Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Phương pháp học tốt môn thể dục dành cho học sinh trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.03 KB, 11 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN QUẬN TÂN BÌNH
TRƯỜNG THCS ÂU LẠC


PHỊNG TRÁNH VÀ SƠ CẤP CỨU KHI BỊ ĐUỐI NƯỚC
1.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ở nước ta, theo thống kê thì tỷ lệ đuối nước chiếm khá cao trong các loại
thương tích ở trẻ em. Ở các vùng sông nước như đồng bằng sông Cửu Long với
hệ thống kênh rạch chằng chịt, vào mùa nước nổi, mùa mưa lũ là nguyên nhân
gây hiện tượng đuối nước gia tăng. Ở những vùng miền núi thường có các suối
sâu, thậm chí vực thẳm là những nơi thu hút trẻ đến tắm, rửa, đùa nghịch nên
cũng hay xảy ra đuối nước. Ở thành thị tưởng như không thể có hiện tượng chết
đuối xảy ra, nhưng trong thực tế tai nạn đuối nước ở thành thị vẫn xảy ra, đặc biệt
là các địa phương đang đơ thị hóa phát sinh nhiều ao, hồ, kênh, rạch hệ thống
thoát nước đơ thị, … đã kích thích sự tị mị trẻ em đến tắm, bơi, hay đùa giỡn vơ
tình dẫn đến tai nạn đuối nước.
Bên cạnh đó, với những gia đình có điều kiện thì vào dịp nghỉ lễ, nghỉ hè
thường cho con em mình đi du lịch tắm biển, chỉ cần thiếu sự kèm cặp của gia
đình thì tai nạn đuối nước cũng ln rình rập.
Đây thực sự là tình trạng đáng báo động, ngun nhân thì có rất nhiều từ sự
bất cẩn của cha mẹ và người chăm sóc, cho đến điều kiện môi trường sinh sống
nhiều nơi chưa được chính quyền địa phương quan tâm chú ý đến hiểm họa tiềm
ẩn này,… Một trong những giải pháp để góp phần giảm thiểu rủi ro này là cần
trang bị cho trẻ em, thậm chí là người lớn kỹ năng phòng tránh đuối nước, kiến
thức sơ cứu trong trường hợp trẻ hoặc người lớn bị đuối nước.
Hiện nay các trường học đã đưa nội dung môn bơi lội phổ cập cho học sinh
trên diện rộng, và khi các em học ở hồ bơi với số lượng đơng thì khó tránh khỏi
sự đùa nghịch đó cũng là những tiềm ẩn của đuối nước nếu mỗi giáo viên chúng


ta nói riêng và mọi người nói chung nếu khơng nắm được phương pháp sơ cấp
cứu khi bị đuối nước thì xẩy ra hậu quả rất nghiêm trọng.
Chính vì vậy với vai trị là một giáo viên Thể dục, qua quá trình giảng dạy
bơi lội cho học sinh, tơi tích lũy một số kinh nghiệm và mạnh dạn lựa chọn thực
hiện đề tài “Phòng tránh và sơ cấp cứu khi bị đuối nước”.
2.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

2.1. Cơ sở lý luận.
Theo thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Đuối nước là
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em và vị thành niên tại Việt Nam do tai
nạn thương tích. Trung bình mỗi năm trong giai đoạn 2010-2015 có khoảng 2.800
trẻ em bị tử vong do đuối nước. Trong đó, nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tử vong cao từ 514 tuổi. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em chiếm hơn 50% các trường hợp tử
vong do tai nạn thương tích. Tử vong do đuối nước ở Việt Nam khá cao so với các


nước trong khu vực.
Từ năm 2016, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phát động toàn xã
hội cùng hành động để “Phịng chống tai nạn thương tích trẻ em”, trong đó đặc
biệt chú ý tới phịng chống tai nạn đuối nước cho trẻ.
2.2. Thực trạng tai nạn đuối nước ở nước ta hiện nay:
Theo thống kê của Bộ GDĐT năm 2005-2006 và 2007, số trẻ em và vị thành
niên bị tai nạn thương tích là 556.891 trường hợp, hơn 22.000 em đã tử vong.
Trong đó, tỉ lệ tử vong do đuối nước là cao nhất, chiếm hơn 50%. Năm 2012, có
khoảng 1.700 em tử vong vì đuối nước trong tổng số 2.769 ca tử vong do tai nạn
thương tích, trong giai đoạn 2010-2015 có khoảng 2.800 trẻ em bị tử vong do
đuối nước.
Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam là nước có tỷ lệ
tử vong do đuối nước cao nhất trong khu vực. Tỷ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ

em nước ta cao gấp 10 lần các nước phát triển.
Khi bị đuối nước, nếu bệnh nhân được sơ cứu kịp thời, tích cực và đúng
phương pháp sẽ có khả năng được cứu sống, nếu ngược lại thì khả năng tử vong
rất cao hoặc có thể để lại di chứng tổn thương não nặng nề. Vì vậy, biết cách xử
trí cấp cứu cho nạn nhân bị đuối nước là điều vô cùng quan trọng.
Nếu trong mỗi chúng ta nắm vững và phổ biến rộng rãi được cách phòng
tránh đuối nước và cách sơ cấp cứu khi bị đuối nước thì tỷ lệ tử vong do đuối
nước sẻ giảm với số lượng đáng kể, và tránh được những hậu quả nghiêm trọng
khi bị đuối nước để lại.
2.3 Giải pháp thực hiện.
Đối với Giáo Viên thì trong qúa trình giảng dạy và truyền đạt thì khơng
ngừng học hỏi kinh nghiệm nâng cao kiến thức và tham gia các lớp tập huấn sơ
cấp cứu và phòng tránh đuối nước. Nhận thức được tầm quan trọng của một giáo
viên dạy bơi, thái độ nhiệt tình và chu đáo. Cần có tác phong chuyên nghiệp, có
kiến thức chuyên môn tốt, xây dựng giáo án tập luyện phù hợp với độ khó tăng
dần và phù hợp với kỹ năng và thể lục của học sinh, đảm bảo được lớp học diễn ra
an toàn vui vẽ, nắm được thành tích của từng học sinh ở nhiều cấp độ. Có khả
năng xử lý linh hoạt trong buổi tập và khả năng quan sát phản ứng của học sinh
đối với bài tập.
Khi tổ chúc lớp dạy bơi cần tuân thủ theo nguyên tắc an toàn sự an toàn của
học sinh là nhân tố quan trọng nhất trong mọi tình huống.
Tạo ra các tình huống giả định để học sinh thực hiện một cách tốt nhất để có
thể nắm được tình huống xử lý. Ví dụ như khi bị rơi xuống khu vực nước sâu như
ao hồ hay nhũng nơi có biển cấm nguy hiểm … thì lúc đó cần phải bình tình và
dùng kỹ thuật đứng nước để quan sát xum quanh xem vị trí nào gần bờ hay những
vật có thể nổi gần nhất như phao hay cơi gỗ… thì chúng ta có thể bám vào và bơi
vơ bờ, ngoài ra cẩn phải nắm được tác hại của đuối nước. Hoặc tạo tình huống
đuối nước thục tế và hướng dẫn học sinh cách sơ cấp cứa.



Để thực hiên được những giải pháp trên mỗi giáo viên khi đứng lớp cần
-

Nắm vững kiến thúc chuyên môn.

-

Luôn giữ lớp trong tầm kiểm soát

-

Cứng rắn, nhưng ân cần và kiên nhẫn

-

Thiết lập kỹ luật ngay từ đầu. kỹ luật là điều cần thiết đảm bảo an tồn.

-

Khuyến khích học sinh thường xuyên tập luyện để có những kỹ năng cần
thiết, thể hiện được sự nhiệt tình trong giảng dạy.

Q trình để xử lý được việc phịng trách và sơ cấp cứu khi bị đuối nước cần
phải nắm vững các quy trình sau:
-

Nắm vững được tầm quan trọng của sơ cấp cứu.

-


Hiểu được đuối nước và tác hại của đuối nước là gì.

-

Cách nhận biết dấu hiệu đuối nước và nguy cơ đuối nước.

-

Các biện pháp cơ bản khi xử lý đuối nước.

-

Các biện pháp phòng tránh đuối nước.

Sau đây là nội dung chi tiết của các quy trình:
2.3.1. Tầm quan trọng của sơ cấp cứu
Sơ cấp cứu là gì ? Đó là sự hỗ trợ và can thiệp ban đầu của người cấp cứu
với người bị nạn, bị thương tích, bị bệnh cấp tính.
Mục đích của việc sơ cấp cứu đó là :
-

Cứu sống nạn nhân.

-

Ngăn khơng cho tình trạng xấu đi.

-

Thúc đẩy quá trình hồi phục.


Tầm quan trọng của việc sơ cấp cứu đó là:
-

Quyết định sự sống chết người bị nạn.

-

Phục hồi chức năng hay tàn tật vĩnh viễn.

-

Nếu không sơ cấp cứu kịp thời dẫn đến hậu quả:

-

Tim ngừng đập từ 4 phút thì não có thể bị tổn thương; từ 10 phút thì não
tổn thương khơng thể phục hồi. Chính vì vậy cần nhớ “Thời gian là
mạng sống của nạn nhân”.

Khi gặp các trường hợp đuối nước thì ta cần phải bình tĩnh và thực hiện như
sau:
-

Đánh giá tổn thương của nạn nhân.

-

Sơ cấp cứu nạn nhân.


-

Gọi người trợ giúp.


-

Gọi cấp cứu 115 và nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất.

2.3.2. Hiểu được đuối nước và tác hại của đuối nước
Đuối nước là khi có sự xâm nhập đột ngột và nhiều của nước hoặc chất dịch
vào đường thở (mũi, mồm, khí phế quản, phổi) làm cho khơng khí có chứa oxy
khơng thể vào phổi được gọi là đuối nước.
Hậu quả là não bị thiếu oxy, nếu không được cấp cứu kịp thời nạn nhân sẽ bị
chết hoặc để lại di chứng não nặng nề.
Trẻ em sức yếu nên rất dễ bị ngạt thở chỉ trong vòng thời gian 2 phút và với
trẻ nhỏ, chỉ với lượng nước nhỏ như một xô nước cũng có thể làm trẻ chết đuối.
2.3.3. Dấu hiệu nhận biết đuối nước và nguy cơ đuối nước
* Dấu hiệu nhận biết đuối nước:
-

Nạn nhân đang chới với dưới nước hoặc sắp có nguy cơ bị chìm. Đầu
thường ngửa ra sau, nhưng liên tục chìm rồi nổi, thân thể lại chỉ ở n
một chỗ, khơng hề di chuyển.

-

Có dấu hiệu bị sặc nước: ho dữ dội, sặc sụa, mặt đỏ hoặc tím. Do miệng
bị nước vào liên tục, hoặc chỉ hé được một chút bên trên mặt nước. Ngồi
ra, người đó sẽ trông rất khổ sở, nhưng không hề kêu cứu, vì có thể chẳng

đủ oxy mà làm chuyện đó.

Đuối nước sẽ dẫn đến ngạt thở, ngừng tim, ngừng thở. Ngừng tim sẽ dẫn đến
tử vong. Khi nạn nhân bị đuối nước:
-

Phút thứ 1 nạn nhân mất thở.

-

Phút thứ 2 – 3 nạn nhân thở dưới nước.

-

Phút thứ 4 nạn nhân mất cảm giác và ngừng tim (não nguy hiểm).

-

Phút thứ 5 – 7 nạn nhân chết nhưng còn hy vọng cứu sống.

-

Phút thứ 8 trở đi: Hết hy vọng.

2.3.4. Biện pháp xử lý đuối nước.
a) Cứu đuối
Khi thấy một người đang hốt hoảng trên mặt nước hãy nhanh chóng đưa nạn
nhân ra khỏi mặt nước bằng cách đưa cánh tay, cây sào dài cho nạn nhân nắm,
ném phao hoặc vớt nạn nhân lên, đặt nạn nhân nằm chổ khô ráo, thống khí. Khi
cứu nạn nạn nhân chúng ta nên dùng kỹ thuật bơi ếch hoặc bơi trườn sấp cao đầu

để quan sát nạn nhân được tốt hơn. Khi áp sát nạn nhận nên lặn xuống tiếp cận
nạn nhân ở phía sau và đưa đầu nạn nhân lên khỏi mặt nước.


Tiếp cận nạn nhân
Sau khi đem nạn nhân lên bờ, hãy nhanh chóng gọi điện thoại số cấp cứu 115
và tiến hành làm hô hấp nhân tạo bằng phương pháp miệng qua miệng vì đó là
phương pháp hữu hiệu nhất. Não người sẽ bị tổn thương hoặc chết nếu nạn nhân
ngưng thở từ 4-6 phút.
b) Kiểm tra và sơ cứu
Trước hết cần nhận biết xem bệnh nhân còn tỉnh, còn tiếp xúc được hay
khơng? Nếu có tắc nghẽn cần thực hiện ngay lập tức các động tác sau:
-

Nghiêng người ghé sát miệng nạn nhân để xem cịn thở hay khơng.

-

Mở miệng nạn nhân kiểm tra xem có đờm dãi, dị vật hay khơng?

-

Móc lấy sạch dị vật đờm dãi. Nếu nạn nhân cịn khó thở, cần phải kiểm
tra xem có phải do tụt lưỡi để tiến hành kéo lưỡi.

-

Nâng cằm, đẩy hàm giữ cho đường thở được thông thẳng trục.

-


Thông khí đường miệng hoặc đường mũi.

Các bước kiểm tra và sơ cứu


Nếu nạn nhân bất tỉnh hãy kiểm tra xem nạn nhân cịn thở hay khơng bằng
cách quan sát sự di động của lồng ngực:
-

Nếu lồng ngực không di động tức là nạn nhân ngưng thở, hãy tiến hành
ấn tim ngoài lồng ngực ở nửa dưới xương ức. Phối hợp ấn tim và thổi
ngạt theo tỉ lệ 15/2 (2 cấp cứu viên) hoặc 30/2 (1 cấp cứu viên) trong 2
phút rồi đánh giá lại xem nạn nhân có thở lại được khơng? Mơi có hồng
khơng? Có phản ứng khi lay gọi kích thích đau khơng? Nếu khơng phải
tiếp tục các động tác cấp cứu này ngay cả trên đường chuyển nạn nhân tới
cơ sở y tế.

Cách sơ cứu
Nếu nạn nhân còn tự thở, hãy đặt nạn nhân ở tư thế an tồn là nằm nghiêng
một bên để chất nơn dễ thốt ra ngồi nếu nạn nhân nơn ói
-

Cởi bỏ quần áo ướt và giữ ấm bằng cách đắp lên người nạn nhân bằng
chăn hay một tấm khăn khơ.

-

Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ
như bình thường hoặc đã hồi phục hồn tồn sau sơ cứu, vì nguy cơ khó

thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước.

* Những việc cần tránh
Phần lớn các nạn nhân bị ngạt nước khi đưa đến cấp cứu tại các bệnh viện
không được sơ cứu hay sơ cứu không đúng cách dẫn đến tử vong hoặc di chứng
não do thiếu oxy. Các sơ cứu không đúng bao gồm:
-

Bỏ nhiều thời gian cho việc xốc nước: động tác dốc ngược nạn nhân
không cần thiết và khơng nên thực hiện vì thường lượng nước vào phổi
rất ít chứ khơng phải phổi chứa đầy nước như thường nghĩ. Lượng nước
rất ít này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Ngoài ra việc xốc
nước còn làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít sặc.

-

Lăn lu: cho trẻ nằm sấp trên cái lu được để rơm nung cháy bên trong lăn
lu qua lại nhằm mục đích “rút nước” trong cơ thể trẻ ra. Phương pháp
này khơng hiệu quả, cịn gây phỏng cho trẻ.


2.3.5. Các biện pháp phòng tránh đuối nước
Đối với qua trình đứng lớp giảng dạy. Cần đứng ở vị trí có thể quan sát
được mọi người trong lớp và mọi người có thể nhìn thấy mình.
Khơng cho tham gia tập luyện nếu thường xuyên không chấp hành các
hướng dẫn an tồn.
Khơng được chạy nhảy, khơng được xuống nước khi chưa có sự cho phép
của giáo viên. Cởi bỏ những vật dụng tư trang có thể gây hại cho người khác và
bản thân
Trong q trình giảng dạy khơng được rời bở lớp học, phải đảm bảo khơng

có học sinh nào rời khỏi khu vực mình giảng dạy và phụ trách, cần kiểm tra số
lượng học sinh lúc đầu và trong suốt q trình tập luyện.
Ln mặc quần áo bơi và sẵn sàng xuống nước trong quá trình tập luyện. Sự
giám sát phải được thay đổi hợp lý khi mức độ rủi ro của một hoạt động tăng lên
hoặc khả năng học sinh giảm xuống, không ngừng quan sát học sinh trong suốt
buổi học.
Giáo dục an toàn dưới nước cho học sinh, cần phải cho học sinh biết rằng ở
mỗi nơi riêng biệt thì có những mối nguy hiểm khác nhau.
Cần phải thường xuyên tập luyện, và tập luyện một cách có bài bản để nắm vững
kỹ thuật cơ bản và biết được cách xử lý các tình huống xấu xẩy ra.
Đối với đời sóng hằng ngày khi đi bơi ở các hồ bơi thì cần nghe theo hướng
dẫn của nhân viên cứu hộ, biết được các mối nguy hiểm, không ra những chổ sâu
khi kỹ năng bơi lội không tốt.
Khi ở khu vực song nước, không đi thuyền quá tải, tránh xa những khu vực nước
chảy xiết. Đặc biệt trông lúc gặp nặn cần phải bình tỉnh khơng hoảng loạn.
Trong q trình học và tập luyện cần chú ý lắng nghe và làm theo hướng dẫn
của giáo viên để có thể nắm bắt được các kỹ năng về bơi lội tốt nhất.
Đối với giáo viên trong quá trình lên lớp thì cần phải chuẫn bị kỷ giáo án và
đưa ra các bài tập phù hợp với độ tuổi học sinh nên cho tập luyện các động tác kỹ
thuật lặp lại nhiều lần. cần tổ chức những buổi tập luyện về các tình huống xấu
xẩy ra để các em có thể nắm được và phịng tránh. Ngồi ra cho các e xem những
video tài liệu về tác hại của việc đuối nước, và những tình huống xẩy ra khi chúng
ta đi bơi ở hồ bơi hay song suối, biển mà không tuân thủ những nguyên tắc an
toàn trong ơi lội.
Nếu chúng ta vận dụng tốt những phương pháp trên thì nạn đuối nước ở
nước ta nói chung và trường học nói riêng sẽ khơng có những tai nạn đáng tiếc
xẩy ra.
3.

KẾT QUẢ THỰC HIỆN


Sau thời gian áp dụng các phương pháp trên, tôi thấy học sinh ý thức tốt hơn
trong việc tập luyện và ý thức tự tập luyện cao đa số các em có tiến bộ nhiều trong


môn học các em ý thức được tác hại của đuối nước và biết được cách phịng tránh
đuối nước, khơng những thế mà qua sáng kiến này học sinh còn nắm được cách sơ
cấp cứu đuối nước. Qua đó tinh thần tập luyện của các e tiến bộ hơn và nắm được
các kỹ thuật và kỹ năng cần cần thiết cho cuộc sống.
Các em nắm kỹ nội dung bài học, tuy không ở mức độ đồng đều ở các đối
tượng học sinh, song cũng đủ được các kỷ năng cần thiết trong bơi lội và kỷ năng
sơ cấp cứu và phòng tránh đuối nước, tinh thần ý thức, tổ chức kỷ luật hơn, bước
vào tiết học với sự tự tin hơn, cầu tiến hơn.
Qua đó trong mỗi giáo viên ý thức được tầm quan trọng và mối nguy hại
trong các tiết học bơi để từ đó trang bị cho học sinh các kỹ năng tính kỹ luật tốt
cần thiết trong tiết học.
4.

KẾT LUẬN

Phòng chống đuối nước và sơ cấp cứu và là một việc rất quan trọng và cần
thiết nhất là trong tình hình hiện nay khi việc giảng dạy môn bơi đang được tổ
chức dần phổ biến trong nhà trường phổ thông. Thực hiện tốt việc truyền đạt các
kiến thức về phòng chống và sơ cấp cứu khi bị đuối nước trong giảng dạy là góp
phần làm giảm tỷ lệ đuối nước trong tình hình hiện nay.
Các kiến thức được tôi rút ra từ thực tế giảng dạy và tự nghiên cứu được
trình bày ở đây ít nhiều mang tính chủ quan, khơng thể tránh khỏi những hạn chế
thiếu sót, mong các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến, bổ sung để sáng kiến kinh
nghiệm được hoàn thiện hơn.
Tân Bình, ngày 22 tháng 01 năm 2018

Người viết

Nguyễn Văn Hồn


PHẦN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA HĐ SKKN CẤP TRƯỜNG

Nhận xét......................................................................................................................
.........................................................................................................................................



.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đề nghị........................................................................................................................
.........................................................................................................................................



.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày …… tháng …… năm 2018
CT.HĐXD


PHẦN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA HĐ SKKN CẤP QUẬN

Nhận xét......................................................................................................................
.........................................................................................................................................



.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đề nghị........................................................................................................................
.........................................................................................................................................



.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày …… tháng …… năm 2018
CT.HĐXD


PHẦN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA HĐ SKKN CẤP THÀNH PHỐ

Nhận xét......................................................................................................................
.........................................................................................................................................



.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Đề nghị........................................................................................................................
.........................................................................................................................................




.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Ngày …… tháng …… năm 2018
CT.HĐXD



×