốc tẩy khác với độ
kích ứng gia tăng theo nồng độ. SLES gây kích ứng da hay mắt khi thử nghiệm trên
người và động vật. Chất tương tự SLS là chất gây kích ứng quen thuộc gây nên bệnh
viêm da cơ địa (atopic dermatitis), và cuộc nghiên cứu cịn đưa ra giả thuyết rằng SLES
có thể gây kích ứng sau khi phơi nhiễm kéo dài ở một số người.
Ô nhiễm 1,4 – dioxan: Một số sản phẩm chứa SLES bị phát hiện có chứa dấu vết
(lên đến 279 ppm) 1,4-đioxan; điều này là do có sản phẩm phụ tạo ra ở bước etoxyl hóa
trong quá trình tổng hợp. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo
ở mức độ này nên được kiểm sốt. Cơ quan Bảo vệ Mơi sinh Hoa Kỳ xếp 1,4-đioxan
vào nhóm có nguy cơ gây ung thư cho người (không thấy khi nghiên cứu dịch tễ các
công nhân có sử dụng chất này, nhưng đã quan sát được các ca ung thư khi thử nghiệm
trên động vật), và là chất gây kích ứng với mức có tác dụng phụ không quan sát được
vào khoảng 400 mg/m³ ở nồng độ cao hơn đáng kể so với các sản phẩm bán ngoài thị
trường. Theo Dự luật số 65, 1,4-đioxan được xếp vào chất gây ung thư ở bang California
11. Sodium Lauryl Ether Sulfate có hại trên người hay khơng[8]
Theo đánh giá của các chuyên gia chuyên ngành, SLES có hoạt tính làm sạch bề
mặt và là hợp chất an tồn đối với người dùng. Tính đến nay chưa có bằng chứng nào
chứng minh Sodium lauryl ether sulfate gây hại trực tiếp cho con người. Hầu hết các thí
nghiệm liên quan đến Sles đều cho thấy nó hồn tồn lành tính, an toàn nếu sử dụng với
nồng độ và tần suất thích hợp. Nếu sử dụng trực tiếp SLES trong thời gian thì chỉ gây ra
một số tác dụng phụ như kích ứng da. Độ kích ứng tùy thuộc vào thời gian tiếp xúc, độ
tinh khiết và nồng độ SLES trong sản phẩm Nếu muốn kiểm tra độ an toàn khi sử dụng
Sodium lauryl ether sulfate thì cần tìm hiểu thơng tin và đưa ra bằng chứng về nó. Tuy
nhiên, chất này đã được các hiệp hội ở các quốc gia chứng minh SLES thực sự rất an
toàn.
Những bằng chứng chứng minh SLES, Sodium lauryl ether sulfate trong mỹ phẩm
an toàn:
8
•
EPA (Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ): Đưa ra kết quả về việc giảm nồng độ
SLES trong thành phần của chất rửa thực phẩm, bởi tính an tồn và đưa ra quy định
nồng độ SLES tối đa nên sử dụng là 350ppm.
•
FDA (Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ): Cho phép bổ sung SLES
vào thành phần phụ gia trong thực phẩm.
•
Chỉ thị quy định mỹ phẩm của Liên minh châu Âu: Cho phép sử dụng làm thành
phần mỹ phẩm hoặc sản phẩm vệ sinh cá nhân bán tại châu Âu.
•
Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển của 30 quốc gia: Đã kiểm tra về các mối
nguy hiểm của Sodium lauryl ether sulfate lên môi trường và sức khỏe con người. Kết
luận là không có bất kỳ nguy cơ nào ảnh hưởng đến con người, kể cả khả năng gây ung
thư.
Như vậy có thể thấy, khơng có bằng chứng nào nhận định rằng Sodium laureth
sulfate trong mỹ phẩm gây hại cho con người.
Hình 6:Sodium Laureth Sulfate
9
CHƯƠNG 3
SODIUM LAURYL ETHER SULFATE TRONG CÁC SẢN PHẨM TẨY RỬA
❖ Sodium Lauryl Ether Sulfate trong sữa rửa mặt La Roche – Posay[12]
Đây là nhãn hiệu dược mỹ phẩm được nghiên cứu, phát triển và điều trị dành riêng
cho làn da nhạy cảm với thành phần được công nhận bởi hơn 25.000 bác sĩ, chuyên gia
da liễu trên toàn thế giới.
Các sản phẩm của hãng được kiểm nghiệm nghiêm ngặt và thử nghiệm trên chính
những làn da nhạy cảm. Tới nay, La Roche-Posay đã cho ra nhiều sản phẩm đặc trị dành
cho những làn da khó tính nhất: Da dầu, mụn, nhạy cảm, dễ kích ứng, da tổn thương,…
1. Thành phần sữa rửa mặt La Roche – Posay
Bảng thành phần sữa rửa mặt La Roche Posay đều có một điểm chung là công thức
chứa chất hoạt động bề mặt là thành phần làm sạch chính. Chất hoạt động bề mặt là
thành phần làm giảm sức căng bề mặt giữa hai chất. Điều này cho phép các chất hoạt
động bề mặt hút đi dầu, bụi bẩn và các tạp chất khác. Quét sạch bụi bẩn đã tích tụ trên
da và rửa sạch chúng.
Bảng thành phần gồm: Aqua, chất tạo bọt Sodium Laureth Sulfate, Hexylene
Glycol, PEG-8, chất nhũ hoá Coco-Betaine, PEG-120 Methyl Glucose Dioleate, chất
điều chỉnh độ pH Sodium Hydroxide, chất bảo quản Sodium Benzoate,…
Hình 7: Sữa rửa mặt La Roche Posay
10
Ngồi chất hoạt động bề mặt SLES có trong sữa rửa mặt La Roche Posay, sản
phẩm cịn có các chất hoạt động bề mặt khác như: chất nhũ hoá Coco-Betaine, Natri
cocoyl glycinat…
Như vậy qua bảng thành phần có thể thấy sản phẩm khơng chứa xà phịng, khơng
dầu, khơng cồn và SLES là một chất làm sạch nhẹ có thể làm sạch da mà khơng gây khơ
căng hoặc kích ứng phù hợp sử dụng cho làn da nhạy cảm và dễ kích ứng.
2. Cơng dụng
Giúp ngăn ngừa và hỗ trợ giảm mụn tối đa với kết cấu dạng gel trong dễ dàng tạo bọt.
Sản phẩm nhẹ nhàng làm sạch da từ sâu trong lỗ chân lông, loại bỏ bụi bẩn cùng dầu thừa,
sau khi rửa mặt xong, da không hề khô rít, căng rát, mà vẫn mềm mịn, sạch thống và đầy sức
sống.
3. Độ an tồn
Độ pH trung tính 5.5.
Khơng chứa xà phịng, khơng chứa cồn, khơng chất tạo màu và khơng paraben, an tồn
cho da.
Hình 8: Sữa rửa mặt La Roche Posay dạng gel cho da dầu và da nhạy cảm
❖
Nước rửa chén Sunlight hương chanh và trà xanh[13]
Trên bao bì sản phẩm nước rửa chén Sunlight của thương hiệu nổi tiếng Unilever đều
có ghi rõ thành phần, hàm lượng hóa chất, q trình sản xuất. Cơng thức và các giai đoạn
công thức phải làm hết sức cẩn thận với đúng tỉ lệ, liều lượng để đáp ứng yêu cầu của Bộ Y
Tế trước khi đến tay người tiêu dùng.
11
1. Thành phần nước rửa chén Sunlight chanh và trà xanh
Thành phần: Nước, Sodium Linear Alkylbenzene Sulfonate, Sodium Laureth Sulfate,
Magnesium
Sulfate,
Chất
thơm,
DMDM
Hydantoin,
Tetrasodium
EDTA,
Methylchloroisothiazolinone, Methylisothiazolinone, Chiết xuất trà xanh 0.6 ppm, Chiết xuất
chanh 10 ppm, CI 19140, Cl 42051.
Các phân tử nước rửa chén Sunlight có hai đầu: 1 đầu phân cực nên ưa nước, một đầu
cịn lại khơng phân cực nên kị nước. Đầu thứ 2 có thể kết hợp với dầu mỡ bằng cách hút các
phân tử mỡ và hình thành nên một lớp bề mặt. Vì vậy cho nên nước rửa chén có thể rửa sạch
các vết dầu mỡ dính trên chén dĩa.
2. Cơng dụng
Sản phẩm có chiết xuất gồm trà xanh và chanh tươi. Đặc điểm nổi bật của nước rửa chén
Sunlight hương chanh và trà xanh này chính là khả năng khử sạch các mùi tanh khó chịu trên
chén bát. Ngồi ra cịn mang lại hương thơm dịu nhẹ khiến bạn thật dễ chịu khi sử dụng.
Nước rửa chén Sunlight có khả năng làm sạch dầu mỡ hiệu quả kể cả trên đồ nhựa. Đồng
thời có tác dụng giúp khử đi mùi tanh một cách hiệu quả và nhanh chóng, lưu lại mùi hương
trên chén bát sau khi sử dụng. Các sản phẩm của Sunlight đều nổi bật là dịu nhẹ với da tay.
3. Độ an tồn
Sản phẩm có thể diệt sạch tới 99.9% vi khuẩn, ngay cả với những vi khuẩn mắt thường
khơng nhìn thấy. Chất lượng của nước rửa chén Sunlight được chứng nhận bởi Viện Pasteur.
Đặc biệt, sản phẩm còn được Viện Da Liễu Trung Ương chứng nhận dịu nhẹ với da tay.
Hình 9: Nước rửa chén Sunlight chanh và trà xanh Nhật
CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN
Sodium Lauryl Ether Sulfate là chất hoạt động bề mặt được sử dụng rộng rãi trong
12
lĩnh vực tẩy rửa gia dụng và mỹ phẩm cho con người.
Không chỉ được ứng dụng trong các sản phẩm tẩy rửa Sodium Lauryl Ether Sulfate
còn được ứng dụng trong dược phẩm.
Tuy nhiên việc sử dụng Sodium Lauryl Ether Sulfate quá mức có thể sẽ gây độc
cho người qua các biểu hiện như gây kích ứng…
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT ( SURFACTANT) - Academia.Edu
[2] TỔNG QUAN CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT – 123.docz.net
[3] TẤT cả những gì bạn cần biết về SLES – vitabox.vn
[4] WHAT IS SODIUM LAURYL/LAURETH SULFATE – The Honest Company
[5] SODIUM LAUYRL SULFATE LÀ GÌ – Nhà thuốc Long Châu
[6] CHẤT TẠO BỌT SLES (Sodium lauryl ether sulfate) – Pharmacist
[7] SODIUM LAURETH SULFATE – Kotoba
[8] SLES LÀ GÌ? CÔNG DỤNG CỦA SODIUM LAURETH SULFATE TRONG MỸ
PHẨM - Chemistock
[9] SODIUM LAURYL ETHER SULFATE SLES – hoachat.vn
[11] NATRI LAURETH SULFAT – Wikipedia
[12] SỮA RỬA MẶT LA ROCHE POSAY – larocheposay.collections.vn
[13] NƯỚC RỬA CHÉN SUNLIGHT EXTRA TRÀ XANH MATCHA NHẬT BẢN
14