Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ĐẠI CƯƠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG Đề tài: Lý thuyết Ký hiệu học trong báo chí – truyền thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.51 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Khoa Truyền thơng và Văn hóa Đối ngoại

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: ĐẠI CƯƠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
Đề tài: Lý thuyết Ký hiệu học trong báo chí – truyền thơng

Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Văn Kiền
Nhóm thực hiện:

Lê Minh Nguyệt – TT47A1 - 0569
(trưởng nhóm)
Lâm Thị Vui – TT47A1 - 0590
Phạm Thái Minh Hoàng - TT47A1 - 0554
Trần Ngọc Bảo Trâm - TT47A1 - 0588

Hà Nội, tháng 06 năm 2021


MỤC LỤC
1. Khái niệm Ký hiệu học .......................................................................................... 3
2. Lược sử ra đời ........................................................................................................ 5
3. Nội dung .................................................................................................................. 7
3.1.

Mơ hình của Saussure ..................................................................................... 7

3.2. Mơ hình của Peirce......................................................................................... 10
3.2.1. Cấu trúc ...................................................................................................... 11
3.2.2. Đặc điểm ..................................................................................................... 11
4. Thực tiễn ứng dụng trong báo chí – truyền thơng .............................................. 12


4.1. Tranh biếm họa thời chiến .............................................................................. 12
4.2. Ký hiệu học trong truyền thông chống dịch Covid-19 .................................. 15
4.3. Poster quảng cáo .............................................................................................. 16
5. Liên hệ ..................................................................................................................... 18
5.1. Ưu điểm của việc ứng dụng ký hiệu học trong báo chí – truyền thông ...... 18
5.2. Hạn chế của ứng dụng ký hiệu học trong báo chí – truyền thơng ............... 19
5.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng lý thuyết ký
hiệu học trong báo chí - truyền thông ................................................................... 20
5.4. Kết luận ............................................................................................................. 21

1


PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CÁC THÀNH VIÊN

STT
01

Họ và Tên
Lê Minh Nguyệt

Mã số sinh viên
TT47A1-0569

Nhiệm vụ
-

Trưởng nhóm

-


Phụ trách một phần khái
niệm, phần lược sử ra
đời và phần liên hệ

02

Lâm Thị Vui

TT47A1- 0590

-

Phụ trách một phần khái
niệm,



hình

của

Saussure trong phần nội
dung và phần liên hệ
03

Phạm Thái Minh Hoàng TT47A1- 0554

-


Phụ trách

phần ứng

dụng và phần liên hệ
04

Trần Ngọc Bảo Trâm

TT47A1- 0588

-

Phụ trách mơ hình của
Peirce trong phần nội
dung và phần liên hệ

2


1. Khái niệm Ký hiệu học
Trước khi đi vào khái niệm cụ thể của lý thuyết Ký hiệu học, trước tiên, ta cần
nắm rõ khái niệm “ký hiệu”: “Xét dưới góc độ khoa học thì ký hiệu là một vật mang
ba đặc điểm: chỉ ra hay biểu thị một cái gì đó; mang một nghĩa bên trong; có khả năng
tạo ra một tác động về mặt nhận thức đối với người tiếp nhận nó”1
Đối với nhà ngơn ngữ học Saussure, “ký hiệu học” là “một ngành khoa học
nghiên cứu vai trò của các dấu hiệu như một phần của đời sống xã hội” 2. "Ta có thể
quan niệm một nền khoa học khảo sát đời sống của những ký hiệu (signes) trong lịng
đời sống xã hội; nó là một phần của tâm lý học xã hội, vậy nó ở trong địa hạt tâm lý
học tổng quát, ta gọi nó là ký hiệu học (tiếng Hy Lạp là Sẽmeion "Signe"). Môn học

này dạy cho ta biết những ký hiệu vốn là gì? Bị những lề luật nào chi phối? Vì chưa
có mơn học này, nên ta khơng thể nói nó sẽ như thế nào, nhưng nó có quyền hiện hữu,
chỗ của nó đã được xác định trước […] Nhà tâm lý sẽ quy định địa vị chính xác của
ký hiệu học."3
Đối với nhà triết học Charles Peirce, “ký hiệu học” là “học thuyết chính thức về
các dấu hiệu” có liên quan chặt chẽ với logic. “Một cái gì đó đại diện cho ai đó bằng
một cái gì khác trong các quan hệ hoặc khả năng nào đó”. Ơng cho rằng “mọi suy
nghĩ là một dấu hiệu”4.
“Một trong những định nghĩa rộng nhất là của Umberto Eco, người cho rằng
“ký hiệu học liên quan đến tất cả những gì có thể được xem là ký hiệu”, ký hiệu học
bao trùm lĩnh vực nghiên cứu không những về những cái chúng ta xem như “các ký
hiệu” (signs) trong lời nói hàng ngày, mà cịn về bất cứ cái gì “đại diện” cho một thứ
gì khác nó. Từ giác độ ký hiệu học, các ký hiệu tồn tại ở dạng dạng từ ngữ, âm thanh,
cử chỉ và sự vật. Những nhà ký hiệu học đương đại không nghiên cứu các ký hiệu một
cách riêng lẻ mà xem xét chúng như bộ phận của “các hệ thống ký hiệu” (chẳng hạn
1

Từ điển tiếng Việt vtudien.com, truy cập đường link vào 14:20, ngày 16-06-2021
2
The Editors of Encyclopaedia Britannica, Semiotics, truy cập đường link
, vào 00:46, ngày 17-06-2021
3
Thụy Khê, Phê bình văn học thế kỷ XX, truy cập đường link , vào 00:23 ngày 17-06-2021
4
Daniel Chandler, Semiotics for beginners, truy cập đường link
, vào 01:21 ngày 1706-2021

3



như một phương tiện hoặc một thể loại). Họ nghiên cứu vấn đề ý nghĩa (meaning)
được tạo ra như thế nào và thực tại được trình hiện (represent) như thế nào.”5
Dẫn theo Richard Nordquist, “ký hiệu học là lý thuyết và nghiên cứu về các
dấu hiệu, biểu tượng, đặc biệt là những yếu tố liên quan đến ngôn ngữ hoặc các hệ
thống giao tiếp khác. Các ví dụ phổ biến về ký hiệu học bao gồm biển báo giao thông,
biểu tượng cảm xúc được sử dụng trong giao tiếp qua mạng xã hội…”6
“Đối với công chúng, ký hiệu học là kỹ thuật văn hóa vơ thức mà tất cả chúng
ta sử dụng để chắt lọc, sáng tạo và tìm kiếm ý nghĩa trong thế giới xung quanh chúng
ta (the unconscious cultural technique we all use to distil, create and find meaning in
the world around us), và như vậy làm cho sự tồn tại của chúng ta trong thế giới này
trở nên có ý nghĩa. Tất cả chúng ta đều sử dụng các hệ thống ký hiệu học một cách vô
thức để mã hóa giọng nói của chúng ta (ngơn ngữ mẹ đẻ), để thể hiện bản thân, ăn
mặc và trang phục (xây dựng bản sắc riêng của chúng ta thông qua cách ăn mặc) dựa
trên cảm giác của chúng ta vào ngày cụ thể đó hoặc đưa ra lựa chọn về những gì
chúng ta ăn (kết hợp các món ăn trong thực đơn của nhà hàng). Chúng ta làm tất cả
những điều này hàng ngày chỉ trong nháy mắt, nhưng chúng ta khơng nghĩ mình là
nhà ký hiệu học.”7
Từ các quan niệm trên, có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về ký hiệu học
như sau: “Ký hiệu học là khoa học nghiên cứu bản chất, chức năng và các cơ chế hoạt
động của các hệ thống ký hiệu”8.

5

Daniel Chandler (2002), Semiotics: the Basics, 2nd edition, London:Routledge, Nguyễn Minh Nhật Nam
(dịch), Tại sao nên học ký hiệu học?, truy cập đường link , vào 00:03 ngày 17-06-2021
6
Richard Nordquist (2020), Semiotics Definition and Examples, truy cập đường link
, vào 01:17 ngày 17-06-2021
7
Martina Olbertová (2014), Everything you always wanted to know about semiotics (but were afraid to ask),

truy cập đường link , vào 01:35, ngày 17-06-2021
8
GS.TS. Trần Đình Sử (2014), Đưa ký hiệu học vào môn đọc văn ở trường trung học, truy cập đường link
, vào
01:01, ngày 17-06-2021

4


2. Lược sử ra đời
Tầm quan trọng của các dấu hiệu và ký hiệu đã được công nhận trong suốt lịch
sử triết học và tâm lý học. Thuật ngữ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: σημειωτικός,
được viết bằng tiếng La tinh: sēmeiōtikos.
“Ban đầu, “semiotics” được dùng theo nghĩa lý thuyết y học về các triệu
chứng”9.
“Thuyết dấu hiệu đúng đầu tiên là của Thánh St. Augustine (354-430 sau công
nguyên) [...] Các triệu chứng cơ thể, tiếng lá xào xạc, màu sắc cây cối,…, tất cả đều là
những dấu hiệu tự nhiên [...] ông đã phân biệt loại ký hiệu này với ký hiệu thông
thường - ký hiệu do con người tạo ra (lời nói, cử chỉ và biểu tượng) [...] Quan điểm
của Thánh St. Augustine hầu như không được biết đến cho đến thế kỷ XI” 10. Có nhiều
ý kiến tranh cãi xung quanh góc nhìn này cho đến khi “nhà thần học vĩ đại St. Thomas
Aquinas (1255-1274) khẳng định các dấu hiệu thiêng liêng tiết lộ những chân lý nằm
ngồi sự hiểu biết của lý trí và do đó, phải được chấp nhận trên đức tin”11.
Cho đến thế kỷ XVII, nhà thực nghiệm John Locke đã sử dụng thuật ngữ này
để diễn tả một ngành khoa học về dấu hiệu và ý nghĩa (signs and significations).12
Theo Daniel Chandler, “các lý thuyết về ký hiệu xuất hiện trong suốt lịch sử
triết học từ thời cổ đại trở đi, tham chiếu rõ ràng đầu tiên mà ký hiệu học như là một
nhánh của triết học xuất hiện trong “Essay Concerning Human Understanding”
(1690) của John Locke. Tuy nhiên, hai khái niệm cơ bản trong ký hiệu học đương đại
lần lượt bắt nguồn từ nhà ngôn ngữ học Thụy Sỹ Ferdinand de Saussure (1857–1913)


9

The Editors of Encyclopaedia Britannica, Logic and metalogic, truy cập đường link
vào 23:29, ngày
16-06-2021
10
Marcel Danesi, Messages, Signs and Meanings: A basic Textbook in Semiotics and Communication Theory,
third edition, Canadian Scholars’ Press, Inc., 2004, tr.7, truy cập đường link
, vào 20: 07, ngày 17-06-2021
11
Marcel Danesi, Messages, Signs and Meanings: A basic Textbook in Semiotics and Communication Theory,
third edition, Canadian Scholars’ Press, Inc., 2004, tr.8, truy cập đường link
, vào 20: 07, ngày 17-06-2021
12
The Editors of Encyclopaedia Britannica, Logic and metalogic, truy cập đường link
vào 23:29, ngày
16-06-2021

5


và triết người Mỹ Charles Sanders Peirce (1839–1914). Thuật ngữ sémiologie bắt đầu
được sử dụng bởi Saussure trong một bản thảo năm 1894”13.
Theo như phần định nghĩa Ký hiệu học của nhà ngôn ngữ học Thụy Sỹ
Ferdinand de Saussure đã được trình bày ở phần 1., ta có thể nhận thấy “Saussure đã
tiên đoán và xác định phạm vi một nền ký hiệu học tương lai, sẽ bao trùm lên tất cả
những thể loại ký hiệu của đời sống, trong đó, tiếng nói chỉ là một loại ký hiệu. Nhà
ngữ học Đan mạch Hjelmslev (1899-1965) nối tiếp Saussure, từ năm 1943 đến năm
1963, đã phân tích và phát triển khái niệm ký hiệu học, mơn học này đã có ảnh hưởng

lớn trong lĩnh vực phê bình văn học nửa sau thế kỷ XX, qua những tên tuổi như
Umberto Eco (Ý) và Roland Barthes (Pháp).”14
Theo Daniel Chandler, bên cạnh Saussure, “những nhân vật quan trọng trong
sự phát triển ban đầu của ký hiệu học là nhà triết học người Mỹ Charles Sanders
Peirce (1839-1914) và sau đó là Charles William Morris (1901-1979), người đã phát
triển ký hiệu học hành vi. Các nhà lý thuyết ký hiệu học hiện đại bao gồm Roland
Barthes (1915-1980), Algirdas Greimas (1917-1992), Yuri Lotman (1922-1993),
Christian Metz (1931-1993), Umberto Eco (1932) và Julia Kristeva (1941). Một số
nhà ngôn ngữ học khác, ngồi Saussure, làm việc trong khn khổ ký hiệu học như
Louis Hjelmslev (1899-1966) và Roman Jakobson (1896-1982)” 15.
“Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, triết gia Mỹ, Charles Sanders Peirce (18391914) mới tách ký hiệu học thành một ngành học, độc lập với ngữ học nói chung.
Pierce coi ký hiệu học là tất cả những nghiên cứu của ơng về tốn học, đạo đức học,
siêu hình học, quang học, hoá học, thiên văn học, cơ thể học so sánh, tâm lý học, âm
vị học, kinh tế học, lịch sử khoa học, con người nam và nữ, vv... Pierce cũng đưa ra

13

Daniel Chandler (2007), Semiotics: The basics, Taylor & Francis e-library, tr. 22, truy cập đường link
, vào 07:29 ngày 12-06-2021
14
Thụy Khê, Phê bình văn học thế kỷ XX, truy cập đường link , vào 00:23 ngày 17-06-2021
15
Daniel Chandler, Semiotics for beginners, truy cập đường link
, vào 01:25 ngày 1706-2021

6


những định nghĩa khoa học đầu tiên về chữ ký hiệu, ông đề nghị một lý thuyết về tư
tưởng-ký hiệu (la pensée-signe) và con người-ký hiệu (l'homme-signe).”16

“Ký hiệu học bắt đầu trở thành cách tiếp cận chính trong nghiên cứu văn hóa
vào cuối những năm 1960, một phần là kết quả của cơng trình nghiên cứu của Roland
Barthes. Việc dịch sang tiếng Anh các bài tiểu luận nổi tiếng của ông trong một tuyển
tập có tựa đề “Thần thoại” (Mythologies) (1957), nối tiếp sau đó, trong những năm
1970 và 1980 với nhiều tác phẩm khác của ông, đã làm tăng đáng kể nhận thức của
học giả về cách tiếp cận này.”17
“Tựu trung, ký hiệu học hiện nay là sự phát triển những lý thuyết đã bắt
nguồn từ ba tên tuổi lớn đã xây dựng những nền móng đầu tiên, đó là triết gia Mỹ
Charles Sanders Pierce, nhà ngữ học Thụy sĩ Ferdinand de Saussure và nhà ngữ học
giải luận Đan Mạch Louis Hjelmslev. Trong giới chuyên môn, người ta gọi lý thuyết
ký hiệu của Pierce là Sémiotique và lý thuyết ký hiệu nói chung là Sémiologie.”18
3. Nội dung
Có rất nhiều mơ hình về nghiên cứu về ký hiệu học, có thể kể đến mơ hình của
những nhà ngơn ngữ hiện đại như Umberto Eco, Roland Barther… hay mơ hình ký
hiệu học phân tầng của Hjemslev, tuy nhiên, trong phạm vi bài tiểu luận này, nhóm
tác giả tập trung nghiên cứu hai mơ hình chủ đạo của hai nhà nghiên cứu tạo nền
móng cho ký hiệu học là nhà ngơn ngữ học Ferdinand de Saussure và nhà triết học
Charles Sanders Peirce.
3.1.

Mô hình của Saussure

Saussure cung cấp một mơ hình “dyadic” hoặc hai phần (two-part) của dấu
hiệu. Ông định nghĩa một dấu hiệu bao gồm: “signifier” (signifiant) – cái biểu đạt và
“signified” (signifié) – cái được biểu đạt.

16

Thụy Khê, Phê bình văn học thế kỷ XX, truy cập đường link , vào 00:23 ngày 17-06-2021
17

Daniel Chandler, Semiotics for beginners, truy cập đường link
, vào 01:25 ngày 1706-2021
18
Thụy Khê, Phê bình văn học thế kỷ XX, truy cập đường link , vào 00:23 ngày 17-06-2021

7


Ký hiệu = Cái biểu đạt + Cái được biểu đạt.
ái bi u đạt (the signifier): các hệ thống tín hiệu như ngơn từ, hình ảnh, ngơn
ngữ cơ thể, âm thanh,... hoặc bất cứ hình thức nào có khả năng biểu thị.
ái được bi u đạt (the signified): ý niệm của cái biểu đạt.
Một dấu hiệu ra đời là quá trình kết hợp của cả signifier và signified, và bắt
buộc phải có hai yếu tố này. Trong q trình truyền đạt thông tin, cả hai thành phần
này không tách rời nhau và tạo thành một ký hiệu. Sẽ không thể trình bày một ý niệm
nào đó trong đầu cho người khác hiểu nếu như khơng gắn nó với một cái biểu đạt,
ngược lại, cũng không thể chia sẻ với người khác một cái biểu đạt mà không chứa
đựng ý nghĩa.
Khi 2 thành phần này (signifier và signified) tương quan với nhau, đưa đến sự
biểu đạt. Biểu đạt trong mơ hình trên bằng hai mũi tên hai bên.
Để chứng minh cho lập luận, ơng Saussure đưa ra ví dụ về bó hoa hồng. Nó có
thể được sử dụng để biểu đạt sự đam mê. Khi nó mang ý nghĩa như vậy, bó hoa hồng
chính là cái biểu đạt, sự đam mê là cái được biểu đạt. Mối quan hệ giữa hai “tổng thể
liên kết” này sẽ tạo ra thuật ngữ thứ ba, bó hoa hồng là một ký hiệu. Và quan trọng
phải hiểu rằng: bó hoa hồng khi là một ký hiệu là một thứ tương đối khác so với bó
hoa hồng khi là một cái biểu đạt. Khi là một cái biểu đạt, nó chỉ là một sản phẩm của
vườn tược, là bó hoa hồng rỗng khơng; khi là một ký hiệu thì bó hoa hồng này chứa
đầy hàm ý19.
Có thể tóm tắt vào ba đặc điểm chính của ký hiệu trong lý thuyết của Saussure
như sau20:

19

Terence Hawkes (Đinh Hồng Hải dịch), Khoa học về các ký hiệu,
/>%BB%87u_Science_of_Signs_ truy cập ngày 15/06/2021.
20
Daniel Chandler , Semiotics for Beginners,
truy cập 13/06/2021

8


Một là, tính quy ước (conventional)
Cách chúng ta chọn để biểu đạt cho một ý niệm, hay chính là cái biểu đạt (the
signifier), là một quy ước, một sự thoả thuận của số đông phụ thuộc vào quy ước xã
hội và văn hóa nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Khi cộng đồng cùng đồng ý thì một
từ mới có ý nghĩa.
Ví dụ: cùng biểu đạt cho hành động ăn, tùy vào từng cộng đồng, trường hợp mà
ta có thể dùng từ khác nhau. Người Việt có thể dùng từ “ăn”, “xơi”, người Anh dùng
“eat”,…
Do đó, trong ngữ cảnh ngơn ngữ tự nhiên, Saussure nhấn mạnh rằng khơng có
mối liên hệ vốn có, bản chất, tự nhiên giữa cái biểu đạt (hình thức) và cái được biểu
đạt (ý nghĩa), giữa âm thanh hoặc hình dạng của từ và khái niệm mà nó quy về21.
Hai là, tính tùy tiện (arbitrary)
Việc gắn một từ ngữ nào đó (hay cái biểu đạt) với một ý niệm nào đó (hay cái
được biểu đạt) là một việc hồn tồn tuỳ tiện. Khơng có gì mang tính tự nhiên hay
vĩnh cửu trong hành động này. Quá trình chọn một chuỗi âm thanh cụ thể để tương
ứng với một ý tưởng cụ thể là hoàn toàn tùy ý22…
Chẳng hạn, khi cha mẹ đặt tên cho con là A; và sau này đổi tên thành B, thì
cũng khơng có cái tên nào đúng hơn. Cả hai đều biểu đạt cho con người đó.
Shakespeare cũng nói: “Ta gọi hoa hồng bằng bất cứ tên gì thì nó cũng vẫn ngọt ngào

như thế” (that which we call a rose by any other name would smell as sweet)23.
Ba là, tính liên hệ (relational)
Mỗi ký hiệu được định nghĩa dựa trên mối quan hệ với những ký hiệu tương tự.
Ví dụ: ký hiệu về bão được định nghĩa trên mối quan hệ với dông, lốc…

21

Daniel Chandler (Phan Biên dịch), Dấu Hiệu Học, ngày
16/06/2021.
22
Daniel Chandler , Semiotics for Beginners,
truy cập 13/06/2021.
23
Daniel Chandler (Phan Biên dịch), Dấu Hiệu Học, ngày
16/06/2021.

9


Mặc dù lý thuyết của ơng Saussure đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong lĩnh
vực ký hiệu học nói chung và ngơn ngữ nói riêng, nhưng vì tính quy ước và tùy tiện,
ta cần quan tâm tới sự thay đổi của nghĩa theo thời gian. Cần nhớ rằng không nên
tuyệt đối hố các ký hiệu hình thức, tức là đừng quá thiên về “cải biểu đạt” mà coi nhẹ
“cái được biểu đạt”24. Sự truyền đạt thông tin không chỉ chứa đựng một lớp biểu
nghĩa. Trên thực tế, một sự biểu đạt (the signifier) đơn lẻ có thể được gắn với nhiều
lớp ý nghĩa (the signified), một mặt thì cho phép chúng ta nắm bắt được những vấn đề
phức tạp, nếu khơng dùng ký hiệu sẽ rất dài dịng, khó nắm bắt (ví dụ trên bản đồ khí
hậu Việt Nam, chúng ta có thể biết được các miền khí hậu, các vùng khí hậu, lượng
mưa, chế độ gió.. thơng qua các ký hiệu), nhưng mặt khác thì dễ gây hiểu lầm (ví dụ:
Trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao, nhiều người không hiểu rõ cái được biểu

đạt của “tiếng chửi” ở đầu tác phẩm, cho rằng đó là chửi lung tung, khơng có đối
tượng, tiếng chửi gắn với cơn say, do uống rượu say mà chửi. Với Nam Cao, tiếng
chửi của Chí Phèo thực ra là tiếng rủa, nó báo hiệu sự mâu thuẫn giữa Chí và cuộc đời
hiện tại của hắn đã lên đến cực điểm, đòi hỏi phải thay đổi, một mất một cịn) 25

3.2. Mơ hình của Peirce

24

Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu văn học: Phương pháp ký hiệu học, Tao Đàn,
truy cập 17/06/2021.
25
Trần Đình Sử (2014), Đưa ký hiệu học vào mơn đọc văn ở trường trung học, truy cập
ngày
17/06/2021.

10


Khi chúng ta đang gặp khó để tìm kiếm cách phát triển một phương thức chung
nghiên cứu về ký hiệu học do việc chủ yếu dựa vào những ký hiệu thì cách tiếp cận
của Peirce đã giải quyết việc luận giải những ký hiệu đó. Từ đó có thể cung cấp một
cách giúp công chúng nhận thức và thông hiểu dễ dàng hơn những ký hiệu được sử
dụng.
3.2.1. Cấu trúc
Mô hình của Peirce bao gồm 3 yếu tố tách biệt: Representamen là yếu tố trình
hiện; Interpretant là quá trình nhận hiểu và Object là mục tiêu. Yếu tố trình hiện là
những ký hiệu, hình ảnh, từ ngữ,... được thiết kế nhằm ngụ ý diễn tả một nội dung nào
đó. Quá trình nhận hiểu là cơng đoạn mà độc giả chuyển hóa những gì đã thấy được
thành thơng điệp, ý tưởng cho mình. Mục tiêu là thứ mà những ký hiệu tượng trưng

muốn nhắm đến.
Giữa các thành tố này có những sự liên kết đặc biệt với nhau. Với yếu tố trình
hiện được sử dụng đơn giản là những ký hiệu, hình ảnh, biểu tượng,… chỉ có hồn và
nói lên được tất cả những ý nghĩa nhờ sự giải thích của người thiết kế thơng điệp,
thậm chí được mở rộng tầng nghĩa với sự đa dạng đến từ cơng chúng. Đó chính là
cơng việc của q trình nhận hiểu, là hành trình từ những yếu tố trình hiện đến mục
đích cuối cùng của công tác truyền thông.
3.2.2. Đặc điểm
Thứ nhất, lý thuyết ký hiệu học địi hỏi độc giả cần có khả năng tư duy cao.
Mơ hình tam giác của Peirce tạo nhiều tiện ích cho việc nghiên cứu cơng chúng
bởi vì nó cho thấy rằng cách truyền tải thơng điệp được sử dụng trong một chiến dịch
truyền thông phụ thuộc hồn tồn vào cách mà cơng chúng tiếp nhận. Với lý thuyết và
mơ hình mà Peirce đưa ra thì chỉ những người thực sự hiểu những ý nghĩa nằm bên
ngoài những biểu tượng đó thì mới có thể thụ đắc được. Đơi lúc ý nghĩa của thơng
điệp thậm chí là vượt quá cả ý tưởng ban đầu của tác giả.
Thứ hai, ký hiệu học là không giới hạn.

11


Ý nghĩa của thông điệp không chỉ là cái mà người thiết kế định hình mà cịn là
những gì ẩn bên trong thông điệp ấy nhưng cái thực sự xảy ra trong tâm trí của những
người suy luận, nó lại đến thơng qua một q trình với tên gọi là ký hiệu học không
giới hạn.
Ký hiệu học là không giới hạn. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì những thơng
điệp sử dụng các hình thức khác nhau của ký hiệu học sẽ đến với nhiều bộ óc xử lý
khác nhau của cơng chúng. Thêm đó, mỗi độc giả lại có nền tảng xã hội, kiến thức,
góc thẩm mỹ, quan niệm về nhân sinh quan, thế giới quan... không giống nhau nên từ
những thơng điệp ban đầu có thể được hiểu, suy luận theo nhiều hướng tư duy. Quá
trình này cứ thế đi đến vơ cực và thế mới nói, ký hiệu học là khơng giới hạn. Chính

tính chất vơ hạn của ký hiệu học ngụ ý cho việc không một nhà quan sát khách quan
nào đánh giá trước được hiệu quả một chiến dịch truyền thơng bởi vì sự đa dạng và
phức tạp trong nhận thức, tư duy và suy nghĩ của cơng chúng.
Tóm lại, ký hiệu học là một thuật ngữ mô tả việc đưa ra một ý nghĩa như là một
hành động của người suy luận, nó được tạo ra bởi một ký hiệu tượng trưng cho một đồ
vật. Đối với các chiến dịch truyền thông chiến lược và quan hệ cơng chúng, nó gợi ra
ý nghĩa về một quá trình của người suy luận, của riêng cá nhân hoặc công chúng và
không chỉ là thái độ đối với thông điệp hay là một lĩnh vực của nhà thiết kế thơng
điệp. 26 Đó là một phần giải thích tại sao lý thuyết ký hiệu học cùng cách tiếp cận dựa
trên báo chí đến quan hệ cơng chúng khơng đạt được hiệu quả trên lý thuyết hoặc hình
thức thực hiện. Bởi việc bị nhầm lẫn và hiểu chưa sát với ý đồ được tạo ra ngay từ đầu
của những nhà truyền thông do những sự suy luận cá nhân của độc giả được kích
thích.
4. Thực tiễn ứng dụng trong báo chí – truyền thơng
4.1. Tranh biếm họa thời chiến
Với đặc thù là sử dụng ngơn ngữ, hình ảnh - những loại ký hiệu phổ biến để
truyền tải thông điệp, báo chí, truyền thơng đã và đang áp dụng ký hiệu học để chuyên
26

Carl Botan, A semiotic approach to the internal functioning of publics: Implications for strategic
communication and public relations, Bài báo trên Public Relations Review,
truy cập 12/6/2021.

12


chở ý đồ nội dung qua nhiều phương cách đa dạng. Một trong những ví dụ cụ thể của
chức năng này là báo chí thời chiến với sự lên ngơi của các ấn phẩm tranh biếm họa.
Đặc điểm của cách ứng dụng ký hiệu học vào báo chí nằm ở chỗ, người vẽ
tranh sẽ sử dụng những hình ảnh đặc trưng của quốc gia, dân tộc để gọi tên quốc gia

đó. Ví dụ, trong các bức tranh biếm họa về chiến tranh Việt Nam, để nói về Việt Nam,
báo chí thường sử dụng ký hiệu hình ảnh là chân dung Hồ Chí Minh, dải đất hình chữ
S hoặc ngơi sao vàng 5 cánh – một thành phần của quốc kỳ nước ta.

Tranh vẽ về cựu TT Johnson và vết thẹo hình Việt Nam trên bụng, đ châm biếm về
việc Tổng thống Johnson vừa xong cuộc giải phẫu túi mật (gallbladder).27
Trong bức hình này, tổng thống Johnson được vẽ với một vết sẹo hình Việt
Nam trên bụng. Sẹo vốn gắn với những vết thương, sự đau đớn hay kí ức buồn. Họa
sỹ ở ví dụ này đã áp dụng ký hiệu học, cụ thể là mơ hình của Saussure: để nói đến cái
được biểu đạt (signified) là nỗi đau do chiến tranh Việt Nam gây ra, ông đã sử dụng
cái biểu đạt (signifier) là hình ảnh vết sẹo có hình dạng dải đất hình chữ S.
Ví dụ tiếp theo là một bức tranh được vẽ trong thời kì chiến tranh Lạnh, miêu
tả hình ảnh một chú gấu đã đào hầm vượt qua biên giới giữa Liên Xô và Ba Lan trước
sự quan sát của 2 người là NATO và US để xâm phạm, bắt người trong lãnh thổ Ba
Lan. Bức họa đã áp dụng một hình tượng biểu đạt mà thời đó được nhận thức rộng rãi
27

Nguồn ảnh: “Những tranh biếm họa chính trị”, Ảnh Xưa, />
13


là biểu trưng cho Liên Xô – gấu Nga. Con gấu đội chiếc mũ gắn ngôi sao năm cánh –
một hình ảnh quen thuộc của chủ nghĩa cộng sản, càng làm thêm rõ nét chân dung một
nước Nga “to lớn, thô bạo”, người anh cả của phe Chủ nghĩa xã hội. Gấu vượt qua
ranh giới trước sự chứng kiến của 2 người (2 cái biểu đạt) NATO và U.S. đã thể hiện
việc Liên Xô can thiệp vào Ba Lan bất chấp sự hiện diện của Hoa Kỳ và NATO, đây
cũng chính là sự kiện có thật đã xảy ra vào năm 1980 khi phong trào quần chúng Đoàn
kết ở Ba Lan thách thức quyền kiểm sốt của Liên Xơ đối với các quốc gia vệ tinh của
nó trong Khối Đơng.


Herbert, B. (23/12/1981). “Russian bear coming out of cave eating person.”28
Có thể thấy, lịch sử báo chí, truyền thơng từ sớm đã có những ứng dụng lý
thuyết ký hiệu vào sản xuất sản phẩm, đặc biệt là ký hiệu học hình ảnh. Loại ký hiệu
này tập trung vào các thuộc tính đặc trưng của hình ảnh theo nghĩa chung và về cách
các quy ước nghệ thuật của hình ảnh có thể được giải thích thơng qua các mã hình
ảnh. Trong đó, mã hình ảnh là cách mà người xem các hình ảnh đại diện dường như tự
động giải mã các quy ước nghệ thuật của hình ảnh bằng cách quen thuộc với chúng
một cách vô thức.
28

Nguồn ảnh: [Cartoon] Herbert L. Block collection (Library of Congress). Retrieved from the Library of
Congress, />
14


4.2. Ký hiệu học trong truyền thông chống dịch Covid-19
COVID-19 đang là từ khóa liên tục đứng ở top đầu về số lượt tìm kiếm trên
khơng gian mạng. Điều này đến từ hai nguyên nhân chính:
Thứ nhất, đây là đại dịch có tác động nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống, với
quy mơ trên tồn thế giới.
Thứ hai, truyền thơng đang làm rất tốt vai trị của mình trong cơng tác tuyên
truyền phòng chống dịch bệnh.
Để thực hiện được những chiến dịch truyền thông thành công về Covid-19, đáp
ứng nhu cầu thông tin nhanh và tác động đến cảm xúc và ý thức, từ đó kêu gọi hành
động từ cộng đồng, báo chí đã áp dụng đa dạng các xu hướng làm báo hiện nay, trong
đó có sự ứng dụng thông minh với tần suất lớn lý thuyết ký hiệu học.
Một ví dụ phải nhắc tới là hình ảnh: “chiến sĩ áo trắng” hay “chiến binh áo
trắng” liên tục được xuất hiện trên các mặt báo thời gian gần đây.

Nguồn ảnh: Ảnh chụp màn hình bài báo được đăng tải trên Báo Lao Động29

Phân tích cụm từ “Chiến binh áo trắng” bằng mơ hình ký hiệu học của Peirce,
ta nhận thấy: Thứ nhất, trong vai trị là yếu tố trình hiện (representamen), nó gợi ra
trong tiềm thức độc giả hình ảnh một vị anh hùng có chồng bên ngồi một chiếc áo
29

Quỳnh Chi, “ ùng chia sẻ, đồng hành với những "chiến binh áo trắng" ở tuyến đầu chống dịch”, Lao Động,
truy cập lúc 16:30, 17/06/2021.

15


màu trắng. Thứ hai, yếu tố nhận hiểu (interpretant) ở đây nằm ở nét tương đồng giữa
yếu tố trình hiện và hình ảnh những người làm trong ngành y tế khi họ thường xuyên
thực hiện nhiệm vụ trong màu áo blouse trắng. Đặc biệt, trong giai đoạn phòng chống
dịch bệnh COVI-19, họ cũng như các “chiến binh”, chiến đấu với bệnh dịch để bảo vệ
sự sống cho nhân dân. Vì thế, đối tượng (Object) trong mơ hình ký hiệu học này chính
là các “y, bác sĩ”. Thật vậy, nhờ sự ứng dụng hợp lý ký hiệu học bằng cụm từ “chiến
binh áo trắng”, nhà báo, người làm truyền thông không chỉ đề cập thành cơng hình
ảnh những y, bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch mà nhờ vào hình tượng mới, đối tượng
được anh hùng hóa và sở hữu những phẩm chất như: mạnh mẽ, kiên cường, can đảm,
sẵn sàng hi sinh vì sức khỏe cộng đồng. Điều này khơi dậy trong tiềm thức độc giả ý
thức về những vất vả, gian khó và cống hiến cao cả của những người nơi tuyến đầu
chống dịch, từ đó khiến họ phải suy nghĩ về trách nhiệm của mình trong việc cùng
cộng đồng thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả.
4.3. Poster quảng cáo
Nhắc tới sự ứng dụng ký hiệu học trong truyền thơng thì chắc chắn khơng thể
khơng nhắc tới quảng cáo. Với đặc thù sử dụng rất ít ký tự chữ viết mà chủ yếu lột tả
đặc tính sản phẩm qua các hình ảnh mang tính biểu tượng, quảng cáo luôn được thiết
kế công phu và sử dụng đa dạng ký hiệu để lan tỏa thông điệp về sản phẩm.


16


Poster quảng cáo nước hoa Sauvage Dior30
Phân tích ví dụ poster của dòng nước hoa Sauvage sản xuất bởi thương hiệu
Dior: bố cục của poster rất đơn giản, bên cạnh sản phẩm và tên thương hiệu, có ba đối
tượng chính và theo mơ hình Saussure cũng là 3 cái biểu đạt cần quan tâm: người mẫu
(Johnny Depp), đống lửa, khung cảnh.
Thứ nhất, tất cả các chủ thể chính đều hiện lên trên phơng nền thiên nhiên có
núi, bầu trời, hoang mạc trải rộng mênh mơng. Khung cảnh này tự nó biểu đạt cảm
giác thuần nguyên, hoang dã và khoáng đạt. Đây chính là đặc tính đầu tiên mà nhãn
hàng nói về sản phẩm: "Sauvage là một sáng tạo lấy cảm hứng từ không gian rộng
mở. Một sự kết hợp được phân biệt bởi độ tươi nguyên”.31
Thứ hai là hình ảnh đống lửa nhỏ đang rạo rực. Lửa từ lâu được con người ghi
nhớ bởi cảm giác ấm áp, khả năng soi sáng và đặc biệt khi lửa cháy bằng gỗ sẽ tạo ra
một mùi hương mạnh, bụi bặm. Hình ảnh đống lửa trong poster chuyên chở hàm ý của
nhà sản xuất rằng đây là mùi hương ấm, nồng tạo cảm giác mạnh mẽ, mãnh liệt và
phong độ, dễ thu hút sự chú ý của người khác.
uối cùng, người mẫu xuất hiện trong poster là Johnny Depp, ngôi sao hạng A
của Hollywood vì thế, trước hết thương hiệu đã khẳng định vị thế cao cấp của sản
phẩm. Trong bức hình, Johnny Depp đang trong tư thế ngồi trên đỉnh núi, tay và chân
mở rộng giống như một vị thủ lĩnh, bao trọn tầm mắt lên cảnh vật dưới chân, gợi cảm
giác tĩnh tại, quyền lực, phong trần. Đặc biệt, quan sát kĩ hơn, trên tay của người mẫu
có đeo nhiều nhẫn với kích thước lớn tượng trưng cho sự giàu có, cộng thêm hình xăm
chim đại bàng đang bay trên tay bên phải – một hình tượng thường được coi là biểu
trưng cho tầm nhìn, sức mạnh, quyền lực đã góp phần thể hiện tính chất sản phẩm:
dành riêng cho giới thượng lưu, biểu tượng của sự cao quý, uy quyền.
Thật vậy, qua phân tích các ví dụ điển hình trong thực tiễn về việc áp dụng ký
hiệu học trong báo chí, ta có thể thấy, nhờ sử dụng các ký hiệu (hình ảnh, biểu tượng,
số liệu,…) mà các nhà truyền thơng có thể dễ dàng truyền tải nội dung thơng điệp của

30

Nguồn ảnh: Dior, truy cập lúc 16h39,
17/6/2021.
31
Dior, truy cập lúc 16h39, 17/6/2021.

17


mình một cách trực quan, sinh động nhất. Từ đó, tiềm thức người đọc sẽ tiếp nhận tác
động một cách dễ dàng và rất tự nhiên, khơng bị gị ép bởi ý kiến chủ quan của tác
giả.
5. Liên hệ
Mặc dù ký hiệu học là một lý thuyết khá phức tạp nhưng lại đóng vai trị quan
trọng trong nhiều lĩnh vực. Đối với lĩnh vực truyền thông, marketing, khi chúng ta cần
có cùng tiếng nói với khách hàng thì ký hiệu học sẽ giúp đào sâu hơn bề mặt và vượt
ra khỏi những giới hạn của nghiên cứu người tiêu dùng truyền thống. Ký hiệu học
giúp giải thích những suy nghĩ của người tiêu dùng hoặc những gì họ làm, vì thị hiếu
người tiêu dùng một phần được hình thành bởi văn hóa, đồng thời họ khơng trực tiếp
cho chúng ta biết họ thích gì hoặc đơn giản vì họ khơng chủ ý nhận thức về nó nên ta
phải thơng qua ký hiệu. Hiếm có phương pháp nghiên cứu nào khác hiện nay có thể
làm được điều tương tự. Vì thế, để có thể áp dụng lý thuyết này một cách hiệu quả,
cần có những góc nhìn tường tận hơn về những ưu, nhược điểm và nắm được những
giải pháp nhằm nâng cao mặt hiệu quả của ứng dụng lý thuyết ký hiệu học.32
5.1. Ưu điểm của việc ứng dụng ký hiệu học trong báo chí – truyền thơng
Tính hiệu quả của ký hiệu trong việc truyền tải thông điệp trong lĩnh vực báo
chí, truyền hình là khơng thể phủ nhận.
Thứ nhất, với đặc điểm xuất phát từ những nhận thức chung của cộng đồng về
sự vật, sự việc, hiện tượng, vấn đề thực tiễn trong cuộc sống, nên khi được áp dụng

vào làm kênh cung cấp thông tin, ký hiệu thể hiện ưu điểm ở sự gần gũi, tạo tính sinh
động, hấp dẫn.
Thứ hai, vận dụng ký hiệu học trong sáng tạo nội dung sẽ góp phần giúp cơng
chúng dễ dàng tiếp nhận thơng tin một cách vơ thức. Ví dụ, khi một tác phẩm báo chí
có hình ảnh minh họa chứa gạch chéo màu đỏ, người xem sẽ tự động tư duy rằng:
trong bức hình có chứa thơng tin tiêu cực, sai trái.
32

Martina Olbertová (2014), Everything you always wanted to know about semiotics (but were afraid to ask),
truy cập đường link , vào 08:13, ngày 17-06-2021

18


Thứ ba, việc giải mã ký hiệu trong các sản phẩm truyền thơng cũng góp phần
kích thích trí tưởng tượng, khả năng tư duy, vận dụng kiến thức khoa học, xã hội nơi
độc giả.
Đặc biệt, trong thời đại bùng nổ thơng tin như hiện nay, văn hóa đọc của đại đa
số cơng chúng đã chuyển qua văn hóa nghe - nhìn, vì thế ứng dụng ký hiệu học khơng
chỉ làm những thông điệp cần truyền đạt qua truyền thông trở nên sinh động, dễ nhớ,
gợi liên tưởng cho khán giả, mà cịn giúp rút ngắn thời gian thẩm thấu thơng điệp cho
đối tượng tiếp nhận, nâng cao hiệu quả truyền thông ở cả ba mức (hiệu quả tiếp nhận,
hiệu ứng xã hội và hiệu quả thực tế).
5.2. Hạn chế của ứng dụng ký hiệu học trong báo chí – truyền thơng
Bên cạnh những đặc tính nổi bật nêu trên, việc báo chí, truyền thơng áp dụng lý
thuyết ký hiệu học cũng tồn tại khơng ít những bất cập:
Thứ nhất, ký hiệu học mang tính nhất thời.
Theo mơ hình lý thuyết của Saussure, việc gắn một từ ngữ, hình ảnh hay ký
hiệu nào đó với một ý niệm nào đó là một quy ước khơng mang tính bền vững, lâu dài
mà chỉ là nhất thời và ở thời điểm đó, sự kết hợp đó được chấp nhận. Bởi thế, các bài

viết truyền thơng, báo chí nếu viết theo thể loại này có thể sẽ khơng cịn phù hợp ở bối
cảnh khơng gian và thời gian khác nhau.
Thứ hai, ký hiệu học có th dẫn đến hiện tượng hi u chưa sát thậm chí là sai
thơng điệp của người thiết kế.
Ký hiệu học có mặt hạn chế của nó ở chỗ, nó “không giới hạn”, cho phép độc
giả thỏa sức suy nghĩ theo định hướng riêng của bản thân. Thực tế, ký hiệu góp phần
nói lên sự thật nhưng nó khơng phản ảnh toàn bộ sự thật. Đơn thuần, ký hiệu chỉ là ký
hiệu và mã hóa được là nhờ sự tư duy của cả người thiết kế sản phẩm báo chí truyền
thông và công chúng tiếp nhận. Xét lại khái niệm của ký hiệu và ký hiệu học, ta có thể
nhận thấy, ký hiệu mang ba đặc điểm: chỉ ra/biểu thị một điều gì đó, mang một nghĩa
bên trong và có khả năng tác động về mặt nhận thức với người tiếp nhận nó. Tuy
nhiên, do sự khơng tương thích và tồn tại nhiều điểm khác biệt giữa các nền tảng tri
thức, kinh nghiệm, thế giới quan, quan điểm riêng, trình độ văn hóa, tư duy khác

19


biệt... nên khi được tiếp cận bởi các đối tượng khác nhau, một ký hiệu rất dễ dẫn tới
mn hình vạn trạng những ý nghĩa biểu đạt khác nhau và đây được gọi là tình trạng
tam sao thất bản.
Khơng chỉ vậy, khi tác giả sử dụng các loại ký hiệu kén khán giả, có thể bởi vì
đó là ký hiệu có tính chun ngành hoặc ký hiệu khơng phổ biến, được ít người biết
tới, khán giả thậm chí khơng thể hiểu được nội dung sản phẩm, chưa kể đến việc khai
thác được hàm ý sâu xa hoặc có thể hiểu nhưng hiểu sai ngụ ý của người sản xuất nội
dung. Nếu đó là những tác phẩm có liên quan đến chính trị, an ninh, kinh tế hay bất
kỳ vấn đề nhạy cảm nào thì việc hiểu sai, hiểu lầm, khơng hiểu thông điệp mà tác giả
muốn truyền tải rất dễ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
5.3. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng lý thuyết
ký hiệu học trong báo chí - truyền thơng
Từ việc trình bày, phân tích, đánh giá các mặt hiệu quả, hạn chế của việc vận

dụng lý thuyết ký hiệu học trong báo chí, truyền thơng, nhóm tác giả đề xuất một số
giải pháp để nâng cao cũng như tối ưu hóa hiệu quả của q trình này như sau:
Thứ nhất, đối với các Bộ, ban, ngành, Viện nghiên cứu, nhà khoa học trong
lĩnh vực ngôn ngữ học:
Dẫn theo GS.TS. Trần Đình Sử, “lý thuyết ký hiệu học là lý thuyết khoa học
nhất hiện nay về văn hóa và nghệ thuật”33, vì thế cần có các chính sách đãi ngộ, mở
rộng việc nghiên cứu, dịch thuật các giáo trình, văn bản, tạp chí nghiên cứu ngành
khoa học này sẽ góp phần giúp người làm trong ngành nói riêng và quần chúng nhân
dân nói chung có cái nhìn chính xác và đúng đắn hơn về lý thuyết ký hiệu học.
Thứ hai, đối với nhà báo, người làm truyền thông, sáng tạo nội dung:
Một là, cần tích cực trau dồi kiến thức, hiểu biết về chun mơn, văn hóa cũng
như các vấn đề chính trị, xã hội, đời sống hằng ngày, nhìn nhận vấn đề từ nhiều chiều,
nhiều khía cạnh.
33

GS.TS. Trần Đình Sử (2014), Đưa ký hiệu học vào môn đọc văn ở trường trung học phổ thông, truy cập
đường link vào 10:25, ngày 16-06-2021

20


Hai là, khi áp dụng lý thuyết ký hiệu học trong các tác phẩm báo chí, truyền
thơng cần chú ý: trình bày ký hiệu ở hình thái đặc trưng, rõ ràng, dễ nhận biết và dễ
hiểu nhất; chỉ lựa chọn ký hiệu có sự thơng dụng, phổ biến nhất định, được số đơng
biết đến và có thể giải mã một cách đơn giản trong vô thức, tránh lựa chọn những chi
tiết, hình ảnh, ký hiệu nhạy cảm, dễ gây hiểu lầm trong công chúng tiếp nhận; không
để ký hiệu xuất hiện một cách độc lập mà cần phải có các thao tác định hướng tư duy
cho độc giả như viết mô tả, xây dựng bối cảnh xung quanh ký hiệu,... để người đọc,
người nghe từ đó hiểu ý nghĩa theo đúng ý đồ của nhà sáng tạo nội dung.
Thứ ba, đối với độc giả, khán giả, công chúng tiếp nhận các sản phẩm báo

chí-truyền thơng:
Một là, cần có lập trường, bản lĩnh chính trị, quan điểm rõ ràng, có cái nhìn từ
nhiều chiều, nhiều khía cạnh, chọn lọc khi tiếp nhận, đánh giá các vấn đề.
Hai là, cần mạnh dạn lên tiếng phản ánh những luận điệu, nội dung xuyên tạc,
không phù hợp với thuần phong mỹ tục và đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước.
5.4. Kết luận
Khi Lotman nói rằng, chúng ta đang sống trong một thế giới được bao bọc bởi
một lớp màng đầy ắp các hệ thống ký hiệu, văn bản trong sự tương tác, phiên dịch lẫn
nhau... thì điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta không chỉ nhận thức mà phải
thừa nhận con đường duy nhất chính là tìm hiểu và “chung sống” với chúng. Đó là
con đường khám phá hệ thống ký hiệu, giải mã từng lớp ý nghĩa trong mỗi “tế bào”
tạo nên “lớp màng sinh quyển” thế giới mà con người đang sống.34

34

Cao Kim Lan, Bi u tượng: từ ký hiệu học đến tu từ học ti u thuyết, Viện Văn học, truy cập
/>anVanHoc&ListId=fff8b946-d020-4f8f-9d1a-5e6bce0836bb&SiteId=37596567-bc8d-47de-878da9d5b872324b&ItemID=57&SiteRootID=0eb5642d-bb49-44e6-9975-5e6086642aee ngày 17/06/2021.

21



×