Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

KY NANG TIM KIEM DOC HIEU TAI LIEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
TRUNG TÂM HỖ TRỢ - PHÁT TRIỂN DẠY VÀ HỌC

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN KỸ NĂNG MỀM

Chuyên đề:

KỸ NĂNG TÌM KIẾM TÀI LIỆU,
ĐỌC HIỂU VÀ GHI NHỚ TÀI LIỆU
Biên soạn:
Dương Ngọc Vân Khanh
Cập nhật:
Huỳnh Đăng Khoa
Nguyễn Thái Toàn

(Lưu hành nội bộ)
TRÀ VINH – THÁNG 12/2020


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TÌM KIẾM THƠNG TIN TRÊN INTERNET ....................................... 2
1.1.

Thơng tin là gì? .............................................................................................. 2

1.2.

Các dạng thông tin ......................................................................................... 2

1.3.



Các lĩnh vực thông tin .................................................................................... 3

1.4.

Các cơng cụ tìm kiếm trên Internet ................................................................ 4

1.4.1.

Bộ máy tìm kiếm (Search Engines) ........................................................ 4

1.4.2.

Cổng thông tin (Portals).......................................................................... 5

1.5.

Kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên Internet ....................................................... 6

1.5.1.

Bước 1: Phân tích u cầu tìm ................................................................ 7

1.5.2.

Bước 2: Diễn đạt lệnh tìm kiếm ............................................................. 7

1.5.3.

Bước 3: Đánh giá kết quả tìm kiếm ........................................................ 8


1.5.4.

Lưu ý về việc trích dẫn ........................................................................... 9

1.6.

Giới thiệu máy tìm kiếm Google .................................................................... 9

1.6.1

. Các phép tốn của lệnh tìm................................................................. 10

1.6.2

. Tìm kiếm nâng cao với Google .......................................................... 11

1.7.

Một số cú pháp tìm kiếm nâng cao trong Google ........................................ 12

1.7.1

. Tìm theo loại tài liệu ........................................................................... 12

1.7.2

. Tìm trong phạm vi một website cụ thể ............................................... 12

1.7.3


. Tìm theo tiêu đề .................................................................................. 13

1.7.4

. Tìm theo URL (địa chỉ website) ......................................................... 14

CHƯƠNG 2. ĐỌC HIỂU VÀ GHI NHỚ TÀI LIỆU ................................................. 15
2.1.

Các cấp độ đọc ............................................................................................. 15
i


2.2.

Phương pháp đọc SQ3R ............................................................................... 16

2.3.

Phương pháp đọc POWER ........................................................................... 20

2.4.

Phương pháp đọc PRESP ............................................................................. 21

2.5.

Một số phương pháp ghi nhớ kiến thức khi đọc tài liệu .............................. 22


2.5.1

Sơ đồ tư duy Mindmap ......................................................................... 22

2.5.2

Một số kỹ thuật giúp hiểu và nhớ bài lâu hơn ...................................... 25

2.6.

Kết luận ........................................................................................................ 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 28

ii


GIỚI THIỆU
Tìm kiếm thơng tin là hoạt động phổ biến đối với người sử dụng Internet. So
với thông tin lưu trữ trên những phương tiện khác, thông tin lưu trữ trên Internet được
truy cập và tìm kiếm dễ dàng hơn. Ngồi ra, kết quả tìm kiếm đạt được nhiều hơn so
với việc tìm kiếm thơng tin lưu trữ trên các phương tiện khác. Đây là điểm mạnh nhưng
đôi khi cũng là điểm yếu của Internet vì khi kết quả trả về quá nhiều, ta phải tốn thời
gian để lọc lại những thơng tin phù hợp. Trên Internet có rất nhiều trang Web cung cấp
các cơng cụ tìm kiếm (search engines). Mỗi cơng cụ tìm kiếm có những điểm mạnh và
điểm yếu riêng.
Bên cạnh việc tìm kiếm thơng tin trên Internet, đọc sách cũng được xem là một
trong những khâu quan trọng đầu tiên giúp sinh viên tiếp thu tri thức và phát triển
phương pháp tự học hiệu quả trong quá trình học tập. Đọc sách cũng cần xác định mục
tiêu cho chính mình như đọc sách gì? liên quan đến chun ngành của mình như thế

nào? mục đích của việc đọc sách này là gì? chúng có giúp giải quyết vấn đề mình đang
tìm kiếm hay khơng? Tự đặt câu hỏi và xác định mục tiêu sẽ giúp sinh viên hạn chế
được vấn đề lan man và tăng sự tập trung cho học tập.
Tài liệu này được biên soạn nhằm trang bị cho sinh viên những kỹ năng cơ bản
để tìm kiếm thơng tin trên Internet và vận dụng các phương pháp đọc hiệu quả phục
vụ học tập.

1


CHƯƠNG 1. TÌM KIẾM THƠNG TIN TRÊN INTERNET
Trước khi truy cập và tìm kiếm thơng tin trên Internet, ta cần chú ý một số đặc
điểm sau để nâng cao hiệu quả:
Internet không phải một thư viện. Thông tin trên Internet không được xử lý
hay phân loại theo những tiêu chuẩn, quy định nghiệm ngặt giống như một thư viện.
-

Nội dung trên Internet luôn được cập nhật, bổ sung và đôi lúc bị xóa bỏ.

-

Internet chỉ là một trong những cơng cụ hỗ trợ trong việc tìm kiếm thơng tin.

-

Kết quả tìm kiếm của các cơng cụ tìm kiếm khơng hẳn là đầy đủ.

-

Những thơng tin tìm thấy trên Internet có thể khơng chính xác.


-

Những thơng tin bổ ích lại thường khơng được cung cấp miễn phí.

1.1. Thơng tin là gì?
Từ Latin “Informatio”, gốc của từ hiện đại “information” (thông tin) có hai nghĩa.
Một, nó chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (form). Hai, tuỳ theo tình huống,
nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên cùng
với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo.
Theo nghĩa thông thường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán
đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thơng tin hình thành trong q trình giao
tiếp: một người có thể nhận thơng tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiên thông
tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi
trường xung quanh.
Trên quan điểm Triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới
vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v...hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện
tác động lên giác quan của con người.
Từ điển Oxford English Dictionary thì cho rằng thơng tin là "điều mà người ta đánh
giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức". Từ điển khác thì đơn giản đồng nhất thông tin với kiến
thức: "Thông tin là điều mà người ta biết" hoặc "thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng
thêm sự hiểu biết của con người" v,v...
Như vậy, những gì mang lại sự hiểu biết cho con người đều được xem là thông tin.
1.2. Các dạng thơng tin
Về cơ bản, thơng tin có thể được tổ chức dưới các dạng sau:
Văn bản (Text): tài liệu, giáo trình, sách, bài báo khoa học, tạp chí. Dạng này
được tổ chức trên máy tính dưới dạng những tập tin có phần mở rộng: .DOC (Word), .PDF,
.TXT,.
-


2


Hình ảnh (Image): hình chụp, hình vẽ, biểu đồ, đồ thị. Dạng này được tổ chức
trên máy tính dưới dạng những tập tin có phần mở rộng: .JPG, .GIF, .PNG,.
-

Nghe nhìn (Multimedia): bao gồm các đoạn âm thanh, video hay hoạt hình.
Dạng này được tổ chức trên máy tính dưới dạng những tập tin có phần mở rộng: .MP3,
.MP4, .AVI,.
-

1.3. Các lĩnh vực thông tin
Không thể liệt kê hết tất cả lĩnh vực thơng tin trên Internet; tuy nhiên, nhìn chung
Internet thường bao gồm những thông tin sau đây:
-

Các sự kiện đang diễn ra (ví dụ: tin tức ngày hơm nay, hay những xu hướng

-

Thời sự, sự kiện (ví dụ: chỉ số chứng khốn, thơng tin sản phẩm).

-

Khoa học, chun ngành (ví dụ: các chính sách hiện hành, luật pháp).

-

Văn hóa, giải trí (ví dụ: phim, nhạc, truyền hình).


mới nhất).

Mỗi lĩnh vực thơng tin có thể được cung cấp bởi các nguồn khác nhau. Sau đây là
một vài ví dụ:
Nguồn xuất bản

Thơng tin cung cấp
• Thơng tin tổ chức, thành viên

Các hiệp hội và viện nghiên cứu
Viện nghiên cứu quốc tế về phát triển bền
vững (IISD)

• Báo cáo hoạt động; nghiên cứu chun
mơn,…

Các doanh nghiệp

• Thơng tin về sản phẩm, cơng ty

Vinacafe

• Báo cáo thường niên

Cơng ty Ford Việt Nam


• Thơng cáo và báo cáo báo chí


Các phương tiện truyền thơng

• Các bài báo tồn văn chọn lọc

Thời báo Kinh tế Việt Nam

• Lưu trữ các số đã ra



• Thơng tin đặt mua tài liệu

• Thơng tin về nơi cung cấp dịch vụ

3


Các cơ quan giáo dục

• Thơng tin về các khóa học

Đai học Trà Vinh

• Thơng tin học vụ, thời khóa biểu, điểm số,
học bổng...

Đai học Bách khoa TPHCM


• Danh mục thư viện


Viện Cơng nghệ Massachussette


• Tài liệu, báo cáo và hướng dẫn nghiên cứu

Các cơ quan chính phủ
Bộ NN&PTNT

• Dữ liệu thống kê, luật pháp, thơng cáo báo
chí

Bộ GD&ĐT

• Văn bản, báo cáo, chính sách

Bộ Thương mại

• Thơng tin liên hệ

Liên hợp quốc
• Báo cáo, thơng cáo báo chí

Các tổ chức/nhóm

Tổ chức Du lịch Thế giới ld- • Danh mục, tài liệu tồn văn
tourism.org
• Thơng tin tổ chức và các hoạt động
Mạng thông tin về quyền trẻ em
• Kết nối đến các trang web liên quan

www.crin.org
Các cá nhân

• Quan điểm cá nhân, gia đình

Các chun gia, những người hoạt động
trong một lĩnh vực nào đó, những người nổi
tiếng, khơng nổi tiếng hoặc bất kỳ ai.

• Sở thích và quan tâm cá nhân
• Các hoạt động, cơng trình nghiên cứu, thơng
tin hướng dẫn.

1.4. Các cơng cụ tìm kiếm trên Internet
1.4.1. Bộ máy tìm kiếm (Search Engines)
Các máy tìm kiếm làm việc theo nguyên tắc tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu được tự
động xây dựng bởi một robot, không phải do con người xây dựng. Máy tìm kiếm sẽ so sánh
các từ khóa do người dùng gõ vào cửa sổ tìm kiếm với các từ trong các trang web mà nó lưu
trữ.
Lượng thơng tin mà các máy tìm kiếm có thể bao qt tùy thuộc vào số lượng trang
web mà nó thu thập và xử lý được, tất nhiên nó sẽ phát triển theo thời gian. Google có cơ sở
dữ liệu lớn nhất đến thời điểm này. Tuy nhiên, cần lưu ý là khơng có một bộ máy tìm kiếm
nào có thể bao qt được tồn bộ thông tin trên Internet về một chủ đề.

4


Kết quả tìm kiếm của bạn có phù hợp hay khơng là phụ thuộc vào khả năng sử dụng
từ khóa, cú pháp và tính năng của bộ máy tìm kiếm và diện bao quát của máy tìm kiếm mà
bạn sử dụng.



Điểm mạnh: tìm nhanh và chính xác khi tìm kiếm một tài liệu cụ thể (tên tài
liệu, tên người, tổ chức đã biết), tìm các chủ đề khó phân loại.



Điểm yếu: Khơng cho phép có một cái nhìn tổng qt về một chủ đề cụ thể
(trong đó có những chủ đề nhỏ mà bạn chưa biết), độ tin cậy thấp, số lượng lớn
kết quả đối với 1 yêu cầu tìm kiếm đơn giản.

Một số máy tìm kiếm tiêu biểu trên thế giới:
- Google: />- Yahoo: />- Bing: />- AltaVista: />- Teoma:
- Ask: />
Một số máy tìm kiếm phát triển tại Việt Nam
- Xa lộ: www.xalo.vn
- Tìm nhanh: www.timnhanh.com
- Tìm

kiếm

nhạc,

video:

www.baamboo.com;

;



- Monava: www.monava.vn
- Tra cứu bản đồ: www.diadiem.com
- Cốc cốc: />
1.4.2. Cổng thông tin (Portals)
Cổng thông tin cung cấp các thông tin chuyên biệt về một lĩnh vực cụ thể, thường
có cơng cụ tìm kiếm của riêng mình và được tổ chức theo thứ bậc.
Các cổng thông tin do con người tập hợp thông tin, biên soạn, và sắp xếp theo một
hệ thống phân loại. Đôi khi các cổng thông tin do các chuyên gia trong một lĩnh vực tập

5


hợp. Điều này có nghĩa là thơng tin nhìn chung đã được thẩm định và đánh giá về sự phù
hợp cũng như chất lượng.
Trong cổng thơng tin, bạn đọc có thể xem lướt theo chủ đề và có thể tìm kiếm.
Ví dụ về một số cổng thơng tin:
- ELDIS

Cổng thông tin phát triển ELDIS cung cấp một điểm truy cập trung tâm tới các
thông tin về phát triển, các hướng dẫn theo từng chủ đề phát triển, thông tin phát triển về từng
quốc gia, tin tức, thông tin tuyển dụng, và các tư liệu khác.
- Thư viện ảo trên mạng

Thư viện ảo trên mạng được tự mô tả như là danh mục lâu đời nhất trên web do
Tim Berners-Lee, người kiến tạo nên mạng web, xây dựng. Thư viện ảo được quản lý bởi
một nhóm các tình nguyện viên là các chuyên gia về nhiều lĩnh vực. Thư viện ảo này được
coi là một trong những cổng thông tin có chất lượng về một số lĩnh vực, tuy nhiên nó khơng
phải là cơ sở dữ liệu lớn nhất. Thư viện ảo này được sắp xếp theo trật tự chữ cái, theo chủ đề
và cũng có cơng cụ tìm kiếm riêng.
- Cổng thông tin khoa học xã hội SOSIG (Social Science Information Gateway)



Cung cấp thông tin về các nguồn tin có chất lượng cao cho những người nghiên
cứu về khoa học xã hội. Thông tin được sắp xếp theo chủ đề, và cũng có cơng cụ tìm kiếm
riêng.
- Một số cổng thông tin ở Việt Nam như:

Cổng thông tin điện tử Chính phủ Việt Nam: />Cổng thơng tin một cửa quốc gia: />Cổng thông tin Bộ Y tế: />Cổng thông tin điện tử Tỉnh Trà Vinh:
Cổng thông tin du lịch Tỉnh Trà Vinh: />1.5. Kỹ năng tìm kiếm thơng tin trên Internet
Nhằm giúp kết quả tìm kiếm đúng với mục đích đề ra, ta nên có chiến lược tìm
kiếm phù hợp. Sau đây là 3 bước đề xuất:
Bước 1: Phân tích u cầu tìm.
Bước 2: Diễn đạt lệnh tìm kiếm.
Bước 3: Đánh giá kết quả tìm kiếm.

6


1.5.1. Bước 1: Phân tích u cầu tìm
Ta cần đặt ra các câu hỏi sau và trả lời chúng để xác định được mục tiêu tìm: Tìm
thơng tin gì? Cho mục đích gì? Loại thơng tin nào bạn cần? Sau đó biến mục tiêu tìm thành
một câu hồn chỉnh.
Ví dụ: Bạn quan tâm đến thông tin về nạn buôn bán trẻ em. Thực hiện bước 1: Phân
tích, đặt các câu hỏi thích hợp:
- Bn bán trẻ em ở vùng nào, nước nào?
- Thơng tin nóng hổi hiện nay hay lịch sử?
- Tổ chức, cơ quan, hiệp hội nào có thể cung cấp thơng tin? Website của họ?

Sau đó, biến thành câu hồn chỉnh, chẳng hạn như: Nạn bn bán trẻ em từ Việt
Nam sang Trung Quốc.

Phân chia thành các khái niệm nhỏ:
Khái niệm 1

Khái niệm 2

Khái niệm 3

Buôn bán trẻ em

Việt Nam

Trung Quốc

Tìm các từ đồng nghĩa, cách viết khác:
Khái niệm 1

Khái niệm 2

Khái niệm 3

Buôn bán trẻ em

Việt Nam

Trung Quốc

Bắt cóc trẻ em

Vietnam


China

Trafficking

Viet Nam

Chinese

Child

Vietnamese

Children
1.5.2. Bước 2: Diễn đạt lệnh tìm kiếm
• Đưa từ khóa quan trọng nhất lên đầu.
• Chỉ nhập từ khóa, khơng nhập câu hồn chỉnh.
• Khơng phân biệt chữ HOA và chữ thường.
• Với mỗi lệnh tìm kiếm, nếu vẫn chưa đạt mục tiêu thì thay đổi lần lượt các
khái niệm để có kết quả như mong muốn.
Ví dụ: Thử lần lượt các lệnh sau cho đến khi đạt mục tiêu:

7


-

Buôn bán trẻ em Việt Nam Trung Quốc.

-


“Buôn bán trẻ em” Việt Nam Trung Quốc.

-

Trafficking Viet Nam China...

1.5.3. Bước 3: Đánh giá kết quả tìm kiếm
Để đánh giá độ chính xác của thông tin, ta cần cân nhắc thông tin đó thuộc lĩnh vực
nào, chuyên ngành nào để có thể chọn website sao cho phù hợp. Ta có thể dựa vào một số
yếu tố sau:
• Tác giả
o Bạn có thể tìm thấy tên tác giả bài viết đó hay khơng?
o Trình độ, chun mơn của tác giả? Tác giả đó có đáng tin cậy hay khơng?
o Trang web ấy có uy tín, thơng tin liên hệ rõ ràng hay khơng?
o Trang web ấy thuộc về cá nhân hay tổ chức? (nếu là cá nhân thì mức độ tin

cậy thấp hơn của tổ chức).
• Địa chỉ trang web như thế nào?
o Hãy đọc địa chỉ trang web trên cửa sổ trình duyệt xem: nếu có những dấu ~
thì có khả năng đây là trang web của cá nhân.
o Quan sát tên miền Website thuộc loại nào, ví dụ:


COM: Thương mại (Commercial).



EDU: Giáo dục (Education).




NET: Mạng lưới (Network).



INT: Các tổ chức quốc tế (International Organisations).



ORG: Các tổ chức khác (Other Organizations).



MIL: Quân sự (Military).



GOV: Nhà nước (Government).

• Tính học thuật: Chú ý sự chính xác của các thơng tin
o Những thuật ngữ chuyên ngành, các trích dẫn, thậm chí là chính tả...
o Số liệu, thông số kỹ thuật.
o Tài liệu tham khảo.

8


• Mục đích của trang web đó là gì?
o


Trang web này là trang web thương mại hay là tổ chức phi lợi nhuận.

o

Trang web này dành cho mọi người hay chỉ dành cho một số người.

o

Trang web này nêu nhận định hay là cơng bố sự kiện.

o

Góc nhìn của tác giả có thiên vị hay khơng?

• Thơng tin có chính xác khơng?
o

Có điều gì để xác minh thơng tin đó hay khơng?

o Đơi khi việc sai chính tả, sai ngữ pháp cũng có thể làm giảm giá trị của
thơng tin đó.
o Bằng cách nào mà bạn có thể liên kết đến trang web: xuất phát từ một
diễn đàn hay từ trang web của một tổ chức tin cậy? hay từ một blog của một người
nào đó?
• Thơng tin đó cũ hay mới?

o Sự cập nhật thông tin (ngày cập nhật cuối cùng).
Cuối cùng, hãy suy nghĩ trước khi nhấp chuột.
1.5.4. Lưu ý về việc trích dẫn
Bạn có thể khơng cần trả phí để đọc các thơng tin trên web. Tuy nhiên, nếu sử dụng

thông tin ấy để phục vụ cho việc học, làm việc thì bạn hãy nên tơn trọng nguồn gốc, tác giả
và bản quyền của thông tin ấy. Việc trích dẫn nguồn gốc tài liệu mà bạn đã lấy từ đầu là một
trong những việc làm tôn trọng. Việc làm này khơng tốn thời gian và nó cịn giúp cho những
tài liệu bạn viết trở nên có giá trị hơn, đáng tin cậy hơn. Hơn nữa, việc này sẽ giúp bạn tìm
lại nguồn gốc của thơng tin khi cần bổ sung cập nhật mới. Đây cũng là kỹ năng quan trọng
trong kỷ nguyên số này.
Có rất nhiều cách để trích dẫn tài liệu trên web. Có 2 mẫu chuẩn là MLA và APA.
Bạn có thể vào 2 trang web sau đây để tham khảo chi tiết định dạng www.apastyle.org,
www.mla.org.
1.6. Giới thiệu máy tìm kiếm Google
Hiện nay, có thể nói Google là cơng cụ tìm kiếm đa năng nhất. Nó có khả năng tìm
kiếm trên vài tỉ trang Web.
Nhập địa chỉ Google.com vào thanh địa chỉ của trình duyệt web. Khi tải xong, trang
chủ của cơng cụ tìm kiếm Google hiển thị như sau:

9


Hình 1. Giao diện của bộ máy tìm kiếm Google
Nhập thơng tin muốn tìm vào hộp văn bản rồi nhấp Enter hoặc Nhấp vào nút lệnh
Google Search (hình kính lúp). Thơng tin tìm kiếm thường là các từ khóa (keyword) hoặc
một cụm từ đặc trưng nhất.
1.6.1. Các phép toán của lệnh tìm:


Dấu “+”: ở trước các từ mà bạn muốn phải xuất hiện trong kết quả.



Dấu “-”: ở trước các từ mà bạn muốn không xuất hiện trong kết quả.




Dấu “ ” : (VD: “buôn bán trẻ em”) cụm từ xuất hiện chính xác trong kết quả.



Dùng các tốn tử Boolean: AND, OR, NOT.

Ghi chú: Không nên nhập vào những từ khóa có nội dung tổng qt vì kết quả tìm
kiếm sẽ rất nhiều, thơng tin được trả về sẽ khơng gần với nội dung muốn tìm.
Ví dụ: Muốn tìm tài liệu hướng dẫn sử dụng Word, ta sử dụng từ khóa “Word” để
tìm thì kết quả trả về có thể lên đến vài triệu trang. Trong trường hợp này, ta có thể sử dụng
cụm từ “How to use Word” hoặc là “How to use MS Word 2019” thay vì chỉ dùng từ “Word”,
như thế thì kết quả trả về sẽ tốt hơn. Nếu kết quả trả về nhiều thì những trang Web có chứa
thơng tin gần với thơng tin cần tìm nhất sẽ được liệt kê trước, những trang ít thông tin hơn
được liệt kê sau.
Để xem kết quả tìm kiếm, nhấp chuột vào một trong các liên kết được liệt kê ra. Ngồi
ra, ta có thể nhấp chuột phải vào liên kết rồi chọn Open link in New Tab hoặc Open link in
New Window, làm như thế ta vẫn giữ được trang kết quả tìm kiếm.

10


Hình 2. Kết quả tìm kiếm với từ khóa “how to use ms word 2019”

1.6.2. Tìm kiếm nâng cao với Google
Trong trường hợp muốn có kết quả tìm kiếm gần với thơng tin đang tìm, ta sử dụng
chức năng tìm kiếm nâng cao của Google (Advanced Search).


Hình 3. Giao diện trang tìm kiếm nâng cao của Goolge

Ta lựa chọn các thơng số tìm kiếm thích hợp (kết quả trên mỗi trang, ngơn ngữ,
loại tệp,...) rồi nhấp vào nút Tìm kiếm nâng cao.

11


1.7. Một số cú pháp tìm kiếm nâng cao trong Google
1.7.1. Tìm theo loại tài liệu
Ta có thể tìm các tập tin Word, Powerpoint hay PDF. có liên quan đến từ khóa. Tất
nhiên, để sử dụng cú pháp này, ta phải biết phần mở rộng của các loại tập tin cần tìm.
Cú pháp: [từ khóa] filetype:[phần mở rộng]
Ví dụ: để tìm các tập tin Word có liên quan đến từ khóa Kỹ năng giao tiếp, ta gõ
lệnh tìm kiếm vào Google như sau: Kỹ năng giao tiếp filetype:doc

Hình 4. Tìm kiếm với cú pháp Filetype

Đối với các kết quả của cú pháp này, ta nhấp vào link thì sẽ tải được tập tin đó về
máy ngay.
1.7.2. Tìm trong phạm vi một website cụ thể
Giới hạn kết quả tìm kiếm về những trang trong một website cụ thể.
Cú pháp: [từ khóa] site:[địa chỉ website]
Ví dụ: Muốn tìm những thơng tin liên quan đến học bổng được đăng trong website
của trường Đại học Trà Vinh, ta có thể gõ lệnh tìm kiếm như sau: học bổng site:tvu.edu.vn
Lưu ý: sau “site” khơng có www

12



Hình 5. Tìm kiếm với cú pháp site

1.7.3. Tìm theo tiêu đề
Giới hạn kết quả tìm kiếm về những trang có chứa từ đó trong tiêu đề trang web.
Cú pháp: intitle:[từ khóa]
Ví dụ: Để tìm kiếm các trang web có tiêu đề liên quan đến từ học bổng Australia,
ta gõ lệnh tìm kiếm như sau: intitle:học bổng Australia

Hình 6. Tìm kiếm với cú pháp Intitle

13


1.7.4. Tìm theo URL (địa chỉ website)
Giới hạn kết quả tìm kiếm về những địa chỉ URL có chứa từ khóa tìm kiếm.
Cú pháp: Inurl:[từ khóa]
Ví dụ: Để tìm kiếm các trang web có địa chỉ chứa từ khóa TVU, ta gõ lệnh tìm
kiếm như sau: Inurl:TVU.

Hình 7. Tìm kiếm với cú pháp Inurl.

14


CHƯƠNG 2. ĐỌC HIỂU VÀ GHI NHỚ TÀI LIỆU
Trên thế giới, việc rèn luyện Kỹ năng đọc nghiên cứu (reading and study skills) đã trở
thành một trong những nhiệm vụ đào tạo cực kỳ quan trọng trong nhà trường. Trong các kì
nghỉ hè và cơng tác hỗ trợ học tập, người ta thường thành lập rất nhiều trung tâm “Kỹ năng
đọc nghiên cứu”. Ai đã từng tham gia các trung tâm ấy đều rất ngạc nhiên và khẳng định đó
là nơi người học được học tập nhiều cách thức đọc khác nhau. Đó là nền tảng để phát triển

việc đọc có tính chất nghiên cứu thơng qua việc đọc đúng (richtiges Lesen), đọc làm nổi bật
cấp độ ý nghĩa (sinnchritten). Đó là cách đọc như là nghệ thuật phân chia đoạn ý
(Gliederungskunst) và trình bày q trình tư duy thơng qua sự kết hợp, kết nối ý nghĩa trong
những câu, những đoạn và từng chương lại với nhau. Việc hiểu và khắc ghi nội dung văn bản
vào trí nhớ phụ thuộc tất cả vào đấy.
Đương nhiên, quá trình này diễn ra có kết quả là nhờ sự luyện tập có phương pháp,
bài bản, kế hoạch khả thi và đạt chất lượng cụ thể. Có khá nhiều phương pháp giúp việc đọc
tài liệu hiệu quả như: SQ3R, Power,... Tuy nhiên, trong khn khổ tài liệu này, ta chỉ tìm hiểu
phương pháp SQ3R, một trong những phương pháp được các nhà khoa học đánh giá cao.
2.1.

Các cấp độ đọc

Cấp độ đầu tiên là đọc sơ cấp hay đọc sơ đẳng, đọc cơ bản, đọc khởi đầu. Cách gọi
này cũng nói lên một điều rằng khi độc giả đã nắm vững cấp độ này, tức là họ đã từ chỗ không
biết chữ trở thành biết chữ. Khi thành thạo cấp độ này, người ta học được các điều cơ bản
nhất trong Nghệ thuật đọc sách (The art of reading), được đào tạo cơ bản về đọc, và học được
các kỹ năng đọc đầu tiên. Cấp độ đọc này thường được dạy cho học sinh tiểu học.
Cấp độ đọc thứ hai được gọi là đọc kiểm soát. Đặc trưng của cấp độ này là sự nhấn
mạnh đặc biệt đến thời gian. Khi đọc ở cấp độ này, học sinh được phân bổ một lượng thời
gian nhất định để hoàn tất một lượng bài đọc được giao. Nói cách khác, mục đích của cấp độ
này là cố gắng hiểu càng nhiều trong một khoảng thời gian ấn định trước - thường là một
khoảng thời gian tương đối ngắn, thậm chí là quá ngắn để hiểu được mọi thứ được đề cập
trong sách. Ở cấp độ này, câu hỏi điển hình là “Cuốn sách muốn nói lên điều gì?” hoặc “Kết
cấu cuốn sách như thế nào?”, hay “Cuốn sách gồm những phần nào?”. Như vậy, trong một
khoảng thời than ngắn nhất có thể, đọc giả vừa phải tiếp thu kiến thức bề nổi của cuốn sách,
vừa phải cố gắng hiểu cuốn sách muốn nói gì.
Cấp độ đọc thứ ba được gọi là đọc phân tích. Đây là một hoạt động phức tạp hơn,
nhưng cũng hệ thống hơn hai cấp độ trước. Tùy thuộc vào mức độ khó của bài đọc mà có
nhiều hay ít địi hỏi khắt khe đối với người đọc. Đọc phân tích là đọc kỹ lưỡng, đọc toàn bộ

hay đọc hiệu quả. Nếu đọc kiểm sốt là hình thức đọc tốt nhất, và hồn chỉnh nhất có thể đạt
được trong một thời gian cho trước, thì đọc phân tích là hình thức đọc tốt nhất và hồn chỉnh
nhất có thể đạt được trong một thời gian không xác định. Trong cấp độ này, độc giả

15


giành lấy một cuốn sách, và nghiền ngẫm nó cho đến khi nó trở thành của riêng họ. Triết gia
Francis Bacon (1561-1626) từng nhận xét rằng: “Một số sách chỉ dùng để nếm. Một số khác
để nuốt. Và rất ít cuốn sách dùng để nhai và tiêu hóa”. Đọc một cuốn sách theo kiểu phân tích
có nghĩa là nhai và tiêu hóa nó.
Cấp độ bốn, cũng là cấp độ cao nhất của việc đọc, được gọi là đọc đồng chủ đề. Đây
là hình thức đọc phức tạp nhất và có hệ thống nhất trong tất cả các cấp độ. Yêu cầu đối với
người đọc rất cao ngay cả khi những tài liệu họ đọc khơng dễ hiểu. Người ta cịn gọi cấp độ
này là đọc so sánh. Khi đọc đồng chủ đề, độc giả đọc nhiều sách chứ không chỉ một cuốn và
tìm mối liên quan giữa các cuốn sách đó cũng như mối liên quan đến chủ đề mà chúng cùng
đề cập. Nhưng chỉ so sánh về chữ nghĩa thôi là chưa đủ. Đọc đồng chủ đề yêu cầu nhiều hơn
thế. Thông qua những cuốn sách, độc giả đọc đồng chủ đề có thể xây dựng một lập luận để
phân tích một chủ đề mà có thể khơng nằm trong bất kỳ cuốn sách nào họ đọc. Vì thế, đọc
đồng chủ đề không phải là một nghệ thuật dễ dàng. Các quy tắc của nó cũng khơng được
nhiều người biết đến nhưng đó lại là hình thức đọc tích cực nhất, địi hỏi nỗ lực cao nhất. Lợi
ích của hình thức đọc này lớn đến mức có thể bù đắp những khó khăn khi học cách thực hiện
nó.
2.2.

Phương pháp đọc SQ3R

Robinson, nhà nghiên cứu người Mỹ về đọc đã phát biểu và tóm tắt nội dung phương
pháp đọc có tính chất nghiên cứu vào năm chữ cái đầu là SQ3R (S - Survey - Khảo sát, Q Question - Đặt câu hỏi, R - Read - Đọc, R - Recite/Recall - Kể lại/Gợi nhớ, R - Review- Xem
lại).


16


Hình 8. Phương pháp đọc SQ3R
Phương pháp này thực sự giúp sinh viên bàn bạc, đối thoại với văn bản theo năm bước
học tập được phân chia như trên. Chúng ta cùng tìm hiểu từng bước cụ thể.
2.2.1 S - Survey: Khảo sát trước khi đọc
Bước này, người đọc có thể đọc lướt, tức là đọc và nắm khái lược tài liệu, tên chương,
chú ý những minh hoạ, lời nói đầu và lướt nhanh các trang sách, chỉ dẫn tài liệu nguồn và tác
giả ... để nắm thông tin khái quát về tài liệu. Cụ thể, người đọc cần đọc những mục như sau:
• Tiêu đề, đề mục chính và phụ.
• Chú thích dưới hình ảnh và đồ thị.
• Câu hỏi, hoặc các hướng dẫn đọc của giáo viên.
• Đoạn đầu và đoạn cuối.
• Phần tóm tắt.
2.2.2 Q - Question: Đặt câu hỏi
Khi đang khảo sát, hãy đặt những câu hỏi về những thông tin mà ta mong nhận được
từ văn bản, những thông tin đặc biệt hấp dẫn và có giá trị nhất đối với ta. Sau đây là một số
câu hỏi gợi ý:

17


• Tiêu đề nói về vấn đề gì?
• Các câu hỏi cuối bài đề cập đến những vấn đề gì?
• Giáo viên u cầu những gì?
• Mình đã biết gì về vấn đề này?
Lưu ý: Hãy viết ra và suy ngẫm.
Tác dụng của từng câu hỏi được đặt ra như trên sẽ giúp người đọc tích cực điều tiết tư

duy trong từng trang tài liệu, trong mối quan hệ giữa nội dung tài liệu với những kiến thức đã
có và tạo hứng thú trong quá trình đọc.
2.2.3 R - Read: Đọc
Đọc chính xác, đọc hồn thiện với các mục tiêu đã được đặt ra. Khi đọc, cần chú ý
những điểm sau:
• Chú ý các từ in đậm hay in nghiêng.
• Đọc chú thích dưới biểu đồ, hình minh họa,...
• Dừng lại để đọc kỹ những chỗ khó hiểu.
• Tìm câu trả lời cho các câu hỏi.
• Chuyển ý chưa hiểu thành câu hỏi.
2.2.4 R - Recite/Recall: Kể lại, gợi nhớ
Bước này giúp người đọc tập trung hơn và học được nhiều hơn trong khi đọc. Tại bước
này, người đọc cần trình bày, báo cáo lại những điều đã đọc. Sau đó, hãy thử trả lời những
câu hỏi, ơn tập, khắc sâu những điều quan trọng và hoàn thiện văn bản một cách tự lực. Người
đọc nên:
• Sau mỗi phần: ngừng lại, gợi nhớ lại câu hỏi và xem thử xem bạn có thể trả lời qua
việc bạn nhớ lại phần đã đọc khơng?
• Liệt kê những ý chính và các chi tiết giải thích cho ý chính của phần đó. Sử dụng tiêu
đề của phần và đoạn như là những ý chính, bất cứ khi nào có thể. Câu đầu tiên của
đoạn thường là chủ đề của cả đoạn, là câu trả lời cho câu hỏi.
• Hãy nói thật to câu trả lời.
• Sử dụng trí nhớ, mối liên hệ, sức liên tưởng, hình vẽ. Người đọc có thể ghi nhớ thông
tin bằng các phương pháp:
+ Làm biểu đồ tư duy (mind map), thẻ nhớ (flashcard), bảng biểu nội dung...
+ Dàn bài tóm tắt.
+ Tập nhớ lại và nói to bài học.
+ Chép nguyên văn.

18



+ Che phần thông tin, đọc câu hỏi và cố trả lời từ trí nhớ của mình.
2.2.5 R - Review: Xem lại
Sau khi đọc hết một phần hoặc một chương hoặc một tài liệu, người đọc cần xem lại
phần đó nhằm nắm chắc những thông tin quan trọng, nhằm đạt được mục tiêu của việc đọc.
Để bước này đạt hiệu quả cao nhất, người đọc nên:
• Đọc lại để hiểu rõ những khái niệm quan trọng.
• Ghi chú thơng tin từ bài đọc, nhưng diễn đạt thơng tin đó bằng lời của mình.
• Gạch dưới ý quan trọng.
• Tự giải đáp những điểm chưa hiểu.
• Đọc từng phần một và ghi nhớ/tóm tắt lại khi kết thúc một phần.
2.2.6 Khi nào nên và không nên dùng phương pháp SQ3R?
Phương pháp SQ3R đặc biệt hữu ích với các loại sách cung cấp thật nhiều thông tin
và bạn cần phải nắm vững vấn đề sâu (Ví dụ như sinh học, tâm lý, xã hội học). Phần lớn sinh
viên đã theo các bước học tập của phương pháp SQ3R và đạt thành tích cao với ít stress hơn.
Tuy nhiên, phương pháp này ít hiệu quả đối với việc đọc một cuốn sách giáo khoa tập
trung vào việc giải quyết vấn đề (ví dụ như sách tốn), hay sách học ngoại ngữ, vì vấn đề chủ
yếu là từ vựng, cấu trúc câu và các thì sử dụng chứ khơng phải nội dung của phần đang đọc.
2.2.7 Kết luận
Ý nghĩa đích thực của phương pháp SQ3R là chỗ nó khơi gợi và làm sống lại những
kiến thức đã học, thức tỉnh động cơ học tập năng động, tạo ra sự ơn luyện tích cực những gì
đã đọc. Người ta xem phương pháp SQ3R như là một trong những con đường hiện thực hoá
quan điểm mới của tâm lí hoạt động học tập vì nó đề cao giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thông
tin (thông báo kiến thức) và giai đoạn ôn tập, kiểm tra sự hiểu biết.
Bên cạnh việc luyện tập kỹ thuật đọc, đọc hồn thiện có tính chất nghiên cứu cịn phát
triển phẩm chất tinh thần của năng lực đọc và kết quả tư duy trong mối quan hệ với văn bản
khoa học. Điều đó đặc biệt có tác dụng tạo ra năng lực cùng suy nghĩ, khả năng liên kết, xâu
chuỗi những nội dung đã đọc và năng lực cắt nghĩa hoàn cảnh làm nên sự thấu hiểu các ý
tưởng cơ bản, những thông tin quan trọng (phân biệt được cái quan trọng khỏi những nội
dung vụn vặt) và sự nhận thức về cấu trúc của văn bản đọc.

Một mặt, người đọc cần phát triển kỹ thuật đọc trong hình thức đọc hồn thiện có tính
chất nghiên cứu. Mặt khác cũng cần phát triển phẩm chất tinh thần của năng lực đọc, trước
hết với sự hỗ trợ của những văn bản thích hợp, giản dị, trong sáng như sách công cụ thường
thức và những bài viết trong các tạp chí và sau đó sẽ mở rộng đọc những đoạn khó và phức
tạp trong sách giáo khoa v.v...

19


Những ai đã luyện tập hoạt động đọc hoàn thiện có tính chất nghiên cứu trong chương
trình, kế hoạch đọc bao quát ở tất cả các năm học thì sẽ thu nhận được nền tảng quan trọng
để đối thoại, luận bàn với những văn bản khoa học phức tạp có hiệu quả hơn.
2.3. Phương pháp đọc POWER
Phương pháp POWER là phương pháp học tập ở bậc đại học do Giáo sư Robert S.
Feldman (Đại học Massachusetts) sáng tạo ra, bao gồm 5 yếu tố cơ bản cũng là 5 chữ viết tắt
tiếng Anh ghép thành: Prepare, Organize, Work, Evaluate, Rethink. Từ “Power” ở đây vừa
có nghĩa là sức mạnh, năng lực, vừa được xem là “bí kíp” để sinh viên năm nhất học tập hiệu
quả nhất.
2.3.1 Prepare: Chuẩn bị, sửa soạn
Q trình học tập ở đại học khơng phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi sinh viên nghe
thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn cùng học. Quá trình này chỉ thật sự
bắt đầu khi sinh viên chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học
như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan. Sự chuẩn bị tư liệu này càng trở nên hiệu
quả hơn khi đi liền với nó là một sự chuẩn bị về mặt tâm thế để có thể tiếp cận kiến thức một
cách chủ động và sáng tạo. Với sự chuẩn bị tâm thế này, SV có thể chủ động tự đặt trước cho
mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho
mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống.
Với cách chuẩn bị tích cực này, tri thức mà SV có được khơng phải là một tri thức được
truyền đạt một chiều từ phía người dạy mà cịn do chính SV tự tạo ra bằng cách chuẩn bị các
điều kiện và tâm thế thuận lợi cho sự tiếp nhận tri thức. Nói “học là q trình hợp tác giữa

người dạy và người học” có nghĩa là như vậy.
2.3.2 Organize: Tổ chức
Sự chuẩn bị nói trên sẽ được nâng cao hơn nữa khi SV bước vào giai đoạn thứ hai:
giai đoạn người SV biết tự tổ chức, sắp xếp quá trình học tập của mình một cách có mục đích
và hệ thống.
2.3.3 Work: Làm việc
Một trong những sai lầm của việc học tập theo phương pháp truyền thống là tách rời
việc học tập ra khỏi làm việc. Trong khi làm việc chính là một q trình học tập có hiệu quả
nhất. Trong giai đoạn này SV phải biết cách làm việc một cách có ý thức và có phương pháp
ở trong lớp và trong phịng thí nghiệm, thực hành. Các hình thức làm việc trong mơi trường
đại học rất đa dạng, phong phú: Lắng nghe và ghi chép bài giảng, thuyết trình hoặc thảo luận,
truy cập thơng tin, xử lí các dữ liệu, bài tập, thực tập các thí nghiệm... Tất cả đều địi hỏi sinh
viên phải làm việc thật nghiêm túc, có hiệu quả.
2.3.4 Evaluate: Đánh giá

20


Ngồi hệ thống đánh giá của nhà trường, SV cịn phải biết tự đánh giá chính bản thân
mình cũng như sản phẩm do mình tạo ra trong quá trình học tập. Chỉ có qua đánh giá một
cách trung thực, SV mới biết mình đang đứng ở vị trí, thứ bậc nào và cần phải làm thế nào để
có thể cải thiện vị trí, thứ bậc đó. Tự đánh giá cũng là một hình thức phản tỉnh để qua đó nâng
cao trình độ và ý thức học tập.
2.3.5 Rethink: Suy nghĩ lại
Khả năng suy nghĩ lại này giúp SV luôn biết cách cải thiện điều kiện, phương pháp và
kết quả học tập của mình. Về bản chất, tư duy đại học không phải là một thứ tư duy đơn
tuyến, một chiều mà đó chính là hình thức tư duy đa tuyến, phức hợp đòi hỏi người học, người
dạy, người nghiên cứu phải có tính sáng tạo cao, ln biết cách lật ngược vấn đề theo một
cách khác, soi sáng vấn đề từ những khía cạnh chưa ai đề cập đến. Khả năng suy nghĩ lại này
cũng gắn liền với khả năng làm lại (Redo) và tái tạo quá trình học tập trên căn bản nhận thức

mới đối với vấn đề và kết quả đã đặt ra. Cuối cùng, chữ R của giai đoạn thứ năm này cũng có
nghĩa là Recreate (giải lao, giải trí, tiêu khiển), một hoạt động cũng quan trọng khơng kém so
với các hoạt động học tập chính khóa. Ở đây cần nhớ rằng: Ai khơng biết cách nghỉ ngơi, giải
trí, tiêu khiển thì người đó cũng khơng biết cách học tập hoặc học tập khơng có kết quả cao.
2.4. Phương pháp đọc PRESP
PRESP là phương pháp đọc sách tốn và khoa học, được tóm tắt như sau:
2.4.1 Preview the Chapter: Xem qua chương
• Đọc lời giới thiệu của chương.
• Nhìn qua tiêu đề chính và liếc qua các hình vẽ.
• Đọc qua các câu hỏi, các từ khóa và tóm tắt ở cuối chương.
• Đọc qua các bài tập về nhà.
• Dự định chỗ để ghi nhớ thơng tin.
• Đưa các câu hỏi để tạo ra sự chú ý của mình và ý thức được những gì là quan
trọng.
• Đặt kế hoạch học tập.
• Chia chương thành 2 hay 3 khối A, B, C (có thể nhiều hơn).
2.4.2 Read Chunk A: Đọc Phần A
• Xác định các định luật, định nghĩa, định lý lớn; ghi chú chúng ở bên lề sách.
• Sử dụng giấy nháp để ghi lại các định nghĩa, định luật, và phương trình.
• Đối với các phương trình và các định luật, xét các trường hợp đặc biệt, chẳng
hạn x = 0, x = .
2.4.3 Examples: Xử lý ví dụ

21


• Làm hầu hết các ví dụ mẫu.
• Đóng khung các lời giải và thực hành cách giải của bạn.
• Cần sử dụng giấy nháp.
• Kiểm tra cách giải của bạn với sách giáo khoa.

• Đảm bảo chắc chắn rằng bạn có thể làm được các ví dụ đó rồi mới tiếp tục.
2.4.4 Summarize: Lập tóm tắt
Bắt đầu một trang tóm tắt có nhiều khối/tầng, gồm các định luật, định nghĩa,
định lý cũng như bất cứ điều gì quan trọng vào một tờ giấy nháp.
2.4.5 Problems: Giải bài tập
• Làm bài tập về nhà liên quan đến phần A.
• Dùng tờ tóm tắt của bạn trước khi xem sách.
• Dùng cách giải của bạn, đọc lại sách khi cần thiết.
• Tìm những định nghĩa, chi tiết mới, thêm chúng vào bản tóm tắt.
• Nếu bạn bị tắc ở một bài tập nào đó, hãy đặt thời gian tối đa cho nó.
• Lặp lại như thế với mỗi đoạn, nhìn qua một chút, đọc, giải bài tập, tóm tắt, và
giải bài tập.
• Lập một bản tóm tắt nhiều khối/tầng mới với chương hiện thời.
• Thường xuyên xem lại.
2.5. Một số phương pháp ghi nhớ kiến thức khi đọc tài liệu
2.5.1 Sơ đồ tư duy Mindmap
“Sơ đồ tư duy” (hay “Mindmap”/“Bản đồ tư duy”) là một phương pháp được phát triển
bởi Tony Buzan. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng và rất hữu ích để giúp bạn ghi
chép thơng tin một cách đầy sáng tạo và hiệu quả.
Sơ đồ tư duy (hay Mindmap/bản đồ tư duy) là gì?
Hiểu một cách đơn giản, sơ đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây với nhiều nhánh lớn,
nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa là một hình ảnh trung tâm, là một ý tưởng chính. Nối
với nó là các nhánh lớn, nhỏ thể hiện các vấn đề liên quan tới ý tưởng chính. Các nhánh lớn
sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện
vấn đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các thông tin, hình ảnh ln được
kết nối với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một
cách đầy đủ và rõ ràng. Đây là sơ đồ “ý tưởng”, tùy thích, khơng u cầu tỷ lệ chặt chẽ như
bản đồ địa lý nên sẽ phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.

22



×