Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Công tác hòa giải ở cơ sở (Tập 1 Hướng dẫn quản lý công tác hòa giải) NXB Tư Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.9 KB, 128 trang )

chỉ đạo biên soạn:

- TS. Uông Chu Lưu

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

tổ chức biên soạn:
- Nguyễn Tất Viễn

Vụ trưởng Vụ Phỉ biÕn, gi¸o dơc ph¸p lt - Bé T­ ph¸p

- Nguyễn Huy Ngát

Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp

- Phạm Thị Hoà

Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp

- Lê Thành Long

Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp

- Phạm Thị Lan Anh

Chuyên viên Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp

- Đặng Hoàng Oanh

Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp


- Nguyễn Minh Phương

Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tÕ - Bé T­ ph¸p

4


Tham gia biên soạn:
- Trần Huy Liệu

Phó Cục trưởng Cục Trợ giúp pháp lý - Bộ Tư pháp

- Lê Thị Ngân Giang

Phó trưởng Ban Luật pháp - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam

- Bùi Thị Thanh Hằng

Trưởng Bộ môn Luật dân sự, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

- Nguyễn Ngọc Thanh

Giám đốc Trung tâm công tác lý luận - Uỷ ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Đào Thị ái Thi

Phó trưởng Khoa Khoa học hành chính - Học viện Hành chính
Quốc gia


- Trần Quang Huy

Trưởng Bộ môn Luật đất đai - Trường Đại học Luật Hà Nội

- Nguyễn Bá Yên

Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp

- Lê Thu Hương

Biên tập viên chính - Tạp chí Dân chủ và Pháp luật

- Trần Thị Hồng Liên

Chuyên viên Vụ Phổ biến, gi¸o dơc ph¸p lt - Bé T­ ph¸p

5


6


Lời giới thiệu
Để góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ tư pháp thực hiện
quản lý công tác hòa giải ở cơ sở và đội ngũ hòa giải viên trên toàn
quốc, trên cơ sở kết quả điều tra, nghiên cứu đánh giá năng lực cán
bộ tư pháp cấp tỉnh về quản lý, hướng dẫn công tác hòa giải ở cơ sở đÃ
được tiến hành từ năm 2005, trong khuôn khổ Dự án VIE/02/015
Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam

đến năm 2010 do Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc
(UNDP), Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Chính phủ Thuỵ
Điển (Sida), Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế của Chính phủ
Đan Mạch (DANIDA), Chính phủ Na Uy và Chính phủ Ai Len tài
trợ, Bộ Tư pháp đà tiến hành xây dựng Bộ tài liệu tập huấn thống
nhất về Công tác hòa giải ở cơ sở dành cho cán bộ tư pháp và các
hòa giải viên.
Cuốn sách Công tác hòa giải ở cơ sở, gồm hai tập sau:

Tập 1 - Hướng dẫn quản lý công tác hòa giải, giới thiệu
nghiệp vụ quản lý công tác hòa giải, hướng dẫn cán bộ tư pháp địa
phương về phương pháp tập huấn, bồi dưỡng để tập huấn cho các hòa
giải viên.
Tập 2 - Cẩm nang bồi dưỡng cho hòa giải viên, cung cấp
cho các hòa giải viên, cán bộ tư pháp các kiến thức pháp luật cần
thiết trong hòa giải, hướng dẫn nghiệp vụ hòa giải, phổ biến kinh
nghiệm hòa giải.
Bộ tài liệu tập huấn được biên soạn dưới hình thức hướng dẫn
cụ thĨ, dƠ hiĨu, thn tiƯn víi ng­êi sư dơng.

7


Tham gia biên soạn Bộ tài liệu là các chuyên gia có kinh nghiệm
trong công tác hòa giải ở cơ sở và các lĩnh vực pháp luật có liên quan.

Hy väng r»ng, Bé tµi liƯu nµy sÏ lµ tµi liƯu nghiệp vụ cần thiết
để các cán bộ tư pháp và hòa giải viên cơ sở tham khảo trong quá
trình thực hiện công tác hòa giải.


Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ tích cực của các nhà
tài trợ, sự chỉ đạo trực tiếp của LÃnh đạo Bộ Tư pháp, sự tham gia
nhiệt tình của các chuyên gia luật pháp, của nhiều cán bộ, công
chức ngành tư pháp, các hòa giải viên ở cơ sở trong quá trình biên
soạn Bộ tài liệu và mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp
của các độc giả để hoàn thiện Bộ tài liệu này.

Thay mặt Dự án VIE/02/015 Hỗ trợ thực thi Chiến lược phát
triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, Nhà xuất bản
Tư pháp xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc Tập 1 Hướng dẫn
quản lý công tác hoà giải^.
Hà Nội, tháng 6 năm 2007
nhà xuất bản tư pháp

8


Mục lục
Lời giới thiệu

Trang
7

Phần I

Hướng dẫn quản lý nhà nước
về công tác hoà giải ở cơ sở

13


I. Một số vấn đề chung trong quản lý nhà nước về công tác
hòa giải ở cơ sở

13

2. Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở

14

1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở

II. Nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước về công
tác hoà giải ở cơ sở
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch của Uỷ ban nhân dân về
công tác hoà giải ở cơ sở

3. Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động hoà giải ở
cơ sở

4. Tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho tổ viên Tổ hoà giải
5. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở
6. Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải

13

18
18

21
23
26
34
35

9


7. Tổ chức thi đua, khen thưởng trong công tác hoà giải ở cơ sở
8. Lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công
tác hoà giải ở cơ sở

III. Vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ
chức thành viên của Mặt trận trong công tác hoà giải ở cơ sở
1. Phối hợp trong việc xây dựng văn bản hướng dẫn về tổ chức và
hoạt động hoà giải ở cơ sở

2. Phối hợp trong việc xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức các
Tổ hoà giải ở cơ sở

3. Phối hợp tổ chức thi đua khen thưởng trong công tác hoà giải
ở cơ sở

4. Phối hợp trong theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức và hoạt
động hoà giải ở cơ sở
5. Phối hợp trong sơ kết, tổng kết công tác hoà giải ở cơ sở

6. Tạo điều kiện cho các thành viên của mình tham gia tích cực
vào công tác hoà giải


7. Động viên các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia xây dựng,
củng cố tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở
8. Gắn hoạt động hoà giải ở cơ sở với việc xây dựng và thực hiện
các phong trào quần chúng ở địa phương

IV. Các biện pháp nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp
giữa ngành Tư pháp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ

38
40
42
43
44
46
46
47
48
49

chức thành viên của Mặt trận trong công tác hoà giải ở cơ sở

50

2. Phân công đầu mối phối hợp thực hiện theo dõi, quản lý tổ chức
và hoạt động của các Tổ hoà giải ở địa phương

51

1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch phối hợp


3. Trao ®ỉi th«ng tin t­ liƯu

10

37

50

51


4. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch phối hợp

5. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết định kỳ để đánh giá rút kinh
nghiệm cho công tác phối hợp chỉ đạo
Phần II

52
52

Phương pháp tập huấn cùng tham gia

53

I. Tổng quan về phương pháp tập huấn cùng tham gia

53

1. Yêu cầu


2. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp tập huấn

3. So sánh phương pháp tập huấn truyền thống với phương pháp
tập huấn cùng tham gia

4. Dạy và học trong quá trình tập huấn là gì?
5. Xác định mục tiêu tập huấn
6. Nguyên tắc tập huấn

7. Cách học của người lớn
8. Quy trình tập huấn

9. Chu trình học và thiết kế bài học
10. Mở đầu khóa tập huấn

11. Giới thiệu phương pháp tập huấn cùng tham gia và vai trò
trong nhóm

12. Phân tích và đánh giá tập huấn
13. Kết thúc tập huấn

II. Các phương pháp cơ bản của tập huấn viên
1. Phương pháp làm mẫu

2. Phương ph¸p kĨ chun

53
53
54

54
55
58
58
59
62
64
67
69
76
77
77
79

11


3. Phương pháp làm việc nhóm

82

5. Phương pháp tình huống

85

4. Phương pháp đóng vai

6. Phương pháp trực quan
7. Phương pháp vẽ tranh


8. Phương pháp hỏi - đáp

9. Phương pháp bể cá vàng

10. Phương pháp kích thích tư duy
11. Phương pháp radio

12. Phương pháp nêu ý kiến lên bảng

88
90
93
95
96
98
99

13. Phương pháp công đoạn

100

15. Phương pháp trao đổi nội dung

106

14. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia
16. Phương pháp sàng lọc

104
109


III. Các kỹ năng của tập huấn viên

110

2. Kỹ năng điều khiển

112

1. Kỹ năng định hướng
3. Kỹ năng quan sát

4. Kỹ năng lắng nghe
5. Kỹ năng trình bày

110
113
115
117

6. Kỹ năng đặt câu hỏi

121

8. Kỹ năng xử lý tình huống giảng dạy

126

7. Kỹ năng giao bài tập tình huống


9. Kỹ năng phản hồi của tËp huÊn viªn

12

83

124
128


Phần I
HƯớNG DẫN QUảN Lý NHà NƯớC
Về CÔNG TáC HòA GIảI ở CƠ Sở
I. MộT Số VấN Đề CHUNG TRONG QUảN Lý NHà NƯớC Về
CÔNG TáC HOà GIảI ở CƠ Sở

1. Nội dung quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở

Hòa giải ở cơ sở là hoạt động mang tính tự nguyện, tính nhân
văn sâu sắc. Đặc trưng cơ bản của Tổ hòa giải là tổ chức quần chúng,
được nhân dân thành lập ở cơ sở, thực hiện hướng dẫn, giúp đỡ,
thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải
quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ,
nhằm xây dựng tình làng, nghĩa xóm, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ
nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống
tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi
phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xà hội, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế, xà hội. Duy trì, phát triển, không ngừng nâng cao
chất lượng và hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở cũng chính là góp
phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Chính

vì vậy, để phát huy hiệu quả hoạt động của các Tổ hòa giải ở cơ sở,
thì không thể thiếu được sự quản lý của Nhà nước.
Quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở được hiểu là hoạt
động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc theo dõi,
chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở nhằm
13


công tác hoà giải ở cơ sở
Tập 1: Hướng dẫn quản lý công tác hoà giải

củng cố, phát triển tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động
hòa giải ở cơ sở năm 1998, Điều 5 và Điều 6 Nghị định số 160/1999/
NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở năm
1998 (dưới đây viết tắt là Nghị định số 160/1999/NĐ-CP), thì nội
dung quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, bao gồm:
- Ban hành văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động hoà giải
ở cơ sở;
- Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở;

- Xây dựng, phát triển hệ thống mạng lưới Tổ hoà giải và đội
ngũ những người làm công tác hòa giải;

- Tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hòa giải cho người làm công tác
hòa giải;
- Biên soạn, in ấn, phát hành, cung cấp tài liệu hướng dẫn

nghiệp vụ hoà giải ở cơ sở;

- Quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác hoà giải ở cơ sở;
- Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở;

- Sơ kết, tổng kết, đánh giá, thực hiện chế độ báo cáo, thống kê
về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức thi đua, khen thưởng trong công tác hoà giải ở cơ sở.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở

Theo quy định của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải
ở cơ sở năm 1998, Nghị định số 160/1999/NĐ-CP và các văn bản
quy phạm pháp luật như: Nghị định số 62/2003/NĐ-CP ngày
06/6/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
14


Phần I. Hướng dẫn quản lý nhà nước
về công tác hoà giải ở cơ sở

hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Nghị định số 171/2004/NĐCP ngày 29/9/2004 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; Nghị định số 172/2004/NĐ-CP ngày 29/9/2004 của
Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân huyện, quận, thị xÃ, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư liên
tịch số 04/2005/TTLT-TP-NV ngày 05/5/2005 của Bộ Tư pháp và
Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu
tổ chức của các cơ quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân quản
lý nhà nước về công tác tư pháp địa phương thì các cơ quan quản

lý nhà nước về công tác hoà giải ë c¬ së, bao gåm:
2.1. ë trung ­¬ng:

- ChÝnh phđ có nhiệm vụ thống nhất quản lý nhà nước về công
tác hoà giải trong phạm vi cả nước;

- Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện
quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở và chỉ đạo, hướng dẫn
Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác
hoà giải ở địa phương, cụ thể như sau:
+ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động
hoà giải trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền;

+ Hướng dẫn về tổ chức và hoạt động hoà giải trong phạm vi
cả nước;

+ Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn các Sở Tư pháp tổ chức bồi
dưỡng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải;

+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác hòa giải trong phạm
vi cả nước;

+ Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải của Tổ hoà giải trong phạm
vi cả nước;
15


công tác hoà giải ở cơ sở
Tập 1: Hướng dẫn quản lý công tác hoà giải

2.2. ở địa phương:

- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về công tác
hoà giải ở địa phương theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Căn cứ tình hình cụ thể và khả năng ngân sách của địa phương,
Uỷ ban nhân dân các cấp tạo điều kiện, hỗ trợ về kinh phí cho việc
kiện toàn tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ, sơ kết, tổng kết, thi đua,
khen thưởng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hoà giải ở địa phương.

- Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp thực
hiện quản lý nhà nước về công tác hoà giải ở địa phương như sau:

+ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về công tác hoà giải
trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

+ Theo sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh,
hướng dẫn việc thực hiện quy định của cấp trên về tổ chức và hoạt
động hoà giải trong phạm vi địa phương;
+ Tổ chức bồi dưỡng và hướng dẫn Phòng Tư pháp tổ chức bồi
dưỡng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nâng cao nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải;

+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác hòa giải trong
phạm vi địa phương;
+ Sơ kết, tổng kết và báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ
Tư pháp về công tác hoà giải ở địa phương; tổ chức thi đua, khen
thưởng công tác hoà giải ở địa phương.
- Phòng Tư pháp có trách nhiệm:


+ Theo sự chỉ đạo của cơ quan tư pháp cấp trên và của Uỷ ban
nhân dân cấp huyện, h­íng dÉn c¸c Ban T­ ph¸p triĨn khai thùc
hiƯn c¸c quy định về công tác hoà giải ở địa phương; đề xuất với Uỷ
ban nhân dân cấp huyện biện pháp kiện toàn tổ chức và nâng cao
hiệu quả hoạt động hoà giải ở địa phương;
16


Phần I. Hướng dẫn quản lý nhà nước
về công tác hoà giải ở cơ sở

+ Tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hoà giải
cho người làm công tác hòa giải ở địa phương theo hướng dẫn của
cơ quan tư pháp cấp trên;

+ Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác hòa giải ở địa phương;

+ Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải của Tổ hoà giải ở địa phương
và báo cáo về công tác hoà giải với Uỷ ban nhân dân cấp huyện và
cơ quan tư pháp cấp trên; tổ chức thi đua, khen thưởng công tác
hoà giải của Tổ hoà giải ở địa phương.
- Ban T­ ph¸p (c¸n bé t­ ph¸p) cÊp x· cã trách nhiệm:

+ Thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ hoà giải, cung cấp tài
liệu nghiệp vụ cho Tổ hoà giải ở địa phương theo sự hướng dẫn của
cơ quan tư pháp cấp trên;

+ Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc hoạt động của các Tổ hòa giải ở
địa phương;
+ Sơ kết, tổng kết công tác hoà giải của Tổ hoà giải ở địa phương,

báo cáo công tác hoà giải với Uỷ ban nhân dân xÃ, phường, thị trấn
và cơ quan tư pháp cấp trên; thực hiện các thủ tục đề nghị Uỷ ban
nhân dân cấp xà khen thưởng hoặc trình cơ quan cấp trên khen
thưởng đối với công tác hoà giải ở địa phương.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt
động hoà giải ở cơ sở năm 1998, Nghị định số 160/1999/NĐ-CP, thì
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trËn,
c¸c tỉ chøc x· héi kh¸c, c¸c tỉ chøc kinh tế, các cơ quan nhà nước,
các đơn vị vũ trang và công dân có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ
với các cơ quan nhà nước hữu quan, động viên nhân dân trong việc
xây dựng, củng cố Tổ hoà giải và các tổ chức hoà giải khác của
nhân dân trong cộng đồng dân cư; giúp đỡ, tạo điều kiện cho hoạt
động hoà giải ở cơ sở; tham gia hoà giải theo quy định của pháp
luật. Do vậy, trong công tác quản lý nhà nước về hoà giải ở cơ sở, Sở
17


công tác hoà giải ở cơ sở
Tập 1: Hướng dẫn quản lý công tác hoà giải

Tư pháp, Phòng Tư pháp và Ban Tư pháp cấp xà phải lưu ý đến
việc phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên
của Mặt trận, các cơ quan, tổ chức hữu quan nhằm huy động sức
mạnh của cả hệ thống chính trị đối với việc xây dựng và phát triển
hoạt động hoà giải ở cơ sở.
II. NGHIệP Vụ THựC HIệN CáC NHIệM Vụ QUảN Lý NHà NƯớC

Về CÔNG TáC HòA GIảI ở CƠ Sở


1. Xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật
về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở

1.1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động

hoà giải ở cơ sở

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nội
dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước nói chung và trong
hoạt động quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ
sở nói riêng. Việc ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi đối với công tác hoà giải ở
cơ sở là điều kiện quan trọng cho việc duy trì, củng cố, phát triển
công tác này ở mỗi địa phương. Để thực hiện tốt chức năng quản lý
nhà nước về hoà giải ở cơ sở, các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban
Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp xà cần chủ động tham mưu cho Uỷ
ban nhân dân cùng cấp ban hành các văn bản quy phạm pháp luật
về hoà giải ở cơ sở phù hợp với các quy định của pháp luật và thực
tế ở địa phương. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về
hoà giải ở cơ sở là sự cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan
cấp trên, đồng thời để phục vụ yêu cầu quản lý công tác hòa giải ở
địa phương. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được
chia thành hai loại nh­ sau:
18


Phần I. Hướng dẫn quản lý nhà nước
về công tác hoà giải ở cơ sở


- Loại thứ nhất, việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là
để thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp
trên, trong đó quy định việc giao các địa phương phải ban hành
văn bản quy phạm pháp luật. Nhiệm vụ này được xác định ngay
trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan cấp trên.
Các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp
xà có trách nhiệm nắm bắt các nội dung, yêu cầu đặt ra trong văn
bản của cơ quan cấp trên, báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp để tổ
chức xây dựng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
- Loại thứ hai, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật xuất
phát từ yêu cầu quản lý ở địa phương. Để hoạt động này được thực
hiện theo đúng quy định của pháp luật phải xác định rõ sự cần
thiết phải ban hành văn bản, những nội dung cần quy định trong
dự thảo văn bản, thẩm quyền ban hành văn bản. Hình thức văn
bản phải phù hợp với quy định hiện hành. Để đảm bảo văn bản
được xây dựng có hiệu quả, cần chủ động nghiên cứu đầy đủ, toàn
diện các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo,
hướng dẫn của cấp trên về hoà giải ở cơ sở và những lĩnh vực có
liên quan; đánh giá tình hình thực tiễn công tác hoà giải ở địa
phương, dự kiến kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
để báo cáo Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp
xà trong quá trình tham m­u, gióp ban nh©n d©n cïng cÊp x©y
dùng dù thảo các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt
động hòa giải ở cơ sở phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định (theo đúng quy định của Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân).
Ngoài ra, các văn bản hành chính (văn bản cá biệt, đơn hành,
công văn hành chính) cũng chiếm một vị trí hết sức quan trọng.

Trong quá trình giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản
19


công tác hoà giải ở cơ sở
Tập 1: Hướng dẫn quản lý công tác hoà giải

lý nhà nước về công tác hoà giải ở cơ sở, các Sở Tư pháp, Phòng Tư
pháp, Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp xà tự mình ban hành hoặc
tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng
cấp ban hành các văn bản này theo quy định của pháp luật và thực
tế của địa phương, cụ thể như: ban hành công văn đôn đốc, hướng
dẫn nghiệp vụ, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen
thưởng, công nhận Tổ hoà giải, bầu, miễn nhiệm tổ viên Tổ hoà
giải Việc xây dựng các loại văn bản này cần bám sát các văn bản
quy phạm pháp luật, sự hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan Tư pháp
cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp.
1.2. Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức
và hoạt động hoà giải ở cơ sở

Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức
và hoạt động hoà giải ở cơ sở là một nội dung quan trọng của quản
lý nhà nước.

- ở cấp tỉnh, các Sở Tư pháp phải nắm rõ được thực trạng công
tác hoà giải trên địa bàn toàn tỉnh, đội ngũ hoà giải viên, đặc điểm
của từng địa bàn cấp huyện, thực trạng công tác quản lý, sự quan
tâm của cấp uỷ, chính quyền địa phương đối với công tác này,
những mặt mạnh, mặt hạn chế, nguyên nhân của nó trên từng địa
bàn. Trên cơ sở đó, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có kế

hoạch phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về hoà giải ở cơ sở đến các sở, ban, ngành, đoàn
thể có liên quan, Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- ở cấp huyện, Phòng Tư pháp cần bám sát, nắm vững thực tế
công tác hoà giải ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện đầy đủ, cụ thể hơn
để tham m­u cho ban nh©n d©n cÊp hun cã kế hoạch quán
triệt, triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đến các
phòng, ban có liên quan, Uỷ ban nhân dân xÃ, phường, thị trấn trên
địa bàn.
20


Phần I. Hướng dẫn quản lý nhà nước
về công tác hoà giải ở cơ sở

- ở cấp xÃ, Ban Tư ph¸p (c¸n bé t­ ph¸p) cÊp x· cã tr¸ch nhiƯm
gióp Uỷ ban nhân dân cùng cấp quán triệt, tổ chức triển khai, trực
tiếp hướng dẫn các Tổ hòa giải, tổ viên Tổ hòa giải thực hiện các văn
bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.

ở những địa phương tư pháp cấp xà được tổ chức theo mô hình
Ban Tư pháp, thì Trưởng Ban Tư pháp (là Chủ tịch hoặc Phó Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân xÃ) trực tiếp tổ chức chỉ đạo công tác quản lý
nhà nước về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở. Việc theo dõi,
hướng dẫn, nắm tình hình cụ thể về tổ chức và hoạt động hoà giải ở
cơ sở có thể giao cho một số thành viên kiêm nhiệm như: cán bộ mặt
trận, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, nhưng cán bộ tư pháp cần
phải là người chủ trì trực tiếp giúp Trưởng ban triển khai các nhiệm
vụ quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch của Uỷ ban nhân dân

về công tác hoà giải ở cơ sở

Với trách nhiệm là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân
dân, hàng năm, các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp (cán
bộ tư pháp) cấp xà cần phải chủ động tham mưu, giúp Uỷ ban nhân
dân cùng cấp xây dựng kế hoạch thực hiện công tác hoà giải ở cơ
sở trong tổng thể kế hoạch chung của công tác tư pháp hoặc kế
hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương.
a. Các bước xây dựng kế hoạch:

Bước 1: Chuẩn bị xây dựng dự thảo kế hoạch

ở bước này, cần phải rà soát tất cả các văn bản của các cấp uỷ
đảng và các cơ quan nhà nước, sự hướng dẫn của các cơ quan tư pháp
cấp trên về công tác hoà giải ở cơ sở, đánh giá thực trạng công tác
hoà giải ở cơ sở trên địa bàn địa phương. Các công việc này cho phép
cơ quan, công chức chủ trì soạn thảo kế hoạch, nắm được những
21


công tác hoà giải ở cơ sở
Tập 1: Hướng dẫn quản lý công tác hoà giải

yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra đối với công tác hoà giải ở cơ sở trong giai
đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, xác định được những công việc, nhiệm
vụ cụ thể cần phải triển khai thực hiện.
Việc xây dựng kế hoạch này cần phù hợp với điều kiện về kinh
phí của địa phương. Nếu kinh phí thực hiện kế hoạch đà được dự
trù trong dự toán kinh phí hàng năm thì cần bám sát thực hiện
theo dự toán đó. Nếu kinh phí thực hiện kế hoạch chưa có trong dự

toán hàng năm thì cần thiết xác định cụ thể kinh phí trong kế
hoạch trình Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
Bước 2: Xây dựng dự thảo kế hoạch

Trên cơ sở những chuẩn bị nêu trên, tiến hành dự thảo kế hoạch.
Kế hoạch thực hiện công tác hoà giải ở cơ sở cần được xây dựng rõ
ràng, cụ thể, trong đó thường bao gồm những nội dung như:
- Mục đích, yêu cầu;

- Nội dung công việc;
- Cơ quan thực hiện;
- Tiến độ;

- Kinh phí.

Bước 3: Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo kế hoạch

Để đảm bảo tính khả thi và sự phối hợp trong quá trình triển
khai thực hiện, dự thảo kế hoạch cần được gửi lấy ý kiến các cơ
quan, tổ chức có liên quan vào dự thảo kế hoạch.
Bước 4: Trình phê duyệt kế hoạch

Trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức hữu
quan, các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp (cán bộ t­
ph¸p) cÊp x· cã tr¸ch nhƯm chØnh sưa, bỉ sung, hoàn thiện dự thảo
kế hoạch trình Uỷ ban nhân dân hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cùng cấp phê duyệt.
22



Phần I. Hướng dẫn quản lý nhà nước
về công tác hoà giải ở cơ sở

b. Tổ chức thực hiện kế hoạch:

Sau khi kế hoạch được Uỷ ban nhân dân hoặc Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cùng cấp phê duyệt, nhiệm vơ quan träng lµ tỉ chøc, triĨn
khai thùc hiƯn kÕ hoạch. Công việc đầu tiên của công tác tổ chức thực
hiện là việc phổ biến, quán triệt kế hoạch đến những đối tượng thực
hiện và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trường hợp cần có sự phối
hợp thực hiện kế hoạch của các cơ quan, tổ chức thì có thể tiến hành
việc tổ chức họp thông báo, bàn cách thức tổ chức thực hiện. Đây là
công việc có ý nghÜa quan träng t¹o ra sù nhËn thøc thèng nhất, đồng
thuận, phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả trong quá trình triển khai kế
hoạch. Trong quá trình tổ chức thực hiện, các Sở Tư pháp, Phòng Tư
pháp, Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp xà phải luôn luôn theo dõi,
nắm bắt tình hình, kết quả tổ chức thực hiện, kịp thời hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc; định
kỳ kiểm tra, đánh giá kết quả, thống kê, báo cáo đối với cơ quan Tư
pháp cấp trên, Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng
cấp; tiến hành việc sơ kết, tổng kết theo định kỳ nhằm đảm bảo kế
hoạch được triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao nhất.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, sự phối hợp của các cơ
quan, ban ngành, chính quyền địa phương không chặt chẽ, tiến độ
thực hiện chậm, chất lượng công việc chưa đạt yêu cầu, các Sở Tư
pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp xà phải
chủ động tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, đôn
đốc, hướng dẫn nhằm bảo đảm thực hiện kế hoạch theo đúng yêu
cầu về nội dung và tiến độ đà đề ra.
3. Xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động hòa giải

ở cơ sở
a. Đối với cấp tỉnh, cấp huyện:

Định kỳ, Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp thực hiện rà soát, thống
23


công tác hoà giải ở cơ sở
Tập 1: Hướng dẫn quản lý công tác hoà giải

kê số liệu về công tác tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở trên địa
bàn, kịp thời hướng dẫn, có biện pháp củng cố, kiện toàn, phát triển
và nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ hoà giải và tổ viên Tổ
hòa giải ở địa phương.
b. Đối với cấp xÃ:

- Củng cố, kiện toàn tổ chức các Tổ hoà giải ở cơ sở hiện có:

+ Rà soát tổ chức Tổ hoà giải ở cơ sở: Để kiện toàn các Tổ hoà
giải hiƯn cã, Ban T­ ph¸p (c¸n bé t­ ph¸p) cÊp xà phối hợp với Mặt
trận Tổ quốc cấp xà và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tiến hành
rà soát số lượng Tổ hoà giải hiện có trong phạm vi xÃ, phường, thị
trấn; rà soát lại tổ viên Tổ hoà giải về số lượng, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ và khả năng đáp ứng yêu cầu công tác, số người cần
được bổ sung, các trường hợp thôi không làm tổ viên Tổ hoà giải nếu
có; trên cơ sở đó, đề xuất, kiến nghị về mặt tổ chức, hoạt động, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ viên Tổ hoà giải.
+ Bầu bổ sung tổ viên Tổ hoà giải: Việc bầu bổ sung tổ viên Tổ
hoà giải được tiến hành trong trường hợp số lượng tổ viên Tổ hoà giải
thiếu theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu thực tế của

công việc. Trong trường hợp này, Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp
xà chủ động báo cáo với Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xà thông báo cho
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xà chuẩn bị công tác lựa chọn, giới thiệu
người để nhân dân thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố bầu tổ viên Tổ hoà
giải. Trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố tổ chức và chủ trì các
cuộc họp nhân dân, họp chủ hộ hoặc tổ chức việc phát phiếu lấy ý
kiến chủ hộ để bầu tổ viên Tổ hoà giải. Biên bản bầu bổ sung tổ viên
Tổ hoà giải được gửi đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xÃ, phường, thị
trấn xem xét để công nhận. Trên cơ sở kết quả bầu tổ viên Tổ hoà
giải, Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp x· tham m­u cho Uû ban
nh©n d©n cÊp x· ra quyết định công nhận tổ viên Tổ hoà giải.
+ Miễn nhiệm đối với tổ viên Tổ hoà giải: Việc miễn nhiƯm tỉ

24


Phần I. Hướng dẫn quản lý nhà nước
về công tác hoà giải ở cơ sở

viên Tổ hoà giải được thực hiện trong các trường hợp: có hành vi vi
phạm pháp luật; có hành vi trái đạo đức xà hội; thiếu nhiệt tình
trong hoạt động hoà giải; theo nguyện vọng cá nhân xin rút khỏi
Tổ hoà giải. Căn cứ biên bản họp nhân dân, họp chủ hộ hoặc kết
quả phiếu lấy ý kiÕn chđ hé vỊ viƯc miƠn nhiƯm tỉ viªn Tổ hoà giải
do trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố chủ trì, Ban Tư pháp (cán
bộ tư pháp) cấp xà đề nghị bằng văn bản để Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân cùng cấp xem xét, quyết định công nhận việc miễn nhiệm. Sau
khi có quyết định miễn nhiệm, Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp
xà cần nhanh chóng đề nghị người được miễn nhiệm bàn giao các
công việc của Tổ hoà giải cho Tổ trưởng Tổ hoà giải và thông báo

để Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xà tiến hành việc bầu bổ sung thành
viên Tổ hoà giải.
- Thành lập Tổ hoà giải mới:

Theo quy định hiện hành, căn cứ đặc điểm, tình hình cụ thể của
cụm dân cư, kết quả cuộc họp thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố, kết quả
cuộc họp các chủ hộ hoặc kết quả phiếu lấy ý kiến các chủ hộ, Ban
Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp xà cần tham mưu, giúp Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cùng cấp quyết định số lượng Tổ hoà giải ở địa phương.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp)
cấp xà phải thường xuyên phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc,
các trưởng thôn, xóm, ấp, bản, tổ trưởng tổ dân phố, khu dân cư...
rà soát, đánh giá nhu cầu về việc có thành lập mới Tổ hoà giải hay
không. Trong trường hợp cần thành lập thêm Tổ hoà giải ở cụm
dân cư thì đề nghị trưởng thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân phố, khu dân
cư lấy ý kiến nhân dân qua cuộc họp thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân
phố, cuộc họp chủ hộ hoặc qua phiếu lấy ý kiến chủ hộ. Căn cứ vào
kết quả nói trên, Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp xà tổng hợp đề
nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xà quyết định số lượng Tổ hoà
giải mới cần thành lập.
25


công tác hoà giải ở cơ sở
Tập 1: Hướng dẫn quản lý công tác hoà giải

Trên cơ sở quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xà về
số lượng Tổ hoà giải ở địa phương, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xÃ
phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn, giới
thiệu người để nhân dân bầu tổ viên Tổ hoà giải.


Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp xà phối hợp chặt chẽ với Mặt
trận Tổ quốc cùng cấp hướng dẫn các thôn, xóm, bản, ấp, tổ dân
phố thành lập Tổ hoà giải, bầu Tổ trưởng, tổ viên Tổ hoà giải theo
đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan tư pháp
cấp trên mà trực tiếp là Phòng Tư pháp.
Trên cơ sở kết quả bầu Tổ trưởng, tổ viên Tổ hoà giải, Ban Tư
pháp (cán bộ tư pháp) cấp xà tham m­u cho Uû ban nh©n d©n cÊp
x· ra quyÕt định công nhận việc thành lập Tổ hoà giải và thành
phần Tổ hoà giải.
- Hướng dẫn hoạt động hoà giải:

Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp xà cần thường xuyên theo
dõi quá trình hoạt động của Tổ hoà giải, tổ viên và Tổ trưởng Tổ
hoà giải để nắm rõ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức, hoạt
động của các Tổ hoà giải và hoà giải viên; đề xuất với Uỷ ban nhân
dân cấp xÃ, cơ quan Tư pháp cấp trên các biện pháp giải quyết.
4. Tổ chức bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hòa giải cho tổ viên Tổ
hoà giải

Việc bồi dưỡng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ tổ viên Tổ hoà
giải là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý
nhà nước về hoà giải ở cơ sở. Đây là hoạt động cần được tổ chức
thực hiện thường xuyên, định kỳ, nhất là trong những thời điểm
sắp xếp, củng cố, kiện toàn, bầu mới các tổ viên Tổ hoà giải hoặc
26



Phần I. Hướng dẫn quản lý nhà nước
về công tác hoà giải ở cơ sở

trong những trường hợp hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt
động hoà giải ở cơ sở có sự sửa đổi, bổ sung.
a. Trách nhiệm của cơ quan tư pháp các cấp trong tổ chức bồi dưỡng
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao
nghiệp vụ hoà giải cho người làm công tác hoà giải như sau:

- Bộ Tư pháp xây dựng chương trình, tài liệu khung về bồi dưỡng
nâng cao kiến thức pháp luật, các chủ trương, chính sách của Đảng
và kỹ năng, nghiệp vụ cho người làm công tác hoà giải.

- Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào
chương trình khung của Bộ Tư pháp, xây dựng chương trình, tài liệu
bồi dưỡng nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương, chính sách
của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kỹ năng, nghiệp vụ hoà giải
cho người làm công tác hoà giải phù hợp với các điều kiện cụ thể của
địa phương, trực tiếp tổ chức bồi dưỡng thí điểm ở địa phương.

- Phòng Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ Ban Tư pháp cÊp x·
tỉ chøc båi d­ìng hc trùc tiÕp thùc hiƯn việc bồi dưỡng đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao nghiệp vụ
hoà giải cho người làm công tác hoà giải. Tuỳ theo điều kiện cụ thể
của từng địa phương, Phòng Tư pháp có thể hỗ trợ về kinh phí, tài
liệu, báo cáo viên...

- Ban Tư ph¸p (c¸n bé t­ ph¸p) cÊp x· thùc hiƯn båi dưỡng
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao
nghiệp vụ hoà giải cho hoà giải viên ở cơ sở theo sự chỉ đạo của cơ

quan tư pháp cấp trên (trực tiếp là Phòng Tư pháp).
b. Nội dung bồi dưỡng, tập huấn:

- Đường lối, chính sách của Đảng;

- Pháp luật của Nhà nước, nhất là những kiến thức pháp luật
liên quan thiết thực đến đời sống của người dân ở cơ sở, thường được
27


công tác hoà giải ở cơ sở
Tập 1: Hướng dẫn quản lý công tác hoà giải

vận dụng trong hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội
bộ nhân dân;
- Kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở.

Bên cạnh việc bồi dưỡng những nội dung trên, cần chú ý đến
việc động viên, khuyến khích các tổ viên Tổ hòa giải rèn luyện,
nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, uy tín, lòng nhiệt tình, ý thức
trách nhiệm để thực sự trở thành những tấm gương trong việc thực
hiện pháp luật, góp phần xây dựng và phát triển hoạt động hoà giải
ở cơ sở.

Ngoài ra, cần chú ý hướng dẫn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng
phối hợp, điều hành công việc dành cho các Tổ trưởng Tổ hoà giải
nhằm giúp họ thực hiện tốt việc phối hợp, điều hành các thành
viên của Tổ hoà giải có hiệu quả hơn.
c. Hình thøc båi d­ìng, tËp hn:
- Më c¸c líp båi d­ìng, tập huấn.


Ngoài ra, các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và Ban Tư pháp (cán
bộ tư pháp) cấp xà cần tham mưu cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
cùng cấp định kỳ tổ chức các cuộc thi hòa giải viên giỏi, các diễn
đàn trao đổi, các cuộc họp giao ban nghiệp vụ hàng tháng, hàng
quý, tổng kết năm hoặc trực tiếp làm việc với các Tổ hoà giải, qua
đó góp phần nâng cao nghiệp vụ và giải quyết khó khăn, vướng
mắc trong tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở.
d. Để việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho người làm công
tác hoà giải đạt được kết quả tốt, các Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp,
Ban Tư pháp (cán bộ tư pháp) cấp xà cần tiến hành một số công
việc sau đây:

- Thường xuyên theo dõi, nắm bắt trình độ, năng lực của đội ngũ
tổ viên Tổ hoà giải ở cơ sở;
28


×