Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

ĐẠI CƯƠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG ĐỀ TÀI: Lý thuyết Không gian công (Public Sphere)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765 KB, 23 trang )

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

-------------------

HỌC PHẦN: ĐẠI CƯƠNG TRUYỀN THƠNG ĐẠI CHÚNG
ĐỀ TÀI: Lý thuyết Khơng gian cơng (Public Sphere)

Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Văn Kiền
Lớp

: TT47A2

Nhóm thực hiện

: Ngơ Nguyễn Thanh Thúy - TT47A1-0578
(nhóm trưởng)
Nơng Cẩm Tú - TT47A1-0581
Trần Thu Trà - TT47A1-0587
Phạm Thị Minh Thư - TT47A1-0579

Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2021


MỤC LỤC

I.

II.

III.



LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA THUYẾT KHÔNG GIAN CÔNG

1

1. Không gian công và Jürgen Habermas

1

2. Không gian công và châu Âu

1

3. Không gian công và gốc từ Hy Lạp – La Mã

3

NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA LÝ THUYẾT KHÔNG GIAN CƠNG

4

1. Khái niệm “khơng gian cơng”

4

2. Đặc trưng và đặc điểm của “không gian công”

6

3. Ưu điểm và nhược điểm của lý thuyết “không gian công”


7

3.1.

Ưu điểm

7

3.2.

Nhược điểm

8

NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA LÝ THUYẾT KHƠNG GIAN CƠNG TRONG
BÁO CHÍ, TRUYỀN THÔNG

9

1. Các yếu tố ảnh hưởng tới mối liên hệ giữa khơng gian cơng và báo chí, truyền
thơng

9

2. Những tác động của truyền thơng và báo chí lên khơng gian công qua từng
thời kỳ
3. Lý thuyết không gian công và mạng xã hội

IV.


10
15

3.1.

Mạng xã hội – một không gian công mới?

15

3.2.

Sự khác nhau giữa các không gian công trên nền tảng Facebook

16

3.2.1. Phân tích số liệu

17

3.2.2. Nhận xét

20

3.2.3. Kết luận

21

TỔNG KẾT


21


I.

LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA THUYẾT KHƠNG GIAN CƠNG

1.

Khơng gian công và Jürgen Habermas
Trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhắc đến “không gian công” (public sphere),

không thể không nhắc đến cái tên Jürgen Habermas - khn mặt trí thức hàng đầu về lý
thuyết không gian công ở nước Đức từ những năm 1970 đến nay. Khơng những vậy,
ơng cịn là một lý thuyết gia về chính trị xã hội, về luật pháp; một nhà phê bình xã hội;
một nhà hành động chính trị; và trên hết trong tư cách là một triết gia, ông đã nỗ lực tạo
dựng nên một hướng đi mới của tư tưởng Đức sau thời kì Quốc xã.
Khơng gian cơng là chủ đề được đề cập rất nhiều trong các bài viết của J.
Habermas. Đây là một chủ đề quan trọng vì nó liên quan đến các câu hỏi về lợi ích
chung, vốn đụng chạm đến bất cứ xã hội nào, bất cứ nhóm nào trong xã hội. Nó khơng
chỉ giới hạn trong phạm vi nhà nước - dân tộc (nation - state), mà còn có thể ở quy mơ
quốc gia, quy mơ vùng, châu lục hay thế giới. Bởi lẽ, không gian công tạo ra một cộng
đồng tinh thần cho bất cứ cộng đồng pháp lý nào.1
Trong số những bài viết của mình, Habermas đã có tác phẩm vơ cùng nổi tiếng:
“The Structural Transformation of the Public Sphere: An Inquiry into a Category of
Bourgeois Society” (1962), tạm dịch là “Sự chuyển đổi cấu trúc của không gian công:
Một nghiên cứu về phạm trù xã hội dân sự”. Trong cơng trình nghiên cứu này,
J.Habermas đã đề cập đến sự xuất hiện của khái niệm “công cộng” (the public) và “cơng
luận” (public opinion), thậm chí cả sự phát triển của chúng qua các thời kì cho đến khi
“khu vực công cộng” đi vào giai đoạn suy thối.

Qua đó, ơng cho thấy sự xuất hiện của các khơng gian cơng giữ một vai trị rất
quan trọng trong sự phát triển của nền dân chủ kể từ sau thời kì phong kiến tại châu Âu.
Đồng thời, dựa trên sự phê phán những hạn chế của các phương tiện truyền thơng đại
chúng trong việc hình thành dư luận xã hội để đề ra khái niệm “Không gian công”.2

2.

Không gian công và châu Âu

TS. Nguyễn Xuân Nghĩa, Không gian công và tơn giáo, tạp chí Nghiên cứu tơn giáo, số 09 (135),
2014, tr.20 -38.
2
PGS.TS. Lê Thanh Bình (2021), Giáo trình Truyền thơng đối ngoại, Nxb. Chính trị Quốc gia sự thật,
Hà Nội.
1

1


Trong nghiên cứu “The Structural Transformation of the Public Sphere: An
Inquiry into a Category of Bourgeois Society” (1962), Habermas còn đưa ra một khung
lý thuyết chính liên quan đến lĩnh vực công và xã hội dân sự (civil society). Tại đây,
ông tập trung nghiên cứu về Tây Âu trong thế kỷ XVII - XVIII và chứng minh rằng
không gian công bắt đầu từ đó. 3
Trong thời kỳ này, giai cấp tư sản thường tụ tập tại những nơi mà Habermas gọi
là các thể chế khu vực công, chẳng hạn như các salons (được hiểu theo tiếng Pháp là
một buổi tụ họp trị chuyện của một nhóm trí thức, nghệ sĩ và chính trị gia tại tư gia của
một người có ảnh hưởng xã hội)4, các tiệm cà phê, bảo tàng và các hội bàn (table
society). Đồng thời họ còn tham gia vào các hoạt động truyền thông phê phán hợp lý
(rational-critical communication). Mục tiêu của các hội tự nguyện đó gồm việc chỉ trích

các cơng việc của chính phủ, chẳng hạn như thuế, trách nhiệm và ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, trong luận án (được giảng dạy chính thức ở bậc đại học) – “Không
gian công: Khảo cổ học về tính cơng cộng như một chiều kích cấu thành xã hội tư sản”5
J. Habermas cịn đề cập đến khơng gian công xuất hiện ở Châu Âu trong thế kỷ XVIII.
Khi đó, Châu Âu bắt đầu xuất hiện những câu lạc bộ văn chương, mà đầu tiên nhất là ở
nước Anh. Tại đó, người ta trao đổi, bàn luận về các tác phẩm văn chương, mà thể loại
thường thấy là tiểu thuyết. Ở dạng sơ khai, tiểu thuyết là tập hợp các thư từ và ghi chép
của cá nhân. Các tiểu thuyết như vậy được xem như là cầu nối giữa lĩnh vực tư và lĩnh
vực cơng. Thường thì ở đó, người ta sẽ cùng nhau tranh luận xem tác phẩm nào đáng để
đọc. Dần dà, tinh thần tranh luận này được phát triển và triển khai thành bài viết đăng
trên các kỳ báo về các vấn đề khoa học, xã hội, dẫn đến sự hình thành một khơng gian
cơng trong giới tư sản với mục đích phê phán quyền lực chính trị, đặc biệt thơng qua
báo chí.

3

Jeong-Woo Koo, The Origins of the Public Sphere and Civil Society: Private Academies and
Petitions in Korea, 1506-1800, Social Science History, Vol.31, No.3, pp. 381-409, Published by:
Cambridge University Press, link: />society/2A52903E9BF8B7EEFDAFAB54E0EAC76E, tham khảo ngày 05/06/2021.
4
“Salon: a meeting of writers, painters, etc., at the house of someone famous or important”, Cambridge
Dictionary, link: tham khảo ngày
07/06/2021.
5
J. Habermas (M. B. de Launay dịch, 1978), L'Espace public: Archéologie de la publicité comme
dimension constitutive de la société bourgeoise, Payot, Paris.

2



Theo Habermas, có hai điều kiện rất quan trọng đối với sự xuất hiện của không
gian công Châu Âu.6
Thứ nhất là sự trỗi dậy của các quốc gia hiện đại. Habermas coi sự xuất hiện của
khu vực công và xã hội dân sự như một phản ứng đối với sự mở rộng của các quốc gia
châu Âu và các chức năng hành chính, quân sự cũng như tư pháp của họ.
Thứ hai là sự xuất hiện của tài chính sơ khai và chủ nghĩa tư bản thương mại.
Trong tác phẩm “The Structural Transformation of the Public Sphere: An Inquiry into
a Category of Bourgeois Society” (1962), Habermas cho rằng, khi thương mại đường
dài mở rộng, các thành phố và thị trường phát sinh lưu lượng truy cập trên các phương
tiện truyền thông đại chúng, chẳng hạn như thư, báo và tạp chí, cũng phát triển dẫn đến
việc cung cấp tin tức thường xun cho cơng chúng được thu thập.
Chính hai điều kiện này đã tác động và góp phần hình thành nên sự xuất hiện của
không gian công tại Châu Âu thế kỷ XVII-XVIII.

3.

Không gian công và gốc từ Hy Lạp – La Mã
Mặc dù khái niệm không gian công (public sphere) chỉ xuất hiện vào thế kỷ XVII,

tuy nhiên, trước đó đã có sự phân biệt giữa cơng cộng (public) và riêng tư (private) mà
ta có thể truy nguyên từ những người Hi Lạp qua hai từ: “polis” và “oikos”.
Polis được định nghĩa là khu vực công cộng nơi các công dân tự do, không chịu
bất kỳ ràng buộc bởi các vấn đề vật chất, cùng đi vào để tranh luận về các vấn đề “nội
trị” – tức là các vấn đề luật pháp thành bang – và cả “ngoại giao”, cũng như là các công
việc chiến tranh.7 Đây được coi là khu vực đại diện cho sự hiện hữu thực sự của con
người, bởi những phẩm chất tốt nhất của các cá nhân được kiểm chứng và được thừa
nhận trước đám đơng. Ngồi ra, để là một thành viên của polis, người công dân - một

6


Jeong-Woo Koo, The Origins of the Public Sphere and Civil Society: Private Academies and
Petitions in Korea, 1506-1800, Social Science History, Vol.31, No.3, pp. 381-409, Published by:
Cambridge University Press, link: tham khảo ngày 05/06/2021.
7
Jürgen Habermas (1962), “The Structural Transformation of the Public Sphere: An Inquiry into a
Category of Bourgeois Society”,Cambridge, MIT Press, pp.5.

3


người đàn ông - phải sở hữu những người khác làm công việc oikos, tức là công việc
sản xuất kinh tế.
Không chỉ vậy, trong thời kỳ Hy Lạp – La Mã cịn xuất hiện tính từ tiếng Latinh
publicus (cơng cộng) đặt trong mối quan hệ đối cực với privatus (tư nhân).8
Mặc dù về sau, đến thời trung cổ và sau trung cổ xuất hiện nhiều sự thay đổi, song
sự phân biệt giữa công cộng và riêng tư vẫn không rõ ràng so với các nguồn gốc Hy Lạp
– La Mã của nó. Một mặt, cơng cộng là cái gì đó chung mà mọi người dân cùng chia sẻ
và được xem là đối lập với tính đặc thù hay tính riêng tư vốn chỉ thuộc về lãnh chúa.
Mặt khác, khác với quyền của người chủ sở hữu những người hầu như ở thời Hi Lạp,
quyền lực để ra mệnh lệnh của lãnh chúa lại là “công cộng” (publicus). Quan trọng hơn,
nơi được xem là chung dành mọi người trong thời trung cổ lại không phải là không gian
của sự tranh luận tích cực. Ở đó chỉ có một đám đơng khán giả và đứng trước đám đông
này là một quân vương hay lãnh chúa “tự thể hiện mình, tự cho mình là sự hiện thân của
một loại quyền lực “tối cao”. Vì thế xuất hiện khái niệm “tính cơng khai” (publicness
hay publicity) trong chừng mực vị quân vương thể hiện quyền lực của mình trước đám
đơng.9
Tóm lại, khu vực cơng cộng xuất hiện bên trong sự tác động qua lại phức tạp của
khu vực công của nhà nước và khu vực riêng của tác nhân kinh tế và đời sống gia đình.
Nếu ở thời phong kiến, người dân chỉ đơn giản tuân theo quyền lực của nhà nước, thì
bên trong chủ nghĩa tư bản tính cơng khai xuất hiện với một ý thức tập thể về chính

mình như là một cái gì đó đối trọng với nhà nước. Khu vực mới mẻ này phát triển các
nguồn lực mang tính định chế và tri thức cho phép nó mang chính sách của nhà nước
vào cuộc tranh luận thuần lý và phê phán.

II.

NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA LÝ THUYẾT KHÔNG GIAN CÔNG

1. Khái niệm “không gian công”

8

Armando Salvatore (2007), The Public Sphere: Liberal Modernity, Catholicism, Islam, Academia.edu,
link: tham khảo ngày 07/06/2021.
9
Nguyễn Sỹ Nguyên (2020), “Quan niệm của Jürgen Habermas về khu vực cơng cộng”, Tạp chí Văn
hóa Nghệ An, link: tham khảo ngày 07/06/2021.

4


Theo Habermas, không gian công được coi là một lĩnh vực của đời sống xã hội
(Habermas, 1991, 398) 10, cũng được cho là khơng gian xã hội, trong đó, con người sẽ
tự do bày tỏ những quan điểm khác nhau, thảo luận những vấn đề cùng quan tâm và đưa
ra các giải pháp chung 11, 12. Do đó, khơng gian công là không gian trung tâm cho việc
giao tiếp xã hội 13.
Không gian công "không phải là một khu chợ, cũng không phải là một quán cà
phê, một salon, một tổ chức hay một tờ báo" (Hinton, 1998). Thay vào đó, khơng gian
cơng vượt lên trên những khơng gian vật chất này và như một diễn đàn trừu tượng cho
việc bàn luận và tự do ý kiến, như một cuộc tranh luận sôi nổi trên nhiều cấp độ trong

xã hội. Habermas đã định nghĩa không gian công không nhất thiết tồn tại trong bất kỳ
khơng gian có thể nhận dạng nào 14. Theo nhận định của David Koh, bên cạnh khơng
gian vật chất cố định, “khơng gian cơng” cịn là không gian nhân tạo, do con người sáng
tạo ra. Từ nhận định đó, theo TS. Phan Văn Kiền, có thể chia thành hai thể loại khơng
gian cơng chính: “khơng gian vật thể” (quán ăn, quán cà phê, công viên,...) và “không
gian phi vật thể” (diễn đàn trên Internet, trên mạng xã hội, báo chí,...) 15.
Habermas quan niệm “khơng gian cơng” là một vũ đài độc lập với chính phủ,
“cùng tồn tại với cơ quan công quyền”, không gian công như được dành cho những
cuộc tranh luận duy lý và tạo điều kiện thuận lợi cho sự giám sát của công dân 16. Sự
xuất hiện của không gian công là “nền tảng của nền dân chủ”

17

, sẽ dẫn đến sự hình

Mwengenmer, “Habermas’ Public Sphere”, Bccampus Open Publishing, link:
tham khảo ngày 05/06/2021.
11
“Public Sphere”, link: Oxford Bibliographies, tham khảo ngày
03/06/2021.
12
Huyền Trường Ly, “Không gian công” – public sphere trong môi trường báo chí là gì?”, Noron, 2017,
link: tham khảo ngày 04/06/2021.
13
“Public Sphere”, link: Oxford Bibliographies, tham khảo ngày
03/06/2021.
14
“Jurgen Habermans and The Public Sphere”, Media Studies, link: />tham khảo ngày 04/06/2021
15
Phan Văn Kiền, “Tính đặc thù của khơng gian cơng trên báo điện tử Việt Nam”, Academia.edu,link:

tham khảo ngày 02/06/2021.
16
Nguyễn Thị Thúy Hằng, Vũ Thị Minh Thắng, “Sự hình thành không gian công ở Việt Nam trước
năm 1945: Nghiên cứu dưới góc độ báo chí học, chính trị học và lịch sử”, link:
tham khảo ngày 06/06/2021
17
“Sự khác biệt giữa các lĩnh vực tư nhân và công cộng trong xã hội học là gì?”, Greenlane, link:
tham khảo ngày 03/06/2021
10

5


thành dư luận xã hội để định hướng hệ thống chính trị 18, định hướng cho cơng việc của
nhà nước 19.
2. Đặc trưng và đặc điểm của “không gian công”
Theo TS. Phan Văn Kiền 20, Habermas đã chỉ ra ba điều kiện được cho là điều kiện
tiên quyết cho sự xuất hiện của khơng gian cơng mới. Đó là khơng quan tâm đến địa vị
xã hội, lĩnh vực quan tâm thảo luận, giới hạn tham gia (Habermas, 1962, trans 1989).
Jurgen Habermas đã đưa ra những điểm được cho là đặc trưng của “không gian
công”, mà theo TS. Phan Văn Kiền 21, những đặc trưng đó là:
Thứ nhất, mọi người có kiến thức hay trình độ đều được tham dự thảo luận vấn đề
được bàn luận.
Thứ hai, mọi người đều có quyền nhận định, đưa ra quan điểm và ý kiến, cũng như
giải pháp của họ về mọi vấn đề.
Thứ ba, không một cá nhân nào phải chịu đựng sự ép buộc từ bên ngồi khi tham
gia vào khơng gian cơng.
Từ những đặc trưng đã nêu trên, có thể suy ra những đặc điểm của “không gian
công” như sau 22:
Đầu tiên, khơng gian cơng mang tính cơng cộng. Trong khơng gian công vật thể,

các cá nhân được tự do di chuyển, đi lại. Trong không gian công phi vật thể, các cá nhân
có thể tự do bày tỏ quan điểm và thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm.
Hai là, không gian công thu hút nhiều người. Điều này không đồng nghĩa với việc
tất cả người dân đều tham gia thảo luận, mà chỉ có một bộ phận người dân tham gia
trong không gian công.
Ba là, chủ đề được thảo luận ở “không gian công” không bị giới hạn về mặt phạm
vi.
Graham, “What’s Wife Swap got to do with it? Talking politics in the net-based public sphere”, 2009,
link: tham khảo ngày 05/06/2021.
19
“Sự khác biệt giữa các lĩnh vực tư nhân và cơng cộng trong xã hội học là gì?”, Greenlane, link:
tham khảo ngày 03/06/2021
20
Phan Văn Kiền, “Tính đặc thù của không gian công trên báo điện tử Việt Nam”, Academia.edu,link:
tham khảo ngày 02/06/2021.
21 13
, Phan Văn Kiền, “Tính đặc thù của khơng gian cơng trên báo điện tử Việt Nam”, Academia.edu,
link: tham khảo ngày 02/06/2021.
18

6


Bốn là, con người tìm đến khơng gian cơng để thỏa mãn một số nhu cầu của mình.
Năm là, khơng gian cơng mang tính duy lí và phê phán. Do không gian công là
không gian mở, cho phép mọi người tự do chia sẻ quan điểm, nên đơi khi có thể sẽ dẫn
đến mâu thuẫn hoặc xung đột. Tuy nhiên, vẫn có thể hình thành quan điểm và ý kiến
chung nếu có những sự hịa giải.
3. Ưu điểm và nhược điểm của lý thuyết “không gian công”
3.1. Ưu điểm

Theo nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng và ThS. Vũ Thị Minh Thắng
23

, Habermas đưa ra kết luận rằng: người dân, thay vì những mối quan tâm mang tính

cá nhân, đã đưa ra những quan điểm dưới góc nhìn cộng đồng và tập thể, và điều này
đã mở đường cho một nền dân chủ lý tưởng ở các quốc gia. Khơng gian cơng khi đó sẽ
là trung gian giữa nhà nước và xã hội và cho phép kiểm soát dân chủ đối với các hoạt
động của nhà nước. Tuy nhiên, để thực hiện được việc này, thì hồ sơ về các hoạt động
liên quan đến nhà nước và các hành động pháp lý phải được mở và truy cập công khai24.
Không gian công là một môi trường tinh thần, nơi mọi người tham gia vào việc
giải thích thực tế xung quanh họ và các q trình xảy ra ở đó. Những cách giải thích này
có tác động đến tiến trình của các sự kiện và quá trình trong tương lai. Do đó, khơng
gian cơng có nhiệm vụ cập nhật cho mọi người về các sự kiện thế giới và về sự phát
triển của xã hội.25
Ngồi ra, cũng có thể phân biệt các nền dân chủ thật sự với các nền dân chủ “giả”
bằng cách xem sự hiệu quả của không gian công, bằng cách hiển thị cởi mở các vấn đề
trong lĩnh vực đó. Chất lượng của các khơng gian công đã được công nhận như một chỉ
số về hạnh phúc dân chủ của một xã hội. Một xã hội đóng khơng thể có một khơng gian

Nguyễn Thị Thúy Hằng, Vũ Thị Minh Thắng, “Sự hình thành khơng gian cơng ở Việt Nam trước
năm 1945: Nghiên cứu dưới góc độ báo chí học, chính trị học và lịch sử”, link:
tham khảo ngày 06/06/2021
24
Mwengenmer, “Habermas’ Public Sphere”, Bccampus Open Publishing, link:
tham khảo ngày 05/06/2021.
25 26
, “The role of the public sphere in society”, Encyclopedia about Estonia, link:
tham khảo ngày 06/06/2021
23


7


công rộng rãi và hiệu quả. Việc ra quyết định cũng khơng dựa trên lợi ích nhất thời của
các nhóm lợi ích độc đốn, mà dựa trên lợi ích chung của các thành viên trong xã hội.26
3.2. Nhược điểm
Cũng theo nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Thúy Hằng và ThS. Vũ Thị Minh
Thắng, quan điểm của Habermas về không gian công bị nhiều người phê phán. Trái
ngược với quan điểm không gian công không quan tâm tới địa vị của người tham gia,
Nancy Fraser cho rằng không gian công tư sản mang tính thống trị và loại trừ vì nó kì
thị phụ nữ và khơng đề cập đến các tầng lớp thấp hơn trong xã hội, cụ thể, trong lịch sử,
phụ nữ và người da màu gần như không được tham gia thảo luận trong các không gian
công ở Mỹ. Điều này đã lí giải vì sao họ phải đấu tranh cho quyền bầu cử để tham gia
vào chính trị và vì sao những định kiến về giới tính đến giờ vẫn còn tồn tại. Cũng tương
tự như vậy, tại Mỹ, người da màu cũng bị cấm tham gia thảo luận trong các không gian
công. Dù trong xã hội ngày nay, việc phân biệt chủng tộc đã bị hạn chế, nhưng chúng
ta vẫn thấy những hậu quả lâu dài của vấn đề này thể hiện ở số lượng đại diện người da
trắng chiếm đa số trong Quốc hội Mỹ. Do vậy, khơng phải mọi người đều có thể tham
gia khơng gian công.
Bà cũng cho rằng: mạng lưới các câu lạc bộ và hiệp hội - từ thiện, công dân, nghề
nghiệp và văn hóa - thay vì mọi người đều có thể tiếp cận được - thì ngược lại, đó là nơi
mà đàn ông hay giai cấp tư sản khẳng định sự thống trị của mình và ngăn cản các nhóm
khác đưa ra mối quan tâm chính đáng của họ 27.
Nancy cũng cho rằng không gian công làm gia tăng sự bất bình đẳng, những người
tham gia thảo luận sẽ bỏ qua những sự khác biệt khác để thảo luận như thể họ là những
người đồng cấp về tầng lớp xã hội và kinh tế, và điều này thường mang lại lợi ích nhóm
trong xã hội và gây bất lợi cho các tầng lớp dưới.
Fraser cũng phê bình sự phân biệt riêng tư và công khai. Khái niệm “vấn đề được
mọi người quan tâm” (common concern) vẫn chưa rõ ràng, ví dụ vấn đề bạo lực gia đình

trước đây được coi là riêng tư, đến nay trở thành một vấn đề gây tranh cãi trong cộng

27

Fraser, Nancy, "Rethinking the Public Sphere: A Contribution to the Critique of Actually Existing
Democracy", Cambridge Mass.: MIT press, 1992, pp. 109–142.

8


đồng, xã hội. Oskar Negt, Alexander Kluge đòi hỏi Habermas phải bổ sung thêm các
khái niệm không gian công vô sản, không gian công về sản xuất... 28

NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA LÝ THUYẾT KHƠNG GIAN CƠNG

III.

TRONG BÁO CHÍ, TRUYỀN THƠNG
Các yếu tố ảnh hưởng tới mối liên hệ giữa không gian cơng và báo chí, truyền

1.
thơng

Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, xu hướng nhất quán nhất trong hai thập
kỷ qua là sự kiểm sốt của chính phủ chuyển sang quyền sở hữu cá nhân và quyền kiểm
sốt truyền thơng. Hầu hết cơng dân các nước, bao gồm Liên Xô cũ, Trung Quốc và
phần lớn Châu Phi, Châu Á kể cả một số quốc gia dân chủ như Ấn Độ, dù ở bất kỳ mức
độ nào, chỉ tiếp xúc với thơng tin mà chính phủ của họ muốn họ tiếp xúc. Ở nhiều quốc
gia, đặc biệt là ở Mỹ Latin, chính phủ thực hiện kiểm sốt truyền thông không thông
qua chủ sở hữu mà thông qua uỷ nhiệm, đặc biệt là nơi các phương tiện truyền thông bị

kiểm sốt một phần bởi lợi ích tư nhân liên quan chặt chẽ với chính phủ hoặc giới quý
tộc. Sự sụp đổ của bức tường Berlin vào năm 1989 và những thay đổi chính trị lớn đã
ảnh hưởng tới phần lớn thế giới, dẫn đến sự chuyển đổi của phương tiện truyền thơng ở
hầu hết các quốc gia. Có bốn lý do chính liên quan và củng cố cho nhau rằng tại sao các
chính phủ quyết định tự do hóa truyền thơng nói chung và phát sóng - một cơng cụ quan
trọng dưới sự kiểm sốt của chính trị - nói riêng:
Đầu tiên là chính trị, khi các nền chính phủ mới bị cuốn vào quyền lực sau khi kết
thúc chiến tranh lạnh, theo sau đó là sự sụp đổ của một Đảng và một làn sóng bầu cử
dân chủ. Các chính phủ mới được bầu, cam kết xây chính phủ dân chủ cởi mở hơn, rõ
ràng hơn với các phương tiện truyền thông.
Thứ hai là sự phổ biến của các cơng nghệ truyền thơng mới, bản thân nó có 2 hậu
quả chính. Đầu tiên là Internet và các cơng nghệ mới khác làm cho việc kiểm sốt thơng
tin và khơng gian cơng trở nên khó khăn hơn nhiều, do đó việc kiểm sốt các phương
tiện truyền thơng khác trở nên ít đáng giá hơn.Tiếp đó là sự phát triển kinh tế ngày càng
được xem là phụ thuộc vào việc tiếp cận với cơng nghệ mới. Tự do hố các phương tiện

Nguyễn Thị Thúy Hằng, Vũ Thị Minh Thắng, “Sự hình thành khơng gian cơng ở Việt Nam trước
năm 1945: Nghiên cứu dưới góc độ báo chí học, chính trị học và lịch sử”, link:
tham khảo ngày 06/06/2021.
28

9


truyền thơng đi đơi với tự do hố rộng rãi hơn của truyền thông, điều này dựa trên một
giả định rằng tự do hố cơng nghệ thơng tin và truyền thông là điều cần thiết để các nền
kinh tế thị trường hoạt động hiệu quả hơn.
Thứ ba là toàn cầu hoá và sức ép ngày càng tăng của kinh tế lên các thị trường mở,
đi kèm là xu hướng tiếp cận thông tin tự do hơn.
Cuối cùng là áp lực đang gia tăng từ các nhà tài trợ đối với các quốc gia phát triển

để tự do hố truyền thơng như một phần của xu hướng chung cho thị trường mở và tự
do hố các ngành cơng nghiệp, đồng thời như một nỗ lực để đầu tư vào sự cai trị tốt
hơn, minh bạch, dân chủ và nhân quyền.29

2.

Những tác động của truyền thơng và báo chí lên khơng gian công qua từng

thời kỳ30
Ban đầu, Habermas đề cập rằng không gian cơng là sự cân bằng giữa chính quyền,
doanh nghiệp, gia đình và cá nhân. Tuy nhiên, với sự mở rộng và phát triển của chủ
nghĩa tư bản nói chung và xã hội nói riêng, khơng gian cơng đã bị thu hẹp lại, thay vào
đó là quyền lực lớn hơn dưới sự kiểm soát cũng như quyền lãnh đạo của chính phủ và
truyền thơng.
Thứ nhất, khơng gian cơng và báo chí.
Từ khi truyền thơng xuất hiện, nó đã dẫn tới sự thu hẹp, thậm chí tệ hơn là sự suy
sụp của không gian công. Habermas trong cuốn “The Structural Transformation of the
Public Sphere” (1962) đã đề cập rằng sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản đã làm tăng tầm
kiểm sốt và sức mạnh của truyền thơng - phương tiện cung cấp, chia sẻ và lan rộng các
thông tin, những quan sát và quan điểm lúc này đã bắt đầu có tầm ảnh hưởng và điều
khiển nó.
Khơng gian cơng đã có từ rất lâu trước khi báo chí xuất hiện. Như Habermas đề
cập, đặc điểm nổi bật của không gian công tư sản là những ý kiến và ý tưởng được chia
sẻ mà không bị ảnh hưởng hay bị kiểm sốt bởi bất kì cơ quan hay thực thể có thẩm

James Deane, chương 10: “Media, democracy and the public sphere” trích trong Media & Glocal
Change: Rethinking Communication for Development, biên soạn bởi Oscar Hermer & Thomas Tufte
30
Theo James Deane, chương 10: “Media, democracy and the public sphere” trích trong Media &
Glocal Change: Rethinking Communication for Development, biên soạn bởi Oscar Hermer & Thomas

Tufte, tr.179, 180, 181.
29

10


quyền nào. Sau khi thời đại của báo chí lên ngơi, Habermas chỉ ra rằng báo chí thuộc
chủ nghĩa tự do và tương đồng với không gian công tư sản – thứ đã tồn tại rất lâu trước
khi báo chí tự do bắt đầu. Báo chí đã đóng một phần vơ cùng quan trọng trong thời kì
đầu mà Habermas định nghĩa là “một thể chế chung tự hoạt động, hiệu quả trên tư cách
là một cơng cụ để hồ giải cũng như khuếch đại những cuộc thảo luận trong công
cộng”.31
Báo chí tự do, như cách mà Habermas đặt tên, khơng nói lên ý kiến của chính phủ
hay chỉ là một sản phẩm tiêu dùng mang tính thương mại; mà là một diễn đàn cho giao
tiếp, thảo luận và phản biện, nơi mà những ý kiến cá nhân phát triển thành ý kiến cộng
đồng. Tuy vậy, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và sự tập trung của báo chí đổ
dồn vào việc kiếm lợi nhuận từ quảng cáo thay vì mục đích chính là cung cấp thơng tin
chính xác, không gian công tư sản đã bị thu hẹp và thậm chí là sụp đổ. Do vậy, khơng
gian cơng dần bị biến chất vì thương mại hóa, tạo ra các diễn ngơn bị chi phối vì mục
đích quảng cáo thu lợi nhuận. Nó định hướng thương mại là chính, định hướng chính trị
là thứ yếu.
Thứ hai, khơng gian cơng, phát thanh và vơ tuyến.
Sau sự thương mại hố hồn tồn của báo chí, việc phát minh ra Radio vào đầu
thế kỷ XX đã đem tới một niềm hy vọng cho sự phục hưng của không gian công tư sản
về thời kì đầu của nó. Phát thanh, đặc biệt là BBC trong những ngày đầu đã đem lại ấn
tượng rằng có thể phục hồi được khơng gian cơng tư sản, nơi các thính giả tìm đến để
nghe về những vấn đề trong cộng đồng và xã hội. Tuy nhiên, ấn tượng đó khơng kéo
dài lâu khi cộng đồng bắt đầu chú ý tới sự chênh lệch giữa ý kiến thật sự của cộng đồng
và cái được gọi là “ý kiến cộng đồng” trên các phương tiện phát thanh.
Đã có rất nhiều cáo buộc và chỉ trích lên những tổ chức phát thanh cho rằng phát

thanh đang làm thay đổi quan điểm của cơng chúng thay vì đóng vai trị là một người
dẫn dắt. Phát thanh cũng nên làm việc có trách nhiệm và phản ánh ý kiến thực sự của
công chúng bởi mục đích thực sự của phát thanh là phục vụ cho cộng đồng. Do đó, rõ
ràng là các đài phát thanh rất ít quan tâm đến việc đưa khơng gian cơng trở lại mà thay
vào đó là thay đổi nó. Vì phương thức giao tiếp giữa đài phát thanh và công chúng là

31

Habermas, The Public Sphere: An Encyclopedia Article, 1964.

11


“một đến nhiều” (một phương tiện và một bài phát thanh có thể truyền thơng tin tới
nhiều người cùng lúc), vậy nên khi con người tiếp cận đến phát thanh, họ chỉ là những
người nghe thụ động. Cơ sở ban đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của không gian cơng là
sự tham gia tích cực, có tương tác của công chúng trên một nền tảng chung. Nhưng, khi
sự chủ động khi tiếp cận với thông tin đã thay đổi thành đơn thuần chỉ là lắng nghe thụ
động thì khơng gian cơng thậm chí cịn sụp đổ nhiều hơn. Việc phát minh ra vô tuyến
chỉ biến đổi người nghe thụ động thành một người xem thụ động. Đây là một phương
thức khác của mơ hình truyền tải “một đến nhiều” được kiểm sốt bởi các ơng trùm
truyền thơng hoặc nhà nước. Ouellete đã mơ tả trong nghiên cứu của mình rằng, thế hệ
đầu của truyền hình Mỹ ảnh hưởng đến công chúng khi tin rằng để trở thành một công
dân tốt, một cá nhân phải chấp nhận “trật tự thẩm mỹ được điều chỉnh bởi một cơ quan
có thẩm quyền cao hơn”. Vì vậy, mơ hình khơng gian cơng này thay vì tự do, lại bị kiểm
sốt và do đó làm xoay chuyển tính thẩm mỹ của khơng gian cơng truyền thống.
Thứ ba, Internet, mạng xã hội và không gian công
Internet là phát minh mở ra cánh cửa cho công chúng tham gia một cách chủ động
khi chỉ cần một phương tiện để kết nối với bất kỳ ai và mọi người đều có thể truy cập
Internet. Mặc dù Habermas cho rằng sự phát triển công nghệ trong lĩnh vực thông tin,

giao tiếp và truyền thông đã dẫn đến sự suy giảm của khơng gian cơng nhưng Internet
có sức mạnh và tiềm năng để chứng minh điều ngược lại. Lần đầu tiên cơng chúng có
quyền truy cập vào một phương tiện truyền thông không phải là “một đến nhiều” mà là
“nhiều đến nhiều” (nhiều phương tiện và nhiều nền tảng truyền thông tin đến cho nhiều
người). Mạng xã hội là sự đổi mới đã mở ra những chân trời mới liên quan đến sự tương
tác và giao tiếp. Khái niệm cho rằng các trang mạng xã hội nếu chỉ đơn thuần là mạng
xã hội thì chưa đủ vì các trang mạng như Facebook và Twitter chỉ là một phần của mạng
xã hội. Các trang khác cũng được coi là một phần của mạng xã hội như:
• Các trang web chia sẻ nội dung sáng tạo như trang web chia sẻ video (YouTube),
trang web chia sẻ ảnh (Flickr), trang web chia sẻ âm nhạc (Soundcloud)…
• Trang web làm việc cho doanh nghiệp (LinkedIn)
• Trang chia sẻ tài liệu mở (Wikipedia)
• Podcast
• Chia sẻ nội dung giáo dục (MITOpenCourseWare, MERLOT)

12


• Trang web blog (Tumblr, WordPress, Blogger)
Tất cả những điều này kết hợp tạo thành những gì chúng ta đang gọi là mạng xã
hội, hay còn được gọi là Web 2.0. Thông qua các trang web trên mạng xã hội này, mọi
người có thể truy cập vào nguồn thơng tin khơng giới hạn và các tính năng phong phú.
Sự xuất hiện của mạng xã hội đã đem đến một khía cạnh khác cho truyền thơng đại
chúng, về bản chất nó rất khác biệt so với các phương tiện truyền thông chính thống.
Đây thật sự là phương tiện truyền thơng gần nhất với khơng gian cơng tư sản vì các
ngun tắc cơ bản vẫn được giữ vững. Mạng xã hội cung cấp một nền tảng để mọi người
có thể chủ động tham gia diễn thuyết và tranh luận dựa trên các quan điểm cá nhân.
Tuy vậy, mạng xã hội cũng chỉ là một khơng gian ảo. Nó cho phép các cuộc hội
thoại có thể ẩn danh. Từ đó, trao quyền cho các cá nhân có thể cơng kích nhau, dư luận
được trao quyền khơng bị ngăn chặn. Suy cho cùng, nó cũng chỉ là một loại công cụ và

các cá nhân, người tham gia vào không gian công mới là mấu chốt khiến chúng ta có
thể khai thác tiềm năng của không gian này.32
Thứ tư, sự tương tác mới của truyền thông là hệ quả lớn nhất của công nghệ mới.
Năm 1926, Bertolt Brecht – biên kịch và tác giả người Đức viết: “Radio sẽ là thiết
bị liên lạc ổn nhất trong đời sống, với mạng lưới dày đặc và to lớn. Điều đó có nghĩa là,
nếu nó biết làm cách nào để tiếp nhận và truyền tải thông tin, để một người có thể nghe,
phản hồi thay vì chỉ thụ động, tiếp nhận thông tin một chiều. Radio sẽ bước ra khỏi lĩnh
vực và được ví như là kinh doanh cung ứng trong đó người nghe là nhà cung cấp”.
Những năm 1990 đã chứng kiến sự khởi sắc của kỷ nguyên Radio mới, thời đại
mà Radio bắt đầu coi người nghe của mình như những nhà cung cấp, với sự phát triển
mạnh mẽ không chỉ của hàng trăm đài phát thanh mà cịn nhiều loại hình khác đã tạo
nên một kỷ nguyên tương tác mới cho việc phát thanh. Đối với nhiều người, Radio vẫn
còn là phương tiện liên lạc quan trọng nhất hiện có về khả năng tiếp cận và phạm vi tiếp
cận. Trong những năm 1990, sự tự do hóa của Radio đã đánh thức nhu cầu tranh luận
và thảo luận của cơng chúng đã được kìm nén bấy lâu nay. Nó đã giải phóng năng lượng
bị dồn nén kể trong hầu hết tất cả mọi người, ở tất cả mọi nơi. Sau đó thơng qua sự cam

Ugyal T Lama Yolmo, “Social Media: The New Public Sphere”, Academia.edu, link:
tham khảo ngày
6/6/2021.
32

13


kết của hàng ngàn tổ chức (như AMARC, Hiệp hội Broadcaste thế giới), các cá nhân và
sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà tài trợ, Radio đã trở nên ngày càng hưng thịnh.
Từ Kenya đến Nepal, Uganda đến Sri Lanka và hàng loạt các nước trên thế giới
khác, talk-shows – chương trình phát thanh mà một nhóm người ngồi lại với nhau để
thảo luận một số chủ đề được đưa ra đã trở thành chương trình phổ biến nhất. Chủ đề

bao hàm mọi thứ từ giải trí đến chính trị, từ các hành động tử tế đến các căn bệnh như
HIV/AIDS, đơi khi talk-shows cịn được sánh ngang với báo chí vì sự khai thác và lan
truyền thơng tin của nó. Thậm chí là ở những quốc gia nơi mà sự tự do bị kìm hãm hoặc
thậm chí là khơng có, cũng đã xuất hiện một vài chương trình trị chuyện như một chất
xúc tác làm thay đổi xã hội. Lấy Trung Quốc làm một ví dụ, Xin Ran (2003) – một nhà
báo đài nổi tiếng, đã xuất bản một Radio Talk-show chủ yếu được tạo nên từ đóng góp
của phụ nữ khắp nơi trên thế giới. Từ đó, nó trở thành Talk-show bán chạy nhất thế giới
với tựa đề “Words on the Night Breeze” vì lần đầu tiên cơng chúng được cảm nhận,
thấu hiểu sự kinh hồng nếu bị phân biệt đối xử và sự lạm dụng bị che dấu. Ở Uganda,
các trạm phát thanh thường xuyên tổ chức Ekimeeza-cuộc thi tranh luận công khai về
các vấn đề nóng bỏng gần thời điểm đó thu hút được khoảng 400 người. Xã hội đã được
hưởng quyền tiếp cận chưa từng có đối với sóng phát thanh từ các nhà sản xuất Radio.
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã chứng kiến những thay đổi xã hội to lớn, chưa từng
có và cực kỳ phức tạp trên thế giới. Phần lớn trong số đó được định hình bởi môi trường
truyền thông và lĩnh vực tương tác mới này.
Những cuộc tranh luận, thảo luận, nêu quan điểm được xảy ra với nhiều lý do ở
nhiều phương tiện truyền thông khác nhau. Nó xảy ra chỉ bởi ban đầu nó phổ biến, thu
hút nhiều khán giả. Thêm vào đó, bản thân những người dẫn chương trình trị chuyện
trên đài phát thanh cũng đã trở thành những nhân vật nổi tiếng và chứng tỏ khả năng
lãnh đạo thực sự trong việc dẫn các vấn đề được cơng chúng quan tâm. Tình trạng này
đang xảy ra bởi nhiều quốc gia trong số này, vì nhiều lý do nên khơng thể có hoặc thiếu
không gian để thảo luận, tranh luận công khai.
Habermas ban đầu lập luận rằng, không gian công độc lập với sự trị vì của chính
phủ, được thành lập từ một không gian được chạm khắc trong các quán cà phê của thời
kỳ khai sáng Châu Âu. Cuộc cách mạng phát thanh ở những nước đang phát triển có thể
được coi là một hiện tượng tương tự, nơi các cuộc tranh luận công khai về đài phát thanh

14



kết nối với hàng tỷ cuộc trị chuyện khơng chính thống được cho phép bởi công nghệ
mới và Internet. Thông tin và truyền thơng đã trở nên khơng kiểm sốt và ở nhiều quốc
gia, nơi mà thông tin từng chịu sự kiểm sốt tuyệt đối của chính phủ, đã chứng kiến
cuộc tranh luận cơng khai chưa từng có và sự xuất hiện của một vài loại hình khơng
gian cơng mới. Đặc biệt các khơng gian mới đã được hình thành này khơng phụ thuộc
vào chính phủ.
Sự lan rộng của hình thức chính phủ dân chủ, sự tự do hóa của hệ thống phương
tiện truyền thơng, sự gia tăng nhanh chóng về sự phổ biến cũng như tính tương tác của
các phương tiện truyền thông đã cho thấy sự mở rộng đáng kể phạm vi công cộng cho
phần lớn nhân loại.

3.

Lý thuyết không gian công và mạng xã hội
Từ những lập luận trên cho thấy, tầm ảnh hưởng của truyền thông và báo chí lên

khơng gian cơng là vơ cùng rộng. Do vậy, để đi sâu vào chi tiết, nhóm thực hiện xin
được lấy mạng xã hội với tư cách là một khơng gian cơng mới làm một trường hợp phân
tích cụ thể.
3.1.

Mạng xã hội – một không gian công mới?
Liệu mạng xã hội có trở thành một khơng gian cơng hay không? Đây vẫn là một

vấn đề gây tranh cãi trong những năm gần đây. Vì các cá nhân có thể dễ dàng truy cập
vào mạng xã hội và có thể thảo luận nhiều vấn đề trong không gian này. Khái niệm về
không gian công, được phát triển bởi Habermas, lần đầu tiên nổi lên như một “công
chúng tư sản” thông qua việc chia sẻ ý kiến trong các quán cà phê và nơi công cộng.
Trong những năm thế kỷ 19, các quán cà phê, quán rượu đều là những nơi tụ tập. Những
nơi này có một lượng khách hàng cố định và liên tục ghé tới. Các cá nhân với những ý

tưởng khác nhau có thể gặp nhau trong những nơi này. Ở đây, những điều về giao tiếp
cơ bản đã được đặt ra. Khi các tài liệu in và viết bắt đầu phát triển trong thời kỳ này,
người dân tụ tập ở những nơi này và cùng nhau thảo luận, nhận xét về chúng. Không
gian công là một phạm vi trung gian liên kết các không gian tự trị (hệ thống nhà nước,
lĩnh vực kinh tế, xã hội dân sự) và cho phép cơng dân có quyền tham gia vào định nghĩa
lợi ích chung. Theo Habermas, khơng gian cơng chính trị “khơng thể được coi là một
cơ quan, cũng khơng phải là một tổ chức [...] Nó khơng tạo thành một hệ thống; tồn tại

15


một số ranh giới bên trong nhưng đặc trưng bởi quan điểm cởi mở, dễ hiểu và linh hoạt
với bên ngồi”. Khi nói đến Hannah Arendt, người có một số quyết định rất quan trọng
trong không gian công, cô cho rằng công chúng không phải là một hiện tượng trừu tượng
hay biểu tượng, mà là một hình thức hành động cụ thể. Trên thực tế, không gian công
không phải là một khái niệm lý thuyết mà là một không gian thực sự với lời nói và hành
động.
Vậy câu trả lời cho câu hỏi liệu mạng xã hội có trở thành khơng gian cơng mới
hay khơng là gì?
Theo những điều kiện tiên quyết để xuất hiện không gian công, những đặc trưng
và đặc điểm của không gian công đã nêu trong phần II, có thể khẳng định mạng xã hội
có thể được coi là không gian công mới. Mạng xã hội đang trở thành một nơi mà các cá
nhân có thể tự do bàn luận về các vấn đề chính trị và là nơi các cá nhân đang mù quáng
ủng hộ quan điểm của các “thủ lĩnh ý kiến” (Key Opinion Leaders). Sự tồn tại của các
nhóm ủng hộ một ý kiến của một thủ lĩnh khiến các cá nhân cảm thấy mạnh mẽ hơn về
mặt tâm lý bởi một nhóm thì ln có tầm ảnh hưởng mạnh hơn nhiều so với chỉ một cá
nhân. Do đó, các “thủ lĩnh ý kiến” đang được theo dõi bởi nhiều người hơn và nhận
được nhiều “likes” và “retweets” hơn. Với sự tương đồng, các cá nhân có lẽ đang tạo ra
khơng phải là không gian công mà là một dạng đặc thù của không gian công – một lĩnh
vực ảo (Virtual sphere). Bằng cách này, mạng xã hội, thường bị chi phối bởi các nhóm

và cộng đồng, vươn ra thành một nơi mà các cá nhân tự do chia sẻ suy nghĩ của họ. Nói
tóm lại, “ở đó, cơng chúng tham gia vào các quá trình thảo luận xã hội và dưới sự hướng
dẫn của các “thủ lĩnh ý kiến”.33 Và theo những điều kiện tiên quyết để xuất hiện không
gian công, những đặc trưng và đặc điểm của không gian công đã nêu trong phần II, có
thể khẳng định mạng xã hội có thể được coi là khơng gian cơng mới.34
3.2.

Sự khác nhau giữa các không gian công trên nền tảng Facebook:35

Phan Văn Kiền, “Tính đặc thù của “khơng gian cơng” trên báo điện tử”, Academia.edu, link:
tham khảo ngày 6/6/2021,
34
Feya Unlu Dalayli, “Is Social Media a public sphere in Today’s Society? Example of Social
Movements on Twitter”, Academia.edu, link:
/>tham khảo ngày 6/6/2021.
33

Jeff Swift, “Liking the Public Sphere: Political Discussion in Facebook Comments”, link:
tham khảo ngày: 06/06/2021.
35

16


Để phân tích khơng gian cơng mạng xã hội, cụ thể ở đây là Facebook, 3 bài viết ở
các trang Facebook1 đã được đưa vào để phân tích: Daily Caller, Daily Kos và Politico.
Việc nghiên cứu các trang Facebook này để có thể đưa ra kết luận về các khơng gian
cơng được hình thành ở Facebook, tập trung vào việc so sánh hành vi của các không
gian công khác nhau. Để làm được điều này, thì việc lựa chọn 3 trang trên là hợp lý vì
mỗi trang đều thu hút lượng lớn người theo dõi, danh tính rõ ràng trong lĩnh vực chính

trị. Cả ba trang đều yêu cầu một cá nhân phải là thành viên của trang để nhận xét. Do
yêu cầu này, các cá nhân nhận xét trên trang của tổ chức nói chung cũng sẽ tơn trọng tổ
chức đủ để được liên kết với họ theo cách mà bạn bè của họ có thể nhìn thấy.
Cuộc nghiên cứu đã so sánh chất lượng và số lượng của các cuộc đối thoại qua lại
và kể cả sự bất đồng giữa những người tranh luận. Cuộc nghiên cứu nhằm tìm ra sự
khác biệt giữa các lập trường tư tưởng, mức độ sâu rộng, lịch sự của nhận xét trong một
không gian công. Và chủ đề được đăng lên 3 trang là một bài viết với chủ đề liên quan
đến chính trị, đang được rất nhiều người quan tâm, theo dõi.
3.2.1. Phân tích số liệu
Trong q trình phân tích và thống kê, các bài đăng có trung bình 32 lượt bình
luận (Daily Kos: 35; Politico: 34; Daily Caller: 27) nhưng lượt like thì có sự chênh lệch
khá nhiều ở mỗi bài đăng (Daily Kos: 54; Politico: 27; Daily Caller: 105). Số lượng like
trung bình ở mỗi bài đăng là 62; nói cách khác, trung bình cứ 62 người nhấn like mỗi
câu chuyện cho thấy mức độ ủng hộ đối với mỗi câu chuyện được đăng tải. Sẽ khơng
có gì ngạc nhiên nếu thấy số lượng like trên bài đăng lớn hơn số lượng bình luận. Mặc
dù một vài cá nhân sẽ không nhấn like một bài đăng nếu họ cảm thấy nó khơng cùng
quan điểm với họ, thay vào đó, họ sẽ để lại comment.

17


Thêm vào đó, tỷ lệ của lượt like bài đăng so với bình luận là 2.08. Tức, số lượng
thích bài đăng nhiều hơn số bình luận là khoảng 2 lần. Sự thú vị nằm ở sự khác biệt của
những người theo dõi ở các trang. Người theo dõi Daily Caller sẵn sàng nhấn nút like
hơn khoảng 4 lần so với người theo dõi Politico. Trong khi những người like bài đăng
của Politico sẵn sàng tham gia vào việc bình luận hơn là việc đơn thuần nhấn like.
Cư dân mạng cũng có khả năng bày tỏ cảm xúc với các nhận xét dưới mỗi bài
đăng. Lượt thích bình luận ở bài đăng của ba trang theo biểu đồ sau:

Điều này cũng cho thấy rằng sự tương tác của khán giả của trang nào nhiều hơn.

Nó có nghĩa là người nhận xét và người like nhận xét sẽ đọc kỹ và quay lại để đọc.
Trong cả hai trường hợp, khán giả của Daily Caller ít tham gia hơn nhiều so với khán
giả của Politico hoặc Daily Kos. Rõ ràng là ba không gian công khác nhau, tất cả đều
sử dụng nền tảng Facebook để tranh luận nhưng cũng đã có sự khác biệt.

18


Một trong những câu hỏi chính mà nghiên cứu này tìm kiếm câu trả lời là liệu đối
thoại và tranh luận có diễn ra khác nhau trong các khơng gian cơng khác nhau hay
khơng? Và kết quả chỉ ra đó là: có một sự khác biệt đáng kể.
Trên bài đăng của Daily
Kos, 26% bình luận phản hồi
với một bình luận khác, trong
khi tỷ lệ này lần lượt là 12%
và 11% trên Politico và Daily
Caller (xem biểu đồ 3). Thực
tế số liệu 26% không phải là
lớn nhưng khi so sánh với 2
trang còn lại, đây là số liệu
vượt trội hơn hẳn. Điều này có thể cho thấy rằng người theo dõi Daily Kos coi trọng sự
tương tác dưới những bình luận so với 2 trang còn lại. Sự khác biệt này thậm chí cịn
bộc lộ rõ ràng hơn khi các tỉ lệ này được so sánh với tỉ lệ lượt like trên mỗi nhận xét của
mỗi trang web (biểu đồ 4) và lượt thích phản hồi so sánh với lượt thích nhận xét (biểu
đồ 5)

Cuối cùng, trong số 96 bình luận, 9 bình luận có bao gồm liên kết (3 từ Politico, 6
từ Daily Kos, 5 trong số đó là liên kết spam) và chỉ 3 (tất cả từ Daily Kos) là thô lỗ hoặc

19



thiếu văn minh. Điều này cho thấy những người theo dõi Daily Kos có những người
theo dõi khơng văn minh, quảng bá trơ trẽn những thứ không liên quan tới chủ đề bình
luận.
3.2.2. Nhận xét
Nhìn chung, những dữ liệu được phân tích trên đã cho thấy một vài xu hướng thú
vị trong các cuộc thảo luận chính trị đang diễn ra ở không gian công. Một tỷ lệ rất nhỏ
các thành viên thực sự bình luận và trong số những người đã bình luận, rất ít quay lại
để đưa ra nhiều nhận xét. Mặc dù thực tế là chỉ đưa ra 3 bài đăng từ 3 trang khác nhau,
và mỗi bài đăng chỉ có khoảng 30 bình luận nhưng cũng có thể rút ra được những xu
hướng thú vị ở các khơng gian cơng khác nhau trên nền tảng Facebook.
Có thể nói, những người theo dõi Daily Caller có xu hướng like bài đăng với tỷ lệ
cao hơn nhiều so với việc họ tương tác với nó thơng qua bình luận. Bình luận ở Daily
Caller trung bình ngắn hơn so với bình luận của 2 trang cịn lại, cho thấy rằng họ quan
tâm đến những cách diễn đạt đồng ý hoặc không đồng ý, ngắn gọn hơn là những tuyên
bố dài dịng. Do đó, trang Facebook của Daily Caller có thể được đặc trưng bởi những
người bình luận ủng hộ hơn, dân sự hơn, ít tham gia hơn và đơn giản hơn.
Đối lập với Daily Caller, Daily Kos đại diện cho một cộng đồng hơn là với mỗi
cá nhân. Với các cá nhân bình luận trực tiếp với nhau, quay trở lại tương tác với các
bài đăng tiếp theo và thậm chí đơi khi trở nên thiếu văn minh trong các cuộc thảo luận
của họ. Những người bình luận Daily Kos thường thích suy nghĩ của những người bình
luận khác nhất và có nhiều khả năng sẽ tán thành những bình luận có liên quan trực
tiếp với những người bình luận khác. Do đó, trang Facebook của Daily Ko có thể được
đặc trưng bởi những người bình luận tham gia nhiều hơn, tán thành nhiều hơn việc
tham gia trực tiếp, ít dân sự hơn và kỹ lưỡng hơn, dài dòng hơn.
Chung quy lại, Politico có đặc điểm là nằm giữa 2 trang trên, cả về mặt ý thức hệ
và thực tế trên Facebook. Người theo dõi Politco like và bình luận với tỷ lệ cao hơn
các trang khác, cho thấy khán giả thích của Politico tương tác nhiều hơn so với khán
giả của 2 trang còn lại. Politico đã đăng 3 trong số 4 liên kết có liên quan, cho thấy

rằng họ sẵn sàng sao lưu bài bình luận của mình với các nguồn bên ngồi hơn, mặc dù
thói quen đó khơng phổ biến lắm ngay cả với độc giả của Politico. Những độc giả này
cũng cho thấy tương đối ít mong muốn tương tác với nhau, so với các trang khác, thay

20


vào đó họ thích bình luận trực tiếp về bài báo. Trang Facebook của Politico có thể
được đặc trưng bởi những người bình luận ủng hộ nhiều nhất, dân sự hơn, sẵn sàng
cung cấp nghiên cứu dự phịng hơn, ít tham gia hơn và vừa phải.
3.2.3. Kết luận
Tóm lại, các cuộc thảo luận chính trị trên mạng xã hội - một khơng gian cơng
mới nói chung và Facebook nói riêng có thể hiệu quả ở chỗ chúng dân sự, hợp lý và
đúng chủ đề. Thực sự có rất nhiều bình luận đáp ứng cả ba đặc điểm này và những
bình luận này được tìm thấy trong mỗi bài đăng. Sự phân tích trên này rất hứa hẹn cho
những người tin tưởng trong lĩnh vực cơng cộng trực tuyến, nhưng nó cũng cho thấy
sự cần thiết phải nghiên cứu kỹ lưỡng hơn. Cụ thể, đó là điều gì khiến một chuỗi bình
luận trở thành những câu chuyện phiếm khơng hiệu quả - thiếu văn minh, vơ lý, lạc
đề? Mặt khác, có các chỉ số dự đoán khi nào một cuộc thảo luận sẽ có hiệu quả khơng?
Có lẽ, việc biến một không gian công trên mạng xã hội trở thành một nơi văn minh,
đúng chủ đề sẽ phải dựa phần lớn vào chúng ta, ý thức của cư dân mạng.

IV.

TỔNG KẾT
Có thể thấy, lý thuyết không gian công và truyền thông, báo chí có liên quan mật

thiết với nhau. Do đó, nghiên cứu lý thuyết không gian công là công việc vô cùng cần
thiết đối với những người đang học tập, cơng tác trong lĩnh vực truyền thơng và báo chí.
Tuy nhiên, hiện nay, số cơng trình nghiên cứu về khơng gian cơng trong báo chí, truyền

thơng tại Việt Nam cịn chưa nhiều, trong khi đó, cả truyền thơng và báo chí đang ngày
càng bị nhiều quyền lực chi phối, gây ra những ảnh hưởng khơng nhỏ đến xã hội.
Chính vì vậy, nhóm thực hiện hy vọng rằng, trong tương lai, sẽ có thêm những
nghiên cứu về lý thuyết khơng gian cơng để từ đó ứng dụng nó vào việc phát triển báo
chí, truyền thơng của nước nhà, tạo ra nhiều hơn nữa những không gian thảo luận tự do
và lành mạnh cho tất cả mọi người.

- Hết -

21



×