Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KH bài dạy LS GDĐP 6 sở GDĐT TN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.16 KB, 15 trang )

CHỦ ĐỀ 1: VÙNG ĐẤT THÁI NGUYÊN TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ
X
Ngày soạn: 25/01/2022
Ngày dạy:..........................................6A2....................................................................
Ngày dạy:.........................................6A3....................................................................
TIẾT 21 + 22 Thái Nguyên thời nguyên thủy
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Kể được tên một số địa điểm tìm thấy dấu tích của người nguyên thủy trên vùng đất
Thái Nguyên.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: HS chủ động tìm hiểu về di chỉ khảo cổ Mái đá Ngườm, nền văn
hóa Thần Sa,…
+ Giao tiếp và hợp tác: Thơng qua hoạt động nhóm, HS được bồi dưỡng và phát huy
khả năng giao tiếp và hợp tác với các bạn trong nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Tìm hiểu LS: HS bước đầu biết khai thác và sử dụng thông tin của các nguồn tư liệu.
+ Nhận thức và tư duy LS: HS biết giải thích vì sao Thái Nguyên là vùng đất lí tưởng
cho người nguyên thủy sinh sống.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức để lên phương án bảo tồn,
phát huy giá trị của các di chỉ khảo cổ và các hiện vật được tìm thấy ở Thái Nguyên.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Tự hào về nền văn hóa Thần Sa, từ đó thêm yêu quê hương, đất nước.
- Trách nhiệm: Biết giữ gìn và bảo tồn các di chỉ khảo cổ học, các hiện vật đã tìm
thấy đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Thiết bị dạy học: Tranh ảnh về di chỉ Mái đá Ngườm, các hiện vật được khai quật
tại các di chỉ khảo cổ ở Thái Nguyên.
- Học liệu: Sách Địa chí Thái Nguyên; video Khám phá Thần Sa - Phượng Hoàng


khi đến với Thái Nguyên.
- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Sưu tầm các bài báo, bài viết về khu di tích Thần Sa, Hang Ốc, Bảo tàng tỉnh Thái
Nguyên, di chỉ Mái đá Ngườm.
- Tìm hiểu kĩ thuật chế tác công cụ lao động bằng đá của người nguyên thủy ở Thái
Nguyên.

1


- Xây dựng hoạt cảnh “Đất và người Thái Nguyên”.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (7 phút)
a) Mục tiêu: Từ việc xem video về di chỉ Mái đá Ngườm ở Thần Sa, GV khơi dậy ở
HS lịng ham mê muốn tìm hiểu về vùng đất Thái Nguyên thời nguyên thủy, từ đó giúp các
em thêm yêu và tự hào về quê hương.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: HS xem video về di chỉ Mái đá Ngườm ở Thần
Sa (đã tắt tiếng). Sau đó trả lời câu hỏi:
1. Di chỉ khảo cổ học nào ở Thái Nguyên được nhắc tới trong video? Em có hiểu
biết gì về di chỉ đó?
2. Có ý kiến cho rằng: “Những hiện vật được tìm thấy ở di chỉ Mái đá Ngườm đã
chứng minh Thái Nguyên có nền văn hóa Thần Sa đặc sắc”. Em có đồng ý với ý kiến đó
khơng? Vì sao?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS xem video và trả lời câu hỏi.
* Bước 3: Báo cáo sản phẩm: GV gọi 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.
* Bước 4: GV định hướng nhiệm vụ của bài học:
Vùng đất Thái Nguyên có những dấu ấn nổi bật trong tiến trình phát triển của lịch
sử Việt Nam từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về

vùng đất Thái Nguyên thời tiền sử.
2. Chuẩn bị dự án trên lớp (38 phút)
a) Mục tiêu: GV giao nhiệm vụ để HS thực hiện dự án (Đóng hoạt cảnh). Thơng qua
đó, HS nêu được tên một số địa điểm tìm thấy dấu tích của người ngun thủy trên
vùng đất Thái Nguyên.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Đề xuất ý tưởng và chọn đề tài:
GV và HS cùng thảo luận để đề xuất ý tưởng lựa chọn, xây dựng kịch bản (Mơ
phỏng theo chương trình “Đất và người Thái Nguyên”, bản quyền thuộc về Đài phát thanh
truyền hình Thái Nguyên. Hoạt cảnh dài khoảng 10’, là một buổi tọa đàm về chủ đề Thái
Nguyên thời nguyên thủy, 3 bạn HS sẽ tham gia: 1 HS đóng vai người dẫn chương trình, 2
HS là khách mời. Các câu hỏi của dẫn chương trình xoay quanh những nội dung cốt lõi
sau:
- Bạn hãy kể tên một số địa điểm tìm thấy dấu tích của người ngun thủy trên vùng
đất Thái Nguyên?
- Nơi bạn sinh sống có di chỉ khảo cổ học nào khơng? Nếu có, hãy giới thiệu đơi nét
về di chỉ đó?
- Vùng đất Thái Nguyên có những điều kiện thuận lợi nào cho người nguyên thủy
sinh sống?

2


- Tại di chỉ này đã phát hiện được những hiện vật gì? Kĩ thuật chế tác của các cơng
cụ lao động này như thế nào?
- Các hiện vật tìm thấy ở di chỉ Mái đá Ngườm có đặc điểm gì nổi bật?
- Các hiện vật trên đã phản ánh đời sống sản xuất của người Thái Nguyên thời
nguyên thủy như thế nào?
* Bước 2: Chia nhóm và nhận nhiệm vụ: GV chia lớp thành 3 nhóm (2 nhóm cùng
nhau xây dựng và đóng hoạt cảnh, 1 nhóm là nhóm chuyên gia sẽ theo dõi, đánh giá sản

phẩm của 2 nhóm).
* Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ: HS nhóm 1 và 2 sẽ lên kế hoạch viết
kịch bản và dàn dựng hoạt cảnh. Nhóm 3 theo dõi tồn bộ q trình thực hiện nhiệm vụ
của 2 nhóm để có sự đánh giá khách quan và tồn diện nhất.
3. Chuẩn bị dự án ở nhà.
HS thực hiện dự án với các hoạt động:
* Bước 1: Đề xuất các phương án giải quyết:
- HS cách khai thác kênh chữ từ SGK (trang 5,6,7,8).
- Xem các video: “Khám phá Thần Sa - Phượng Hoàng khi đến với Thái Nguyên”
(Nguồn: VTC 14); “Thần Sa – nơi tổ tiên ta sinh sống”; “Mái đá Ngườm – Thần Sa”
(Nguồn: Đài PT-TH Thái Nguyên).
- HS đọc các bài báo viết về các di chỉ khảo cổ học trên mạng In-tơ-nét.
- Đến phịng “Địa chí” của Bảo tàng tỉnh Thái Nguyên để tra cứu thông tin để viết
kịch bản.
* Bước 2: Chia nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Đội trưởng 2 nhóm chia thành viên
trong đội thành các nhóm nhỏ hơn để nghiên cứu tài liệu và luyện tập dựng hoạt cảnh.
* Lưu ý: Trong quá trình lên ý tưởng và thực hiện kịch bản, GV hỗ trợ HS cách khai
thác kiến thức từ SGK, các video, bài báo viết về các di chỉ khảo cổ học.
4. Báo cáo và đánh giá dự án (45 phút)
a) Mục tiêu: HS thực hiện dự án (Đóng hoạt cảnh). Thơng qua đó, HS nêu được tên
một số địa điểm tìm thấy dấu tích của người ngun thủy trên vùng đất Thái Nguyên.
b) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: HS báo cáo sản phẩm: GV gọi lần lượt 2 nhóm lên diễn hoạt cảnh. Nhóm
3 theo dõi, nhận xét, đánh giá.
Sản phẩm của nhóm 1:
- Dẫn chương trình: Xin chào quý vị và các bạn đến với chương trình “ĐẤT VÀ
NGƯỜI THÁI NGUYÊN” do Đài PTTHTN thực hiện. Trong mỗi số phát sóng, các
khách mời của chương trình sẽ tọa đàm về lịch sử, địa lí, văn hóa tỉnh TN qua các thời
kì. Hơm nay, số phát sóng đầu tiên của chương trình được mang tên “Tìm về nguồn cội”.
Đến với buổi tọa đàm ngày hôm nay tôi xin trân trọng giới thiệu 2 vị khách mời.

2 bạn sẽ giúp chúng ta tìm về cội nguồn, tìm về LS TN thời nguyên thủy.

3


- Dẫn chương trình: Bạn có thể kể tên địa điểm nào ở TN đã tìm thấy dấu tích của
người nguyên thủy?
- Học sinh 1: Thưa chị. Hầu như nơi nào của TN cũng in dấu chân của người tiền
sử. Bằng chứng là đầu thế kỉ XX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được những dấu tích
đầu tiên của người tiền sử trên mảnh đất TN. Từ đó đến nay đã có có 30 di tích khảo cổ
đã được phát hiện, tập trung chủ yếu ở các xã Thần Sa, Thượng Nung, sảng Mộc, Vũ
Chấn, Bình Long thuộc huyện Võ Nhai; xã Quang Sơn thuộc huyện Đồng Hỷ. Riêng tại
Thần Sa đã phát hiện 10 di chỉ, tiêu biểu là di chỉ khảo cổ Mái đá Ngườm.
- Dẫn chương trình: Bạn cho biết thêm là tại di chỉ này đã phát hiện được những hiện
vật gì?
- Học sinh 1: Tại đây đã phát hiện được rất nhiều công cụ lao động của người nguyên
thủy như công cụ mảnh tước, rìu, răng voi hóa thạch, xương cốt của các lồi thú rừng
khác,…tất cả đều có niên đại cách ngày nay từ 1 – 3 vạn năm, thuộc thời kì hậu kì đá
cũ. Những hiện vật đó là minh chứng rõ ràng rằng TN là một vùng đất cổ, có lịch sử
hình thành và phát triển lâu đời.
- Dẫn chương trình: Các hiện vật trên đã phản ánh đời sống của người Thái Nguyên thời
nguyên thủy như thế nào?
- Học sinh 2: Người TN thời nguyên thủy sống thành từng nhóm nhỏ trong các hang đá.
Họ kiếm ăn chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm…
- Dẫn chương trình: - Các hiện vật tìm thấy ở di chỉ Mái đá Ngườm có đặc điểm gì
nổi bật?
- Học sinh 2: Các hiện vật mang đặc trưng của 4 tầng văn hóa: Ngườm, Sơn Vi,
Hịa bình, Bắc Sơn. Các cơng cụ đá ở đây được chế tác từ những viên đá cuội thuộc loại
hạt đá mịn, có góc cạnh; được tách lấy mảnh tước, tu chỉnh chủ yếu thành công cụ nạo
và cơng cụ mũi nhọn.

- Dẫn chương trình: Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ quý báu của 2 bạn.
Sản phẩm của nhóm 2:
- Dẫn chương trình: Xin chào q vị và các bạn đến với chương trình “ĐẤT VÀ
NGƯỜI THÁI NGUYÊN” do Đài PTTHTN thực hiện.
Thưa quý vị, thưa các bạn, đến với buổi tọa đàm ngày hôm nay tôi xin trân trọng giới
thiệu 2 vị khách mời đặc biệt…. 2 bạn sẽ giúp chúng ta tìm về cội nguồn, tìm về LS TN
thời nguyên thủy.
- Dẫn chương trình: Bạn hãy kể tên một số địa điểm tìm thấy dấu tích của người
nguyên thủy trên vùng đất Thái Nguyên?
- Học sinh 1: Một số địa điểm tìm thấy dấu tích của người nguyên thủy trên vùng đất
Thái Nguyên: 31 di chỉ khảo cổ đã được tìm thấy, tập trung ở các xã Thần Sa, Thượng
Nung, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Bình Long, La Hiên, Phú Thượng (huyện Võ Nhai), Quang
Sơn (huyện Đồng Hỷ), Bản Ngoại (huyện Đại Từ), Yên Trạch (huyện Phú Lương).
Riêng tại xã Thần Sa đã phát hiện được 10 di chỉ, tiêu biểu là các di chỉ Hang Miệng
Hổ, Mái đá Ngườm có niên đại cách ngày nay khoảng 3 - 4 vạn năm.

4


- Dẫn chương trình: Nơi bạn sinh sống có di chỉ khảo cổ học nào khơng? Nếu có, hãy
giới thiệu đơi nét về di chỉ đó?
- Học sinh 1: Mái Đá Ngườm nằm trong vùng núi đá vôi, địa thế cao ráo, thoáng mát,
rộng rãi và giàu sản vật thiên nhiên. Hơn nữa nơi đây lại sẵn đá cuội – nguyên liệu chủ
yếu để chế tác công cụ lao động của người nguyên thủy. Và điều đặc biệt là cách hang
khơng xa có những dịng suối nhỏ, rất sẵn nước để uống và cũng dồi dào nguồn thức ăn.
Do vậy Mái đá Ngườm là địa bàn thuận lợi để người NT Thái Nguyên cư trú.
- Dẫn chương trình: Vùng đất Thái Nguyên có những điều kiện thuận lợi nào cho
người nguyên thủy sinh sống?
- Học sinh 1: Vùng đất Thái Ngun khi xưa có nhiều thung lũng núi đá vơi, hang
động, khe suối và thảm thực vật phong phú, là mơi sinh lí tưởng cho người ngun thủy

sinh sống.
- Dẫn chương trình: Các hiện vật trên đã phản ánh đời sống sản xuất của người Thái
Nguyên thời nguyên thủy như thế nào?
- Học sinh 2: Các bạn quan sát mô hình đời sống của người nguyên thủy tại Mái đá
Ngườm và khơng khó để nhận ra được người TN thời nguyên thủy sống thành từng
nhóm nhỏ trong các hang đá. Họ kiếm ăn chủ yếu bằng săn bắt và hái lượm. Họ có thể
đánh bắt thú rừng hoặc cá ở những con suối gần nơi ở. Hái hoa quả ở trên cây….
- Dẫn chương trình: Như vậy, những cơng cụ lao động có vai trị quan trọng trong đời
sống của người TN thời nguyên thủy. Bạn có thể giới thiệu kĩ hơn về các công cụ LĐ
này được không?
- Học sinh 2: Những công cụ lao động của người TN thời nguyên thủy đều bằng đá
được ghè đẽo thô sơ, chưa có hình thù rõ ràng. Nhưng rìu thì các bạn thấy đấy, hình thù
rất rõ ràng và được mài rất sắc. Điều đó cho thấy 2 loại cơng cụ lao động này có niên
đại khác nhau. Vì vậy kĩ thuật chế tác công cụ LĐ bằng đá ở TN đã đóng góp nhiều tư
liệu quý báu trong việc nghiên cứu kĩ thuật chế tác đồ đá ở Việt Nam và rộng hơn là khu
vực Đông Nam Á.
- Dẫn chương trình: Xin chân thành cảm ơn những chia sẻ quý báu của 2 bạn.
* Bước 2: Kết luận, nhận định.
- GV gọi nhóm chuyên gia đánh giá sản phẩm của nhóm 1, 2. Tiêu chí đánh giá như
sau:
Tiêu chí

Tốt
điểm)

(9-10 Khá (7-8 điểm) Trung
bình
(5-6
điểm)


5

Yếu (dưới 5
điểm)


Nội dung:
- Một số địa điểm tìm
thấy dấu tích của người
nguyên thủy trên vùng đất
Thái Nguyên: 31 di chỉ
khảo cổ đã được tìm thấy,
tập trung ở các xã Thần Sa,
Thượng Nung, Sảng Mộc,
Vũ Chấn, Bình Long, La
Hiên Phú Thượng (huyện
Võ Nhai), Quang Sơn
(huyện Đồng Hỷ), Bản
Ngoại (huyện Đại Từ), Yên
Trạch (huyện Phú Lương).
- Các hiện vật được tìm
thấy: Là các công cụ được
chế tác theo kĩ nghệ mảnh,
kĩ nghệ cuội ghè, kĩ thuật
mài.
- Đời sống sản xuất chủ
yếu: Săn bắt, hái lượm.
Hình thức sản phẩm

- Nêu được đầy

đủ nội dung
(Một số địa
điểm tìm thấy
dấu tích của
người ngun
thủy trên vùng
đất
Thái
Ngun,
các
hiện vật được
tìm thấy, đời
sống sản xuất
chủ yếu).

- Nêu được khá
đầy đủ nội
dung (Một số
địa điểm tìm
thấy dấu tích
của
người
ngun
thủy
trên vùng đất
Thái Ngun,
các hiện vật
được tìm thấy,
đời sống sản
xuất chủ yếu).


Nêu
được một
cách sơ
lược về
nội dung
(Một số
địa điểm
tìm thấy
dấu tích
của người
ngun
thủy trên
vùng đất
Thái
Ngun,
các hiện
vật được
tìm thấy,
đời sống
sản xuất
chủ yếu).
Trình bày đẹp, Trình bày đẹp
Đáp ứng
hình thức sáng
yêu cầu
tạo.
của sản
phẩm
Báo cáo

Tự tin, rõ ràng, Rõ ràng, tự tin Tương
truyền
cảm,
đối

sáng tạo.
ràng
- Dựa trên tiêu chí trên, nhóm HS nhận xét sản phẩm của nhóm bạn.

- Chưa nêu
được
nội
dung (Một
số địa điểm
tìm thấy dấu
tích
của
người
ngun thủy
trên vùng đất
Thái
Ngun, các
hiện
vật
được
tìm
thấy,
đời
sống
sản

xuất
chủ
yếu).

Chưa
cách
bày.

biết
trình

Chưa
cách
cáo.

biết
báo

- GV chốt kiến thức:
- Một số địa điểm tìm thấy dấu tích của người nguyên thủy trên vùng đất Thái Nguyên:
Các xã Thần Sa, Thượng Nung, Sảng Mộc, Vũ Chấn, Bình Long, La Hiên Phú Thượng
(huyện Võ Nhai), Quang Sơn (huyện Đồng Hỷ), Bản Ngoại (huyện Đại Từ), Yên Trạch
(huyện Phú Lương). Riêng tại xã Thần Sa đã phát hiện được 10 di chỉ, tiêu biểu là các di
chỉ Hang Miệng Hổ, Mái đá Ngườm.
- Các hiện vật được tìm thấy: Là các công cụ được chế tác theo kĩ nghệ mảnh, kĩ nghệ
cuội ghè, kĩ thuật mài.
- Đời sống sản xuất chủ yếu: Săn bắt, hái lượm.
Ngày soạn: 26/01/2022

6



Ngày dạy:..........................................6A2....................................................................
Ngày dạy:.........................................6A3....................................................................
TIẾT 23 Thái Nguyên thời kì Văn Lang- Âu Lạc
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được nét chính về vùng đất Thái Nguyên thời kì Văn Lang – Âu Lạc.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
- Năng lực riêng:
+ Tìm hiểu lịch sử: Thơng qua nguồn tư liệu hiện vật, HS có thể nêu được những nét
cơ bản về vùng đất Thái Nguyên thời kì Văn Lang – Âu Lạc.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để giới thiệu về đời
sống vật chất và tinh thần của cư dân Thái Nguyên thời Văn Lang – Âu Lạc.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Tự hào về quê hương Thái Nguyên, yêu đất nước Việt Nam.
- Trách nhiệm: Biết giữ gìn và bảo tồn các di sản văn hóa (trống đồng,...) và các phong
tục, tập quán tốt đẹp của vùng đất Thái Nguyên. Có tinh thần quảng bá nét văn hóa ấy ra
khu vực và thế giới.
- Chăm chỉ: Có ý thức tự giác tìm hiểu về đời sống và những giá trị vật chất, tinh thần
mà người Thái Nguyên thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Tài liệu tham khảo:
+ Dư địa chí (Nguyễn Trãi).
- Phương tiện: Máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Ơn lại kiến thức về Việt Nam thời nguyên thủy; nước Văn Lang – Âu Lạc (đời sống

vật chất và tinh thần).
- Chuẩn bị thuyết trình về đời sống vật chất và tinh thần của người Thái Nguyên thời
Văn Lang – Âu Lạc.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới (Thời gian: 35 phút)
A). Mục tiêu:
- Nêu được nét chính về vùng đất Thái Nguyên thời kì Văn Lang – Âu Lạc.
1.2. Nội dung: Thái Nguyên thời Văn Lang – Âu Lạc
a. Vị trí địa lí
- Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi:

7


“Thái Nguyên xưa là đất bộ Vũ Định; đông và bắc giáp Cao, Lạng, tây và nam giáp
Kinh Bắc, có 2 bộ phủ, 9 huyện, 336 làng xã. Đấy là nơi phên dậu thứ 2 về phương bắc
vậy”.
(Theo Nguyễn Trãi, Dư địa chí, NXB Sử học, Hà Nội, 1960, tr. 48)
Câu 1: Khai thác tư liệu trên, em hãy cho biết thời Văn Lang – Âu Lạc, vùng đất Thái
Nguyên thuộc bộ nào?
Câu 2: Theo Nguyễn Trãi, vùng đất Thái Ngun có vị trí như thế nào trong việc
phịng thủ, bảo vệ đất nước?
b. Đời sống vật chất
- Nhiệm vụ 2:
- Câu 1. Kể lại truyền thuyết Bánh Chưng, bánh Giầy.
- Câu 2: Kết hợp truyện Bánh Chưng, bánh Giầy, quan sát những bức hình sau, hồn
thành phiếu học tập và nhận xét về đời sống vật chất của cư dân Thái Nguyên thời Văn

Lang – Âu Lạc.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Đời sống vật chất

Tiêu chí
Ăn
Mặc

Cơng cụ
Câu 3. Em hãy mô tả cấu tạo của các trống đồng ở Thái Nguyên, nhận xét về kĩ thuật
đúc đồng của người Thái Nguyên thời kì này.
c. Đời sống tinh thần
- Nhiệm vụ 3:
Câu 1. Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng;
Câu 2. Kết hợp truyện Thánh Gióng, Bánh Chưng, bánh Giầy và quan sát các hình ảnh
trên trống đồng (h.6), hồn thành phiếu học tập;

8


Hình 6. Hoạ tiết trên trống đồng Ngọc Lũ, Miếu Mơn và Thái Ngun

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tiêu chí
Phong tục
Lễ hội
Tín ngưỡng
Truyền thống

Đời sống tinh thần

Câu 3. Nhận xét về đời sống tinh thần của người Thái Nguyên thời Văn Lang – Âu

Lạc.
2.3. Sản phẩm:
- Nhiệm vụ 1:
Câu 1: Thời Văn Lang – Âu Lạc, vùng đất Thái Nguyên thuộc bộ Vũ Định.
Câu 2: Theo Nguyễn Trãi, vùng đất Thái Nguyên là nơi phên dậu thứ 2 về phương
Bắc.
- Nhiệm vụ 2:
Câu 1. HS kể lại truyền thuyết Bánh Chưng, bánh Giầy.
Câu 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Tiêu chí
Đời sống vật chất
Ăn
Gạo nếp, gạo tẻ, thịt cá, rau
Mặc
Nam: đóng khố; Nữ: mặc váy

Nhà sàn mái cong, bằng tre, nứa, lá
Công cụ
Sử dụng công cụ bằng kim loại (đồng)
-> Đời sống vật chất giản dị, thích ứng với thiên nhiên.
Câu 3: Cấu tạo của các trống đồng ở Thái Nguyên gồm 3 phần: mặt trống, tang trống,
thân trống. Giữa thân trống và tang trống có gắn hai đơi quai dùng để khiêng, hoa văn độc
đáo,…
-> Kĩ thuật đúc đồng đạt đến trình độ cao.
- Nhiệm vụ 3: Đời sống tinh thần
Câu 1. Kể lại truyền thuyết Thánh Gióng;

9



Câu 2. Kết hợp truyện Thánh Gióng, Bánh Chưng, bánh Giầy và quan sát các hình ảnh
trên trống đồng (h.6), hồn thành phiếu học tập;

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Tiêu chí
Đời sống tinh thần
Phong tục
Làm bánh chưng bánh giày, ăn trầu,…
Lễ hội
Thường tổ chức lễ hội.
Tín ngưỡng
Thờ cúng tổ tiên.
Truyền
Yêu nước, chống ngoại xâm; đồn kết xóm làng.
thống
Câu 3. Nhận xét :
Đời sống tinh thần của người Thái Nguyên thời Văn Lang – Âu Lạc rất phong phú.
2.4. Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ.
- Nhiệm vụ 1 : Quan sát ngữ liệu để trả lời câu hỏi.
- Nhiệm vụ 2 và 3 : Các nhóm nhận nhiệm vụ.
* Bước 2:
- HĐ cá nhân (nhiệm vụ 1)
- HĐ nhóm (nhiệm vụ 2 và 3).
* Bước 3:
- Cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- Các nhóm thảo luận, hồn thành PHT;
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung cho nhau;
- GV thu một số phiếu, chấm điểm.

* Bước 4: GV nhận xét, đánh giá, kết luận
2. Hoạt động 2: Luyện tập (Thời gian: 15 phút)
2.1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào giải quyết các nhiệm vụ được
đặt ra trong bài học.
2.2. Nội dung:
Đóng vai một nhà sử học, em hãy giới thiệu ngắn gọn về đời sống vật chất và tinh
thần của người dân Thái Nguyên thời Văn Lang – Âu Lạc.
2.3. Sản phẩm:
- HS trình bày dưới dạng bài thuyết trình.
2.4. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- Bước 2: GV mời HS tthuyết trình.
- Bước 3: HS thực hiện bài thuyết trình.
- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá.
3. Hoạt động 3: Vận dụng (Thời gian: 5 phút)
3.1. Mục tiêu: Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực tự chủ và tự
học để vận dụng kiến thức, kĩ năng vào làm sản phẩm học tập.
3.2. Nội dung: Thiết kế mơ hình nhà sàn mái cong bằng tre, nứa.

10


3.3. Sản phẩm: Mơ hình thiết kế của học sinh
3.4. Tổ chức thực hiện: Giao về nhà.

Ngày soạn: 03/02/2022
Ngày dạy:..........................................6A2....................................................................
Ngày dạy:.........................................6A3....................................................................
TIẾT 24+25: Thái Nguyên trong thời kì chống Bắc thuộc.
I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức
- Nêu được một số đóng góp của nhân dân
- Kể được tên, nêu được đóng góp của một số nhân vật lịch sử tiêu biểu Thái Nguyên.
2. Năng lực
2.1 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao
nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm
2.2 Năng lực đặc thù bộ mơn
- Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện
lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tự hào về vùng đất có lịch sử lâu đời, bồi đắp tình yêu quê hương, đất
nước, trân trọng giá trị lịch sử do cha ông dựng nên.
- Trách nhiệm: Biết giữ gìn và bảo tồn các di tích lịch sử, văn hóa.
- Chăm chỉ: Sưu tầm tư liệu để làm sản phẩm học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- KHDH biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, phiếu học tập dành cho HS.
- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu, một số video
(hoạt hình lịch sử) gắn với nội dung bài học.
+ Văn bản của lễ bộ thượng thư Nguyễn Bính (Viện Hán Nơm) và Ngọc phả ở Đông
Cao, Phổ Yên về bà Hồ Đề.
+ Tác phẩm Thái Nguyên đất và người.
+ Các bài báo, bài viết về quê hương của Lý Bí. Tranh ảnh đền thờ Lý Nam Đế (Đền
Mục).
- Máy tính, máy chiếu
2. Chuẩn bị của học sinh
- Ôn lại kiến thức về Thái Nguyên thời Văn Lang – Âu Lạc.
- Tranh ảnh, tư liệu sưu tẩm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo

yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

11


1. Hoạt động 1: Hình thành kiến thức mới: (Thời gian 35 phút)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Bước 1: Giao nhiệm vụ
3. Thái Nguyên trong
Nhiệm vụ 1: HS dựa vào tư liệu SGK và trả lời thời kì đấu tranh chống Bắc
câu hỏi:
thuộc.
? Xác định vị trí vùng đất Thái Nguyên thời kì
Bắc thuộc?
Nhiệm vụ 2: Gv cho HS xem video Hào khí
ngàn năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng, và Lí Bí lập
nước Vạn Xuân
/> />- Bảng thống kê
- GV phát phiếu học tập
STT
Những đóng góp
- HS đọc SGK và hoạt động nhóm bàn: (3p)
của nhân dân Thái
? Hãy lập bảng thống kê những đóng góp của
Nguyên
1
- Đóng góp cho
nhân dân Thái Nguyên trong thời kì chống Bắc

cuộc khởi nghĩa Hai
thuộc?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Trưng:
Thái
HS thực hiện nhiệm vụ:
Nguyên là nơi tạm
+ Nhiệm vụ 1: HS hoạt động cá nhân
lánh của nghĩa quân,
+ Nhiệm vụ 2: HS hoạt động theo nhóm
đồng thời là nơi cung
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
cấp sức người, sức
+ Nhiệm vụ 1: HS trình bày cá nhân
của cho cuộc KN.
+ Nhiệm vụ 2: HS báo cáo theo nhóm, các nhóm
2
- Khởi nghĩa Lí
cịn lại nghe nhận xét, bổ sung
Bí chống quân Lương
xâm lược. Lí Bí lật đổ

12


Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức
- Thời kì Bắc thuộc Thái Nguyên bị đặt thành
một đơn vị hành chính để cai trị: thời Hán thuộc
huyện Long Biên, quận Giao Chỉ, thời Đường đổi

thành châu Long và châu Vũ Nga.
- Bảng thống kê
S
Những đóng góp của nhân dân Thái
TT
Nguyên
1
- Đóng góp cho cuộc khởi nghĩa Hai
Bà Trưng: Thái Nguyên là nơi tạm lánh
của nghĩa quân, đồng thời là nơi cung cấp
sức người, sức của cho cuộc KN.
2
- Khởi nghĩa Lí Bí chống quân Lương
xâm lược. Lí Bí lật đổ quân Lương lập ra
nước Vạn Xuân
2. Hoạt động luyện tập (7 phút)
a. Mục tiêu:
- Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở
hoạt động hình thành kiến thức.
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hồn thành bài tập.
Trong q trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc GV.
- GV thiết kế trò chơi: “Nhận diện nhân vật lịch sử” với 4 câu hỏi khắc sâu nhân vật
Lý Bí, qua đó HS thêm tự hào về q hương Phổ Yên- quê hương của Lý Bí.
Các câu hỏi:
1. Các nhà sử học đã khằng định: quê hương ông là thơn Cổ Pháp- xã Tiên PhongPhổ n- Thái Ngun. Ơng là ai ?
2. Thời Bắc thuộc, Thái Nguyên vừa là đại bản doanh, vừa là hậu phương, vừa là
chiến trường của cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo. Theo em, đó là cuộc khởi nghĩa
chống quân xâm lược nào ?
3. Đền Mục- xã Tiên Phong- thị xã Phổ Yên - Thái Ngun có một di tích lịch sử thờ

một vị anh hùng dân tộc. Vậy đó là vị anh hùng dân tộc nào ?
4. Trên địa bàn thị xã Phổ Yên có 01 trường cấp 3 mang tên của Lý Bí khi lên ngơi
hồng đế. Em hãy cho biết tên trường THPT đó ?
c. Sản phẩm: Đáp án các câu trả lời trên.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
- GV hướng dẫn 1 em điều hành trò chơi, nêu luật chơi: HS trả lời dùng bảng phụ, viết
đáp án, giơ bảng. 3 bạn trả lời đúng nhiều nhất sẽ nhận được phần quà.
Bước 2: HS tham gia chơi.

13


Bước 3: GV nhận xét và công bố kết quả, trao phần thưởng.
3. Hoạt động vận dụng (3 phút)
- Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tạo ra (hoàn thành)sản phẩm
giáo viên giao (Viết bài giới tiệu cho bạn bè ngồi tỉnh về di tích Đền Mục- xã Tiên
Phong- TX Phổ Yên)
- Nội dung: HS về tìm tư liệu để hồn thiện bài viết, viết vào vở.
- Sản phầm: Bài thuyết trình về di tích Đền Mục.
- Tổ chức tực hiện: HS hoàn thiện bài làm ở nhà.
GV kiểm tra ở tiết sau (có thể lấy điểm thường xuyên)
Sản phẩm dự kiến như sau: Đền Mục- một di tích lịch sử nằm tại xã Tiên Phong thị xã
Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên- nơi thờ Lý Bí. Nửa đầu thế kỉ VI, dưới ách cai trị tàn bạo của
nhà Lương, ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa năm 542. Bắt đầu từ Thái Nguyên, cuộc
khởi nghĩa phát triển rộng được hào kiệt nhiều nơi hưởng ứng và nhanh chóng giành thắng
lợi. Sau thắng lợi, Lý Bí lên ngơi hồng đế - vua Lý Nam Đế( 544), đóng đơ ở của sơng Tơ
Lịch ( Hà Nội), đặt tên nước là Vạn Xuân và xây dựng nền tự chủ đầu tiên cho dân tộc. Để
ghi nhớ công ơn của Lí Bí, nhân dân đã xây dựng đến thờ ông ở nhiều nơi. Đền Mục,
trường THPT Lý Nam Đế trở thành niềm tự hào của quê hương Thái Ngun - Q hương

của Lý Bí.
PHỤ LỤC
1. Bà Trưng có 97 nữ tướng, trong số các nữ tướng nổi bật đó, có một nữ tướng duy nhất
kéo quân đến từ mảnh đất miền núi Thiên Sớ (nay là tỉnh Thái Nguyên), khởi nghĩa từ
Động Lão Mai (vùng Võ Nhai - Thái Ngun) đó là Hồ Đề. Với khí khách anh hùng, tinh
thơng võ nghệ, có lịng u nước, căm thù giặc Hán sâu sắc, Hồ Đề được tôn xưng là
Thiên Sớ đại vương. Khi nghe tin Hai Bà trưng dấy binh chống giặc Hán, bà và em trai là
Hồ Hác đã về Mê Linh hội quân với Trưng nữ chủ, và được Trưng nữ chủ phong chức Phó
ngun sối, đứng đầu hàng nữ tướng, ngang chức với Trưng Nhị. Hồ Hác được giao chức
Điều vát tướng quân chuyển vận binh lương từ miền bể.
Cùng với các tướng lĩnh, binh sĩ, 2 chị em nữ tướng Hồ Đề đã luôn sát cánh, làm nên
thắng lợi của khởi nghĩa lịch sử Hai Bà Trưng - Cuộc khởi nghĩa đầu tiên trong lịch sử đấu
tranh oanh liệt chống ách thống trị ngoại bang của nhân dân ta, là biểu tượng sáng ngời
của lòng yêu nước, ý chí hiên ngang, khí phách quật cường của dân tộc Việt Nam.
Lý Bí: Ơng tên thật là Lý Bí, cịn gọi là Lý Bơn, người làng Thái Bình, phủ Long
Hưng, Việt Nam (khoảng Thạch Thất và thị xã Sơn Tây, Hà Nội). Tuy nhiên, theo nhận
định gần đây, quê gốc của Lý Nam Đế thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên ngày nay. Lý Nam
Đế có tài văn võ. Ông đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh đuổi được quân đô hộ nhà
Lương, rồi xưng là Nam Đế (vua nước Nam), đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đơ ở Long
Biên Ơng nằm trong danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt
Nam.

14


2. Lý Bí: Vào giữa thế kỷ VI, một mốc đột phá trong lịch sử ngàn năm chống giặc phương
Bắc đô hộ của nhân dân ta được đánh dấu bằng cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của
người anh hùng dân tộc Lý Bí. Năm 542, Người đã dấy binh khởi nghĩa và đi đến thắng
lợi năm 544, khai sinh nền độc lập tự chủ của đất Việt, lập lên nước Vạn Xuân, xưng Đế
hiệu, trở thành vị Hoàng đế đầu tiên trong lịch sử dân tộc - Lý Nam Đế. Mảnh đất địa linh

nhân kiệt Phổ Yên tự hào đã sinh ra người anh hùng dân tộc Lý Bí và cuộc đời, sự nghiệp
của người anh hùng đã làm rạng rỡ thêm vùng đất anh hùng.
Trong lịch sử Việt Nam, cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã để lại dấu ấn đậm nét trong chặng
đường lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm bền bỉ, lâu dài, gian khổ và bất khuất của
dân tộc. Lý Bí là người đầu tiên xưng Hoàng đế sánh ngang hàng, làm đối trọng với các
Hoàng đế Trung hoa ở phương Bắc, thể hiện tư duy chiến lược về chính trị, ý chí quật
cường, khát vọng độc lập và tư tưởng tự tôn dân tộc của ông. Tên tuổi, sự nghiệp của Lý
Nam Đế gắn với các địa danh, các sự kiện lịch sử cụ thể đã được ghi rõ trong chính sử. Và
cho đến ngày nay, các nhà sử học trên cơ sở những chứng cứ lịch sử xác thực đã tìm ra quê
hương của Lý Bí là ở ấp Thái Bình, châu Giã Năng, xứ Kinh Bắc, ngày nay là thôn Cổ
Pháp, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên. Điều đó làm tăng thêm niềm tự hào của nhân dân
các dân tộc trong huyện về mảnh đất Phổ Yên giàu truyền thống cách mạng, mảnh đất đã
sản sinh ra người anh hùng với tài năng xuất chúng đã đi vào sử xách làm rạng danh quê
hương xứ sở.
Hiện nay, tại xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên có Chùa Hương Ấp và Đền Mục là nơi
thờ vị anh hùng dân tộc Lí Bí – vị hồng đế đầu tiên của dân tộc Lí Nam Đế.

Ngày 05 tháng 02 năm 2022
Ký duyệt từ tiết 21 đến tiết 25
Dương Thị Hạnh

15



×