Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Luật La Mã: Phân tích khái niệm tài sản và cách thức phân loại tài sản theo luật la mã

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.49 KB, 13 trang )

TÊN TIỂU LUẬN:
Phân tích khái niệm tài sản và cách thức phân loại tài sản
theo luật La Mã

Tiểu luận kết thúc mơn học:Luật La Mã
Mục lục
Trang bìa
A.Mở đầu
I.Lý do chọn đề tài
II.Mục tiêu nghiên cứu
III.Phương pháp nghiên cứu
B.Nội dung
I.Tài sản và đặc điểm tài sản:
II.Phân loại tài sản
1.Vật hữu hình và vật vơ hình
2.Vật cho người và vật cho thần linh
3.Vật lưu thông được và vật không lưu thông được
4.Vật tiêu hao và vật không tiêu hao


5.Vật cùng loại và vật đặc định
6.Vật chính và vật phụ
7.Tài sản gốc và hoa lợi
III.Quyền đối với vật và quyền đối với nhân
IV.Quyền tài sản
1.Vật quyền
2.Trái quyền
V.Xác lập sở hữu.
VI.Mối quan hệ tài sản,vật và quyền tài sản
VII.Đánh giá
VIII. Kết luận


Tài liệu tham khảo

A.Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
Luật La Mã là hệ thống luật gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà nước La
Mã,được xây dựng cách đây khoảng 2000 năm.Đời sống và pháp luật của người La
Mã có những tác động mạnh mẽ đến xã hội châu Âu lục địa.Các nguồn của luật La
Mã cho đến thế kỉ 19 vẫn được coi là nguồn luật pháp quan trọng trong phần lớn
các quốc gia châu Âu.Luật La Mã,đặc biệt là các chế định trong luật La Mã đặt nền
móng cho q trình xây dựng luật dân sự hiện đại.Không thể phủ nhận luật La Mã
có sự ảnh hưởng rất lớn đến các hệ thống luật trên thế giới và việc nghiên cứu luật


La Mã có vai trị hết sức to lớn.Trong luật LẫM,tài sản được hiểu là những vật chất
đáp ứng được nhu cầu xã hội và có ý nghĩa kinh tế-xã hội.Cách thức phân loại tài
sản của người La Mã góp phần không nhỏ trong xã hội ngày nay.Để hiểu rõ hơn về
khía cạnh này em đã chọn đề tài “Phân tích khái niệm tài sản và cách thức phân
loại theo luậy La Mã”

II.Mục tiêu nghiên cứu:
1.Tài sản
2.Đặc điểm tài sản
3.Phân loại tài sản
4.Quyền đối với vật và quyền đối với nhân
5.Quyền tài sản
III.Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử
 Phương pháp hệ thống hóa,tổng hợp và phân tích các tư liệu
 Phương pháp so sánh
 Phương pháp khảo sát,thống kê

B.Nội dung
I.Tài sản và đặc điểm tài sản
1.Tài sản
Tài sản là một khái niệm quen thuộc,là một phần không thể thiếu của cuộc sống,là
một phần không thể thiếu của cuộc sống,là một phần của cuộc sống con người.Tuy


nhiên,dưới góc độ pháp lý lại khơng hồn tồn giống quan niệm đời thường.Dưới
góc độ pháp lý,nhận thức về tài sản và phân loại tài sản có vai trị rất quan trọng
trong việc tạo lập các quy định pháp luật và giải quyết các tranh chấp.Đã có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về tài sản trong lịch sử lập pháp và nghiên cứu pháp
luật thế giới.
Vậy tài sản là gì?Deluxe Back’s Law Dictionnary giải nghĩa:Tài sản là một từ được
sử dụng chung để chỉ mọi thứ là đối tượng của quyền sở hữu,hoặc hữu hình hoặc
vơ hình,hoặc bất động sản hoặc động sản.Các luật gia theo hệ thống Common Law
cũng có những định nghĩa về tài sản như sau:Theo nghĩa rộng,tài sản như một mớ
quyền(a bundle of rights) tài sản là bất kể những gì có khả năng sở hữu,hoặc bởi cá
nhân,tập thể hoặc cho lợi ích của người khác,các định nghĩa như vậy về tài sản
thường nhấn mạnh tới tài sản là một mớ quyền được thiết lập trên vật có hiệu lực
chống lại những người khác.
Theo luật La Mã,tài sản hay vật(res) là những vật chất đáp ứng nhu cầu con người
và có ý nghĩa kinh tế-xã hội,tài sản bao gồm vật chất liệu và tài sản phi chất liệuđó là các quyền.
Bộ luật dân sự 1804 của Pháp – một cơng trình pháp điển hóa hiện đại đầu tiên
trên thế giới-đã không đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về tài sản.Song theo những
đặc tính căn bản của pháp luật La Mã-Đức về việc giải thích các quy tắc pháp lý
hay khái niệm pháp lý,người ta có thể hiểu được rằng,tài sản nói trong Bộ luật này
bao gồm hai loại động sản và bất động sản.
Có thể nói bản thân tài sản là một khái niệm động phụ thuộc vào gia trị kinh tế của
nó bởi tài sản là công cụ của đời sống con người.Trong mỗi giai đoạn phát triển
khác nhau xã hội loài người,tài sản có một phạm vi khác nhau,nhưng đều là cơng

cụ đáp ứng nhu cầu đời sống con người.


Trong luật La Mã thuật ngữ res được sử dụng trong ngôn ngữ pháp lý Latinh để
chỉ một vật tồn theo tính chất của nó,một vật có biểu hiện vật chất và cụ thể.Mặt
khác,res cũng được hiểu là một quyền trừu tượng mà con người có được đối với
vật.Nếu vật là đối tượng của quyền,thì con người là chủ thể của quyền.Chính trong
quan hệ đó vật được coi là tài sản.
2 Đặc điểm:
Thứ nhất,tài sản là những đối tượng mà con người có thể sở hữu được.Nếu tài sản
là vật hữu hình thì con người có thể năm giữ hoặc chiếm giữ thông qua các giác
quan tiếp xúc.Nếu tái ản là vật vơ hình thì con người phải có cách thức để quản lý
và kiểm soát sự tồn tại của chúng
Thứ hai,tài sản phải mang lại những lợi ích nhất định cho con người,có giá trị và trị
giá được thành tiền.
II.Phân loại tài sản
Tài sản là một chế định quan trọng,trong đó việc phân loại tài sản có ý nghĩa rất
lớn,bởi tài sản là công cụ của đời sống xã hội.Nó liên quan tới hàng loạt các vấn đề
pháp lý như thuế,thừa kế,hợp đồng,cơng khai tài sản…Có rất nhiều quan điểm
khác nhau về phân chia tài sản,song có thể nói phân loại tài sản chính là cơ sở cho
việc nhận thức đầy đủ về tái sản,khơng có sự phân loại thì sẽ khơng hiểu được khái
niệm tài sản.
Khơng những thế,phân loại tài sản cịn là cơ sở để có thể thiết lập các quy chế cụ
thể cho việc điều tiết các hành vi pháp lý như hành vi mua bán,trao đổi và cả xác
lập quyền sở hữu đối với tài sản.Ỏ mỗi loại tài sản khác nhau loại có những quy
chế phù hợp như quy chế về thời hạn,thời hiệu…
1Vật hữu hình và vật vơ hình


Đây là cách phân loại đầu tiên được người La Mã sử dụng để phân biệt tài sản.Vật

hữu hình là vật có thể sờ được,vật khơng thể sờ được là vật vơ hình.Sự phân loại
này được xây dựng dựa trên cơ sở phân biệt quyền sở hữu,được đồng hóa với
chính đối tượng của nó(là một vật cụ thể)và các quyền khác.Đối với người La Mã
trong ngôn ngữ pháp lý cũng như trong ngôn ngữ thông dụng quyền sở hữu chỉ có
thể có đối tượng kà vật hữu hình,người ta ln sử dụng lẫn lộn thuật ngữ quyền sở
hữu với tên gọi của đối tượng của quyền đó.
Sự phân biệt giữa vật hữu hình và vật vơ hình có những lợi ích chủ yếu như là cơ
sở cho việc xác định phương thức chuyển giao tài sản vì vật vơ hình khơng thể
chiếm hữu,do đó khơng thể là đối tượng của việc chuyển giao vật chất.
2 Vật cho người và vật cho thần linh:
Đến cuối thời đậu cổ điển,người La Mã có nhiều cách để phân loại tài sản.Một
trong những cách phổ biến nhất là sự phân biệt giữa vật cho người và vật cho thần
linh
Gọi là vật cho người là vì tất cả những vật đó được con người sử dụng trong đời
sống của mình.Tập hợp các vật cho người bao gồm tất cả những vật có giá trị tài
sản và có thể chuyển nhượng được,cũng như các vật gọi là của chung,của Nhà
nước hoặc của cộng đồng.Vật gọi là của chung(res conmunes) khi các vật được tất
cả mọi người sử dụng nhưng khơng thuộc về người nào ví dụ như không
khia,nước,đất đai...các vật của Nhà nước(res publicae) là những vật được sử dụng
cho mục đích cơng ích,các tài sản của toàn dân hoặc những tài sản của Nhà nước
như các đường giao thơng,bến cảng,các dịng sơng...các vật của cộng đồng(res
universitatis) là những tài sản của chính quyền địa phương nhú nhà hát,sân vận
động,rạp xiếc,nhà tắm công cộng...


Gọi là vật cho thần linh khi các vật được sử dụng vào các mục đích tơn giáo,tín
ngưỡng.Trước hết,đó là các vật dùng cho việc cúng tế các vị thần(res sacrae) như
các đền thờ.Đó cũng có thể là các vật về những người chết(res religiosae) như các
mỏ,mả và các đồ vật cúng tế người chết.Cũng thuộc vào nhóm này là các vật giới
hạn(res sanctae) dùng để phân biệt ranh giới,như các tường thành,cổng thành,tường

nhà...và nói chung các vật dùng để xác định ranh giới của các loại bất động
sản(công hoặc tư)
3Vật lưu thông được và vật không lưu thông được
Những vật lưu thơng được là những vật có thể chuyển nhượng được,ngược lại vật
không chuyển nhượng được là vật không lưu thơng được.Vật lưu thơng được lại có
thể phân biệt theo nhiều cách và được chia thành hai nhóm:phân loại chính và phân
loại thứ cấp.Nhóm phân loại chính có hai cách phân loại chủ yếu:res mancipi nec
mancipi,bất động sản và động sản.Nhóm phân loại thứ cấp có nhiều cách
Res mancipi là những vật quý giá được luật liệt kê như nhũng tái sản thường được
bảo vệ bằng những biện pháp đặc biệt như đất đai,nhà cửa,nô lệ,gia súc kéo,gia súc
mang vác...Tất cả những tài sản khác được gọi là đế nec mancipi.
Sự phân biệt giữa bất động sản và động sản dựa vào tiêu chí vật lý nhú sau:bất
động sản là những vật có thể di dời được.Sự phân biệt giữa bất động sản và động
sản có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời hiệu xác lập quyền sở hữu.Theo
luật 12 Bảng,một người chiếm hữu liên tục hai năm một bất động sản sẽ trở thành
chủ sở hữu với bất động sản,còn đối với động sản,thời hạn này là một năm.
4.Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
Vật tiêu hao là vật sẽ mất đi do sử dụng ví dụ như rượu,lúa mì..Đến cuối thời kỳ cổ
điển,người ta còn xây dựng các khái niệm tiêu hoa pháp lý,do tiền sẽ mất đi khi


được dùng để thực hiện một nghĩa vụ tài sản.Các vật không mất đi do sử dụng gọi
là vật không tiêu hao
5 Vật cùng loại và vật đặc định
Vật cùng loại là vật được xác định bằng số lượng,trọng lượng hoặc thể tích và có
thể được thay thế.Đây là những vật có thể là đối tượng của hợp đồng vay tài
sản.Vật đặc định là vật có thể được cá thể hóa nhờ có các đặc điểm cấu tạo cho
phép phân biệt với các vật khác.Đây là những vật có thể được cho mượn để sử
dụng nhưng không thể cho vay.Thông thường,các vật tiêu hao là vật cùng loại.Tuy
nhiên,quần áo là vật tiêu hao theo quan niệm La Mã,đồng thời có thể là vật đặc

định.
6 Vật chính và vật phụ
Vật phụ là vật có chức năng phục vụ cho việc khai thác vật chính nhưng khơng
phải là một thành phần cấu tạo của vật chính.Vật chính và vật phụ là những cá thể
riêng biệt ,nhưng vật phụ cần thiết cho vật chính như là một cơng cụ để khai thác
cơng dụng của vật chính:nơ lệ,gia súc là vật phụ của ruộng đất.
7 Tài sản gốc và hoa lợi
Hoa lợi là những vật,những sản vật sinh ra được theo định kì từ một vật khác mà
khơng làm ảnh hưởng đến sự tồn vẹn của vật khác.Ví dụ:các hoa,quả phát sinh
một cách tự nhiên từ vật chính;nếu sản vật phát sinh do hệ quả của một tác động
pháp lý đối với tài sản(như tiền thuê phát sinh từ việc cho thuê,tiền lãi phát sinh từ
việc cho vay ) thì sản vật gọi là lợi tức.
III.Quyền đối với vật và quyền đối với nhân
Khái niệm:Quyền đối với vật là quyền được thực hiện trực tiếp trên vật,quyền đối
nhân được thực hiện chống lại hành vi của một người gọi là người có nghĩa vụ


Quyền đối vật có thể được thực hiện trên vật thuộc về người có quyền .Ví dụ điển
hình nhất của quyền đối với vật loại này là quyền sở hữu.Người có quyền đói với
vật thực hiện quyền của mình đối với vật mà thực hiện quyền của mình đối với vật
mà khơng cần quan tâm đến ý chí bất kì người khác nào
Tuy nhiên,giữa quyền đối với vật và quyền đối nhân cũng có những nét tương đồng
như sau:
Sự giống nhau giữa quyền đối vật và quyền đối nhân:Có trường hợp người có
quyền đối nhân và người có quyền đối vật sử dụng vật theo những cách thức tương
tự(ví dụ:người có quyền hưởng hoa lợi và người thuê tài sản đều có quyền khai
thác cơng dụng của tài sản).Người thứ ba phải tôn trọng việc một người thực hiện
các quyền đối vật của người này,và người thứ ba cũng phải tôn trọng việc một
người yêu cầu một người khác thực hiện một nghĩa vụ tài sản(nghĩa vụ đối
nhân).Đặc biệt,trong lĩnh vực tố tụng,các quyền kiện cáo liên quan đến vật và các

quyền kiện cáo chống lại một người có nghĩa vụ đối nhân (nợ)có thể được thực
hiện cùng một lúc,theo cùng một thủ tục người kiện đòi lại tài sản (thực hiện quyền
kiện đối vật) có thể u cầu hồn trả hoa lợi vấn với tài sản (thực hiện quyền kiện
đối nhân ) trong khuôn khổ một vụ kiện duy nhất.
IV.Quyền tài sản
3.1Vật quyền:
Quyền tác động trực tiếp lên vật
Đặc điểm:
-Quyền tuyệt đơi.
-Luật định nội dung,số lượng
- Tích sản


-Bảo đảm bằng quyền ưu tiên,quyền truy đòi.
3.2Trái quyền
Quyền yêu cầu chủ nợ đòi con nợ thi hành một nghĩa vụ
Đặc điểm:
-Quyền tương đối.
-Thỏa thuận
- Tích sản
-Bảo đảm chung bằng sản nghiệp
V.Xác lập sở hữu:
Người chuyển nhượng phải là chủ vật chuyển nhượng
Hai bên có ý muốn chuyển nhượng
Người bán thực sự chuyển giao vật cho bên kia
Thực hiện trên cơ sở chính đáng
==}Giao dịch dân sự cần có causa
VI.Mối quan hệ giữa tài sản,vật và quyền tài sản
Thứ nhất,xét dưới góc độ bản thể vật lý tồn tại của tài sản,vật,quyền tài sản thì mối
quan hệ giữa chúng được xác định:

 Vật được hiểu là đối tượng hữu hình ,chiếm một phần của khơng gian và con
ngườ có thể biết được thông qua các giác quan gián tiếp xúc như cầm
nắm,nhìn,sờ thấy chúng


 Quyền đợc hiểu là lợi ích mà các chủ thể đã xác lập trên vật.Quyền trên vật
có thể được phân thành quyền tuyệt đối và tương đối.Quyền tương đối là
quyền thưc hiện một cách gián tiếp đối với vật thông qua các chủ thể thực
hiện nghĩa vụ.Quyền tuyệt đối là quyền đối vật và quyền này có hiệu lực với
tất cả mọi người còn lại xã hội.
Như vậy,chúng ta thấy vật là yếu tố đầu tiên đươc nhận diện,sau đó các quyền
được xác lập trên vật tạo thành các loại vật quyền,trái quyền.Vậy quyền tài sản
là gì?Theo tư duy logic có quyền trên vật thì cũng có quyền trên tài sản,trong
khi tài sản bao gồm vật và quyền thì sẽ dẫn đến hệ quả:quyền trên vật và cả
quyền trên quyền.
Thứ hai,dưới góc độ đối tượng mối quan hệ giữa chúng được xác định:
 Vậy cơ sở để hình thành các quyền tác động trực tiếp trên vật như quyền sở
hữu hay quyền của các chủ thể khác đối với vật.Để thực hiện các quyền
năng trên vật thì chủ thể đưa vật trở thành đối tượng giao dịch dân sự.Khi đó
thay vì được quyền tác động trực tiếp trên vật thì chủ thể sẽ có quyền u
cầu một chủ thể khác phải đáp ứng lợi ích của mình băng trả một khoản tiền
hay vật
Như vậy,nếu cho rằng tài sản là một khái niệm bao trùm cả vật và quyền trên
vật thì quyền tài sản sẽ là khái niệm độc lập với quyền trên vật cũng như độc
lập với khái niệm tài sản.
VII.Đánh giá
Sự phân loại tài sản để xây dựng phương pháp thủ đắc,đối với bất động sản thì
việc di dời thì phải tuân theo trình tự luật định và phải đăng kí quyền sở hữu.Sự
phân loại này có ý nghĩa khi xuất hiện quy định super ficies solo cedit,theo đó,tất



cả những gì có trên trái đất đều thuộc sở hữu của chủ sở hữu của mãnh đất cho dù
chúng thuộc về ai đó
Nhằm xây dựng đối tượng cho các loại hợp đồng,vật tiêu hao không thể là đối
tượng trong các quan hệ thuê,mươn.
Liên quan đến nghĩa vụ giao tài sản.Đối với những vật đặc định thì phải giao đúng
vật đó,cịn đối với những vật thay thế,chúng có thể thay thế nhau nhưng điều kiện
cùng chất liệu.
Ưu điểm chế định tài sản trong luật La Mã
 Luật La Mã là hệ thống luật xây dựng cơng phu với sự đóng góp to lớn các
luật gia La mã.Trong chế định tài sản,pháp luật đã có sự phân biệt tài sản
thành:vật hữu hình và vơ hình.Sự phân biệt trên đã đem lại lợi ích trong việc
xác định phương thức chuyển giao tài sản
 Những cách phân loại trên rất hợp lí và đã được nhiều nước trên thế giới áp
dụng về sau.
Nhược điểm
 Hệ thống pháp luật La Mã tương đối đầy đủ và hoàn hiện,tuy nhiên một
khiếm khuyết lớn mà luật La Mã mắc phải chưa đưa ra một khái niệm cụ thể
về tài sản
VIII.Kết luận
Tài sản luôn chiếm một vai trị quan trọng trong bất kì xã hội nào,song song với vị
trí quan trọng của tài sản chính là quyền sở hữu đi cùng nó.Từ những phân tích qua
sử dụng phương pháp so sánh,tổng hợp,phân loại…vấn đề “khái niệm tài sản và
cách thức phân loại tài sản theo luật La Mã” đã được làm sang tỏ.Có thể thấy luật
La Mã đóng vai trị khơng thể phủ nhận trong việc tạo ra cơ sở,nền tảng cho việc


xây dựng pháp luật dân sự hiện đại.Luật La Mã đợc xây dựng cách đây 2000 năm
nhưng nó khơng trở nên lỗi thời bởi nó là hệ thống pháp luật hồn chỉnh nhất các
nước chiếm hữu nơ lệ.Luật La Mã giúp mọi người năm được những nguyên lí cơ

bản về dân sự đã tiếp thu và phát triển có chọn lọc từ Luật La Mã vào hệ thống
pháp lý châu Âu.Là người học luật,việc nghiên cứu về các chế định trong luật La
Mã đặc biệt là chế định tài sản,trong bài tiểu luận trên có vai trị quan trọng việc
mở mang kiến thức bản thân.
Tài liệu tham khảo
1.Giáo trình luật La Mã,TS Nguyễn Ngọc Điện ,Trường Đại học Cần Thơ
2.Luật La Mã- Wikipedia
3.Khái niệm tài sản trong pháp luật dân sự và kiến nghị sửa đổi Bộ luật Dân sự
2005.
4.Và các tư liệu khác trên mạng.



×