Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại (tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.87 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN:
PHÁP LUẬT KINH DOANH
Đề tài: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
THƯƠNG MẠI (TẠM NGỪNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, ĐÌNH CHỈ THỰC
HIỆN HỢP ĐỒNG, HỦY BỎ HỢP ĐỒNG)

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, Tháng 02/2022


2

Mục lục


3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại kinh tế xã hội phát triển, khái niệm hợp đồng lao động thương mại
khơng cịn q xa lạ với mọi người. Hợp đồng lao động thương mại có vai trị vơ cùng
quan trọng. Là cơ sở pháp lý để cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động thương mại như
mua bán hàn hàng hóa và cung ứng dịch vụ với đối tác, cơ sở để giải quyết các tranh chấp
đơi bên (nếu có). Đây cũng là cơng cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh
của mình trong hoạt động kinh doanh. Thơng qua hợp đồng, quyền và nghĩa vụ giữa người


lao động và người sử dụng lao động được thiết lập. Tuy nhiên, ở những năm vừa qua, vi
phạm hợp đồng lao động thương mại có xu hướng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là xuất
hiện những hành vi vi phạm mang tính chất phức tạp, nghiêm trọng và vi phạm những hợp
đồng có giá trị kinh tế cao. Điều đó cho thấy rằng, vẫn còn rất nhiều trường hợp thiếu hiểu
biết, nhận thức; các quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng lao động thương
mại vẫn cịn một sớ bất cập gây khó khăn trong cơng tác áp dụng pháp luật và giải quyết
tranh chấp có liên quan; đây cũng có thể là một trong những tác nhân gây ra tình trạng vi
phạm hợp đồng lao động thương mại nghiêm trọng trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế,
hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm hợp đồng lao động thương mại
nhằm bảo đảm trật tự và tạo sự công bằng giữa các chủ thể trong quan hệ hợp đồng là yêu
cầu cần thiết để thiết lập và xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh nhằm thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển theo xu hướng hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ những vấn đề trên, người viết đã lựa chọn đề tài: “TRÁCH NHIỆM
PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI (TẠM NGỪNG
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, ĐÌNH CHỈ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG, HỦY BỎ HỢP
ĐỒNG)” để tìm hiểu và nghiên cứu nhằm có cái nhìn sâu sắc, hiểu biết rõ hơn về hợp đồng
lao động thương mại, cũng như đề xuất một số giải pháp pháp lý nhằm khắc phục, hoàn


4
thiện các quy định pháp luật trong hợp đồng lao động thương mại ở Việt Nam.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ quy định của pháp luật về trách nhiệm pháp
lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại (tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ
hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng), nêu lên thực tiễn áp dụng các quy định này của pháp luật Việt
Nam, từ đó đưa ra một số kiến nghị khắc phục hoặc bổ sung những nội dung mới hoàn
thiện hơn nhằm áp dụng biện pháp trách nhiệm phù hợp khi có hành vi vi phạm hoặc giảm
thiểu tình trạng vi phạm hợp đồng lao động thương mại trong giai đoạn hiện nay.
Từ mục đích nghiên cứu trên thì tiểu luận xác định nhiệm vụ nghiên cứu là làm sáng
tỏ những vấn đề lý luận chung về trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng lao động

thương mại như sau: Khái niệm và đặc điểm về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm phạm hợp
đồng lao động thương mại, các loại vi phạm phạm hợp đồng lao động thương mại; Làm rõ
căn cứ xác định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Các biện pháp trách nhiệm pháp lý khi
vi phạm hợp đồng.
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Tiểu luận tập trung phân tích các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp
dụng pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động trong bối cảnh thị
trường thương mại của Việt Nam, dựa trên Luật Thương mại 2005, Bộ luật Dân sự 2015 và
các văn bản pháp luật khác có liên quan.
4. Đới tượng nghiên cứu đề tài
- Pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại (tạm
ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng).
- Các văn bản quy phạm pháp luật lao động hiện hành của Việt Nam, cụ thể là trong
lĩnh


5
vực vi phạm hợp đồng lao động.
- Thực trạng pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động
thương mại (tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng) và thực
tiễn áp dụng tại Việt Nam
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện tiểu luận, người viết đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu
gồm: phương pháp phân tích, phương pháp hệ thớng hóa, phương pháp tổng hợp, phương
pháp logic… tham khảo cơng trình nghiên cứu, những điều luật, bài viết có liên
quan đã được cơng bớ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Đề tài nghiên cứu có hệ thớng các vấn đề pháp lý liên quan tới trách nhiệm pháp lý
do vi phạm hợp đồng, đưa ra định hướng và đề xuất các kiến nghị cụ thể mà kết quả có thể
làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoàn thiện chế định về trách nhiệm pháp lý do vi

phạm hợp đồng của Việt Nam.
- Góp phần hồn thiện chế định trách nhiệm hợp đồng, đảm bảo cho trật tự kinh
doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, nhằm tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp
luật. Hơn nữa, việc nghiên cứu những nội dung này nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm
hợp đồng, ngăn chặn hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, nâng cao nhận thức tự tìm hiểu
và tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, tôn trọng mục đích, vai trị tớt đẹp của hợp
đồng, tránh các rủi ro, nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng tích cực.
Kết quả nghiên cứu đề tài cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho việc
nghiên cứu về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, cho việc học tập, giảng dạy và áp dụng
pháp luật.


6
7. Kết cấu của tiểu luận
Ngoài các phần lời mở đầu; kết luận; danh mục tài liệu tham khảo thì bài tiểu luận
gồm 2 chương sau:
Chương 1: Khái quát về hợp đồng lao động thương mại
Chương 2: Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại và một
sớ kiến nghị hồn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao đồng
thương mại


7
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG MẠI
1. Khái niệm
1.1 Hợp đồng
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự1 đồng thời chính là công cụ pháp lý giúp các bên chủ thể bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình cũng như đảm bảo việc thực hiện đúng nghĩa vụ trong
hợp đồng.

1.2 Hợp đồng thương mại
Hợp đồng trong kinh doanh thương mại là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa
thương nhân với thương nhân hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan.
2. Đặc trưng của hợp đồng trong hoạt động thương mại


Là sự thỏa thuận giữa các bên



Chủ thể của hợp đồng ít nhất 1 bên phải là thương nhân



Đới tượng của hợp đồng: tất cả các tài sản, hàng hóa được phép lưu thơng;

dịch vụ được phép cung ứng


Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp



Điều chỉnh bởi luật thương mại và các văn bản pháp luật đặc thù khác



Mục đích của hợp đồng là lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thương mại


đồng

3. Phân loại hợp đồng thương mại


Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ


8


Hợp đồng chính và hợp đồng phụ



Hợp đồng có điều kiện và hợp đồng khơng có điều kiện



Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

4. Nội dung của hợp đồng
Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết
hợp đồng đã thoả thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể của
các bên trong hợp đồng.
Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng. Hợp đồng
có thể có các nội dung sau đây: (Đ398 BLDS2015)


Đới tượng của hợp đồng; (* điều khoản cơ bản của mọi loại hợp đồng)




Sớ lượng, chất lượng;



Giá, phương thức thanh tốn;



Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;



Quyền, nghĩa vụ của các bên;



Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;



Phương thức giải quyết tranh chấp.

5. Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong hoạt động thương mại


Người tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi.




Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật,

khơng trái
đạo đức xã hội.


Người tham gia ký kết hợp đồng hồn tồn tự nguyện. Ngồi ra đới với hợp


9
đồng mà pháp luật quy định phải tuân theo hình thức nhất định, thì các bên phải tuân theo
quy định đó.
Tuy nhiên, trong trường hợp pháp luật quy định hình thức hợp đồng là điều kiện có
hiệu lực của hợp đồng mà các bên khơng tn theo thì theo u cầu của một hoặc các bên,
Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định
về hình thức của hợp đồng trong một thời hạn. Quá thời hạn đó, mà các bên khơng thực
hiện thì hợp đồng sẽ bị tun vơ hiệu.
Về hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ tời
điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
6. Hình thức của hợp đồng
Hình thức hợp đồng thương mại được thiết lập theo cách thức mà hai bên thỏa thuận,
có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao
kết. Trong một số trường hợp nhất định, hợp đồng phải được thiết lập bằng văn bản như
hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ
khuyến mại, quảng cáo, hội chợ, triển lãm thương mại…
CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG LAO
ĐỘNG THƯƠNG MẠI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG THƯƠNG

MẠI
1. Khái niệm vi phạm hợp đồng và trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao
động thương mại
1.1 Vi phạm hợp đồng
Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc
thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật


10
này.2
Vi phạm hợp đồng bao gồm:


Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia

đến mức
làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.3


Vi phạm không cơ bản.

1.2 Khái niệm trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại
Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng thương mại là hậu quả bất lợi mà bên vi
phạm hợp đồng thương mại phải gánh chịu, cơ quan xét xử có thẩm quyền xác định các
biện pháp trách nhiệm tương ứng với hành vi vi phạm khi bên bị vi phạm yêu cầu, trừ
trường hợp bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm hoặc được miễn trách nhiệm.
2. Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại
2.1 Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
2.1.1 Khái niệm
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa

vụ trong hợp đồng
2.1.2 Căn cứ áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Tạm ngừng có thể được xem là biện pháp khắc phục theo thỏa thuận giữa các bên
trong hợp đồng. Nhìn từ góc độ trách nhiệm tài chính của bên vi phạm khi bị áp dụng biện
pháp tạm ngừng không liên quan đến trách nhiệm tài chính của bên vị phạm.
Để áp dụng biện pháp này, bên u cầu phải chứng minh hai căn cứ:


Có thỏa thuận hợp đồng giữa các bên:


11
+ Tạm ngừng khơng áp dụng nếu khơng có quan hệ hợp đồng. Quan hệ hợp đồng
được hình thành khi giữa các bên có sự thỏa thuận và mục đích của thỏa thuận là nhằm xác
lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Trong trường hợp này, các hành vi vi phạm đã các bên dự liệu, thỏa thuận, cam kết
trong hợp đồng, để khi xảy ra hành vi vi phạm đó, bên bị vi phạm nghiễm nhiên có thể áp
dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng.


Có xảy ra vi phạm hợp đồng:

+ Vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt
hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp
đồng - theo Điều 3 Luật thương mại năm 2005.
2.1.3 Trình tự, thủ tục áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Khi áp dụng chế tài tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm phải thông báo
việc tạm đình chỉ cho bên kia, trường hợp khơng thơng báo, nếu gây thiệt hại cho bên kia
thì phải bồi thường.
Hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện, nhưng vẫn còn hiệu lực bởi việc tạm ngừng thực

hiện hợp đồng là việc tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, chứ khơng chấm
dứt hồn tồn Hợp đồng sẽ tiếp tục được thực hiện khi hành vi vi phạm đã được khắc phục
và hai bên giải quyết, thỏa thuận xong những tranh chấp phát sinh.
Bên bị vi phạm ngoài việc áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, còn có thể
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Việc yêu cầu bồi thường thiệt hại sẽ do thỏa thuận giữa hai
bên hoặc dựa trên thiệt hại thực tế.
2.1.4 Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng


Hợp đồng vẫn có hiệu lực khi bị tạm ngừng thực hiện. Về nguyên tắc, hợp

đồng sẽ tiếp tục được thực hiện khi hành vi vi phạm đã được khắc phục và mâu thuẫn bất


12
đồng giữa các bên được giải quyết. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
đồng thời với việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng


Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc tạm thời không thực hiện nghĩa vụ

trong hợp đồng. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là một loại chế tài trong thương mại. Tuy
nhiên, trên thực tế tạm ngừng thực hiện hợp đồng không lúc nào cũng là một loại chế tài.
Bởi vì, tạm ngừng thực hiện hợp đồng có thể diễn ra theo thỏa thuận của các bên, phù hợp
với kế hoạch kinh doanh và lợi ích kinh tế của các bên.
2.1.5 Căn cứ pháp ly ́
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định ở Luật Thương Mại năm 2005 cụ
thể như sau:
“Điều 308: Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương Mại

2005. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ
trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực
hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”
“Điều 309: Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng
1.

Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn cịn hiệu lực.

2.

Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật

này.” “Điều 294: Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1.

Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a)

Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;


13
b)

Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

c)


Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

d)

Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý

nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách
nhiệm.”
2.1.6 Ví dụ
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực
hiện hợp đồng.
Công ty A ký hợp đồng mua của Công ty B 200m vải, trong hợp đồng đã thỏa thuận
rõ ràng 100m vải trên phải 100% là cotton xô trắng và công ty A sẽ giao số hàng trên thành
hai đợt trong vịng 30 ngày, sau khi cơng ty B nhận được hàng đợt một và phát hiện số vải
trên được sản xuất 100% không phải là cotton xô trắng, do đó cơng ty B đã tạm ngừng việc
nhận hàng đợt hai với lý do sản phẩm không đạt chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp
đồng.
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Công ty X ký hợp đồng mua 100 tấn thép của công ty Y và hai bên đã thỏa thuận cụ
thể trong hợp đồng là đến cuối tháng công ty Y phải thực hiện hoàn tất nghĩa vụ giao hàng,
tuy nhiên đến ngày giao hàng công ty Y đã giao thiếu 40 tấn thép.
2.2 Đình chỉ thực hiện hợp đồng
2.2.1 Khái niệm
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là chấm dứt nửa chừng việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ theo hợp đồng đã kí.


14

Căn cứ pháp lý của chế tài này trong Luật Thương mại 2005, theo đó đình chỉ thực
hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng với bên còn lại.5
2.2.2 Căn cứ áp dụng chế tài đình chỉ hợp đồng


Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ thực

hiện hợp đồng. Nghĩa là, các bên dự liệu và thỏa thuận rõ trong hợp đồng những hành vi vi
phạm nào xảy ra thì bên bị vi phạm được quyền áp dụng biện pháp đình chỉ hợp đồng để
bảo vệ lợi ích của mình.


Một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng. Vi phạm cơ bản nghĩa vụ của

hợp đồng là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho
nên kia khơng đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
2.2.3 Trình tự, thủ tục áp dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng
Khi áp dụng chế tài tạm đình chỉ thực hiện hợp đồng, bên bị vi phạm (tức là bên áp
dụng chế tài) phải thơng báo việc tạm đình chỉ cho bên kia. Nếu không thông báo, dẫn đến
thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường cho họ.
2.2.4 Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng


Trường hợp chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ.

Các bên khơng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có
quyền u cầu bên kia thanh tốn hoặc thực hiện nghĩa vụ đới ứng.


Bên bị vi phạm có quyền u cầu bồi thường thiệt hại đồng thời với việc áp


dụng chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng.
2.2.5 Căn cứ pháp ly ́
Đình chỉ thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 310 và 311 Luật thương mại
năm 2005, cụ thể như sau:
"Điều 310: Đình chỉ thực hiện hợp đồng


15
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, đình chỉ
thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong
các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp
đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng"
"Điều 311: Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ thực hiện hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên
nhận được thơng báo đình chỉ. Các bên khơng phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền u cầu bên kia thanh tốn hoặc thực hiện nghĩa vụ
đới ứng.
2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật
này".6
2.2.6 Ví dụ
Việc cơng chứng chứng thực hợp đồng mua bán đất đai theo quy định của Luật
đất đai 2013:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,
quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ
trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”
2.3 Hủy bỏ hợp đồng
2.3.1 Khái niệm

Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng hoặc một phần nội dung hợp
đồng.


16
• Hủy bỏ tồn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa
vụ hợp đồng đới với tồn bộ hợp đồng.
• Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng,
các phần còn lại trong hợp đồng vẫn có hiệu lực.
Sau khi hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các
bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
2.3.2 Căn cứ áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng
• Thứ nhất, “trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật
Thương mại 2005, chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng khi xảy ra hành vi vi phạm hợp
đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a)

Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp

b)

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.”7

đồng;

• Thứ hai, khi tiến hành áp dụng chế tài thì bên u cầu phải thơng báo ngay cho bên
cịn lại biết về việc hủy bỏ thực hiện hợp đồng.
Trong trường hợp không thông báo mà gây ra thiệt hại cho bên cịn lại thì bên u
cầu phải bồi thường thiệt hại.
2.3.3 Trình tự, thủ tục áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng



Báo cho bên vi phạm biết hợp đồng sẽ bị hủy bỏ.



Khơng thơng báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên huỷ bỏ hợp đồng

phải bồi
thường thiệt hại.


Khơng cần có sự chấp thuận trước của cơ quan tài phán mà chỉ cần thông báo


17
cho bên
có nghĩa vụ biết.
Hình thức nội dung thơng báo:


Thơng báo trên có thể dưới bất kỳ hình thức nào phù hợp với hồn cảnh



Thơng báo là một thủ tục bắt buộc nếu muốn hủy bỏ hợp đồng.

2.3.4 Một số nguyên nhân hủy bỏ hợp đồng



Do chậm thực hiện nghĩa vụ: Bên có nghĩa vụ mà khơng thực hiện đúng nghĩa

vụ trong thời hạn.


Do khơng có khả năng thực hiện: Bên có nghĩa vụ khơng thể thực hiện được

một phần hay tồn bộ nghĩa vụ của mình.


Do tài sản bị mất hoặc hư hỏng: Mọi bên làm mất, hư hỏng tài sản là đới

tượng khơng thể hồn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chửa.
2.3.5 Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng


Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết.



Các bên phải hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Việc hồn trả được thực

hiện bằng hiện vật. Trường hợp khơng hồn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành
tiền để hồn trả.


Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.




Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng khơng có căn cứ thì bên hủy bỏ phải thực

hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định.8
2.3.6 Căn cứ pháp ly
Hủy bỏ hợp đồng được quy định tại các điều của Luật thương mại năm 2005, cụ


18
thể như sau:
“Điều 312: Hủy bỏ hợp đồng
1.

Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp

2.

Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các

đồng.

nghĩa vụ
hợp đồng đới với tồn bộ hợp đồng.
3.

Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp

đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
4.

Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, chế


tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a)

Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp

đồng; (Trường hợp này, các bên đã có thỏa thuận cụ thể các trường hợp một bên được hủy
bỏ hợp đồng khi bên kia vi phạm. Chẳng hạn như: “Bên bán có quyền hủy bỏ hợp
đồng trong trường hợp bên mua khơng thanh tốn” “bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng
khi bên bán không giao hàng đúng thời hạn trong hợp đồng”. Nếu xảy ra các trường hợp
mà hai bên đã thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng thì bên bị vi phạm đương nhiên
có quyền hủy bỏ hợp đồng)
b)

Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

(Vi phạm cơ bản chính là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia
đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Mục đích
của hợp đồng chính là những quyền lợi, lợi ích mà các bên mong ḿn có được từ việc
giao kết hợp đồng. Chẳng hạn như đối với bên bán thì mục đích của việc giao kết hợp đồng
thường là bán được hàng hóa và nhận thanh tốn. Đới với bên mua thì thường mục đích


19
giao kết hợp đồng thường là để mua được hàng hóa đúng chất lượng, sớ lượng, quy cách
mẫu mã như thỏa thuận)”.
“Điều 313: Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng, cung ứng dịch vụ từng
phần
1.


Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một

bên khơng thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này
cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có
quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ.
2.

Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ đối với một lần giao hàng,

cung ứng dịch vụ là cơ sở để bên kia kết luận rằng vi phạm cơ bản sẽ xảy ra đối với những
lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó thì bên bị vi phạm có quyền tun bớ huỷ bỏ hợp
đồng đối với những lần giao hàng, cung ứng dịch vụ sau đó, với điều kiện là bên đó phải
thực hiện quyền này trong thời gian hợp lý.
3.

Trường hợp một bên đã tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với một lần giao hàng,

cung ứng dịch vụ thì bên đó vẫn có quyền tun bớ huỷ bỏ hợp đồng đới với những lần
giao hàng, cung ứng dịch vụ đã thực hiện hoặc sẽ thực hiện sau đó nếu mới quan hệ qua lại
giữa các lần giao hàng dẫn đến việc hàng hố đã giao, dịch vụ đã cung ứng khơng thể được
sử dụng theo đúng mục đích mà các bên đã dự kiến vào thời điểm giao kết hợp đồng”.
“Điều 314: Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng
1.

Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng,

hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện
các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau
khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
2.


Các bên có quyền địi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình

theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hồn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực


20
hiện đồng thời; trường hợp khơng thể hồn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa
vụ phải hồn trả bằng tiền.
3.

Bên bị vi phạm có quyền u cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật

này”.
“Điều 315: Thơng báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng
hoặc huỷ bỏ hợp đồng
Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp
đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp
đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm
ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi
thường thiệt hại.”
2.3.7 Ví dụ
Trong hợp đồng mua bán tài sản, bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi
thường thiệt hại nếu bên bán giao ít hơn sớ lượng đã thoả thuận, hoặc vật được giao không
đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật khơng đạt được, hoặc vật được giao không
đúng chủng loại. Đây là trường hợp hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản theo quy định của
pháp luật.
Cụ thể, bên A ký kết hợp đồng mua 70 tấn gạo của bên B. Tuy nhiên, đến thời điểm
giao hàng đã thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng mà bên B thực tế khơng có 70 tấn gạo
để giao cho bên A. Đây có thể được coi là một vi phạm cơ bản của bên B đới với bên A,

bên A có thể tun bớ hủy bỏ hợp đồng với bên B.
3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp
đồng lao đồng thương mại
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng là


21
ba trong số các chế tài được áp dụng trong thương mại được quy định tại Luật Thương Mại
2005 khi vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, việc áp dụng các chế tài này trên thực tế vẫn còn
tồn tại một sớ bất cập làm ảnh hưởng đến lợi ích chính đáng giữa các bên trong hợp đồng.
Vì vậy, hồn thiện pháp luật về các trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng thương mại
là hết sức cần thiết. Người viết xin chỉ ra như sau:
Thứ nhất, ở phần căn cứ pháp lý tạm ngừng thực hiện hợp đồng theo điều 308, 309
Luật Thương Mại 2005 quy định như đã trình bày ở trên thì về bản chất, việc tạm ngừng
thực hiện hợp đồng không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng và hợp đồng đó sẽ tiếp
tục được thực hiện trong tương lai khi điều kiện áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp
đồng chấm dứt. Sau khi áp dụng biện pháp này, sẽ phát sinh những vấn đề đặt ra như:


Thời điểm nào sẽ được coi là chấm dứt việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng?



Dựa vào căn cứ nào để một bên yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng đã bị tạm

ngừng thực hiện?


Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện do bên tạm ngừng tự


động thực hiện hay theo yêu cầu của bên có hành vi vi phạm hợp đồng?
Tất cả những vấn đề này đến nay chưa được Luật Thương mại điều chỉnh nên đã gây
khơng ít khó khăn cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng và giải quyết tranh chấp
hợp đồng. Do vậy, cần bổ sung quy định cụ thể về căn cứ, thời điểm chấm dứt áp dụng
hình thức tạm ngừng thực hiện hợp đồng và nghĩa vụ của các bên khi căn cứ tạm ngừng
thực hiện hợp đồng chấm dứt để đảm bảo tính khả thi khi áp dụng.
Thứ hai, theo quy định tại Điều 312 Luật Thương mại năm 2005 quy định về hủy bỏ
hợp đồng đã trình bày như phần trên, về nguyên tắc, hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
giống như trong trường hợp hợp đồng bị vô hiệu, các bên phải hồn trả lại cho nhau những
gì đã nhận từ việc thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, quy định này mâu thuẫn với khoản 1
Điều 314 Luật Thương mại năm 2005 quy định: hợp đồng bị hủy bỏ thì khơng có hiệu lực


22
từ thời điểm giao kết, điều này sẽ gây khó khăn cho các chủ thể cũng như các cơ quan giải
quyết tranh chấp trong quá trình giải quyết tranh chấp. Do vậy, cần hoàn thiện nội dung
này trong dự thảo Luật Thương mại sửa đổi tránh đặt ra các quy định mâu thuẫn, chồng
chéo.9


23
KẾT LUẬN
Có thể nói trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng lao động thương mại là chế
định quan trọng trong hợp đồng, là cơ sở bảo đảm cho hiệu lực của hợp đồng được thực
hiện một cách nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả, góp phần quan trọng vào việc phát triển nền
kinh tế; là công cụ nhà nước quản lý nền kinh tế, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ
quyền lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình giải quyết các vụ án tranh chấp thương
mại. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia hợp đồng, đảm bảo
việc thỏa thuận, thực hiện hợp hợp đồng diễn ra thuận lợi, hạn chế những tranh chấp đáng
tiếc, các chủ thể phải thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng, theo đó bên có vi phạm

hợp đồng phải chịu trách nhiệm do hành vi vi phạm của mình gây ra. Từ đó góp phần xây
dựng một mơi trường kinh doanh lành mạnh, hiệu quả, đưa nền kinh tế Việt Nam phát
triển, hội nhập với nền kinh tế thế giới.


24
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

cập

A.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1.

Bộ luật Dân sự 2015.

2.

Luật Thương mại 2005.

B.

SÁCH, TÀI LIỆU

3.

Tài liệu hướng dẫn học tập môn Luật kinh doanh (Luật kinh tế).


C.

WEBSITE

4.

Tạm dừng thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật Thương Mại, được truy

tại:

/>
thuong- mai/n1410.htm, ngày 14 tháng 11 năm 2021.
5.

Đình chỉ hợp đồng được quy định như thế nào, được truy cập tại:

/>
ngày

14 tháng 11 năm 2021.
6.

Bất cập trong các quy định của Luật Thương mại cần nghiên cứu, hoàn thiện

(Phần 2), được truy cập tại:
mai-can-nghien-cuu-hoan-thien-phan-2-, ngày 14 tháng 11 năm 2021.




×