Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu BẢN ĐÁNH GIÁ VHDN THAM KHẢO docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.74 KB, 5 trang )

BẢN ĐÁNH GIÁ VHDN THAM KHẢO


Theo tài liệu: Việt Á 10 năm kinh doanh và văn hoá của sự phát triển

Sau 10 năm hoạt động sản xuất kinh doanh,tập trung trên những lĩnh vực sản
xuất, cung ứng và xây lắp các công trình điện và công nghiệp, dân dụng, sản phẩm cơ
khí, sản phẩm nhựa composite, các sản phẩm dây cáp và cáp điện, Việt Á đã thu được
nhiều thành công, phát triển vượt bậc, chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Quy mô
khách hàng (chủ yếu là các khách hàng tổ chức ) đã lên tới hàng trăm đơn vị.
Điều đó khẳng định sự đúng đắncủa Việt átrong lựa chọn ngành nghề, thực hiện chiến
lượckinh doanhdựa trêntầm nhìn dài hạn và nỗ lực xây dựng một lực lượng nhân sự
vững mạnh của Ban Lãnh đạo, đứng đầu là Tổng Giám đốc Phạm Thị Loan.

Những bài học
Thế mạnh ban đầu của Việt Á là có ý chí quyết tâm rất lớn của Lãnh đạo, tập
hợp được một đội ngũ những cán bộ quản lí chủ chốt với trình độ chuyên môn cao về
các mảng công nghệ,kinh doanh, tài chính, pháp luật và quản lý nội bộ, đủ sức thực
hiện công việc theo phương thức quản lí ISO với bộ tài liệu chất lượng được xây dựng
mới. Quan điểm sử dụng, đãi ngộ, phát triển yếu tố con người trong nội bộ Việt áđược
Lãnh đạo xác địnhđúng đắn với tư tưởng xuyên suốt: tạo môi trường và điều kiện khích
lệ, động viên, thúc đẩy mọi ngườitrung thành, trách nhiệm, cống hiến và tự hoàn thiện.
Tinh thần kinh doanh của Lãnh đạo Việt Á: phấn đấu vì sự phát triển của Công ty gắn
liền với việc cống hiến cho sự hưng thịnh của quốc gia, đem lại chất lượng giàu có cho
cán bộ nhân viên. Lãnh đạo Việt Á đã noi gương nhiều công ty nước ngoàinhư
Hyundai, Siemens, ABB, Samsungtrước hết là về tinh thần đó, được xem như nền tảng
căn bản nhất của sự phát triển.
Qua điều tra đánh giá của Công ty C.Doc ( Công ty Tư vấn và Phát triển Năng
lực Tổ chức - làm tư vấn trong Dự án Xây dựng Văn hóa Doanh Nghiệp của Việt Á -
tháng 8/ 2005 ) rất đáng mừng là tinh thần đó đã đi sâu vàotình cảm, suy nghĩ, hành vi
hàng ngày của cán bộ nhân viên Việt á, hơn nữa còn là cảm nhận rõ nét từ các bạn


hàng, đối tác làm ăn với Việt Á . Coi con người là nguồn lực và tài sản quý giá nhất,
Việt á có chiến lược con người ngay từ đầu với chính sách thu hút người tài, đào tạo
nguồn nhân lực có khả năng làm tốt 2 đến 3 vị trí công tác, tạo cơ hội rộng rãi để cán bộ
của Công ty trở thành cổ đông. Khẩu hiệu "Công ty là đại gia đình, đồng nghiệp là anh
em" như một tình cảm thường trực trong cán bộ nhân viên.
Chiến lược công nghệ của Việt Á là chú trọng vào công nghệ tự động và bán tự
động,tích hợp hệ thống và tin học ứng dụng trên thực tế đã có ý nghĩa như là then chốt.
Việt ácũng thực hiện thành công chiến lược tài chính thu hút vốn từ nhiều nguồn khác
nhau: nội bộ, các ngân hàng, phát hành cổ phiếu và liên doanh, liên kết.
Tuy nhiên, những năm gần đây với tốc độ tăng trưởng quá nhanh (trên
130%/năm), hơn nữa trong xu thế thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp được quyết địnhtrên phương diện chất lượng và hiệu
quả của hệ thống quản lí và uy tín của tổ chức thì vấn đề chất lượng nguồn nhân lực là
một “bài toán tương lai” rất cấp thiết mang tính cải cách của Việt á, có ý nghĩa quyết
định đến việc thực hiện thành công các chiến lược kinh doanh, chiến lược công nghệ,
chiến lược tài chính nêu trên. Đây cũng là vấn đề lớn của đại đa số các doanh nghiệp
Việt Nam, đã được nhìn ra, nhưng không phải doanh nghiệp nào với Ban Lãnh đạo nào
cũng có đủ ý chí, tâm huyết để giải quyết dưới dạng một dự án đầu tưcó ý nghĩa như
thiết lập “cơ sở hạ tầng”cho “tòa nhà quản lí”. Chất lượng nguồn nhân lực được tiếp cận
theo cách: cán bộ nhân viên của doanh nghiệp cần có một nền tảng, không gian, bầu
đưỡng khí văn hóa để có đủ “vốn đối ứng” và đủ tầmcó thể tiếp thu được các kĩ năng,
phương pháp quản lí hiện đại, vận hành hiệu quả, nâng cấp chất lượnghệ thống doanh
nghiệp ngày càng qui mô của mình theo đòi hỏi tất yếu của tiến bộ và chuẩn mực.
Văn hóa ở đây là văn hóa doanh nghiệp-một tổ chứclàm kinh doanh trong xã hội văn
minh, hiện đại, hội nhập toàn cầu, có tác dụng hình thành, chi phối, hướng dẫn tình
cảm, suy nghĩ hành vi của mọi cán bộ nhân viên hướng vào việc tạo ra các giá trị cạnh
tranh ưu trội, nhân hòa để phát triển bền vững, có khả năng tạo nên phong cách kinh
doanh riêng, được cảm nhận tích cực trong mọi phương diện hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Cán bộ nhân viên Việt ácó quyền tự hào về doanh nghiệp và Ban Lãnh
đạo của mình đã tiên phong trong cuộc cải cách này.


Triết lý kinh doanh của Việt Á
Triết lí kinh doanh của doanh nghiệp là một tín điều, nhắc nhở các thành viên về
tinh thần, giá trị xã hội nhân văn xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đó. Triết lí kinh doanh là kim chỉ nam trong sự nghiệp làm giàu của doanh
nghiệp mà luôn nhận được sự ủng hộ,cộng hưởng của khách hàng, của xã hội. Triết lí
bản thân nó luôn chứa đựng những giá trị xã hội, những chân lí nhưng vì muôn vàn các
trở ngại, bất cập của đời sống mà nhiều khi người ta xa rời nó hay không có ý thức về
nó. Điều đó đã làm tổ chức và các cá nhân thiếu đi sự định hướng mạnh mẽ về tư tưởng
trong hoạt động thực tiễn.

Việt Á đã xác định:
Khách hàng là thượng đế
Bạn hàng là trường tồn
Con người là cội nguồn
Chất lượng là vĩnh cửu

Khi những điều này thường trực trong tâm thức, có ý nghĩa như cội nguồn đạo
đức hướng dẫn hành vi, cư xử của mọi thành viên Việt á từ lãnh đạo trở xuống nhân
viên, từ hội sở cho đến các chi nhánh thì có thể hiểu đó như là triết lí kinh doanh vậy.
Kết quả điều tra của C.Doc đối với cán bộ nhân viên cũng như với đối tác, khách hàng
của Việt á đã phát hiện được nhiều điểm thú vị, chứng minh thuyết phục cho những nội
dung liên quan đến triết lí trên:
- Những yếu tố cơ bản làm khách hàng hài lòng là tính chuyên nghiệp (23%) , phục vụ
tốt (18%), có uy tín (23%) cho thấy tác nghiệp kinh doanh Việt á có tính định hướng
khách hàng cao.
- Số khách hàng quen thuộc, trung thành của Việt á chiếm một tỷ lệ cao 70%. Bất cứ
một doanh nghiệp nào cũng phải phấn đấu gia tăng số khách hàng này, điều đó là nền
tảng cho việc lập kế hoạch và kiểm soát tốt hoạt động kinh doanh.
- Những giá trị về con người và nhóm được đề cao, như tinh thần hiệp tác (25%), tính

sáng tạo (23%), lãnh đạo biết phát huy năng lực của cấp dưới (31%), đoàn kết (22%).
Đồng thời các ý kiến của mọi người về các chính sách khuyến khích, phát triển con
người chiếm các tỷ lệ phân bổ khá đều trên 3 phương diện rất chính yếu là đãi ngộ,
tuyển dụng, đào tạo (30 - 32 %).
- Các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên đã được ISO hóa trên tinh
thần đáp ứng yêu cầu của thị trường (4.0), và bám sát điều lệ, qui chế (4.0) mà ít bịảnh
hưởng bởi những yếu tố mơ hồ hay cá nhân không xác định. Điều đó cho thấy ý thức
chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên, tính chuẩn mực của hệ thống quản lí, như là điều
kiện cần của hệ thống quản lí chất lượng.

Điều thành công của triết lí kinh doanh của Việt á là ngắn gọn nhưng đã phản
ánh đúng những sự thật hiển nhiên và phổ biến rằng : chất lượng ưu trội, sự hài lòng
của khách hàng và chỉ có được nhờ con người của chính tổ chức đó. Điều cần suy nghĩ
thêm là tìm cách thể hiện triết lí đó dưới dạng ngôn ngữ, trên hệ thống các biểu trưng
sao cho khách hàng và xã hội cảm nhận được nét riêng biệt về phong cách Việt Á.
Tuy nhiên trong thời gian tới cùng với sự phối hợp của nhóm dự án phía Việt á
và Công ty tư vấn C.Doc tiếp tục gia tăng những kết quả đáng khích lệ nói trên để thực
sự củng cố những điều đó như là một triết líkinh doanh bền vững của Việt Á, thông qua
hoàn thiện những chính sách, biện pháp quản lí thực tiễn.

Hệ thống các giá trị cốt lõi của Việt Á
Hệ giá trị cốt lõi của một doanh nghiệp là tập hợp những giá trị căn bản, cốt yếu
nhất, xuyên suốt trong lịch sử phát triển và thâm nhập vào tất cả mọi thế hệ, mọi người
của doanh nghiệp đó. Những giá trị đókhẳng định bản sắc riêng của một doanh nghiệp
liên kết hội tụ các cá nhân để trở thành động lực căn bản, mạnh mẽ nhất giúp mọi người
vượt qua các trở ngại, thách thức của hoàn cảnh, môi trường, nhằm thực hiện thành
công các mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp đó.
Hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp ban đầu được hình thành, phát xuất từ quan
điểm Lãnh đạo coi trọng những giá trị trị gì trong một tổ chức tập hợp bởi những con
người rất khác nhau về mọi phương diện, dần dần thâm nhập vào chính sách, phương

thức quản lí tác động đến mọi quá trình hoạt động của tổ chức và hành vi mỗi cá nhân
để lâu dần trở thành tập tính, chất keo dính, nhựa sống của tổ chức ấy.
Việt á giữ vững và kế thừaquan điểm khởi nguồn : con người là nguồn lực quyết
định, tạo nên chất lượng, thành công, uy tín. Qua kết quả điều tra của công ty C.Doc,
điều nay thể hiện rất rõ ràng.
*Quan điểm của Lãnh đạo Việt Á: - Đề cao tinh thần hiệp tác 60% số người được hỏi
cho rằng đây như là một phong cách lãnh đạo của Việt á, đồng thờithừa nhận phong
cách đó được thể hiện trong phối hợp công tác giữa các cá nhân và các bộ phận tạo nên
sự trôi chảy thuận lợi trong công việc (tỉ lệ 24% - cao nhất trong câu hỏi điều tra về
những yếu tố tích cực tạo nên sự thành công chung do phương pháp quản lí đem lại) - ý
tưởng của mọi người được lãnh đạo khuyến khích, coi như sự đóng góp chính thức
trong các hình thức hội họp, trao đổi (4.0). Hơn nữa cán bộ nhân viên đều thừa nhận giá
trị của cá nhân được ưa chuộng nhất ở Việt álà tính sáng tạo (23% cao nhất trong các
giá trị cá nhân được ưu chuộng). Các chính sách quan trọng của Việt átrước khi ban
hành thường được đem ra bàn bạc rộng rãi trong các cấp quản lí (25% trong các phiếu
trả lời trong khi số lượng cán bộ quản líthực sự chỉ chiếm 19 % trong tổng số nhân viên
của Việt á). Trong những nguyên nhânlàm nên sự thành công của Việt á 10 năm qua,
kết quả điều tra chỉ ra rằng tỷ lệ hàng đầu là do lãnh đạo giỏi phát huy được năng lực
các cấp (31%), tiếp đến là lao động giỏi (22%) Điều đó cho thấy Lãnh đạo coi giá trị
căn bản của Việt á là yếu tố con người thể hiện ở tinh thần hiệp tác, ý tưởng sáng tạo,
năng lực chuyên môn. Trên thực tế những năm gần đây Lãnh đạo Việt Á đẩy mạnh
công tác phát triển chất lượng nguồn nhân lực thông qua tạo môi trường quản lí dân
chủ, cởi mở, chú trọng đào tạo cán bộ nhân viên về cả chuyên môn kí thuật và trình độ
quản lí.
* Phương diện tổ chức và quản lí : - Công ty C.Doc đã đặt câu hỏi về cán bộ nhân viên
Việt Á trên thực tế được thăng tiến nhanh từ những điều gì thì 34% số người trả lời (tỉ
lệ cao nhất so với những điều khác) là từ khả năng làm việc hiệu quả cao. Hệ thống tổ
chức quản lí của Việt Á đã chứng tỏ nỗ lực hiệp tác, có nề nếp tác nghiệp tốt để có thể
biến quan điểm của Lãnh đạo thành những đánh giá thường xuyên, chính xác, minh
bạch về kết quà làm việc người lao động trong hoàn cảnh có nhiều bộ phận, ngành nghề

và địa điểm kinh doanh. Hệ thống quản lí của hội sở cũng được cán bộ nhân viên thừa
nhận làm việc hiệu quả (20%cao thứ ba trongnhững lí do căn bảnkhiến Việt Á phát
triển). Tuy nhiên cùng với qui mô phát triển của Việt Á thì sự phối hợp giữa các bộ
phận bắt đầu nảy sinh những vấn đề cần giải quyết ngay về phương diện tính chuyên
nghiệp,kế hoạch, thông tin quản lí và phân cấp rõ ràng hơn, cho dù điều mà mọi người
vẫn nhận thấy là các bộ phận phòng chức năng của hội sở vẫn có nỗ lực giúp đỡ hỗ trợ
tác nghiệp các bộ phận cấp dưới. Những số liệu phân tích trên khẳng định tinh thần hiệp
tác trong nội bộ Việt Á là có, đóng góp tích cực vào việc hoàn thành các nhiệm vụ, mục
tiêu lớn của doanh nghiệp, nhưng cần phải hoàn thiện phương pháp quản lí khoa học
hiệu quả hơn để thực sự thực tế hóa mạnh mẽ tinh thần, quan điểm của Lãnh đạo về sự
hiệp tác không dừng lại ở tinh thần, quan điểm. mong muốn mà là giá trị cốt lõi bất di
bất dịch của Việt Á - Ngay từ những chặng đường đầu hệ thống tổ chức quản lí của
Việt Á đã chủ động đương đầu, thích ứng tích cực với những áp lực, đòi hỏi của những
tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của công nghệ và quản lí (đầu vào của sản phẩm Việt Á
được nhập từ các hãng có uy tín trên thế giới - dây chuyền công nghệ tiên tiến nhập từ
Nhật Bản, Hoa Kỳ và các quốc gia công nghệ tiên tiến khác - thực hiện quy trình bảo
đảm chất lượng nghiêm ngặt - áp dụng hệ thống quản lí chất lượng ISO). Điều này làm
tiền đề cho Việt á có thể coi chất lượng như một trong những nội hàm triết lí kinh
doanh của mình
* Ý thức của cán bộ nhân viên : Việt Á chủ trương xây dựng nền văn hoá mở. Bầu
không khí cởi mở , thường xuyến lắng nghe lấy ý kiến đóng góp không những từ mọi
cấp nội bộ mà từ các khách hàng, các nhà tư vấn, các cơ quan hữu quan để hoàn thiện
từ điều lớn phương thức quản lí, chính sách con người đến việc tác nghiệp của mỗi
nhân viên với tinh thần định hướng khách hàng. Dần dần đã trở thành một phép ứng xử
hàng ngày, kích thích sự hội nhập, chia xẻ, sáng tạo, quan tâm đến nhau, đoàn kết nội
bộ.Điều đó còn được củng cố bằng những nề nếp sinh hoạt tập thể của Việt Á nhưthể
thao, văn nghệ, dã ngoại, biểu dương thành tích củng cố mối quan hệ giữa các thành
viên với nhau, với lãnh đạovà với khách hàng. Các ý kiến điều tra đều đánh giá cao điều
đó như là một bản sắc của Việt á (4.0) mang đậm nét một gia đình lớn (50% ý kiến
được hỏi - cao nhất ) nhưng không có khuynh hướng biến tướng thành chủ nghĩa gia

đình mà vẫn đúng là một công ty với những dấu hiệu căn bản của nó (46%). Từ những
lợi ích đương nhiên có được bởi môi trường văn hóa ấy mà các thành viên Việt áđều
nhận được sự hỗ trợ về tinh thần, điều kiện làm việc, giải quyết khó khăn riêng tư, cân
bằng tâm thế để làm việc và cống hiến. Kết quả điều tra của C.Doc về phương diện này
cũng là một con số cao (4.0).
Từ một vài phân tích trên có thể tạm thời kết luận hệ giá trị cốt lõi của Việt Á
trong 10 năm qua là: Hiệp tác - Chia sẻ - Sáng tạo hướng tới đồng thuận và chất lượng.
Nhưng những giá trị luôn cần đến thử thách của thời gian, của những khó khăn thách
thức đối với ý chí lãnh đạo, tinh thần của nhân viên và toàn bộ hệ thống quản lí của bất
cứ tổ chức nào để đạt được mục tiêu lớn của tổ chức ấy.

Nguyễn Tất Thịnh
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Cty tư vấn và phát triển năng lực tổ chức (C.Doc).

×