Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Thực trạng kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh bong võng mạc tại bệnh viện mắt trung ương năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HOÀNG THỊ THANH HÀ

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH BONG VÕNG MẠC
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2021

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HOÀNG THỊ THANH HÀ

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THỰC HÀNH TUÂN THỦ
ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH BONG VÕNG MẠC
TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG NĂM 2021
Ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Nguyễn Xuân Hiệp

NAM ĐỊNH - 2021


i

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Bong võng mạc (BVM) là bệnh lý nặng trong nhãn khoa, một trong
những nguyên nhân gây giảm thị lực trầm trọng và dẫn đến mù lòa. Đây là
một bệnh lý cấp cứu nhãn khoa phức tạp cần phải được điều trị phẫu thuật
sớm để phục hồi thị lực cho người bệnh.
Mục tiêu: Mô tả mức độ kiến thức về tuân thủ điều trị và thực hành tuân
thủ tư thế trong điều trị ở người bệnh bong võng mạc và xác định một số yếu tố
liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh bong võng mạc tại Bệnh
viện Mắt Trung ương năm 2021.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
thực hiện trên 84 người bệnh phẫu thuật bong võng mạc tại khoa Dịch Kính –
Võng Mạc Bệnh viện Mắt Trung ương trong thời gian từ tháng 12 năm 2020
đến tháng 03 năm 2021.
Kết quả: Kiến thức: Trong quá trình nằm điều trị có 51,14% người bệnh
có kiến thức về dấu hiệu bệnh bong võng mạc; 98,81% tầm quan trọng tuân
thủ tư thế; Tại thời điểm tái khám lần đầu sau phẫu thuật có 95,24% có kiến
thức về bệnh; 100% người bệnh có kiến thức về tầm quan trọng tư thế. Thực
hành: 7,14% người bệnh nghiêng mũi, 84,53% người bệnh sấp mặt; 5,95%
nghiêng thái dương; 2,38% ngồi; 100% uống thuốc và tra thuốc đúng y lệnh.
Trình độ học vấn, khu vực sinh sống, laser võng mạc, đã phẫu thuật bong

võng mạc có mối liên quan với kiến thức người bệnh với p<0,05. Thời gian
mắc bệnh khơng có mối liên quan với tuân thủ điều trị của người bệnh với
p>0,05.
Kết luận: Kiến thức, tuân thủ điều trị bệnh sau phẫu thuật bong võng
mạc của người bệnh cịn nhiều hạn chế.
Từ khóa: Bong võng mạc, tuân thủ điều trị, tư thế nằm sấp.


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy, Ban giám hiệu Trường Đại học
Điều Dưỡng Nam Định, Phòng Đào tạo Sau đại học và Ban khác của nhà
trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và hồn thành luận văn này.
Với lịng kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS
Nguyễn Xuân Hiệp - Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, TS.BS Đặng
Trần Đạt - Quyền Trưởng khoa Khám bệnh và Điều trị theo yêu cầu, Bệnh
viện Mắt Trung ương, TS.BS Trương Tuấn Anh - Phó hiệu trưởng trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hồn thành
luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc Bệnh viện Mắt Trung
ương, Phòng kế hoạch tổng hợp, tập thể cán bộ nhân viên khoa Dịch kính –
Võng mạc, đã tạo điều kiện và giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số liệu.
Tơi xin cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm thi đã dành thời gian
đọc góp ý cho luận văn của tơi được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin cảm ơn những người bệnh tham gia nghiên cứu đã hợp tác và tạo
điều kiện cho tơi trong q trình nghiên cứu, hồn thành luận văn.
Cuối cùng với lịng biết ơn vơ cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia
đình và những người thân đã tạo điều kiện và luôn bên tơi, chia sẻ những khó
khăn và động viên tơi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành

luận văn này.
Nam Định, tháng 9 năm 2021
Tác giả

Hoàng Thị Thanh Hà


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân tơi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức và khảo
sát thực tiễn tại khoa Dịch kính - Võng mạc. Các số liệu thu thập và kết quả
trong luận văn là trung thực, chưa từng được công bố trước khi trình, bảo vệ
và cơng nhận bởi hội đồng đánh giá luận văn trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định.
Nam Định, tháng 09 năm 2021
Tác giả

Hoàng Thị Thanh Hà


MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU.............................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... v

ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1
MỤC TIÊU .................................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 4
1.1. Đại cương về bệnh bong võng mạc .................................................. 4
1.2. Tuân thủ điều trị ở người bệnh bong võng mạc ..................................... 8
1.3. Các nghiên cứu liên quan............................................................... 14
1.4. Khung nghiên cứu ......................................................................... 20
1.5. Địa điểm nghiên cứu...................................................................... 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 22
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 22
2.3. Thiết kế nghiên cứu ....................................................................... 22
2.4. Cỡ Mẫu và chọn mẫu ..................................................................... 22
2.5. Cơng cụ, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá ........................................... 23
2.6. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 25
2.7. Các biến số nghiên cứu .................................................................. 26
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................... 27
2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu............................................................ 28


2.10. Hạn chế của nghiên cứu ............................................................... 28
2.11. Sai số và cách khắc phục sai số .................................................... 28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 30
3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của người bệnh....................................... 30
3.2. Các đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu: ........................ 33
3.3. Thực trạng kiến thức về tuân thủ điều trị của người bệnh .............. 38
3.4. Một số yếu tố liên quan đến sự tuân thủ điều trị của người bệnh.... 41
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................... 44
4.1. Đặc điểm chung liên quan đến đối tượng nghiên cứu: ................... 44
4.2. Mô tả đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu: ..................... 46

4.3. Thực trạng kiến thức, thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh.. 48
4.4. Một số yếu tố liên quan ................................................................. 54
4.5. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................. 59
KẾT LUẬN .................................................................................................. 60
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA KIẾN THỨC VỀ SỰ TUÂN THỦ ĐIỀU
TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH BONG VÕNG MẠC


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BBT

: Bóng bàn tay

BVM

: Bong võng mạc

ĐNT

: Đếm ngón tay

NA


: Nhãn áp

NB

: Người bệnh

NVYT

: Nhân viên y tế

ST

: Sáng tối

TL

: Thị lực

VM

: Võng mạc

VMĐTĐTS

: Võng mạc đái tháo đường tăng sinh


iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi .......................................................................... 30
Bảng 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn............................................................ 31
Bảng 3.3. Đặc điểm về khu vực sinh sống .................................................... 32
Bảng 3.4. Đặc điểm về nghề nghiệp ............................................................. 32
Bảng 3.5. Tình trạng thị lực của người bệnh khi vào viện............................. 33
Bảng 3.6. Tình trạng nhãn áp của người bệnh khi vào viện .......................... 33
Bảng 3.7. Nguyên nhân bong võng mạc ....................................................... 34
Bảng 3.8. Thời gian phát hiện bong võng mạc.............................................. 34
Bảng 3.9. Vị trí vết rách ............................................................................... 34
Bảng 3.10. Thị lực của người bệnh sau phẫu thuật ....................................... 35
Bảng 3.11. Nhãn áp của người bệnh sau phẫu thuật...................................... 35
Bảng 3.12. Tình trạng mắt của người bệnh sau phẫu thuật ........................... 36
Bảng 3.13. Số lần phẫu thuật bong võng mạc ............................................... 36
Bảng 3.14. Số ngày nằm điều trị ................................................................... 37
Bảng 3.15. Mức độ chăm sóc của nhân viên y tế với người bệnh ................. 37
Bảng 3.16. Tư thế của người bệnh sau phẫu thuật ........................................ 38
Bảng 3.17. Thực hiện y lệnh của bác sĩ ........................................................ 38
Bảng 3.18. Tuân thủ chế độ ăn theo y lệnh, dùng chất kích thích, giữ vệ sinh
mắt ............................................................................................ 39
Bảng 3.19. Sự hiểu biết của người bệnh trong khi nằm viện phẫu thuật bong
võng mạc ................................................................................... 40
Bảng 3.20. Sự hiểu biết của người bệnh khi đến khám lại lần đầu sau phẫu
thuật bong võng mạc ................................................................. 40
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa kiến thức tuân thủ điều trị người bệnh và thông
tin nhân khẩu học ...................................................................... 41
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa kiến thức tuân thủ điều trị của người bệnh và
các đặc điểm lâm sàng ............................................................... 42
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị với thời gian phát hiện bệnh
bong võng mạc .......................................................................... 43



v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu ............................. 31
Biểu đồ 3.2: Phân loại kiến thức về tuân thủ điều trị đối tượng nghiên cứu .. 39

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh bong võng mạc ................................................................ 4
Hình 1.2. Các tư thế của người bệnh sau phẫu thuật bong võng mạc. ........... 10
Hình 1.3. Biến chứng nghẽn đồng tử tăng nhãn áp do bóng khí khi người bệnh
khơng tn thủ điều trị. ................................................................. 11
Hình 1.4. Tư thế nằm sấp sau phẫu thuật bong võng mạc. ........................... 11
Hình 1.5. Khung nghiên cứu......................................................................... 20


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bong võng mạc (BVM) là bệnh lý nặng trong nhãn khoa, một trong
những nguyên nhân gây giảm thị lực trầm trọng và dẫn đến mù lòa. Bong
võng mạc xảy ra khi lớp tế bào cảm thụ ánh sáng bị tách khỏi lớp biểu mô sắc
tố, chúng sẽ không cịn nguồn ni dưỡng chủ yếu từ các mạch máu hắc mạc.
Đây là một bệnh lý cấp cứu nhãn khoa phức tạp cần phải được điều trị phẫu
thuật sớm để phục hồi thị lực cho người bệnh.
Các nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ không thành công và các biến chứng
sau phẫu thuật phụ thuộc vào các yếu tố sau: các hình thái lâm sàng của bong
võng mạc; tăng sinh dịch kính võng mạc đi kèm; khơng tn thủ điều trị sau
phẫu thuật; tư thế của người bệnh sau phẫu thuật bong võng mạc; điều trị
bằng thuốc: thuốc tra, thuốc uống; hoạt động thể chất sau phẫu thuật [16],

[17], [25].
Bên cạnh đó, một số yếu tố ảnh hưởng đến người bệnh sau phẫu thuật để
dẫn đến bong võng mạc tái phát sớm như: điều trị và tuân thủ điều trị chưa
đầy đủ, những vết rách mới, tăng sinh dịch kính võng mạc là những nguyên
nhân chính trong phần lớn các trường hợp tái phát bong sau phẫu thuật. Theo
một số nghiên cứu cho rằng nguyên nhân chính trong bong võng mạc tái phát
muộn là do co kéo của nền dịch kính trước [14], [15].
Như vậy việc khơng tn thủ hay tuân thủ không đầy đủ điều trị sau
phẫu thuật là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc điều trị không đạt kết quả
cũng như gây bong võng mạc tái phát sớm.
Nguyên nhân của việc không tuân thủ điều trị là do người bệnh sau phẫu
thuật bong võng mạc thường rất đau, khó khăn khi thực hiện các tư thế nằm
theo u cầu của bác sĩ vì vậy cần chăm sóc đặc biệt cho người bệnh. Do đó
vai trị chăm sóc tư vấn, hướng dẫn và giám sát của nhân viên y tế, đặc biệt là


2

điều dưỡng viên rất quan trọng đối với người bệnh sau phẫu thuật bong võng
mạc, để góp phần duy trì và phục hồi thị lực cho người bệnh. Điều này giúp
nâng cao kiến thức giáo dục sức khỏe cho người bệnh và gia đình, làm tăng
sự tuân thủ điều trị của người bệnh và giảm tỉ lệ thất bại của phẫu thuật cũng
như các biến chứng sau phẫu thuật.
Bệnh viện Mắt Trung ương là bệnh viện hạng một tuyến cuối trong
chuyên nghành nhãn khoa của cả nước. Đây cũng là trung tâm đào tạo hàng
đầu về nhãn khoa với các đối tượng đào tạo từ Tiến sĩ, Thạc sĩ, đến các điều
dưỡng, kỹ thuật viên nhãn khoa. Khoa Dịch kính - Võng mạc của Bệnh viện
Mắt Trung ương tiếp nhận người bệnh bong võng mạc trong cả nước với số
lượng người bệnh có chỉ định phẫu thuật bong võng mạc ngày càng gia tăng.
Số lượng người bệnh được phẫu thuật bong võng mạc tại khoa Dịch kínhVõng mạc năm 2018 là 1513 người bệnh, năm 2019 là 1623 người bệnh, năm

2020 là 1300 người bệnh. Để nâng cao chất lượng phẫu thuật và điều trị thành
công cho người bệnh bong võng mạc thì việc nâng cao sự tuân thủ điều trị của
người bệnh sau phẫu thuật bong võng mạc đã trở thành mối quan tâm hàng
đầu của Ban Giám đốc bệnh viện, lãnh đạo khoa và khối điều dưỡng tại khoa
Dịch kính - Võng mạc Bệnh viện Mắt Trung ương.
Tuy nhiên, cho đến nay tại Bệnh viện Mắt Trung ương vẫn chưa có đề
tài nào nghiên cứu về thực trạng với việc tuân thủ điều trị của người bệnh
bong võng mạc, vì vậy học viên thực hiện đề tài: “Thực trạng kiến thức,
thực hành tuân thủ điều trị của người bệnh bong võng mạc tại Bệnh viện
Mắt Trung ương năm 2021” với 2 mục tiêu:


3

MỤC TIÊU
1. Mô tả mức độ kiến thức về tuân thủ điều trị và thực hành tuân thủ tư
thế trong điều trị ở người bệnh bong võng mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương
năm 2021.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị của
người bệnh bong võng mạc tại Bệnh viện Mắt Trung ương năm 2021.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh bong võng mạc
1.1.1. Khái niệm về bệnh bong võng mạc
Bong võng mạc là tình trạng mà trong đó lớp thần kinh cảm thụ của
võng mạc bị tách ra khỏi lớp biểu mơ sắc tố do sự tích luỹ dịch trong khoang

dưới võng mạc.

Hình 1.1. Hình ảnh bong võng mạc
1.1.2. Phân loại bệnh bong võng mạc
Trên thế giới có nhiều cách phân loại bệnh bong võng mạc như A. Urrets
Zavavia Jr (1968) và Bonnet M. (1989). Tại Việt Nam tác giả Đỗ Như Hơn và
Phan Dẫn đã chia bệnh bong võng mạc thành 2 loại [5],[6]:
Bong võng mạc nguyên phát.
Bong võng mạc thứ phát.
Có 2 loại bong võng mạc thứ phát:
Bong võng mạc do co kéo.
Bong võng mạc xuất tiết.


5

1.1.3. Triệu chứng bệnh bong võng mạc
Triệu chứng cơ năng:
Dấu hiệu bong dịch kính sau: Bao gồm hiện tượng chớp sáng trong mắt
nhẹ nhàng thoáng qua khi thay đổi vị trí và hiện tượng ruồi bay do phối hợp
xuất huyết dịch kính.
Dấu hiệu rách võng mạc: Cảm giác đom đóm mắt lặp đi lặp lại ở một
vùng rõ rệt, gặp trong ½ trường hợp bong võng mạc. Dấu hiệu này có thể
được phát hiện sớm nếu mơi trường cịn trong suốt.
Dấu hiệu xuất huyết dịch kính: Người bệnh thấy có những mảng bong
hoặc mưa như bồ hóng hay mảng màu đỏ nhạt gây cản trở vùng nhìn.
Dấu hiệu bong võng mạc: Khuyết thị trường và giảm thị lực đột ngột.
Khuyết thị trường tương ứng với vùng bong võng mạc. Biểu hiện trên
lâm sàng là một đám màn đen di động che lấp một phần thị trường đối diện
với vùng bong võng mạc. Khi bong võng mạc phía dưới, tổn thương thị

trường ít được để ý vì vậy người bệnh thường đến khám muộn nên sự phục
hồi thị lực sẽ kém hơn [8].
Giảm thị lực đột ngột chỉ xảy ra khi bong võng mạc lan tới vùng hoàng
điểm hoặc kèm theo xuất huyết dịch kính. Trước đó người bệnh có thể nhìn thấy
hình bị biến dạng vì có ngấm dịch hồng điểm, nhìn hình bị thu nhỏ hoặc loạn sắc.
Thị lực giảm trầm trọng khi vùng võng mạc bong lan tới hoàng điểm.
Dấu hiệu thực thể:
Nhãn áp hạ, mắt mềm
Soi ánh đồng tử: Có màu xám tương ứng với vùng võng mạc bong.
Quan sát buồng dịch kính có thể thấy dịch kính vẩn đục, tăng sinh co
kéo hay xuất huyết một phần hoặc tồn bộ phần dịch kính.
Soi đáy mắt khi đồng tử giãn tối đa thấy võng mạc bong có màu xám
hoặc hồng nhạt.


6

Hình ảnh hồng điểm cịn bình thường hay phù có màu đỏ nhạt bao
quanh là những nếp hoặc hốc của phù dạng nang hoặc đôi khi là một hốc to ở
trung tâm sẽ có màu vàng nhạt hay tối sẫm.
Triệu chứng cận lâm sàng:
Siêu âm: Có thể cho thấy hình ảnh của võng mạc bong cao hay thấp,
bong toàn bộ hay một phần.
Thị trường: Mất một phần hay toàn bộ thị trường phụ thuộc vào diện tích
võng mạc bị bong. Có thể thấy ám điểm trung tâm.
Điện võng mạc: Thường giảm sút hoặc tiêu hủy tùy thuộc vào mức độ
bong và thời gian bong [30], [31].
1.1.4. Điều trị bệnh bong võng mạc
Điều trị bệnh bong võng mạc vẫn là một vấn đề khó, cần nhiều trang
thiết bị, máy móc hiện đại, các bác sỹ nhãn khoa có nhiều kinh nghiệm.

Đến nay một số quan điểm điều trị của các bác sỹ vẫn chưa thống nhất,
nhưng về cơ bản các phương pháp điều trị bệnh bong võng mạc đã được áp
dụng và phát triển đến ngày nay [9], [10], [30].
Nguyên tắc:
Phẫu thuật bong võng mạc dựa trên ba nguyên tắc mà Gonnin.J đã đề
xuất từ năm 1930 [24], từ nguyên tắc trên nhiều kỹ thuật đã được áp dụng,
ngày nay phổ biến các kỹ thuật sau:
Gây phản ứng viêm dính để bịt vết rách bằng lạnh đơng, điện đơng,
ngồi củng mạc, laser từ trong buồng dịch kính.
Tạo điều kiện cho võng mạc áp lại hắc mạc trong giai đoạn phản ứng
viêm hắc mạc bằng các biện pháp: Ấn độn, đai củng mạc. Tháo dịch dưới
võng mạc. Ấn độn trong bằng các loại khí Gaz, dầu Silicone. Cắt dịch kính
loại trừ co kéo.
Hàn vết rách võng mạc:
Vết rách võng mạc tạo ra thơng thương giữa khoang dịch kính và khoang
dưới võng mạc. Khi đường thơng thương này cịn tồn tại thì võng mạc không


7

thể áp lại được.
Vì vậy cần tạo lại sự dính giữa lớp biểu mô sắc tố và lớp võng mạc cảm
thụ ở bờ vết rách bằng cách tạo phản ứng viêm với sự hoại tử tế bào để hình
thành sẹo hắc võng mạc. Những phương pháp hàn vết rách võng mạc thường
hay sử dụng như: Điện đông, lạnh đông và quang đơng.
Mục đích của ba phương pháp trên là tạo ra vùng sẹo dính giữa biểu mơ
sắc tố và biểu mô thần kinh, tuy nhiên chúng đều chứa đựng những nguy cơ
và lợi ích khơng giống nhau. Khi lựa chọn kỹ thuật nào cũng cần phải biết tôn
trọng giải phẫu của củng mạc và khớp nối dịch kính võng mạc vì nếu dùng
quá liều sẽ làm tổn thương màng ngăn trong và hình thành tăng sinh dịch kính

võng mạc, làm nặng nề thêm cho bệnh lý bong võng mạc.
Đưa võng mạc áp sát lớp biểu mô sắc tố:
Ấn độn, đai củng mạc: tạo một chỗ dựa vững chắc ngoài củng mạc đẩy
hắc mạc và biểu mô sắc tố sát vào lớp biểu mô thần kinh bị bong.
Tháo dịch dưới võng mạc: là làm cho diện bong võng mạc ở mức độ dẹt
hay thấp hơn, tạo điều kiện cho lớp biểu mơ sắc tố thực hiện vai trị làm tiêu
dịch nhanh hơn.
Ấn độn võng mạc từ phía trong nhãn cầu: nén (ấn độn) võng mạc từ phía
trong buồng dịch kính bằng cách bơm vào buồng dịch kính các loại khí hoặc
vật liệu có khả năng ấn độn như: khơng khí, khí nở SF₆ (Sulfur hexafluloride)
hoặc C₃F₈ (Octafluoropropane), dầu Sillicone.
Phẫu thuật nội nhãn: đây là phương pháp dùng máy cắt dịch kính cắt và
thay thế tồn bộ dịch kính bằng nước muối sinh lý hoặc các dịch ấn độn khác.
Phương pháp này được áp dụng trong điều trị bệnh bong võng mạc với những
hình thái nặng mà trước kia khơng có khả năng phẫu thuật thành công với
phương pháp phẫu thuật kinh điển [20], [37].


8

1.2. Tuân thủ điều trị ở người bệnh bong võng mạc
1.2.1. Khái niệm
Tuân thủ điều trị: Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
[36], tuân thủ điều trị là từ để chỉ hành vi của người bệnh trong việc thực hiện
hướng dẫn điều trị của thầy thuốc như sử dụng thuốc, ăn kiêng hoặc thực
hiện thay đổi lối sống tương ứng với các khuyến nghị đã được thống nhất từ
một nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe. Như vậy người bệnh có quyền tham gia
vào q trình điều trị và chăm sóc sức khỏe của họ, tuân thủ điều trị lúc này
cần có sự đồng tình của người bệnh với những khuyến cáo mà nhân viên y tế
cung cấp.

Tuân thủ điều trị ở người bệnh bong võng mạc: Là hành vi của người
bệnh trong việc thực hiện hướng dẫn điều trị của nhân viên y tế sau phẫu thuật
bong võng mạc về số lượng và thời gian dùng thuốc và tư thế đầu của người
bệnh nhằm mục đích giúp võng mạc áp lại và hạn chế các biến chứng sau
phẫu thuật [22] .
1.2.2. Phương pháp đánh giá tuân thủ điều trị
Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của người bệnh là rất cần thiết trong kế
hoạch điều trị có hiệu quả cho người bệnh. Việc đánh giá mức độ tuân thủ sẽ
giúp cho cán bộ y tế biết được những yếu tố nào liên quan đến việc tuân thủ điều
trị của người bệnh từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Hiện nay, khơng có tiêu
chuẩn vàng nào để đo lường tuân thủ điều trị. Mỗi phương pháp đều có những
ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên các phương pháp đo lường tuân thủ tốt
địi hỏi phải có các tiêu chuẩn sau: dễ sử dụng, đáng tin cậy, hiệu quả và chi phí
thấp. Do vậy, tuân thủ điều trị thường được đánh giá bằng 2 phương pháp đó là
phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp: Quan sát trực tiếp người bệnh khi tra và uống
thuốc: Phương pháp này đánh giá tương đối chính xác hành vi tuân thủ.
Nhưng nhược điểm của phương pháp này là tốn thời gian và nhân lực y tế,


9

khó đánh giá các hành vi tuân thủ thay đổi lối sống. Quan sát xem người bệnh
có tuân thủ đúng tư thế theo lời dặn của bác sĩ không.
Phương pháp gián tiếp: Hệ thống tự ghi nhận. Phương pháp này dễ thực
hiện, chi phí thấp, cung cấp các thơng tin về các yếu tố cản trở đến tuân thủ
điều trị nhưng lại dễ sai số nhớ lại, mang tính chủ quan và cho tỷ lệ tuân thủ
cao hơn so với thực tế. Nhật ký người bệnh: Phương pháp này đơn giản hóa
mối tương quan với các sự kiện bên ngồi hoặc ảnh hưởng của thuốc nhưng
lại gây ra sự thay đổi hành vi có tính phản ứng và khơng phải luôn nhận được

sự đồng ý hợp tác của người bệnh. Theo dõi sự có mặt của người bệnh, giám
sát và ghi lại người bệnh có tuân thủ tư thế mà bác sĩ u cầu.
Phương pháp trực tiếp có độ chính xác cao hơn nhưng thường tốn kém.
Do đó, lựa chọn phương pháp trực tiếp hay gián tiếp còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như yếu tố liên quan đến hoàn cảnh thực tiễn của người bệnh hoặc là
các loại tuân thủ điều trị cần được đánh giá [29].
Tuân thủ của người bệnh sau phẫu thuật bong võng mạc:
Tuân thủ điều trị sau phẫu thuật bong võng mạc rất quan trọng quyết
định 90% thành cơng của ca phẫu thuật vì vậy người bệnh cần tuân thủ tuyệt
đối các tư thế sau phẫu thuật mà bác sĩ yêu cầu
* Tầm quan trọng của sự tuân thủ sau phẫu thuật bong võng mạc
Tuân thủ điều trị bong võng mạc: là thực hiện đúng và đủ y lệnh của bác
sĩ điều trị để duy trì tình trạng võng mạc áp lại sau phẫu thuật và giảm thiểu
các biến chứng do phẫu thuật.
Tuân thủ điều trị sau phẫu thuật bong võng mạc bao gồm:
Tuân thủ về tư thế nằm: là điều kiện tiên quyết góp phần đến 90% thành
cơng của phẫu thuật và phịng tránh các biến chứng sau phẫu thuật như đục
thủy tinh thể, tăng nhãn áp…Tùy theo từng hình thái bong võng mạc, vị trí
vết rách võng mạc và phương pháp phẫu thuật mà người bệnh phải tuân thủ


10

các tư thế sau phẫu thuật khác nhau. Đa số những người bệnh sau phẫu thuật
ngày đầu thường được hướng dẫn nằm sấp để giúp làm khô dịch vùng võng
mạc trung tâm, giúp cải thiện và phục hồi thị lực cho người bệnh sau
phẫu thuật.

Tư thế ngồi thẳng đầu


Tư thế ngồi nghiêng đầu

Tư thế nằm sấp

Tư thế ngồi sấp mặt

Hình 1.2. Các tư thế của người bệnh sau phẫu thuật bong võng mạc.
Tùy theo tình trạng bong võng mạc và vật liệu độn mà thời gian nằm sấp có
thể thay đổi từ 1 đến 4 tuần, 1 ngày ít nhất 16h [23], [27]. Đây là một trong
những khó khăn trong việc tuân thủ điều trị của người bệnh sau hậu phẫu, là
một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các biến chứng sau phẫu thuật như đục
thủy tinh thể, tăng nhãn áp và bong võng mạc tái phát.


11

Hình 1.3. Biến chứng nghẽn đồng tử tăng nhãn áp do bóng khí khi người
bệnh khơng tn thủ điều trị.
Bên cạnh các tư thế nằm sấp cịn có các tư thế sau phẫu thuật như: ngồi sấp
mặt, ngồi nghiêng đầu, ngồi thẳng. Người bệnh phải thực hiện tư thế này từ 1
đến 7 ngày. Với các tư thế này cũng gây ra những bất tiện trong việc sinh hoạt
của người bệnh, làm ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị sau phẫu thuật bong
võng mạc.

Hình 1.4. Tư thế nằm sấp sau phẫu thuật bong võng mạc.
Ngoài các tuân thủ trên người bệnh còn phải thực hiện tuân thủ: Chế độ
uống thuốc và tra thuốc làm giảm viêm tại mắt và nhiễm trùng sau phẫu thuật.
Chế độ ăn uống có khả năng giúp cho vết thương chóng lành, tái tạo mơ .



12

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ điều trị
Phẫu thuật bong võng mạc là phẫu thuật phức tạp trong nhãn khoa.
Thành công của phẫu thuật phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như các yếu tố tại
mắt, yếu tố tồn thân, máy móc, trang thiết bị phẫu thuật và không thể không
kể đến là sự tuân thủ điều trị sau phẫu thuật của người bệnh.
Các yếu tố tại mắt
Hình thái lâm sàng của bong võng mạc:
Bong võng mạc do cận thị: Số mắt bong võng mạc có cận thị chiếm 50%
trường hợp. Bong võng mạc gặp nhiều hơn ở nam giới và có xu hướng nam
hơn nữ, đặc biệt bong hai mắt.
Bong võng mạc do chấn thương: Tỉ lệ bong võng mạc do chấn thương
theo các tác giả thay đổi từ 10% - 30% số bong võng mạc. Theo số liệu của
Viện Mắt (1991), bong võng mạc do chấn thương chiếm 5,50% bong võng
mạc chung [21],[28],[34]. Bong võng mạc do chấn thương thường kèm theo
các tổn thương trầm trọng phối hợp tại bán phần trước nhãn cầu, hốc mắt và
các cơ quan lân cận do đó thường làm người bệnh hạn chế trong việc tuân thủ
các tư thế nằm sau phẫu thuật bong võng mạc đặc biệt là tư thế nằm sấp.
Bong võng mạc trên mắt khơng có thể thủy tinh: là những bong võng
mạc xảy ra trên mắt phẫu thuật thể thủy tinh tồn bộ khơng có đặt thể thủy
tinh nhân tạo.
Bong võng mạc có rách khổng lồ: chiếm 5% số bong võng mạc, đây là
hình thái rất nặng với vết rách khổng lồ mép cuộn lại khó có khả năng trải
võng mạc ra.
Tình trạng bệnh: Bong võng mạc có kèm theo tăng sinh dịch kính võng
mạc thường võng mạc bị xơ cứng nên phẫu thuật thường phức tạp và nặng nề.
Thời gian hậu phẫu cũng kéo dài do võng mạc cần thời gian dài hơn để sẹo
hố các vết rách, giải phóng các co kéo võng mạc do tăng sinh và phục hồi



13

chức năng thị giác.
Các yếu tố toàn thân
Các bệnh lý tim mạch, hô hấp
Các bệnh lý cơ xương khớp
Các yếu tố về đặc điểm người bệnh
Tuổi: Đa số gặp ở lứa tuổi 45 đến 60 tuổi, đó chính là tuổi mà khối dịch
kính co lại và tăng những tổn thương võng mạc chu biên.
Giới tính: Thường xảy ra ở người bệnh nam hơn người bệnh nữ.
Trình độ học vấn: Cấp I,II,II; Đại học, sau đại học; Mù chữ
Nghề nghiệp: Công chức, viên chức; làm ruộng; nội trợ; tự do
Các yếu tố về chăm sóc – tư vấn giáo dục sức khoẻ
Giáo dục sức khỏe cho người bệnh:
Tuân thủ điều trị của người bệnh: Sự tuân thủ của người bệnh quyết định
đến 90% thành cơng của phẫu thuật cắt dịch kính. Nếu người bệnh không tuân
thủ theo tư thế bác sĩ và điều dưỡng hướng dẫn thì có thể xảy ra bong võng mạc
tái phát.
Người bệnh phải tuân thủ đúng chỉ định, tư thế nằm mà bác sĩ dặn.
Người bệnh phải chủ động chăm sóc mắt đóng vai trị tích cực trong việc
phòng ngừa bệnh bong võng mạc.
Chế độ ăn của người bệnh sau phẫu thuật cần đảm bảo thực phẩm giàu
protein, thực phẩm nguyên chất, ăn nhiều rau xanh và trái cây.
Hạn chế các chất cay nóng như ớt, hạt tiêu, mù tạt… và hạn chế dùng
các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê….
Người bệnh tránh những tác nhân gây mất ngủ, sinh hoạt điều độ, giữ vệ
sinh mắt.
Chăm sóc mắt cho người bệnh:
Sau từ 3 - 4 tuần võng mạc có thể hoạt động lại bình thường nhưng nếu



14

bị ho, hắt hơi sẽ ảnh hưởng đến độ bám của võng mạc. Do đó người bệnh cần
chú ý đến sức khỏe, đồng thời giữ mắt không điều tiết nhiều gây mệt mỏi cho
mắt như xem ti vi hay điện thoại trong vòng 1 tháng.
Vệ sinh mắt như thế nào khi ra viện ? Sau khi ra viện người bệnh nên
dùng kính khi ra ngồi đường để tránh khói bụi. Người bệnh nên rửa sạch mắt
bằng nước muối 0,9%, sau đó mới tra thuốc theo đơn của bác sĩ.
1.3. Các nghiên cứu liên quan
1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Trong các tuân thủ điều trị sau phẫu thuật bong võng mạc như đã trình
bày ở phần trên, tuân thủ tư thế sau phẫu thuật là yếu tố quan trọng nhất có
ảnh hưởng đến kết quả thành công của phẫu thuật cũng như hạn chế các biến
chứng sau phẫu thuật. Vì vậy các nghiên cứu tập trung nhiều vào sự tuân thủ
tư thế sau điều trị. Seno Yui và cộng sự [33] nghiên cứu tuân thủ tư thế sau
phẫu thuật bong võng mạc của 127 người bệnh, 45 nữ và 82 nam. Để định
lượng được mức độ tuân thủ, nhóm nghiên cứu đã quan sát mỗi người bệnh
tại 4 thời điểm là nửa đêm, sáng, giữa trưa và tối, tương ứng với khoảng thời
gian là 24 giờ, 6 giờ, 12 giờ và 18 giờ. Việc ghi lại thông tin của điều dưỡng
bắt đầu giờ thứ 24 của ngày người bệnh được phẫu thuật. Những người bệnh
có bơm khí nở sẽ được điều dưỡng dán nhãn đánh dấu vào hồ sơ điều dưỡng
và các điều dưỡng ghi lại xem người bệnh có tuân thủ tư thế nằm sấp hay
không (face down position- FDP) ở mỗi lần họ khám cho người bệnh 4 lần
mỗi ngày.
Khi người bệnh khơng ở tư thế nằm sấp thì sẽ có điều dưỡng hướng dẫn
nhắc nhở. Mặc dù các điều dưỡng tiếp tục theo dõi cho đến khi bóng khí biến
mất hoặc đến khi người bệnh xuất viện nhưng điều dưỡng chỉ ghi lại đánh giá
trong 3 ngày đầu tiên. Kết quả là có 12 thời điểm quan sát và mỗi người bệnh

được chấm 1 điểm mỗi lần khi được thấy tuân thủ tư thế nằm sấp và 0 điểm


15

khi không tuân thủ tư thế. Tuân thủ tư thế nằm sấp tuyệt đối khi đạt 12 điểm.
Kết quả cho thấy nghiên cứu này người bệnh được cho là tuân thủ tốt với số
điểm trung bình là 10,2 ± 1,8. Số điểm của những người bệnh nữ là 10,7 ± 1,2
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với số điểm của người bệnh nam là 9,9 ± 2,1
(Mann-Whitney U test: P < 0,05). Người bệnh đạt được sự tuân thủ tuyệt đối
12 điểm là 38 người bệnh (29,90%); người bệnh nữ là 14 (31,10%); người
bệnh nam là 24 (29,30%).
Tất cả những người bệnh có số điểm thấp dưới 8 đều là người bệnh nam
và khơng có người bệnh nào là nữ. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng sự
tuân thủ của người bệnh là khác nhau đáng kể. Một số người bệnh đã chỉ tuân
thủ được gần ½ số thời gian quan sát và họ chủ yếu là nam giới. Tuổi tác
dường như không liên quan. Điều quan trọng hơn là một số người bệnh đã
thất bại bởi tuân thủ điều trị rất kém vì họ dường như không hợp tác hoặc tỏ
thái độ không hợp tác. Tuân thủ tốt tư thế được cho là một yếu tố tiên lượng
để phẫu thuật thành công. Mặc dù mỗi phác đồ phải ghi giả định rằng người
bệnh sẽ tuân thủ hợp lý nhưng một số người bệnh, đặc biệt là nam giới không
tuân thủ những lời khuyên của điều dưỡng viên.
Theo nghiên cứu của tác giả Raul Velez-Montoya về đánh giá sự tuân
thủ tư thế sau khi dùng khí nén cho thấy: Nghiên cứu được tiến hành trên
những người bệnh từ 18 tuổi trở lên, được chẩn đoán lâm sàng là bong võng
mạc do nguyên phát. Tất cả người bệnh được yêu cầu đeo một chiếc băng trên
đầu, được thiết kế đặc biệt với thiết bị giám sát bao gồm gia tốc kế, con quay
hồi chuyển. Cứ sau 200ms, thiết bị đo độ uốn và độ giãn của cổ, xoay trái và
phải, độ uốn trái và phải [35]. Phẫu thuật bong võng mạc bơm khí nở nội
nhãn (Retinopexy) là một phẫu thuật xâm lấn được sử dụng để điều trị bong

võng mạc mới, khơng có tăng sinh dịch kính võng mạc ( chỉ có 1-2 vết rách
võng mạc nằm trong một cung giờ và vị trí rách nằm ở võng mạc phía trên)
[26]. Tỉ lệ thành cơng của phẫu thuật khác nhau giữa các nghiên cứu và dao


×