Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Quy định của pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng – Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.24 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
A.

Mở đầu

I.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu

III. Cơ cấu của bài báo cáo

B.

Nội dung
I. Quy định của pháp luật về người yêu cầu công chứng
II. Quyền của người yêu cầu cơng chứng
III. Thực tiễn thực hiện và giải pháp hồn thiện pháp luật

C.

Kết luận

D.

Danh mục tài liệu tham khảo


A. MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài

Tại Việt Nam hiện nay, cùng với sự đi lên và phát triển của đất nước thì vai trị và vị trí


của pháp luật trong đời sống cũng ngày một được nâng cao. Các giao dịch dân sự về mua
bán, tặng cho, chuyển nhượng ngày càng được phổ biến mang lại các nguồn lợi, đồng thời
cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro, dẫn đến những hậu quả bất lợi, những tranh chấp xâm hại
đến quyền lợi ích của các bên tham gia giao dịch và cũng đẩy gánh nặng về phía cơ quan
chức năng trong việc giải quyết những hậu quả này. Khi đã xảy ra tranh chấp, một loạt các
vấn đề phát sinh mà hậu quả của nó chính là việc làm mất thời gian, chi phí, gây tổn hại đến
uy tín, danh dự của tổ chức cá nhân tham gia giao kết, đồng thời gây mất ổn định trong xã
hội. Cơng chứng chính là một giải pháp hiệu quả và được nhiều người lựa chọn để có thể
phịng ngừa, ngăn chặn tranh chấp phát sinh trong giao lưu dân sự, kinh tế và thương mại.
Với chức năng tham gia vào quá trình thỏa thuận, giao kết các hợp đồng, giao dịch, cơng
chứng viên có trách nhiệm giúp các bên tham gia giao kết thể hiện ý chí của mình một cách
vô tư, khách quan, đúng pháp luật, giải quyết các xung đột về mặt lợi ích giữa các chủ thể
này, qua đó loại bỏ những nguyên nhân gây ra tranh chấp. Với tư cách là người tham gia vào
hợp đồng, giao dịch, người u cầu cơng chứng có những quyền được pháp luật cụ thể.
Để tìm hiểu kỹ hơn về quyền của người yêu cầu công chứng trong việc công chứng
hợp đồng giao dịch, cũng như thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật, em xin
chọn đề tài “Quy định của pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng – Thực
tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật” làm bài báo cáo kết thúc học phần.
II. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu
1. Mục đích, nhiệm vụ:

Cơng chứng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước
trong việc xác nhận tính hợp pháp, xác thực của các hợp đồng giao dịch mua bán, chuyển
nhượng nhằm tránh những rủi ro pháp lý cho các bên cũng như giúp đảm bảo sự thực hiện
pháp luật đúng đắn. Vì vậy, với bài báo cáo này, em sẽ phân tích, trình bày quy định pháp
luật về quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng trong xu thế phát triển của loại
hình dịch vụ cơng này, đưa ra thực tiễn thực hiện và từ đó kiến nghị một số giải pháp hoàn
thiện pháp luật.
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo này là các quy định pháp luật về người yêu cầu

công chứng, quyền của người yêu cầu công chứng, đề xuất một vài định hướng nhằm tiếp
tục hoàn thiện các quy định của pháp luật quyền của người yêu cầu công chứng.
III. Kết cấu bài báo cáo:


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của bài báo cáo
gồm 3 chương:
Chương I: Quy định của pháp luật về người yêu cầu công chứng
Chương II: Quyền của người yêu cầu công chứng
Chương III: Thực tiễn thực hiện và giải pháp hoàn thiện pháp luật


B. NỘI DUNG
I.

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ NGƯỜI YÊU CẦU CƠNG
CHỨNG

1. Cơng chứng

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật cơng chứng năm 2014 thì cơng chứng được
định nghĩa như sau: “ Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề
công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác
bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, khơng trái
đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ
tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp
luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.”
Khái niệm công chứng ở Việt Nam hiểu một cách đơn giản nhất, "cơng chứng"
chính là việc "cơng" quyền đứng ra làm "chứng", là hành vi do các công chứng viên chịu
trách nhiệm về tính hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch được công chứng.

2. Người yêu cầu công chứng
a. Khái niệm

Căn cứ theo khoản 3 Điều 2 Luật Công chứng năm 2014 quy định: “Người yêu cầu
công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngồi có u cầu
cơng chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy định của Luật này.”
Nếu người u cầu cơng chứng là cá nhân: có 02 loại là cá nhân người Việt Nam, cá
nhân người nước ngoài.
Nếu người u cầu cơng chứng là tổ chức thì việc yêu cầu công chứng được thực
hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc người đại diện theo uỷ
quyền.
b. Điều kiện của người yêu cầu công chứng
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Luật Công chứng năm 2014 thì: “Người u cầu cơng
chứng là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự; Trường hợp người u cầu cơng
chứng là tổ chức thì việc u cầu công chứng được thực hiện thông qua người đại diện
theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức đó; Người u cầu cơng
chứng phải xuất trình đủ giấy tờ cần thiết liên quan đến việc cơng chứng và chịu trách
nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó.”
Căn cứ theo Điều 19 Bộ Luật Dân sự năm 2015: “Năng lực hành vi dân sự của cá
nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự.”


Điều 121 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành
vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Tuy nhiên cần lưu ý ở đây đó là độ tuổi của người thực hiện giao dịch dân sự. Theo quy
định của pháp luật, người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên. Trong một số trường
hợp, giao dịch do người chưa thành niên thực hiện phải được sự đồng ý của người đại
diện theo pháp luật. Điều này được quy định tại Điều 20 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về
năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám

tuổi: “1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch
dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu
cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác; 2. Trong
trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà khơng
cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác”.
Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là người từ đủ mười tám tuổi trở lên,
không bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự. Như vậy trong
trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có tài sản riêng để đảm bảo các nghĩa
vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý
của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người chưa
đủ 18 tuổi có thể tự mình thực hiện giao dịch nếu pháp luật khơng có quy định khác. Tuy
nhiên, nếu người này khơng có khả năng chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp
của các giấy tờ liên quan thì người này chỉ có thể thực hiện giao dịch khi có sự đồng ý của
người đại diện. Người đại diện ở đây chính là người giám hộ, là cha và mẹ.
II. QUYỀN CỦA NGƯỜI YÊU CẦU CƠNG CHỨNG
1. Quyền lựa chọn tổ chức hành nghề cơng chứng
Về ngun tắc chung thì người u cầu cơng chứng có quyền u cầu cơng chứng
hợp đồng, giao dịch tại bất cứ tổ chức hành nghề công chứng nào không phụ thuộc vào
hình thức hoạt động của tổ chức hành nghề cơng chứng, có thể đó là văn phịng cơng
chứng hoặc phịng cơng chứng. Tuy nhiên việc lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng
của người yêu cầu công chứng phải tuân thủ quy định về thẩm quyền công chứng được
Luật cơng chứng và theo đó thì nó phụ thuộc vào đối tượng của hợp đồng giao dịch để
xác định thẩm quyền công chứng cũng như xác định giới hạn của quyền yêu cầu công
chứng của người yêu cầu công chứng:
Khi đối tượng của hợp đồng giao dịch là bất động sản thì phải áp dụng nguyên tắc
xác định địa hạt quy định tại Điều 42 Luật Công chứng năm 2014: “Công chứng viên của
tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động
sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công



chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất
động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động
sản”.
2. Quyền được mời người làm chứng
Người yêu câu công chứng được quyền mời người làm chứng trong trường hợp pháp
luật quy định việc cơng chứng phải có người làm chứng hoặc pháp luật khơng quy định
việc cơng chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc
được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được.
Pháp luật đã quy định rõ về vấn đề người làm chứng, cụ thể tại Điều 8 Nghị định số
75/2000/NĐ-CP ngày 08 tháng 12 năm 2000 Nghị định của Chính phủ về công chứng,
chứng thực quy định: “1. Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng, chứng
thực phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật khơng quy định phải có
người làm chứng, nhưng người u cầu công chứng, chứng thực không đọc, không nghe,
không ký hoặc khơng điểm chỉ được, thì phải có người làm chứng; Người làm chứng do
người yêu cầu công chứng, chứng thực chỉ định; nếu họ không chỉ định được hoặc trong
trường hợp khẩn cấp, thì người thực hiện cơng chứng, chứng thực chỉ định người làm
chứng; 2. Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 18 tuổi trở lên,
không phải là người bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; b) Khơng có quyền,
lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng, chứng thực”.
Quy định về người yêu cầu công chứng, chứng thực không đọc, không nghe, không
ký hoặc không điểm chỉ được đã được quy định rõ hơn, cụ thể hơn, thể hiện đúng tinh
thần của quy định pháp luật tại khoản 2 Điều 47 Luật công chứng năm 2014: “Trường
hợp người yêu cầu công chứng không đọc được, không nghe được, không ký, điểm chỉ
được hoặc trong những trường hợp khác do pháp luật quy định thì việc cơng chứng phải
có người làm chứng; Người làm chứng phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ và khơng có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến việc công
chứng; Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu người yêu cầu công
chứng không mời được thì cơng chứng viên chỉ định”.

Tổng hợp các quy định trên thể hiện rõ người yêu cầu công chứng chỉ cần rơi vào
một trong các trường hợp: Không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và
không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng.
3. Quyền lựa chọn phương thức soạn thảo hợp đồng, giao dịch
Người yêu cầu công chứng được yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch mà mình
soạn thảo sẵn hoặc yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng soạn thảo hợp đồng. Đối với
trường hợp sẽ có những yêu cầu riêng về thủ tục để việc công chứng được thực hiện thuận
lợi và chính xác.


Căn cứ theo quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật Công chứng năm 2014 quy định về
thủ tục công chứng, thành phần hồ sơ công chứng, cụ thể là Điều 41 quy định về thủ tục
công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người
yêu cầu công chứng như sau: “1. Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy
định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 và khoản 2 Điều 40 của Luật này và nêu nội dung,
ý định giao kết hợp đồng, giao dịch; 2. Công chứng viên thực hiện các việc quy định tại
các khoản 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này. Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp
đồng, giao dịch là xác thực, không vi phạm pháp luật, khơng trái đạo đức xã hội thì cơng
chứng viên soạn thảo hợp đồng, giao dịch; 3. Người yêu cầu công chứng tự đọc dự thảo
hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe.
Trường hợp người u cầu cơng chứng đồng ý tồn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng,
giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên u cầu người
u cầu cơng chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này
để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch.”
Như vậy, việc cơng chứng hợp đồng, giao dịch có thể do người yêu cầu công chứng
soạn thảo sẵn và yêu cầu Công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp
đồng, giao dịch hoặc người yêu cầu công chứng nêu nội dung, ý định giao kết hợp đồng
giao dịch để Công chứng viên hiểu và soạn thảo theo yêu cầu của người yêu cầu công
chứng. Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy
định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực hiện hợp

đồng, giao dịch; giải thích cho người u cầu cơng chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc tham gia hợp đồng, giao dịch.
Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên
đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
4. Quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp
đồng, giao dịch đã được công chứng với tất cả những người tham gia hợp đồng, giao
dịch đó.
Căn cứ theo Điều 51 Luật Cơng chứng năm 2014 về Công chứng việc sửa đổi, bổ
sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch: “1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp
đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết
bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó; 2. Việc cơng
chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện
tại tổ chức hành nghề cơng chứng đã thực hiện việc cơng chứng đó và do công chứng
viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng
chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ
chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ
sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch; 3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy


bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp
đồng, giao dịch quy định tại Chương này.”
5. Quyền đề nghị Toà án tun bố văn bản cơng chứng vơ hiệu khi có căn cứ
cho rằng việc cơng chứng có vi phạm pháp luật.
Căn cứ theo Điều 52 Luật Công chứng năm 2014: “Công chứng viên, người yêu cầu
công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tịa án tun bố văn bản cơng chứng
vơ hiệu khi có căn cứ cho rằng việc cơng chứng có vi phạm pháp luật.”
6. Quyền yêu cầu thực hiện việc cơng chứng ngồi trụ sở
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 Luật Cơng chứng năm 2014 thì việc cơng chứng
phải được thực hiện tại trụ sở tổ chức hành nghề cơng chứng. Tuy nhiên, người u cầu

cơng chứng có thể u cầu cơng chứng ngồi trụ sở nếu “người yêu cầu công chứng là
người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án
phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công
chứng”.
7. Quyền yêu cầu công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tại khoản 5 Điều 40 Luật Cơng chứng năm 2014: “Trong trường hợp có căn cứ cho
rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao
dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của
người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mơ tả cụ
thể thì cơng chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của
người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định;
trường hợp khơng làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng”.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 57 Luật Cơng chứng năm 2014 thì việc cơng chứng văn
bản khai nhận di sản hoặc văn bản từ chối di sản: “Công chứng viên phải kiểm tra để xác
định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và
những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ
hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ
chối u cầu cơng chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng
viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.”
8. Quyền yêu cầu điểm chỉ và ký trong văn bản công chứng, được điểm chỉ
trong văn bản công chứng trong các trường hợp không ký được do khuyết tật hoặc
không biết ký.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 48 Luật Công chứng năm 2014 thì việc điểm chỉ cũng có
thể thực hiện đồng thời với việc ký theo đề nghị của người yêu cầu công chứng. Nếu
người yêu cầu công chứng cho rằng việc sử dụng điểm chỉ song song với việc ký tên sẽ


thêm phần chắc chắn và cũng khơng q phiền tối, người yêu cầu công chứng nên thực
hiện việc ký song song với việc điểm chỉ để giảm thiểu rủi ro pháp lý khơng đáng có.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 48 Luật Công chứng năm 2014: “Việc điểm chỉ được

thay thế việc ký trong trường hợp người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người
phiên dịch không ký được do khuyết tật hoặc không biết ký. Khi điểm chỉ, người yêu cầu
công chứng, người làm chứng, người phiên dịch sử dụng ngón trỏ phải; nếu khơng điểm
chỉ được bằng ngón trỏ phải thì điểm chỉ bằng ngón trỏ trái; trường hợp khơng thể điểm
chỉ bằng hai ngón trỏ đó thì điểm chỉ bằng ngón khác và phải ghi rõ việc điểm chỉ đó
bằng ngón nào, của bàn tay nào”.
Tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 23/2015/NĐ-CP về thủ tục chứng thực hợp đồng
giao dịch có quy định: “Các bên tham gia hợp đồng, giao dịch phải ký trước mặt người
thực hiện chứng thực. Trường hợp người có thẩm quyền giao kết hợp đồng của các tổ
chức tín dụng, doanh nghiệp đã đăng ký chữ ký mẫu tại cơ quan thực hiện chứng thực thì
có thể ký trước vào hợp đồng; người thực hiện chứng thực phải đối chiếu chữ ký của họ
trong hợp đồng với chữ ký mẫu trước khi thực hiện chứng thực, nếu nghi ngờ chữ ký
trong hợp đồng khác với chữ ký mẫu thì yêu cầu người đó ký trước mặt; Trường hợp
người yêu cầu chứng thực khơng ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc
được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm
chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và khơng có quyền, lợi ích
hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch”.
Theo quy định trên, có thể thấy trong hoạt động chứng thực hợp đồng, giao dịch
việc điểm chỉ được thực hiện thay cho việc ký nếu người yêu cầu chứng thực không thể
ký được. Việc điểm chỉ trong văn bản chứng thực hợp đồng, giao dịch sẽ được thực hiện
giống với cách điểm chỉ trong văn bản công chứng.
9. Quyền khiếu nại việc bị từ chối công chứng
Căn cứ theo quy định tại Luật Công chứng, hợp đồng, giao dịch bằng văn bản không
trái pháp luật, khơng vi phạm đạo đức xã hội đều có quyền yêu cầu được công chứng. Tuy
nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật công chứng năm 2014, công chứng viên có
quyền được từ chối cơng chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo
đức xã hội. Như vậy, nếu cơng chứng viên có căn cứ cho rằng hợp đồng, giao dịch dân sự
bạn yêu cầu cơng chứng có yếu tố vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội thì cơng chứng
viên có quyền được từ chối công chứng. Khi từ chối công chứng, cơng chứng viên có
nghĩa vụ giải thích rõ lý do cho người đến yêu cầu công chứng về lý do từ chối cơng

chứng. Người u cầu cơng chứng có quyền u cầu cơng chứng viên giải thích rõ về việc
lý do bị từ chối công chứng. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng cảm thấy lý do
của Công chứng viên không thuyết phục, hoặc cảm thấy bị cản trở việc công chứng đúng


theo quy định pháp luật thì người u cầu cơng chứng có quyền khiếu nại khi có căn cứ
cho rằng việc từ chối đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
10. Quyền khởi kiện vụ việc ra Toà án để giải quyết
Căn cứ theo Điều 76 Luật Công chứng năm 2014: “Trong trường hợp giữa người
yêu cầu công chứng và công chứng viên, tổ chức hành nghề cơng chứng có tranh chấp
liên quan đến hoạt động hành nghề cơng chứng thì các bên có quyền khởi kiện vụ việc ra
Tịa án để giải quyết tranh chấp đó”.
Căn cứ theo khoản 11 Điều 26 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì việc tranh chấp
liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản cơng chứng vơ hiệu thuộc thẩm quyền giải quyết
của Tồ án. Trong trường hợp giữa người yêu cầu công chứng và cơng chứng viên, tổ
chức hành nghề cơng chứng có tranh chấp liên quan đến hoạt động hành nghề công chứng
thì người u cầu cơng chứng có quyền khởi kiện vụ việc ra Toà án để giải quyết.
11. Quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của
mình.
Căn cứ theo Điều 60 Luật Cơng chứng năm 2014: “1. Người lập di chúc có thể yêu
cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di
chúc, cơng chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi
giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc; 2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành
nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển
đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển
nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di
chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp
khơng có thỏa thuận hoặc khơng thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải
được trả lại cho người lập di chúc; 3. Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề
công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.”

12. Quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng cấp bản sao văn bản công
chứng.
Căn cứ theo Điều 65 Luật Công chứng năm 2014 thì việc cấp bản sao văn bản công
chứng được thực hiện theo yêu cầu của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, người có
quyền, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch đã được công chứng. Và việc cấp bản
sao văn bản công chứng do tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ bản chính văn bản
cơng chứng đó thực hiện.
13. Quyền u cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản
Căn cứ theo Điều 59 Luật Công chứng năm 2014: “Người thừa kế có thể u cầu
cơng chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di
sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế
theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu


công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh
người để lại di sản đã chết.”
Việc công chứng văn bản từ chối nhận di sản cũng có thể được Cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngồi cơng chứng căn cứ theo khoản 1 Điều 78 Luật Công chứng năm 2014.
14. Quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế
Căn cứ theo Điều 58 Luật Công chứng năm 2014: “Người duy nhất được hưởng di
sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa
thuận không phân chia di sản đó có quyền u cầu cơng chứng văn bản khai nhận di
sản.”
15. Quyền yêu cầu công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản cho người được hưởng di sản. Vì vậy, khi người sở hữu tài sản chết, phát sinh
quyền thừa kế thì người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không
xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền u cầu cơng chứng văn

bản thỏa thuận phân chia di sản. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được
hưởng di sản có thể tặng cho tồn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho
người thừa kế khác. Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ u cầu cơng
chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng
di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ
sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
16. Quyền được giữ bí mật về nội dung cơng chứng
Tại điểm a khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng năm 2014 quy định nghiêm cấm hành
vi: “Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công
chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội
dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức”.
17. Quyền được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp; được tơn trọng và bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp
Các thủ tục quy định về q trình cơng chứng hợp đồng, giao dịch đều xuất phát từ
mục tiêu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước hết là của người yêu cầu công chứng, của
cộng đồng và nhà nước. Người yêu cầu công chứng khi yêu cầu tổ chức hành nghề công
chứng thực hiện việc công chứng phải đảm bảo việc bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.
Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng khơng được làm phương hại đến quyền
và lợi ích của bất cứ bên nào. Nếu gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người
u cầu cơng chứng thì tổ chức hành nghề cơng chứng, cơng chứng viên gây thiệt hại phải
có trách nhiệm bồi thường. Việc các bên phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết cung


cấp thơng tin chính là nhằm đảm bảo giao dịch sẽ được thực hiện trung thực, tránh hiện
tượng lừa dối giữa các bên. Việc cơng chứng viên giải thích rõ quyền, nghĩa vụ của các
bên và các hướng dẫn cần thiết là nhằm để các bên hiểu rõ hơn quyền lợi cũng như trách
nhiệm của mình, những vấn đề phát sinh từ việc ký kết hợp đồng và cả những hậu quả khi
vi phạm hợp đồng.
18. Quyền được bồi thường nếu có thiệt hại do cơng chứng viên gây ra
Căn cứ theo Điều 38 Luật Công chứng năm 2014: “1. Tổ chức hành nghề công

chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác
do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức
mình gây ra trong q trình cơng chứng; 2. Cơng chứng viên, nhân viên hoặc người
phiên dịch là cộng tác viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức
hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy
định của pháp luật; trường hợp khơng hồn trả thì tổ chức hành nghề cơng chứng có
quyền u cầu Tịa án giải quyết”.
19. Quyền được thông báo về việc sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng
Căn cứ theo khoản 3 Điều 50 Luật Cơng chứng năm 2014 thì: “Cơng chứng viên có
trách nhiệm thơng báo việc sửa lỗi kỹ thuật đó cho người tham gia hợp đồng, giao dịch”.
20. Quyền yêu cầu công chứng tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 78 Luật Cơng chứng năm 2014 thì: “Cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở
nước ngồi được công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản, văn bản ủy quyền và
các hợp đồng, giao dịch khác theo quy định của Luật này và pháp luật về lãnh sự, ngoại
giao, trừ hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, thế chấp,
góp vốn bằng bất động sản tại Việt Nam”.
III. THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
1. Thực tiễn thực hiện quyền của người yêu cầu công chứng
Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu công chứng của người dân ngày càng
nhiều và các hợp đồng, giao dịch ngày càng mang tính chất phức tạp hơn.
Về quyền lựa chọn tổ chức hành nghề công chứng, thực tế người yêu cầu công
chứng được tự do lựa chọn nơi cơng chứng. Tuy nhiên, vẫn cịn tâm lý phân biệt cơng
chứng giữa Phịng cơng chứng và Văn phịng cơng chứng. Tại một số nơi, Văn phòng
đăng ký quyền sử dụng đất từ chối đăng ký hợp đồng đã công chứng tại Văn phịng cơng
chứng hoặc từ chối cung cấp thơng tin địa chính cho Văn phịng cơng chứng, UBND cấp
xã khơng phối hợp với Văn phịng cơng chứng trong việc niêm yết văn bản liên quan đến
việc công chứng các giao dịch về thừa kế. Thậm chí cịn có một số quan điểm cho rằng
không cần thiết phải quy hoạch tổ chức hành nghề công chứng khi tiến hành xã hội hóa



hoạt động cơng chứng… gây khó khăn cho người dân trong việc lựa chọn tổ chức hành
nghề công chứng.
Về quyền được lựa chọn phương thức soạn thảo hợp đồng, giao dịch, thực tế rất ít có
trường hợp người u cầu công chứng được sử dụng văn bản, hợp đồng do bản thân
người yêu cầu công chứng soạn thảo sẵn được công chứng mà sẽ được Công chứng viên
hướng dẫn và soạn thảo lại văn bản, hợp đồng giao dịch. Nguyên nhân khách quan xuất
phát từ độ hiểu biết pháp luật của người dân, cũng như việc sử dụng từ ngữ pháp lý trong
văn bản công chứng. Trong thực tiễn khi học viên tham gia một buổi làm việc tại tổ chức
hành nghề công chứng, một số loại hợp đồng, giao dịch sẽ được sử dụng sẵn thường rất
đơn giản, ví dụ như giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục, hợp đồng cho th…..
Về quyền được u cầu cơng chứng ngồi trụ sở, thực tế vẫn có những trường hợp
khơng nằm trong trường hợp được cơng chứng ngồi trụ sở, nhưng do người u cầu cơng
chứng khơng muốn tự mình ra tổ chứng hành nghề cơng chứng nên có thể dùng một số lý
do khách quan nằm trong “lý do chính đáng” hoặc nhờ cậy Cơng chứng viên để ký ngồi
trụ sở. Đây là một trong những bất cập của tính chính xác, hợp pháp của việc chứng nhận
hợp đồng giao dịch.
Về quyền yêu cầu tiến hành xác minh, yêu cầu giám định. Trong thực tiễn, học viên
đã tiếp xác qua các trường hợp xác minh vấn đề về tình trạng hôn nhân của người chết để
lại di sản. Trường hợp này là trường hợp khi có vấn đề chưa rõ, người yêu cầu công
chứng yêu cầu xác minh làm rõ tình trạng hơn nhân của người chết để tiến hành thủ tục
khai nhận, phân chia di sản.
Về quyền khiếu nại khi bị từ chối cơng chứng trong thực tiễn có ít trường hợp người
yêu cầu công chứng khiếu nại. Nguyên nhân là việc công chứng theo nhu cầu hiện nay đã
“xã hội hố”, là một dịch vụ cơng, người u cầu công chứng khi bị từ chối tại tổ chức
hành nghề cơng chứng này hồn tồn có thể liên hệ với tổ chức hành nghề khác để công
chứng hợp đồng, giao dịch. Nên người yêu cầu công chứng lựa chọn việc giữa việc mất
thời gian để khiếu nại và việc đi nơi khác để cơng chứng thì họ sẽ lựa chọn việc công
chứng nơi khác. Khi Công chứng viên không có thái độ thiện cảm với người đi cơng
chứng, dịch vụ khơng chú trọng việc chăm sóc người đi cơng chứng, thời gian công

chứng lâu hơn so với quy định thì người u cầu cơng chứng hồn tồn có thể tới tổ chức
hành nghề công chứng khác để được phục vụ tốt hơn.
Về quyền công chứng hợp đồng, giao dịch tại người ngồi của người u cầu cơng
chứng thực tiễn tại các cơ quan nhà nước kiêm nhiệm trong hoạt động công chứng (Đại
sứ quán, lãnh sự quán…), do không có chun viên chun trách nên hoạt động cơng
chứng dường như khơng được thực hiện theo đúng nghĩa của nó. Thực tiễn cho thấy, hầu
hết các hợp đồng, giao dịch mà các cơ quan này chứng thực là không đạt u cầu. Điều đó
dẫn đến một thực trạng, việc cơng chứng hợp đồng, giao dịch tại các cơ quan này chủ yếu


là chứng nhận về mặt hình thức, nhận dạng, xác định năng lực hành vi dân sự…mà không
chú trọng đến nội dung của hợp đồng, giao dịch có hợp pháp hay khơng.
2. Giải pháp hồn thiện pháp luật
Từ những nội dung đã phân tích nêu trên, học viên đã làm rõ được các quyền của
người yêu cầu công chứng. Luật công chứng không chỉ quy định về quyền hạn, nhiệm vụ
của người thực hiện cơng chứng mà cịn quy định về quyền và nghĩa vụ của người yêu
cầu công chứng. Những quy định về nhiệm vụ của người thực hiện công chứng, đồng thời
quy định về quyền của người yêu cầu công chứng cho thấy rõ hơn mục tiêu của hoạt động
công chứng là hướng tới phục vụ nhân dân và tổ chức. Đương nhiên, bên cạnh những
quyền của mình, người u cầu cơng chứng cũng phải có những nghĩa vụ để đảm bảo việc
u cầu cơng chứng của mình là chính xác, đúng pháp luật, tạo điều kiện cho việc công
chứng được thực hiện thuận lợi, không trái pháp luật, đạo đức xã hội. Quyền của người
yêu cầu công chứng luôn đi cùng nhiệm vụ, trách nhiệm của công chứng viên và nghĩa vụ
cảu người yêu cầu công chứng lại luôn đi cùng quyền hạn của công chứng viên. Khi nói
đến quyền, nghĩa vụ của người u cầu cơng chứng, chúng ta thấy rõ hơn công chứng
viên cần làm gì và được làm gì để phục vụ tốt nhất yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ
chức và đồng thời cũng phải đảm bảo việc thực hiện công chứng đó là chặt chẽ, đúng
pháp luật. Có thể thấy quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu công chứng là ln đan xen
nhau trong q trình u cầu và làm thủ tục công chứng. Để đạt được yêu cầu của mình,
thực hiện các quyền của mình một cách đầy đủ, tồn diện, thuận tiện, chính xác nhất thì

người u cầu công chứng phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của mình một cách
nghiêm túc và đầy đủ. Do đó, để thực hiện nghề công chứng một cách tốt nhất địi hỏi
người cơng chứng viên phải nắm và hiểu rõ về các quyền và nghĩa vụ của người yêu cầu
công chứn. Song song với việc đó, để bảo đảm tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng giao
dịch công chứng, cần thiết phải đổi mới, hoàn thiện đồng bộ các thiết chế bảo đảm cho tổ
chức và hoạt động công chứng, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và phát
triển các tổ chức xã hội nghề nghiệp cơng chứng để phát huy vai trị tự quản của các tổ
chức này trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên và quản lý hoạt
động công chứng hiệu quả hơn. Công chứng viên tại các tổ chức hành nghề công chứng
cũng cần phải thường xuyên tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao kiến thức,
cũng như rèn luyện kỹ năng của bản thân trong những vấn đề xác nhận giấy tờ giả, người
giả …. để đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên khi tham gia giao dịch cũng như bảo vệ
cho chính bản thân Cơng chứng viên trong việc thực hiện giao kết hợp đồng, giao dịch.
Về quyền yêu cầu điểm chỉ và ký trong văn bản cơng chứng thì có trường hợp người
bị cụt một tay hay cả hai tay. Người bị cụt một hay cả hay tay đều có quyền cơng dân như
mọi người khác, đều có nhu cầu giao dịch trong các lĩnh vực đời sống, xã hội bình thường
hằng ngày. Do đó, đảm bảo quyền cho những người bị cụt hai tay thực hiện được ý chí


của mình trong giao dịch dân sự, khoản 2 Điều 48 Luật Công chứng quy định theo hướng
sau: “Đối với những người không thể ký hoặc điểm chỉ do khuyến khuyết của cơ thể thì
phải có 02 người làm chứng ký hoặc điểm chỉ vào văn bản công chứng để xác nhận ý chí
của người u cầu cơng chứng trong giao dịch dân sự”.
Trong quá trình tìm hiểu pháp luật về quyền của người yêu cầu công chứng, cũng
như từ những thực tiễn mà học viên được thực hành tại các tổ chức hành nghề công
chứng, học viên nhận thấy có nhiều trường hợp người dân gặp khó khăn về các giấy tờ
tuỳ thân. Hiện nay, giấy tờ tuỳ thân là căn cước cơng dân đã gắn chip, đã có thông tin về
các giấy tờ cũ như chứng minh nhân dân trong mã QR code, tuy nhiên các thông tin này
cịn sai sót rất nhiều. Vì vậy, học viên kiến nghị cần nâng cao công tác cập nhật cơ sở dữ
liệu để tạo điều kiện cho người dân tham gia hợp đồng, giao dịch được thuận lợi. Học

viên cũng xin thêm kiến nghị cần liên thông cơ sở dữ liệu của các tổ chức hành nghề cơng
chứng, Văn phịng đăng ký đất đai, cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, cơ quan Thi
hành án dân sự… để tránh việc người dân làm giả giấy tờ hoặc Công chứng viên, Thẩm
phán khơng cập nhật tình trạng đã tham gia giao dịch, bị tranh chấp, bị kê biên… của tài
sản. Pháp luật cơng chứng cũng cần có quy định việc lưu trữ hình ảnh, đoạn phim ghi lại
việc các bên tham gia giao dịch là có thật và tự nguyện để tránh trường hợp phát sinh
tranh chấp về sau.


C. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu bài báo cáo này cho học viên một cái nhìn tổng quát về các quy
định của pháp luật liên quan đến quyền của người yêu cầu công chứng. Quyền của người
yêu cầu công chứng luôn đi cùng nhiệm vụ, trách nhiệm của công chứng viên và nghĩa vụ
của người yêu cầu công chứng lại luôn đi cùng quyền hạn của cơng chứng viên.
Trong q trình nghiên cứu tìm hiểu cũng giúp học viên có cái nhìn tổng qt, tìm
hiểu được những kiến thức bổ ích và bồi dưỡng thêm kỹ năng cần thiết để khắc phục
những bất cập cịn tồn tại, thiếu sót của mình trong hoạt động công chứng nhất. Trên đây
là bài viết báo cáo của học viên, trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu về báo cáo khơng thể
tránh sự sai sót, mong được sự đóng góp ý kiến về bài báo cáo để được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn./


D. DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình kỹ năng hành nghề công chứng tập 1, 2, 3 - Nhà xuất bản tư pháp.
2. Luật Công chứng năm 2006.
3. Luật Công chứng năm 2014.
4. Bộ Luật Dân sự 2015.
5. Bộ Tố tụng luật Dân sự 2015.




×