Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu Kinh nghiệm phát triển và phòng trừ rầy xanh hại chè pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.65 KB, 3 trang )

Kinh nghiệm phát triển và phòng trừ rầy xanh hại chè

Nguồn: khuyennongvn.gov.vn
Rầy xanh Chlorita flavescens Fabricius cả trưởng thành và rầy non hút
nhựa ở lá non theo đường gân lá gây nên những vết châm làm cho lá non bị tổn
thương, làm cho việc vận chuyển nước và chất dinh dưỡng đến lá gặp trở ngại.
Những lá này gặp điều kiện khô nóng sẽ bị khô từ đầu lá và mép lá đến 1/2 lá. Bị
rầy hại nặng năng suất và chất lượng búp chè giảm mạnh, chè con có thể bị chết.
Xin giới thiệu kinh nghiệm phát hiện và phòng trừ rầy xanh hại chè.
Phát hiện dựa vào triệu chứng và một số đặc điểm hình thái chính của rầy.
Triệu chứng cây chè bị rầy xanh hại như đã mô tả ở phần trên.
Đặc điểm hình thái: Rầy xanh trưởng thành có thân dài 2,5-4mm, màu
xanh lá mạ. Đầu hơi hình tam giác. Cánh trong mờ màu xanh lục. Trứng hơi cong
dạng quả chuối tiêu dài 0,8mm; trứng mới đẻ màu trắng sữa, sắp nở màu lục nhạt
hay hơi nâu. Rầy non hình dáng tương tự rầy trưởng thành nhưng không có cánh.
Rầy mới nở màu xanh nhạt (hầu như màu trắng trong) dài 1mm sau chuyển dần
sang màu xanh vàng.
Rầy trưởng thành sợ ánh sáng trực xạ, cho nên phần nhiều nằm trong tán
dưới mặt lá để hút nhưạ theo gân lá. Rầy có phản ứng với ánh sáng đèn yếu, có
đặc tính bò ngang. Khi bị khua động, rầy có thể nhảy, lẩn trốn nhanh chóng. Rầy
trưởng thành thường đẻ trứng rải rác vào mô non cọng búp và gân chính của lá
non. Một búp chè có từ 2-8 trứng. Trứng qua 5-8 ngầy nở thành rầy non. Rầy non
qua 4 lần lột xác thành rầy trưởng thành. Rầy non thường ẩn náu sau các lá búp.
Từ tuổi 3 trở đi hoạt động nhanh nhẹn hơn, có thể bò và nhảy. Một vòng đời của
rầy 14-21 ngày.
Mức độ phát sinh gây hại của rầy xanh tuỳ theo điều kiện sinh thái có khác
nhau. Nói chung các nương đồi chè còn non thường bị hại nặng hơn nương đồi chè
già; nương chè có nhiều cỏ dại ít chăm sóc cũng bị hại nặng; chè ở nơi khuất gió
bị hại nặng hơn nơi thoáng gió; chè đốn phớt bị hại nặng hơn chè đốn đau; chè
trồng xen bị hại nặng hơn chè trồng thuần; chè gần rừng bị hại hơn chè xa rừng.
Hàng năm rầy thường phát sinh gây hại thành hai cao điểm chính tháng 3-5


và tháng 10-11. Nói chung trời mưa to, mưa kéo dài hay khô hạn đều không có lợi
cho sự phát triển của rầy. Điều kiện thuận lợi cho rầy gây hại và sinh sôi nẩy nở là
lúc thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng hoặc lúc có nắng mưa xen kẽ.
Biện pháp phòng trừ tổng hợp: Chăm sóc cho cây chè sinh trưởng tốt, dọn
sạch cỏ dại. Không nên đốn chè quá sớm hoặc quá muộn. Thời vụ đốn chè từ cuối
tháng 12 đến giữa tháng 1. Hái kỹ búp chè lúc rầy trưởng thành đẻ rộ để giảm mật
độ trứng rầy. Sau khi đốn chè tạo hình, đốn lửng, đốn đau chè cần phải chú ý
phòng trừ rầy xanh hơn các nương chè khác.
Cần chú ý theo dõi phòng trừ trong thời gian rầy phát sinh nhiều và gây hại
nặng là tháng 3-5 và tháng 10-11 trong năm.
Kinh nghiệm cho thấy vì rầy thường ẩn náu ở mặt dưới của lá và chúng rất
linh động thường nhảy xuống đất chạy trốn khi bị khua động nên các loại thuốc trừ
rầy nội hấp (sau khi phun 2-4 giờ toàn bộ lượng thuốc được cây hấp thu vào dịch
cây, khi rầy quay lại hút nhựa cây chứa
thuốc sẽ bị chết, chúng ít có cơ hội
chạy trốn; gặp mưa không cần phun lại, có tác dụng dài 7-14 ngày)
thường có hiệu quả cao hơn thuốc trừ rầy có tác dụng tiếp xúc. Nên phun
các loại thuốc trừ rầy nội hấp mới, ít độc với môi trường, thiên địch của
rầy và con người, phù hợp với chè an toàn như: TP- Thần Điền 78 DD;
Actara 25EC; Sutin 5EC; Confidor 70WG; Rhironin 800WG.
Khi phun thuốc trừ rầy nên phun vào ban chiều 16-18 giờ, cho thêm
chất bám dính và có thể kết hợp với phân bón lá, chất kích thích sinh
trưởng khác để giảm công phun xịt.

×