Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của bộ luật hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.68 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT


Tiểu luận mơn:
Luật hình sự
Đề tài: Phân tích dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản theo quy định của Bộ luật Hình sự

Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
Mã sinh viên:
Lớp:

Hồ Chí Minh, năm 2022


2

Mục lục


3

PHẦN MỞ ĐẦU
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong số những tội phạm phổ biến trong nhóm
tội xâm phạm đến quyền sở hữu đã được quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự. Với sự
phát triển của xã hội như hiện nay, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra rất phổ
biến và ngày càng tinh vi trong nhiều kĩnh vực. Trong những năm vừa qua, tội phạm lừa
đảo chiếm đoạt tài sản ở nước ta đã trở nên báo động và khá nghiêm trọng. Tội phạm lừa
đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ gây thiệt hại về tài sản cho Nhà nước, xã hội và cơng dân


mà cịn ảnh hưởng rất lớn đến tình hình an ninh và trật tự xã hội. Trước hậu quả vô cùng
nặng nề của hành vi lừa đảo gây ra trong đời sống xã hội, Bộ luật Hình Sự năm 2015 đã tạo
cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này.
Với lý do trên, em xin chọn đề bài: Phân tích, cho ví dụ minh họa để làm rõ dấu hiệu
pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 để
tiến hành nghiên cứu.


4

PHẦN NỘI DUNG
I. Căn cứ pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật Hình Sự 2015)
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một
trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169,
170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là
kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chun nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.


5

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15
năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20
năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
c) Lợi dụng hồn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội cịn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,
cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05
năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
II. Dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
1. Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
a. Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
Hành vi phạm tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm hai hành vi khác nhau đó là
hành vi lừa dối và hành vi chiếm đoạt, hai hành vi này có mối quan hệ với nhau. Hành vi
lừa dối là điều kiện để hành vi chiếm đoạt có thể xảy ra cịn hành vi chiếm đoạt là mục
đích và kết quả của hành vi lừa dối.



6

- Hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người
khác tin đó là sự thật. 2Việc đưa ra thơng tin khơng đúng sự thật có thể bằng nhiều cách
khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: người
phạm tội nói là mượn xe của chủ sở hữu 1 lát nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền
tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn,
thuê để chiếm đoạt tài sản
- Hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi chuyển dịch, đoạt lấy, chiếm lấy tài sản của
người khác trái pháp luật, để nắm giữ, quản lý, sử dụng, định đoạt.3Đặc điểm của việc
chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian
dối
Việc người phạm tội có hành vi cụ thể nào để đánh lừa được người khác là phụ
thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và do người phạm tội lựa chọn sao cho chủ sở hữu
hoặc người quản lý tài sản tin mà tự nguyện giao tài sản cho người phạm tội.
* Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã
chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài
sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa giao tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài
sản đáng lẽ phải nhận.
- Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ
đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà khơng có hành vi chiếm
đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi
gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng
trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự
- Trường hợp hành vi gian dối, hay hành vi chiếm đoạt cấu thành vào một tội danh
độc lập khác, thì người phạm tội khơng bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản mà chí bị truy cứu những tội danh tương ứng đó. Ví dụ: hành vi bn



7

bán sản xuất hàng giả là lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phịng bệnh (Điều
157); hành vi bn bán sản xuất hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón thuốc thú y, bảo
vệ thực vật, giống cây trồng vật ni (Điều 158 Bộ luật hình sự) đều có dấu hiệu gian dối.
b. Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hậu quả của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là làm thiệt hại về tài sản của người
khác. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, nếu hành vi gian dối bị phát hiện
trước khi người bị lừa dối giao tài sản hoặc người bị lừa dối không phát hiện ra hành vi
gian dối nhưng không thực hiện việc giao tài sản thì khơng cấu thành tội lừa đảo chiếm
đoạt tài sản.
Hậu quả của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị
tài sản bị chiếm đoạt. Khoản 1 của điều luật quy định giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ
2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm, còn nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới
2.000.000 đồng thì phải kèm theo điều kiện đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà cịn vi
phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc tài sản là phương
tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ. Nhưng khơng vì thế mà cho rằng,
phải có thiệt hại về tài sản (người phạm tội chiếm đoạt được tài sản) thì mới cấu thành tội
phạm.
Đối với những trường hợp người phạm tội có ý định chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn
hoặc rất lớn như ơtơ, xe máy, máy tính xách tay, điện thoại đắt tiền, đồng hồ có giá trị rất
lớn hoặc tài sản khác có giá trị hàng chục triệu đồng trở lên, thì dù người phạm tội chưa
chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, là
phạm tội trong trường hợp phạm tội chưa đạt hoặc chuẩn bị phạm tội tuỳ thuộc vào từng
trường hợp cụ thể.



8

Về mối quan hệ nhân quả: Cũng như những tội có cấu thành vật chất khác, hậu quả
và hành vi khách quan của tội phạm có mối quan hệ nhân quả với nhau. Hậu quả thiệt hại
về tài sản phải được xuất phát từ hành vi lừa dối. Nếu việc thiệt hại về tài sản từ nguyên
nhân khác thì sẽ dựa vào những dấu hiệu khách quan để xác định xem có dấu hiệu của tội
phạm khơng và được pháp luật điều chỉnh như thế nào.
2. Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý
Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao giờ cũng nảy sinh ý
định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo, đây là điểm phân biệt cấu
thành tội lạm dụng tín nhiếm chiếm đoạt tài sản. Vì trong một số trường hợp phạm tội làm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì bao giờ ý định chiếm đoạt tài sản cũng phát sinh sau
khi nhận tài sản thơng qua một hình thức giao dịch nhất định
Ý thức chiếm đoạt phải có trước thủ đoạn gian dối và hành vi chiếm đoạt tài sản, thủ
đoạn gian dối bao giờ cũng phải có trước khi tiến hành giao tài sản giữa người bị hại với
người phạm tội. Nếu sau khi có được tài sản hợp pháp mới phát sinh thủ đoạn gian dối để
chiếm đoạt tài sản thì khơng coi là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường
hợp cụ thể người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội danh tương ứng
(như tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản)
3. Mặt chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm có thể là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực
trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì
đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14
tuổi đến dưới 16 tuổi.
4. Mặt khách thể của tội phạm
Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.


9


III. Phân tích tình huống về về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 22.5.2021, ông T (giám đốc công ty A) mua dưa hấu không hạt của ông H (đối
tác lâu năm của công ty A) với giá 29.000đ/kg, để vận chuyển, ơng T có th X (sinh năm
1980) và V (sinh năm 1982) vận chuyển dưa từ vườn của ông H về Công ty A với giá 6.300
đồng/kg và hình thức giao nhận là: X và V có trách nhiệm nhận và cân số dưa từ chủ vườn,
khi về Công ty giao lại đủ số lượng thực nhận tại vườn. Các chi phí khác do X và V chịu
(hợp đồng miệng).

Sau khi được ông T thuê vận chuyển dưa, X và V đã nảy sinh ý định chiếm đoạt một
phần số lượng dưa bằng cách làm giảm trọng lượng khi cân tại vườn, để khi giao dưa lại
cho Cơng ty nhằm chiếm đoạt phần chênh lệch.

Sau đó X bàn bạc với V cách thức làm giảm mã cân. Cả hai thống nhất mỗi mã 80kg
sẽ giảm từ 4kg đến 5kg. Sau khi bàn bạc thống nhất, vào khoảng 13 giờ ngày 24.5.2021, X
và V đi xe tải đến vườn của ông H ở huyện P để lấy dưa hấu. Tại đây, V đưa thanh kim loại
tự chế chèn vào lị so cân. X thì ngồi ghi sổ. Tổng cộng cân được 83 sọt dưa (83 mã cân).
Sau khi hồn thành cơng việc, X và V mang dưa đi giao cho ơng T, cịn số dưa chênh lệch
thì X và V dự định mang đi bán. Sau khi X và Vdời đi ông H thấy nghi ngờ về số lượng
dưa của mình bị hụt đi quá nhiều nên đã kiểm tra cân thì phát hiện 1 thanh kim loại ở trong
cân, sau đó ơng H đã báo ngay cho cơ quan công an ở huyện P để giải quyết vụ việc.

Qua điều tra, công an huyện P xác định, X, V đã cân gian lận 83 sọt, với tổng số
lượng dưa gian lận là 450kg. Hội đồng định giá tài sản đã định giá số kg dưa mà X và V đã
chiếm đoạt của ông H là 13.050.000đ.


10


Phân tích dấu hiệu pháp lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong tình huống
trên:

Mặt khách quan của tội phạm:

Trong tình huống trên, X và V đã có hành vi lừa dối, thể hiện qua hành động đưa
thanh kim loại tự chế chèn vào lò so cân để làm giảm mã cân dưa hấu.

Hành vi chiếm đoạt tài sản trong tình huống trên: X và V đã chiếm đoạt số kg dưa
hấu chênh lệch (450kg dưa hấu) của ông H. Trong trường hợp này tài sản chiếm hữu đã ở
trong sự chiếm hữu của người phạm tội. Việc X và V có hành vi lừa dối ơng H đó là lợi
dụng vào việc được ơng T th chở dưa hấu từ vườn của ơng H. Vì ơng T là giám đốc của
công ty A, là đối tác lâu năm của ơng, nên ơng H cũng hồn tồn tin tưởng X và V.
Trong trường hợp này tội phạm hoàn thành ngay khi X và V dùng thủ đoạn nhét
thanh kim loại vào cân để làm giảm trọng lượng mã cân dưa hấu tại vườn của ơng H (trước
đó X và V đã bàn bạc với nhau cách để làm giảm trọng lượng dưa hấu khi cân tại vườn).
Hậu quả: Trước khi X và V dùng thủ đoạn lừa dối để làm giảm trọng lượng cân thì
ơng H khơng phát hiện ra hành vi đó của X và V nên đã giao số lượng dưa của mình cho X
và V cân. Hậu quả do hành vi của X và V gây ra là làm thiệt hại về tài sản của ông H là
13.050.000đ.
Về mối quan hệ nhân quả: hậu quả và hành vi khách quan của X và V có mối quan
hệ nhân quả với nhau. Hậu quả thiệt hại về tài sản của ông H phải được xuất phát từ hành
vi lừa dối của X và V. Cụ thể, hành vi chiếm đoạt tài sản trị giá 13.050.000đ của ông H là


11

kết quả của hành vi lừa dối của X và V, hành vi chiếm đoạt xảy ra ngay khi hành vi lừa dối
được hoàn thành.
Mặt chủ quan của tội phạm:


Động cơ và mục đích phạm tội: Trường hợp này, động cơ và mục đích phạm tội của
X và V có tính chất tư lợi, lấy tiền để phục vụ nhu cầu cá nhân của mình.

Lỗi của X và V là lỗi cố ý trực tiếp, ở đây X và V đã có hành vi lừa dối ơng H là
chèn thanh kim loại vào lò so cân và mong muốn hành vi lừa dối có kết quả để có thể
chiếm đoạt được phần trọng lượng dưa hấu chênh kệch, X và V đã có chủ tâm chiếm đoạt
tài sản của ơng H vì họ đã bàn bạc kế hoạch đó từ trước và hành động để biến mục đích
của mình được thực hiện.
Về mặt ý chí, Ở đây, X và V mong muốn chiếm đoạt được số tài sản là 450kg dưa
hấu của ông H và hậu quả xảy ra đúng với mục đích của X và V.

Về lý trí: Ở đây X và V đã nhận thức rõ hành vi phạm tội của mình và thấy trước
được hậu quả của hành vi phạm tội của mình.

Khách thể của tội phạm:

Hành vi của X và V đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của ông H là 450kg dưa hấu
không hạt, trị giá 13.050.000đ.


12

Chủ thể của tội phạm:

X và V đủ tuổi truy cứu trách nhiệm hình sự và là những người có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự.

Từ phân tích trên và căn cứ vào kết quả điều tra của cơ quan công an huyện P về số
dưa hấu mà X và V chiếm đoạt của ông H trị giá 13.050.000đ cho thấy hành vi của X và V

đã phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”,

tội phạm và hình phạt được quy định tại khoản 1 Điều 174 Bô ̣ luât sự 2015,
sửa đổi bổ sung 2017.


13

KẾT LUẬN

Qua bài phân tích trên, em thấy tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một loại tối
phạm phức tạp, cần phải phân tích kỹ dấu hiệu pháp lý của loại tội phạm này để tránh
nhầm lẫn với các loại tội phạm khác, đồng thời đưa ra được chế tài xử phạt đúng đắn.
Trên đây là bài làm của em, do kiến thức hiểu biết còn hạn hẹp, bài làm của em còn
nhiều hạn chế, em rất mong sẽ nhận được sự góp ý củ thầy cơ để bài làm của em hoàn
thiện hơn.



×