Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (682.51 KB, 27 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Người thực hiện: ChiNTK
Phòng ban: FPA

Tháng 7 năm 2016


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

MỤC LỤC
MỤC LỤC...........................................................................................................................................................2
PHỤ LỤC 1: THAM KHẢO PHƯƠNG PHÁP BENCHMARKING KHI XÁC ĐỊNH VỊ THẾ DOANH NGHIỆP..24

A.
1.

MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Định nghĩa

Phân tích hoạt động kinh doanh là việc phân chia các hiện tượng, quá trình và kết quả hoạt động
kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành; trên cơ sở đó dùng các phương pháp liên hệ, so sánh,
đối chiếu và tổng hợp nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng phát triển của các hiện tượng nghiên
cứu.
2.

Mục đích của việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

2.1. Đối với nội bộ doanh nghiệp
Thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể thấy


được nguyên nhân, các nhân tố tác động cũng như nguồn gốc phát sinh các vấn đề; từ đó đưa ra
các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý.
Sau khi biết được các nguyên nhân và vị thế của doanh nghiệp trong thị trường, doanh
nghiệp sẽ xác định được đúng đắn mục tiêu và chiến lược trong tương lai.
Một vai trò nữa rất quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp là việc ngăn chặn sớm rủi ro
có thể xảy ra trong tương lai.
2.2. Đối với các đối tượng bên ngồi
Các đối tượng bên ngồi, khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, liên quan tới nguồn lợi với
doanh nghiệp, thơng qua việc phân tích mới có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong việc hợp
tác, đầu tư, cho vay, …
Đối với chuyên viên phân tích phụ trách doanh nghiệp, phân tích doanh nghiệp là cơ sở cho việc
định giá doanh nghiệp một cách chính xác.
3.

Đối tượng

Doanh nghiệp được phân tích sẽ phân về 3 loại cơ bản1:
Đặc điểm

Doanh nghiệp sản xuất

Doanh nghiệp dịch vụ

Doanh nghiệp
khác

1

Tham khảo thêm tại nghiên cứu Differences in Manufacturing Versus Service Operations />
2



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

Hữu hình và có thể lưu trữ Vơ hình và khơng lưu trữ
được
được

Đầu ra

Khơng có kết nối trực tiếp
Quan hệ với
Kết nối trực tiếp với khách
vì thường thơng qua các nhà
Có các đặc điểm
khách hàng
hàng
phân phối
kết hợp giữa 2
Thường có phản hồi về sản Thường có phản hồi về loại trên
Phản hồi
phẩm chậm
dịch vụ nhanh
Yếu tố
trung

tập

Về vốn


Về con người

Tuy nhiên trong phạm vi tài liệu này, chúng tôi tạm thời phân biệt doanh nghiệp thành 2 loại là
doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ để phân tích,
Để cụ thể hơn, chúng ta chia các nhân tố phân tích thành các loại:


Theo tính tất yếu của các nhân tố: Nhân tố khách quan – Nhân tố chủ quan

Nhân tố khách quan: Loại nhân tố thường phát sinh và tác động như một yêu cầu tất yếu; không
phụ thuộc vào chủ thể kinh doanh như: mơi trường kinh doanh, chính sách.
Nhân tố chủ quan: Tác động đến đối tượng nghiên cứu phụ thuộc vào nỗ lực chủ quan của chủ
thể kinh doanh như: trình độ sử dụng lao động, trình độ khai thác.


Theo tính chất của các nhân tố: Nhân tố số lượng – Nhân tố chất lượng

Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô kinh doanh như số lượng lao động, vật tư, lượng hàng hóa
sản xuất, …
Nhân tố chất lượng: thường phản ánh hiệu suất kinh doanh như năng suất lao động, tỷ suất lợi
nhuận, …


Theo xu hướng tác động của nhân tố: Nhân tố tích cực – Nhân tố tiêu cực

Nhân tố tích cực: Những nhân tố tác động tốt hay làm tăng độ lớn của hiệu quả kinh doanh.
Nhân tố tiêu cực: Những nhân tố ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh.
B.


CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN KHI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP

3


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

Doanh nghiệp dịch vụ

Doanh nghiệp sản xuất

4


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

Phân tích hoạt động kinh doanh doanh nghiệp
(Thông tin cơ bản về doanh nghiệp như: Lĩnh vực
SXKD chính, cơ cấu cổ đơng, …)

Hoạt động đầu vào

Hoạt động sản xuất

Hoạt động đầu ra

Nguyên vật liệu


Cơ cấu doanh thu
theo lĩnh vực/sản
phẩm

Thị trường/Khách
hàng

Nhà cung cấp

Sản phẩm thay thế
Trình độ cơng nghệ
Đối thủ cạnh tranh
Các dư án đầu tư

Hệ thơng quản lý

Quản lý chất lượng

Quản trị tài chính

Quản trị nhân sự

Hệ thống quản lý khác

5


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP


I.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ

Xem xét doanh nghiệp tồn diện và theo chu trình, loại bỏ các yếu tố về vĩ mơ, bất kì một doanh
nghiệp nào đều có một chu trình hoạt động kinh doanh tương đối tương đồng. Có thể tham khảo
mơ hình Nhân – quả2 để phân tích về 2 loại doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ.
Các vấn đề tổng quan cần lưu ý trước khi đi vào phân tích chuỗi giá trị của doanh nghiệp:
(1)

Thông tin cơ bản: Các thơng tin chung trên giấy phép kinh doanh; q trình hình thành phát
triển; thơng tin niêm yết; các tổ chức tài chính tư vấn, phục vụ chính; lĩnh vực hoạt động
kinh doanh chính.
Tổ chức bộ máy quản lý (sẽ được phân tích sâu hơn trong phần Quản lý nhân sự)
Cơ cấu cổ đơng

(2)
(3)

Thơng thường, trong doanh nghiệp hình thành 3 mối quan hệ:

-

Xác định nhóm cổ đơng nắm cổ phần >50% là cơng ty mẹ: là có tồn quyền quyết định
“quyềntrực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị,
Giám đốchoặc Tổng giám đốc của cơng ty đó; Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung
Điều lệ củacơng ty đó.”
Xác định nhóm cổ đơng nắm cổ phần < 50% nhưng có thoả thuận riêng được quyền
quyết

định thay mặt toàn bộ cổ đơng
Xác định nhóm cổ đơng nước ngồi > 10% >> có quyền ứng cử TVHĐQT >>tác động tới
việcra quyết định của HĐQT. Nhân tố nước ngoài vẫn thường được coi là những nhân tố
giúp giatăng trình độ quản lý, chiến lược lâu dài cho công ty, tuy nhiên điều này cần được
kiểm chứngqua kết quả kinh doanh.

-

Những dấu hiệu làm thay đổi cơ cấu cổ đơng:



1.

Bị thâu tóm
Cổ đơng lớn nội bộ bất hịa
Cổ đơng nước ngồi mua vào, trở thành cổ đông lớn
Thị trường/Khách hàng/Đối thủ

1.1. Nguyên liệu đầu vào/Nhà cung cấp
2

Tên tiếng Anh là Cause – Effect hay còn gọi là Fishbone được Kaoru Ishikawa sáng tạo năm 1943

6


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP


Nguyên liệu đầu vào bao gồm những yếu tố cơ bản như: vật tư, nguyên liệu, lao động, vốn,
thông tin, công nghệ...Việc xác định được yếu tố đầu vào cơ bản sẽ giúp cho việc bóc tách chi
phí của doanh nghiệp, từ đó có thể đánh giá mức độ tác động của các yếu tố trên đối với doanh
nghiệp khi có biến động từ thị trường.
1.1.1. Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp tạo ra sản phẩm. Chất lượng và số lượng là hai yếu tố cần thiết
tương đương nhau. Để có thể hiểu rõ hơn về sản phẩm, cần xác định được nguyên liệu chính,
nguyên liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, thiết bị xây dựng cơ bản, phế liệu 3. Ngồi ra cịn
cần phải phân loại thành ngun vật liệu thay thế được và nguyên vật liệu không thay thế được.
(a)

Các vấn đề cần tập trung khi phân tích:

-

Số lượng mặt hàng.

-

Giá cả và biến động về giá cả: Thông qua thống kê về lịch sử giá để đưa ra kết luận và dự
đoán xu hướng biến động.

-

Khoảng cách vận chuyển và phương thức chuyên chở nguyên vật liệu.

-

Tình hình dự trữ nguyên vật liệu của doanh nghiệp.


(b)

Các chỉ tiêu thường dùng để thống kê tình hình sử dụng nguyên vật liệu của doanh nghiệp

-

Tình hình sử dụng tổng khối lượng NVL

Trong đó:
s: Đơn giá từng loại NVL
m: Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm
q: Khối lượng sản phẩm sản xuất
-

Tình hình thực hiện định mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm

Chỉ số này phản ánh chi phí NVL để sản xuất một đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch tăng
hay giảm.

Trong đó:
: Chỉ số hồn thành mức tiêu hao NVL
Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ thực tế
3

Xem thêm tại />
7


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP


Mức tiêu hao NVL cho 1 đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch
Khối lượng từng loại sản phẩm theo thực tế
1.1.2. Vốn
Vốn thông thường được định nghĩa là nguồn lực tài chính 4. Khác với tiền, vốn được dùng để tạo
ra của cải thông qua việc đầu tư.
Vốn đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục từ việc
mua sắm nguyên vật liệu cho đến tiêu thụ sản phẩm. Trong thị trường tự do cạnh tranh, việc cải
tiến thiết bị hay đầu tư thêm vào các dây chuyền máy móc là việc cần thiết hàng hàng ngày để
tăng khả năng cạnh tranh. Tại chính những thời điểm ấy, doanh nghiệp nào có vốn sẽ có được lợi
thế nhất định.
Việc đảm bảo tốt nguồn vốn kinh doanh còn giúp doanh nghiệp trong việc chống đỡ được những
tổn thất, rủi ro, biến động thị trường, khủng hoảng tài chính…trong q trình hoạt động, đặc biệt
là những ngành kinh doanh nhiều rủi ro như ngân hàng.
(a)
-

Quy mô và cơ cấu nguồn vốn
So sánh quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp trong ngành.

Xác định tỉ lệ tổng nợ/vốn chủ sở hữu: Nếu tỉ lệ này càng nhỏ có nghĩa là khả năng tài
chính của doanh nghiệp tốt. Doanh nghiệp có thể chủ động tăng vay nợ để phục vụ nhu cầu mở
rộng sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nếu tỷ lệ này quá cao tức là doanh nghiệp phải đối mặt với
áp lực trả nợ lớn (Kết hợp với tài liệu đào tạo Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp)
(b)

Phân tích vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động được tính bằng cơng thức:
Vốn lưu động = Tài sản ngắn hạn – (Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính ngắn

hạn) – (Nợ ngắn hạn – Vay ngắn hạn)
Để phân tích tình hình vốn lưu động của doanh nghiệp, chúng ta đi sâu vào phân tích vào từng
yếu tố: Hàng tồn kho, khoản phải thu, các khoản nợ ngắn hạn thơng qua việc phân tích nhóm chỉ
tiêu tài chính về hoạt động và chỉ tiêu về khả năng thanh toán. (Kết hợp tài liệu đào tạo Phân tích
tình hình tài chính doanh nghiệp)5
1.1.3. Lao động
(a)

Quy mơ và cơ cấu lực lượng lao động

4

/>Tham khảo thêm tại tài liệu
/>5

8


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

Có thể phân loại lao động thành: Lao động trực tiếp (lực lượng trực tiếp sản xuất, quản lý
trên những công đoạn sản xuất sản phẩm, dịch vụ) và lao động gián tiếp (lực lượng làm nhiệm vụ
tổ chức, quản lý và phục vụ q trình sản xuất, dịch vụ)
-

Xác định chi phí nhân cơng qua từng năm.

Phân tích biến đổi lao động trong doanh nghiệp qua thời gian phục vụ việc quản lý nhân sự
của doanh nghiệp.

-

So sánh số lượng lao động với đối thủ cạnh tranh để xem xét việc tiết giảm chi phí.

(b)

Năng suất lao động

Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh khối lượng (hoặc giá trị sản lượng) của người
lao động làm ra trong một đơn vị thời gian hoặc phản ánh thời gian hao phí để sản xuất ra một
đơn vị sản phẩm.

So sánh năng suất lao động qua các thời kì của chính doanh nghiệp để thấy được mức độ biến
động và xem xét các nhân tố ảnh hưởng.
Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động:
-

Chất lượng nguồn lao động

-

Máy móc, thiết bị, nhà xưởng

-

Tài nguyên: Tài nguyên có sẵn, biến đổi khí hậu

-

Trình độ khoa học cơng nghệ


1.1.4. Cơng nghệ
Cơng nghệ có vai trị quan trọng trong mối quan hệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Yếu tố
này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần Trình độ cơng nghệ.
1.1.5. Nhà cung ứng
Nhà cung ứng là một bên thứ ba cung cấp các hàng hóa cần thiết theo nhu cầu của doanh nghiệp.
Đặc biệt, đối với doanh nghiệp làm dịch vụ, khơng có ngun liệu đầu vào để tạo ra sản phẩm
nhưng sẽ xuất hiện các nhà cung ứng. Việc phân tích này giúp thấy được doanh nghiệp đang bị
phụ thuộc hay có tiếng nói đối với các nhà cung ứng.
Nhà cung ứng có thể tạo ra áp lực cho doanh nghiệp khi:
-

Số lượng nhà cung ứng sản phẩm ít khiến doanh nghiệp khơng tìm được nhà cung ứng
thay thế.

-

Sản phẩm từ nhà cung ứng có vai trị trọng yếu đối với doanh nghiệp và khó để dự trữ.
9


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

-

Chi phí chuyển đổi cao nếu doanh nghiệp phải thay đổi nhà cung ứng. Ví dụ: Nhà cung
ứng cung cấp nguyên liệu đặc thù cho doanh nghiệp đi kèm với hệ thống bảo quản, dự trữ.
Nếu doanh nghiệp muốn thay đổi sang nhà cung ứng khác thì phải thay đổi cả hệ thống đi
kèm.


Có thể thông qua việc kiểm tra chéo các nhà cung ứng để thấy rõ được vị thế của một doanh
nghiệp trên thị trường, xem xét mức độ độc quyền bởi một nhà cung ứng hầu như sẽ không chỉ
phục vụ một doanh nghiệp.
Kết luận:Kiểm soát yếu tố đầu vào được tức là doanh nghiệp sẽ không bị bị động trước sự thay
đổi đột ngột nào, tránh việc phát sinh chi phí cũng như giảm năng suất. Ngược lại, khi doanh
nghiệp đó khơng thực sự có đối sách tốt hoặc khơng kiểm sốt được có nghĩa là doanh nghiệp
chưa có được vị thế trong thị trường cũng như hệ thống quản lý của doanh nghiệp không hiệu
quả.
1.2. Cơ cấu doanh thu theo lĩnh vực/sản phẩm
 Xác định mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp với sản phẩm hoặc dịch vụ chủ lực và
cơ cấu doanh thu trong ít nhất 3 năm. Việc xác định sản phẩm/dịch vụ chủ lực giúp doanh nghiệp
biết chính xác đối thủ cạnh tranh.
 So sánh mảng kinh doanh chính của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác đi kèm với
xem xét mức độ tập trung nguồn lực của doanh nghiệp cho mảng đó. Theo lý thuyết, một doanh
nghiệp hoạt động trong ngành cụ thể càng lâu sẽ càng có khả năng tồn tại và phát triển trong giai
đoạn khó khăn của ngành đó.
Mức độ tập trung nguồn lực có thể hiểu:
-

Số lượng lao động đang phục vụ cho mảng kinh doanh đó
Hệ thống trang thiết bị và cơ sở vật chất đang được sử dụng để sản xuất kinh doanh sản
phẩm/dịch vụ đó.
Doanh nghiệp có ý định đầu tư thêm như thế nào để nâng cao cạnh tranh.

 Phân tích rõ tỷ suất lợi nhuận gộp của từng mảng kinh doanh thay đổi qua các năm đi kèm
với thay đổi xu hướng ngành để xác định doanh nghiệp có đang đi đúng hướng.
 Phân chia doanh thu theo lĩnh vực/sản phẩm là động thái phục vụ cho việc hoạch định kế
hoạch cho doanh nghiệp. Sẽ không một doanh nghiệp nào tiếp tục theo đuổi mảng kinh doanh
khơng đem lại hiệu quả trừ khi nó cần thiết cho hoạt động khác. Như vậy, có thể đặt câu hỏi

ngược lại, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì một mảng kinh doanh khơng có hiệu quả vì lý
do gì.
Doanh nghiệp cịn có thể thơng qua việc phân tích cơ cấu doanh thu để xác định độ nhạy của sự
thay đổi từng mảng kinh doanh tới tình hình chung của doanh nghiệp.

10


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

Ngồi ra, nếu doanh nghiệp muốn mở rộng sang lĩnh vực mới (có thể là lĩnh vực mới cùng ngành
hoặc ngồi ngành) thì phải xem xét rào cản, rủi ro cũng như chi phí cần thiết để đầu tư.
1.3. Sản phẩm thay thế
Bước 1: Xác định và phân loại sản phẩm thay thế
Xác định sản phẩm/dịch vụ thay thế của doanh nghiệp. Có nhiều mức độ để phân loại sản
phẩm/dịch vụ thay thế: Sản phẩm/Dịch vụ thay thế hoản hảo (perfect substitutes) & Sản
phẩm/Dịch vụ thay thế tương đối (impefect subtitutes – hoặc gross subtitutes)6
Đồ thị bên dưới cho thấy sự khác nhau giữa sản phẩm/dịch vụ thay thế hoàn hảo và sản
phẩm/dịch vụ thay thế tương đối. Đối với sản phẩm/dịch vụ thay thế hồn hảo thì việc giảm chi
tiêu sản phẩm A một lượng nào đó sẽ dẫn đến việc tăng chi tiêu lượng B tương ứng. Trong khi
đó, đối với sản phẩm/dịch vụ tương đối, sự tăng giảm số lượng của sản phẩm A có thể tạo nên
một sự tăng giảm không nhất định ở sản phẩm B.

Sản phẩm thay thế hồn hảo

Sản phẩm thay thế tương đối

Bước 2: Phân tích sản phẩm thay thế
-


6

Số lượng sản phẩm thay thế: Số lượng sản phẩm thay thế càng ít, rủi ro về vấn đề này đối
với doanh nghiệp càng thấp.
So sánh sự khác biệt giữa sản phẩm thay thế và sản phẩm của doanh nghiệp: Đưa ra ưu
nhược điểm của từng loại sản phẩm (áp dụng đối với sản phẩm thay thế tương đối)
Chi phí chuyển đổi của khách hàng: Đặt ra câu hỏi, thay vì dùng sản phẩm/dịch vụ của
doanh nghiệp, khách hàng muốn chuyển đổi sang sản phẩm/dịch vụ thay thế cần thêm
những chi phí gì?

Tham khảo thêm tại />
11


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

Sản phẩm/dịch vụ thay thế có tác động lớn tới chính sách giá của doanh nghiệp và phản ánh
được sức ép của doanh nghiệp lên khách hàng hoặc ngược lại.
1.4. Đối thủ cạnh tranh
Dựa trên quan điểm tiếp cận để đưa ra khái niệm về đối thủ cạnh tranh:
-

Theo quan điểm demand-side: Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp có thể đáp ứng
được cùng một nhu cầu của khách hàng.

-

Theo quan điểm supply-side: Đối thủ cạnh tranh là các doanh nghiệp có cùng nguồn lực,

trình độ cơng nghệ, hệ thống vận hành.

Phân loại đối thủ cạnh tranh7:
(1)

Khu vực ảnh hưởng là lãnh thổ, thị trường, mảng kinh doanh hoặc ngành nghề mà ở đó
doanh nghiệp đang phải cạnh tranh với các đối thủ khác nhằm phục vụ nhu cầu của cùng
khách hàng với nguồn lực gần như nhau. Đây được coi là đối thủ trực tiếp. Ví dụ: Ford,
Honda, Toyota.

(2)

Khu vực tiếp giáp là tại đó các doanh nghiệp cạnh tranh khơng gián tiếp, phục vụ cùng một
nhu cầu của khách hàng nhưng khác nguồn lực. Nhóm này dựa vào sản phẩm thay thế để
xác định đối thủ cạnh tranh và được coi là đối thủ gián tiếp

(3)

Lĩnh vực quan tâm bao gồm các doanh nghiệp hiện tại không phục vụ cùng cơ sở khách
hàng nhưng có nguồn lực cùng hoặc rộng hơn và có khả năng gia nhập ngành – được coi là
đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

7

Tham khảo thêm tại />
12


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP


Sau khi xác định được chính xác đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, chúng ta cần phân tích
chung tình hình đối thủ hiện tại (số lượng đối thủ cạnh tranh, quy mô từng đối thủ cạnh tranh và
thị phần đối thủ hiện tại) và phân tích cụ thể từng đối thủ qua 4 yếu tố sau:
(1)

Chiến lược trên thị trường của đối thủ:

-

Quy mô: phân khúc sản phẩm/dịch vụ, khách hàng mà doanh nghiệp đang tham gia hoặc
muốn tham gia

-

Tình hình thực tế: phương thức cạnh tranh hoặc làm thế nào để cạnh tranh.

-

Mục tiêu cụ thể trong phân khúc xác định.

(2)

Nguồn lực mang lại lợi thế cạnh tranh: Nguyên vật liệu đầu vào, công nghệ, tổ chức, sản
phẩm/dịch vụ, kênh phân phối.

(3)

Phản ứng của đối thủ: Đối thủ cạnh tranh cùng ngành thường sẽ cùng chịu những sự kiện
chung của ngành ảnh hưởng. Xem xét phản ứng của đối thủ trong các trường hợp như vậy

giúp dự đoán được một phần chiến lược và việc phân tích này càng có ý nghĩa hơn nếu
được theo dõi một thời gian dài trong quá khứ.

(4)

Dự đoán động thái tương lai của đối thủ: Phán đốn được hành động sắp tới của đối thủ
thơng qua việc phân tích phản ứng (3) từ đó sẽ có bước đi đúng đắn cho bản thân doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp cạnh tranh thường có mối quan hệ chặt chẽ khi đưa ra các quyết
định.

Tóm lại, phân tích đối thủ cạnh tranh trong ngành nhằm nắm được những điểm mạnh và yếu của
đối thủ cũng là xác định lại điểm mạnh và yếu của chính doanh nghiệp; để từ đó xác định đối
sách của mình nhằm tạo được thế đứng vững mạnh trong môi trường ngành
1.5. Thị trường/Khách hàng
Trước khi đi vào phân tích thị trường cần xác định cung – cầu thị trườngliên quan đến các mảng
kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp xem xét tới vấn đề tăng cung sản phẩm/dịch
vụ nào hay tiết giảm nếu thị trường bão hịa.
Phân tích đặc điểm thị trường/khách hàng của doanh nghiệp:
-

Quy mô thị trường: Nhu cầu và khả năng tiêu thụ trên thị trường hiện tại. So sánh thị
phần hiện tại của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp trong ngành.

-

Đặc điểm của thị trường/khách hàng: Phân tích này có mối liên quan chặt chẽ tới việc
phân tích sản phẩm thay thế nhằm xác định độ co giãn cung cầu của thị trường.

-


Phân khúc thị trường của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp thường chỉ tập trung ở một
phân khúc thị trường nhất định. Các tiêu thức phân khúc thị trường: địa lý, đặc điểm dân
số, tâm lý, hành vi.

-

Khả năng mở rộng thị trường: Để mở rộng thị trường cần xác định được hướng tăng
trưởng và tiến hành phân tích theo 3 nội dung (1)Phân tích và lựa chọn các hướng tăng
13


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

trưởng thị trường theo lĩnh vực kinh doanh. Phương pháp phân tích là lập ma trận phân tích
dựa trên 2 yếu tố: vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường và chu kỳ đời sống của
sản phẩm/dịch vụ (2)Phân tích các tác động của kết quả đổi mới đến sự thay đổi của nhu
cầu thị trường. Có những kết quả đổi mới làm cho nhu cầu thị trường đối với sản phẩm
tăng lên nhưng cũng có những đổi mới làm cho nhu cầu đối với sản phẩm khơng tăng mà
cịn có xu hướng giảm đi. Do vậy khi triển khai sản xuất đại trà hoặc cải tiến một sản phẩm
mới phải phân tích ảnh hưởng của nó đến nhu cầu thị trường (3)Phân tích tác động qua lại
giữa các sản phẩm để xác định hướng tăng trưởng thị trường
Đối với các doanh nghiệp có số lượng khách hàng ít và ổn định qua các năm, xem xét áp lực của
khách hàng đối với doanh nghiệp.
2.

Trình độ cơng nghệ

Phân tích trình độ cơng nghệ là việc nhận dạng hiện trạng trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp
theo các tiêu chí nhất định thơng qua việc đánh giá hệ thống máy móc, thiết bị, nhà xưởng, hệ

thống quản lý, … được sử dụng phục vụ q trình sản xuất.
Thơng tư 04/2014/TT-BKHCN có hướng dẫn về đánh giá trình độ cơng nghệ sản xuất áp dụng
đối với ngành sản xuất, tuy nhiên nếu doanh nghiệp có hệ thống trang thiết bị, máy móc vẫn có

thể tham khảo các tiêu chí trình bày trong thơng tư này. (

Thong tu
04_2014_TT_BKHCN.doc

)

Ngồi ra, cần so sánh trình độ cơng nghệ của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp trong ngành
và xác định lợi thế công nghệ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Nếu doanh nghiệp có đầu tư mới về công nghệ, so sánh sản lượng, năng suất trước và sau khi
đầu tư thiết bị công nghệ để tính tốn mức độ hiệu quả.
3.

Năng lực quản lý

Xác định trình độ quản trị của doanh nghiệp ở các mảng cụ thể: Quản lý chất lượng, Quản trị tài
chính, Quản trị nhân sự, Các hệ thống quản lý khác.
3.1. Quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng được hiểu là hệ thống quản lý về chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và chất
lượng đầu ra của sản phẩm, dịch vụ.
Hệ thống quản lý chất lượng được phân loại cơ bản thành:
-

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000

-


Hệ thống quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management)

-

Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn “Giải thưởng chất lượng Việt Nam”

-

Hệ thống quản lý chất lượng Q-Base áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
14


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

-

Hệ thống quản lý chất lượng theo GMP, HACCP, SQF cho các doanh nghiệp sản xuất
thực phẩm, nông sản, thủy sản.

-

Hệ thống quản lý chất lượng QS 9000 áp dụng cho các doanh nghiệp chế tạo ô tô.

-

Hệ thống quản lý chất lượng SA 8000 (Social Accountability 8000).

Để đánh giá được hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp thì trước tiên phải xác định

được chứng chỉ chất lượng mà doanh nghiệp đã đạt được và nội dung của chứng chỉ đó8.
Ví dụ về hệ thống đánh giá của chứng chỉ ISO 9001:2008, chứng chỉ này áp dụng cho tất cả các
doanh nghiệp:

Sau khi hiểu rõ về nội dung các hệ thống quản lý chất lượng thì cần lưu ý rằngcác chứng chỉ chất
lượng không đồng nghĩa với quản lý chất lượng tốt bởi vì chứng chỉ chỉ quy định các tiêu chuẩn
chung để đạt được các sản phẩm/dịch vụ ổn định, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của doanh
nghiệp.
Ngoài ra việc phân tích ngược lại, tức là thơng qua tỉ lệ vi phạm về chất lượng, phản hồi từ khách
hàng về dịch vụ và có sự so sánh với các đối thủ cạnh tranh để hiểu sâu hơn.
3.2. Quản trị tài chính
Quản trị tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của quản trị doanh nghiệp thực hiện những nội
dung cơ bản đối với các quan hệ tài chính nảy sinh trong hoạt động sản xuất – kinh doanh nhằm
thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động quản trị tài chính thơng qua các quyết định cơ bản và dựa vào phân tích hệ
số tài chính của doanh nghiệp để đánh giá ngược lại hệ thống quản trị tài chính của doanh nghiệp


Quyết định đầu tư

8

Nội dung của các chứng chỉ có thể được tìm hiểu sâu thêm tại />
15


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến: (1) tổng giá trị tài sản và giá trị từng bộ

phận tài sản cần có và (2) mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp.
-

Quyết định đầu tư tài sản lưu động: quản lý hàng tồn kho, đầu tư tài chính ngắn hạn

-

Quyết định đầu tư tài sản cố định: mua sắm tài sản cố định mới, đầu tư dự án, đầu tư dài
hạn

-

Quyết định quan hệ cơ cấu giữa đầu tư tài sản lưu động và tài sản cố định: đòn bẩy, điểm
hòa vốn



Quyết định về nguồn tài trợ

Quyết định nguồn tài tài trợ là việc lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu hay vốn vay (trong vốn vay lại
lựa chọn vốn vay ngắn hạn hay dài hạn). Tiếp theo nhà quản trị cần phải xác định cách thức để
huy động được nguồn vốn đó.
-

Quyết định huy động nguồn vốn ngắn hạn: Lựa chọn ngân hàng thương mại, kế hoạch trả
nợ.

-

Quyết định huy động nguồn vốn dài hạn: Nợ dài hạn ngân hàng hay tăng vốn, phát hành

trái phiếu.



Quyết định về phân chia lợi nhuận

Nhà quản trị sẽ phải lựa chọn giữa việc sử dụng lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức hay giữ lại tái
đầu tư. Nếu chia cổ tức thì lựa chọn chính sách chi trả cổ tức nào.


Quyết định khác

Ngoài 3 quyết định chính trên, nhà quản trị tài chính cần có nhiều quyết định khác liên quan như
việc phòng ngừa rủi ro, quyết định tiền lương, thưởng.
Thơng qua việc phân tích tài chính của doanh nghiệp (tham khảo tài liệu Phân tích tình hình tài
chính của doanh nghiệp) để thấy được vấn đề tài chính có đang được quản trị tốt.
Xem xét hệ thống tài chính mà doanh nghiệp đang sử dụng và công ty cung cấp phần mềm phần
mềm quản trị đó cho doanh nghiệp.
3.3. Quản trị nhân sự
Theo Cakar và Bititci (2003):” Quản lý con người là một yếu tố cần thiết để tăng hiệu quả kinh
doanh. Theo mô hình EFQM9, tiêu chí HRM (human resources management) đề cập đến các yếu
tố như quy hoạch, quản lý và nâng cao năng lực nguồn nhân lực; xác định, phát triển và duy trì
năng lực của người lao động; khuyến khích sự tham gia và trao quyền cho người lao động.” 10

9

The European Foundation for Quality Management
Tham khảo thêm tại />
10


16


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

Hiện tại có rất nhiều công ty tư vấn cung cấp phần mềm hỗ trợ việc quản trị nhân sự của doanh
nghiệp. Hệ thống quản trị hiệu quả sẽ giúp ban lãnh đạo nắm bắt được nhanh chóng các vấn đề
về nhân sự.
Phân tích về hệ thống quản trị nhân sự của doanh nghiệp tức là phân tích các yếu tố liên quan
theo chu trình sau:

(1)

Nghiên cứu tài nguyên nhân lực:

Từ các số liệu hiện tại (quy mơ, trình độ, cơ cấu lao động, bậc lao động, …) để xem xét tới việc
thay đổi nguồn nhân lực trong tương lai hay thiết lập kế hoạch đào tạo.
(2)
-

Tuyển dụng nhân sự:
Chi phí cho việc tuyển dụng nhân sự? So sánh với trung bình ngành và các doanh nghiệp
trong ngành, trong khu vực.

-

Tỷ lệ thay đổi nhân sự = Số nhân sự nghỉ việc cuối kỳ/Tổng số nhân sự đầu kỳ của công
ty


Tỷ lệ thay đổi nhân sự được tiếp cận dưới 2 loại: Tỷ lệ thay đổi nhân sự tự nghỉ việc (vonluntary
turnover) và tỷ lệ nhân sự buộc phải thôi việc (involuntary turnover).

(3)



Tỷ lệ thay đổi nhân sự tự nghỉ việc cao
Mức độ không hài lịng trong cơng việc của
nhân viên cao
Chính sách quản trị nhân lực của doanh nghiệp có vấn đề



Tỷ lệ thay đổi nhân sự buộc phải thôi việc cao
Quản lý chặt chẽ và sát sao, giữ lại
nhân viên làm việc hiệu quả, giúp giảm các yếu tố làm giảm năng suất lao động. Tuy
nhiên tỷ lệ này có thể xuất phát từ khâu tuyển dụng nhân sự chưa tốt hoặc quy trình đánh
giá quá chặt.
Đào tạo và sử dụng:

Doanh nghiệp triển khai các chương trình đào tạo và phát triển năng lực nhân viên thông qua
việc đào tạo nội bộ định kỳ, gửi cán bộ học tập nước ngoài, …ở mức độ nào? Phong cách quản
trị doanh nghiệp thể hiện thông qua việc ban lãnh đạo cân nhắc giữa chi phí đầu tư để nhân viên
17


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP


ở lại, gắn bó với doanh nghiệp và những mất mát mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi nhân viên
ra đi.
(4)

Đánh giá nhân sự và tạo cơ hội phát triển

Thực tế khi phân tích hệ thống quản trị nhân sự của doanh nghiệp, vấn đề cần được quan tâm
nhất đó là năng suất lao động hiện tại (có thể tham khảo những hệ số thường dùng phân tích theo
mục 1.1.3. Lao động). Sau khi tính tốn được năng suất lao động hiện tại, thơng thường doanh
nghiệp cần phải so sánh với chi phí dành cho lao động qua các năm cũng như so với các doanh
nghiệp khác trong ngành.
Đánh giá năng lực bộ máy quản lý
Các cách tiếp cận phân tích: (1) Phản ánh thông qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (2)
Thông qua các yếu tố nội tại của bộ máy quản lý
(1)

Thông qua hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trong thời gian quản trị, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có kết quả thay đổi tích
cực hay tiêu cực. So sánh với thực tế của doanh nghiệp qua các nhiệm kỳ trước.
Nếu ban lãnh đạo có thời gian tại nhiệm trong một thời gian dài (> 5 năm) thì cần xem xét tầm
nhìn, chiến lược thay đổi qua từng thời kỳ kinh tế. Cách mà ban lãnh đạo dẫn dắt doanh nghiệp
vượt qua các giai đoạn khó khăn thể hiện được năng lực của bộ máy quản lý.
(2)





Thông qua các yếu tố nội tại của bộ máy quản lý

Trình độ chun mơn
Kinh nghiệm làm việc
Nhiệm vụ chính được sắp xếp có thực sự phù hợp với nền tảng chun mơn
Hệ thống ban lãnh đạo có giúp đỡ, hỗ trợ được nhau không?

3.4. Các hệ thống quản lý khác


Đối với các doanh nghiệp sản xuất:

Các doanh nghiệp sản xuất cần tập trung đến các vấn đề quản lý như:

Quản lý kho hàng: Nếu như dịch vụ không thể lưu kho thì vấn đề lưu kho đối với doanh
nghiệp sản xuất rất quan trọng. Các hoạt động cần chú ý: sắp xếp kho hàng; hoạt động nhập kho,
xuất kho; hoạt động lưu kho (như điểu chỉnh, kiểm tra nhiệt độ, xoay dán nhãn hàng, …); hoạt
động bảo vệ.

Quản lý kênh phân phối, bán hàng: Các doanh nghiệp sản xuất thường không làm việc trực
tiếp với khách hàng mà thay vào đó, doanh nghiệp sẽ làm việc với các đại lý, nhà phân phối.
Chính sách đối với nhà phân phối sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới việc ghi nhận doanh thu của
doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng cần cân nhắc khi đưa ra các ưu đãi nhằm thúc đẩy hoạt động
của kênh phân phối.

18


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

Với những doanh nghiệp có hệ thống kênh phân phối rộng lớn, việc quản trị cần khoa học và có

hệ thống hỗ trợ bằng các phần mềm chuyên dụng. Việc thêm/bớt cũng cần có tính tốn để làm
thế nào tối đa hóa được lợi nhuận, tránh việc tăng chi phí khơng cần thiết tới hoạt động của
doanh nghiệp.


Đối với các doanh nghiệp dịch vụ:


Quản lý khách hàng: Các doanh nghiệp cần phải có hệ thống phần mềm hỗ trợ việc quản lý
khách hàng. Tại đó, doanh nghiệp có thể nắm bắt được thơng tin cũng như lịch sự giao dịch,
công nợ của từng khách hàng. Ngoài ra, dữ liệu khách hàng là cần thiết cho việc xây dựng chính
sách chăm sóc khách hàng, nhằm nâng cao mức độ gắn kết đối với doanh nghiệp.
4.

Thông tin dự án đầu tư

Các dự án đang được doanh nghiệp triển khai và mang lại doanh thu cho doanh nghiệp trong
những năm tới.
Khi phân tích một dự án cần các thơng tin như sau:
(a)
(b)

Mục đích và cơ sở của việc thực hiện dự án thông qua việc nghiên cứu tiền khả thi và khả
thi
Thông tin chung của dự án

Thông tin phi tài chính của dự án cung cấp cái nhìn chung nhất, có thể bao gồm một số thơng tin
cơ bản sau:
(5)


Tên và vị trí dự án

(6)

Nhiệm vụ dự án

(7)

Chủ đầu tư và đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư

(8)

Các nghiên cứu liên quan đến dự án

(9)

Tóm tắt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế

(10) Quy mô dự án và giới thiệu các phương án đang được lựa chọn (nếu có)
(11) Phương án xây dựng
(12) Hình thức đầu tư
(13) Tiến độ thực hiện dự án
(c)

Phân tích tài chính dự án

Phân tích tài chính dự án cần dựa trên các số liệu chi tiết về dự án:
(14) Xác định tổng vốn đầu tư và cơ cấu nguồn vốn của dự án
(15) Dự kiến doanh thu hàng năm của dự án


19


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

(16) Dự tính các loại chi phí hàng năm của dự án bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí quản lý, chi
phí bán hàng
(17) Đưa ra các bảng kế hoạch của dự án trên các nội dung: Kế hoạch đầu tư, kế hoạch khấu
hao, kế hoạch giải ngân, kế hoạch trả nợ
Từ các yếu tố trên ta xây dựng bảng dòng tiền hiệu quả của dự án.
(d)


Các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của dự án
NPV – Giá trị hiện tại của dòng tiền ròng

NPV là chênh lệch giá trị hiện tại của dòng tiền vào và giá trị hiện tại của dịng tiền ra trong cả
vịng đời dự án.

Trong đó:
: Lợi ích dự án mang lại
Chi phí dự án
r: Tỷ lệ chiết khấu
n: Số năm hoạt động của dự án
(18) Nếu NPV > 0 tức là dự án mang lại lợi nhuận
(19) Nếu NPV < 0 tức là dự án bị thua lỗ


B/C – Tỷ số lợi ích/chi phí


Là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được và giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra11

(20) Nếu B/C > 1 tức là dự án mang lại hiệu quả về tài chính
(21) Nếu B/C <1 tức là dự án khơng hiệu quả


IRR – Tỷ suất hồn vốn nội bộ

Là tỷ lệ để giá trị hiện tại của dịng tiền bằng 0 hay nói cách khác IRR cho biết tỷ lệ lãi vay tối đa
mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được.
11

Tham khảo thêm tại />
20


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

(22) Nếu IRR >chi phí sử dụng vốn tức là dự án mang lại hiệu quả
(23) Nếu IRR

PP – Thời gian hoàn vốn

Là khoảng thời gian yêu cầu để thu hồi vốn của dự án. Để phản ánh được giá trị của dòng tiền,
chúng ta sẽ chiết khấu về dòng tiền để tính tốn.
Thường thì dịng tiền các năm sẽ không đều nhau do vậy chúng tôi sẽ đưa ra minh họa dưới đây
thay cho cơng thức tính chung:


Tính tốn được: PP = 2+ 314/526 = 2.59 năm


Ưu, nhược điểm của các hệ số trên:
Hệ số

Ưu điểm

Nhược điểm
(25) Phức tạp vì cần phải xác định rõ dịng tiền
vào và ra của dự án

NPV

(24) Thấy được quy mô
tiền lãi thu được của cả
đời dự án

(26) Chưa nói lên được hiệu quả sử dụng 1 đồng
vốn
(27) Chỉ tiêu này chỉ có thể dùng để lựa chọn
khi các dự án có tuổi thọ như nhau.
(29) Đây là chỉ tiêu tương đối nên có thể dẫn
đến sai lầm khi lựa chọn các dự án và có thể
dẫn đến việc loại bỏ dự án có NPV lớn

B/C

(28) Cho biết được hiệu

quả 1 đồng vốn bỏ ra

IRR

(30) Thơng qua xác định
IRR có thể xác định
được chính xác lãi vay
chấp nhận được

(31) Dự án nào có đầu tư bổ sung lớn khiến
NPV đổi dấu, khi đó khó xác định IRR

(33) Đơn giản, dễ thấy
được ý nghĩa

(34) Không đề cập đến diễn biến của chi phí và
lợi ích của dự án sau hồn vốn. Một dự án có
thời gian hồn vốn dài nhưng lợi ích sau thời

PP

(32) Khi so sánh các dự án thì có thể dễ bị bỏ
qua các dự án có NPV lớn

21


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP


gian đó tăng nhanh thì vẫn là một dự án tốt.
(35) Dễ ngộ nhận chọn trường hợp dự án có thời
gian hồn vốn thấp nhất mà bỏ qua các dự án
có NPV lớn.
Như vậy, khi phân tích tài chính của dự án cần kết hợp các hệ số trên để lựa chọn và đánh giá dự
án tốt nhất.
II.

TỔNG HỢP

1.

Phân tích SWOT

Phân tích ĐIỂM MẠNH – ĐIỂM YẾU – CƠ HỘI – THÁCH THỨC12 đối với doanh nghiệp.
1.1. Điểm mạnh
Để có thể phân tích được điểm mạnh của một doanh nghiệp, cần trả lời được những câu hỏi sau:


Doanh nghiệp có thể làm tốt hơn doanh nghiệp khác ở mảng nào?



Điều gì khiến một khách hàng lựa chọn doanh nghiệp thay vì đối thủ?



Khu vực, lĩnh vực kinh doanh nào doanh nghiệp có thế mạnh tuyệt đối?




Thế mạnh này lâu dài hay tạm thời?

1.2. Điểm yếu
Điểm yếu là những đặc điểm khiến doanh nghiệp thất thế trước đối thủ kinh doanh. Cần phải trả
lời được những câu hỏi sau:


Điều gì cần phải nâng cấp hoặc thay thế?



So với các đối thủ kinh doanh thì doanh nghiệp đang ở mức độ nào?



Phản ứng của khách hàng và thị trường đối với doanh nghiệp?

1.3. Cơ hội

12

Tham khảo thêm tại />
22


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

1.4. Thách thức

Những vấn đề tạo ra cơ hội cũng sẽ đồng thời là thách thức cho doanh nghiệp.
Lưu ý:


Các yếu tố đưa ra phải tác động trực tiếp tới doanh nghiệp, tránh tình trạng nói chung
chung của ngành



Các yếu tố vĩ mơ tác động trực tiếp đến ngành sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp theo chiều
hướng và mức độ khác nhau, cần xem xét kĩ.



Cơ hội và thách thức ln được phân tích song song, cơ hội đi kèm với thách thức và
ngược lại.



Sau khi phân tích riêng lẻ các yếu tố, phương thức để áp dụng phân tích SWOT vào việc
hoạch định chiến lược của doanh nghiệp:

Gắn kết: Phải kết nối được điểm mạnh và cơ hội để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
2.

Vị thế doanh nghiệp

Thông qua các 5 nội dung đã được phân tích ở trên để xác định vị thế của doanh nghiệp trong
ngành.



Vị thế trong từng lĩnh vực kinh doanh: So sánh lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với
các doanh nghiệp khác trong ngành theo từng lĩnh vực kinh doanh.



Vị thế chung: Chỉ ra vị trí cụ thế doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại trong ngành. Vị thế
doanh nghiệp phải rõ ràng, có tương quan so sánh cụ thể.

Có thể phân tích các chỉ số cơ bản liên quan khi xem xét về vị thế như quy mô doanh thu, tổng
tài sản, ROE, ROA.

23


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

1.

PHỤ LỤC 1: THAM KHẢO PHƯƠNG PHÁP BENCHMARKING KHI
XÁC ĐỊNH VỊ THẾ DOANH NGHIỆP
13
Benchmarking là gì?

Benchmarking (theo Jackson 1975) mơ tả: Một q trình tự đánh giá và hoàn thiện qua việc so
sánh một cách hệ thống và kế hợp giữa thực tiễn và việc thực hiện với các đối thủ cạnh tranh để
xác định điểm mạnh và điểm yếu; học hỏi cách thích nghi và cải tiến khi có sự thay đổi về điều
kiện.
Robert Camp (1989) và Price (1994): Benchmarking là quá trình tìm kiếm và áp dụng vào thực

tế những sáng kiến tốt nhất với việc đưa ra những lý do áp dụng chúng để cải tiến quá trình sản
xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Micheal Spendolini (Benchmarking, 1992): Quá trình liên tục và có hệ thống để đánh giá sản
phẩm, dịch vụ hay q trình cơng việc của các tổ chức được coi là có những cách làm, phương
thức thực hiện tốt nhất để nhằm mục đích cải tiến tổ chức của mình.
Trên góc độ doanh nghiệp: Benchmarking là một quá trình tìm kiếm áp dụng những cách thức
tốt nhất để thực hiện công việc trên cơ sở so sánh, liên hệ với các doanh nghiệp, tổ chức hay
thậm chí là sự vật, hiện tượng khác nhằm cải tiến, sáng tạo ra các biện pháp, hành động cụ thể,
đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần đưa doanh nghiệp lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực
kinh doanh của mình.
Như vậy, thơng qua benchmarking, doanh nghiệp biết được chính xác vị thế của doanh
nghiệp trong ngành.
2.

Phân loại Benchmarking

-

Benchmarking nội bộ: So sánh trong cùng tổ chức, ví dụ như những chi nhánh trong từng
công ty.

-

Benchmarking cạnh tranh: So sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

-

Benchmarking ngành: So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành

-


Benchmarking chung: So sánh các quy trình kinh doanh hay các bộ phận chức năng tương
tự nhau nhưng trong ngành, lĩnh vực khác nhau.

Thực tế sử dụng khi xác định vị thế, benchmarking cạnh tranh và benchmarking ngành.

13

Tham khảo thêm tại và
/>
24


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DOANH NGHIỆP

Mơ hình Benchmarking:

Tiếp cận

3.

So sánh mảng nào?

Triển khai

Các bước
tiếp cận

Ai thực hiện việc so sánh?

Sử dụng các phương tiện đo lường nào?
Xác định đối tượng đích để so sánh.

Với đối tượng tốt nhất
Có thể so sánh được, tương
đồng về văn hóa DN

Thu thập
dữ liệu

Bản thân
Đối tượng dùng để so sánh
So sánh dữ liệu

Phân tích

Lập mục tiêu

Đánh giá

Đưa ra kế hoạch triển khai
Hành
động

Nội dung nào đã thực hiện
được?

Cải thiện

Đánh giá


Thực hiện kế hoạch

Cải thiện

25


×