Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

ĐẠI CƯƠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG: LÝ THUYẾT THIẾT LẬP CHƯƠNG TRÌNH NGHỊ SỰ (AGENDA SETTING)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1005.45 KB, 31 trang )

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
-------------*------------

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐẠI CƯƠNG TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

LÝ THUYẾT THIẾT LẬP CHƯƠNG TRÌNH
NGHỊ SỰ (AGENDA SETTING)
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Văn Kiền
Nhóm sinh viên thực hiện:
Hồng Minh Anh

TT47A1-0536

Trần Thị Ngọc Anh

TT47C1-0467

Nguyễn Thị Thùy Dương

TT47A1-0544

Tăng Lê Nhã Hân

TT47A1-0551

Hà Nội, tháng 6 năm 2021


LỜI NÓI ĐẦU



3

NỘI DUNG
4
I. Lịch sử nghiên cứu và khái niệm của Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự: 4
1. Những nghiên cứu ban đầu và sự ra đời:
4
2. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting Theory):
5
II. Nội dung, đặc điểm chính của Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự:
7
1. Mơ hình khái niệm:
7
2. Giả thiết về Thiết lập chương trình nghị sự và hai cấp độ:
9
3. Cơ sở của lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự:
11
4. Hệ quả của lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự:
12
III. Phân tích về thuyết thiết lập chương trình nghị sự trong thực tiễn truyền thơng
tại Việt Nam và thế giới:
16
1. Ảnh hưởng của truyền thông quốc tế và trong nước đến bầu cử ở Mỹ và Việt
Nam:
16
1.1. “Việt Nam có được bầu cử khơng?!”
16
1.2. Ảnh hưởng của truyền thông Việt Nam lên sự thay đổi trong thái độ của
người dân với 2 lần đề cử tổng thống của tỷ phú Donald Trump:

18
1.3. Nhánh hành pháp thứ tư ở Mỹ: Sự chi phối của các tập đoàn truyền
thơng Hoa Kỳ đối với đời sống chính trị và bầu cử:
23
2. Thái độ và chiến lược truyền thông của Mỹ và phương Tây đối với những
nước không thuộc khối Tư bản Chủ nghĩa:
27
2.1. Chiến tranh Việt Nam: Đâu mới là sự thật?
27
2.2. Tên lửa Trung Quốc và Hoa Kỳ: Cùng một hiện tượng nhưng hai cái
tên:
28
3. Lối đi nào cho người sử dụng các dịch vụ truyền thông?
30
KẾT LUẬN

2

31


LỜI NĨI ĐẦU
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting theory) là lý thuyết
truyền thơng có tầm ảnh hưởng quan trọng đến các nhân tố của truyền thông từ các cơ
quan truyền thông đến công chúng và cả những nhà hoạch định chính sách. Đặc biệt,
trong bối cảnh ngày nay khi Internet có mặt ở khắp mọi nơi, mạng xã hội trở thành một
phần thiết yếu trong cuộc sống của cả những người trẻ và người già, lý thuyết thiết lập
chương trình nghị sự lại càng được vận dụng dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
Do vậy, trong tiểu luận này, từ việc nghiên cứu các lý luận về thuyết thiết lập chương
trình nghị sự, chúng em sẽ phân tích sự chi phối và tác động của truyền thông quốc tế

và Việt Nam trong một số trường hợp tiêu biểu khác nhau nhằm chỉ rõ hiệu quả đa dạng
của thuyết thiết lập chương trình nghị sự. Cụ thể, bài tiểu luận sẽ có 3 phần chính:
I. Lịch sử nghiên cứu và khái niệm của Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự
II. Nội dung, đặc điểm chính của Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự
III. Phân tích về thuyết thiết lập chương trình nghị sự trong thực tiễn truyền thông
tại Việt Nam và thế giới
Bài tiểu luận này là sản phẩm cuối kỳ được đúc kết sau một thời gian dài học tập
và tiếp thu kiến thức từ thầy, anh chị và các bạn. Mặc dù cịn nhiều thiếu sót, chúng em
mong bài làm phần nào đáp ứng được những kỳ vọng của thầy. Thời gian qua, cả lớp
và thầy đã cùng nhau trải qua một học kỳ vất vả nhưng cũng rất thành công dù có sự
xuất hiện đột ngột của dịch bệnh COVID-19. Nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy và
chúc thầy cùng gia đình thật nhiều sức khỏe để cùng bọn em hồn thành tiếp những
chặng đường phía trước. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

3


NỘI DUNG
I. Lịch sử nghiên cứu và khái niệm của Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự:
1. Những nghiên cứu ban đầu và sự ra đời:
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự được đặt nền móng từ năm 1922, khi
Walter Lippmann- một nhà văn, phóng viên và nhà bình luận chính trị người Mỹ bày tỏ
mối quan tâm của ơng về vai trị quan trọng mà các phương tiện truyền thơng đại chúng
có thể làm trong việc ảnh hưởng đến bối cảnh của một số hình ảnh nhất định trong tâm
trí cơng chúng, đề cập trong tác phẩm “Public Opinion” (1922) với một chương có tựa
đề “The world Outside and the Pictures in Our Heads” (Thế giới bên ngồi và những
hình ảnh trong đầu chúng ta)1. Theo như Lippmann thì các phương tiện truyền thơng là
nguồn chính của những hình ảnh, những viễn cảnh đó trong đầu chúng ta về thế giới
ngoài kia với các vấn đề xã hội, một thế giới mà đối với hầu hết công chúng là ngồi
tầm với và khó có thể nhận ra được. Những gì chúng ta biết về thế giới, hay "những

bức tranh trong đầu chúng ta", phần lớn dựa trên những gì các phương tiện truyền thơng
truyền tải tới chúng ta.
Từ đây, Lippmann đã chỉ ra được cách các phương tiện truyền thơng đại chúng
có thể thiết lập một chương trình nghị sự có thể ảnh hưởng đến quan điểm của công
chúng. Tuy nhiên, ông không hề sử dụng bất cứ thuật ngữ "lý thuyết thiết lập chương
trình nghị sự" nào trong cuốn sách của mình. Mặc dù vậy, khơng thể phủ nhận chính
ơng đã tạo ra nền tảng cho lý thuyết này.
Sau phát hiện của Lippmann, thuật ngữ "lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự"
lần đầu tiên được đặt ra bởi Maxwell McCombs và Donald L.Shaw vào năm 19722.
McCombs - người được biết đến rộng rãi trong lĩnh vực truyền thơng đại chúng vì những
phát hiện và thành tựu của ơng trong nghiên cứu thiết lập chương trình nghị sự trong
gần bốn thập kỷ3. Ông đã thiết lập chương trình nghị sự từ một giả thuyết thành cơng
đến một lý thuyết phát triển cao về nghiên cứu truyền thông đại chúng, đồng thời thừa

1

Lippmann, W. (1922). Public opinion. Transaction Publishers
McCombs, M.E. (1997). New frontiers in agenda setting: Agendas of attributes and frames. Mass
Communication Review, 24, 4-24. McCombs, M.E., & Shaw, D.L. (1972). The agenda-setting function of mass
media. Public Opinion Quarterly
3
Max McCombs, the University of Texas at Austin, truy
cập ngày 10/06/2021
2

4


nhận và mở rộng những hiểu biết của Walter Lippmann có trong “Public Opinion” rằng
những gì chúng ta biết, phần lớn dựa trên những gì các phương tiện truyền thơng quyết

định cho chúng ta biết.
Nghiên cứu đầu tiên của ông, Chapel Hill, được thực hiện với cộng sự của ông,
Donald Shaw, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1968 với hai ứng cử viên là Richard
Nixon và Hubert Humphrey. Họ đã tiến hành nghiên cứu với đối tượng là các cử tri
chưa quyết định lá phiếu của mình. Nếu thuyết thiết lập chương trình nghị sự thực sự
có ảnh hưởng tới nhóm cử tri này thì giả thuyết nghiên cứu sẽ hợp lý và khách quan
hơn. Khi tiến hành phân tích nội dung của các bản tin chính trị đăng tải trên truyền
thông Mỹ trong cùng một thời gian, McCombs và Donald Shaw đã phát hiện ra rằng,
giữa sự phán đoán của cử tri về những vấn đề quan trọng trước mắt và những vấn đề
được các hãng truyền thông đưa tin nhiều đều có mối quan hệ tương quan sâu sắc. Bằng
cách điều tra chức năng của thiết lập chương trình nghị sự của các phương tiện truyền
thơng đại chúng, họ đánh giá mối quan hệ giữa những vấn đề mà cử tri trong một cộng
đồng cho rằng là quan trọng và những nội dung thực tế của các thông điệp mà các nhà
truyền thông đã sử dụng trong suốt cuộc chiến dịch tranh cử. Họ đi đến kết luận rằng:
các phương tiện truyền thơng đại chúng đã có ảnh hưởng đáng kể tới những điều mà cử
tri cho rằng nó là chính là vấn đề trọng tâm của chiến dịch4. McCombs và Shaw sau đó
tiếp tục nghiên cứu Charlotte để thiết lập trật tự thời gian, đây là điều kiện thứ hai cần
thiết để xác định ảnh hưởng cơ bản của các thơng điệp truyền thơng. Nó dựa trên nghiên
cứu của hội đồng được thực hiện tại Charlotte trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1972.
Nghiên cứu được thiết kế để chứng minh rằng, chương trình nghị sự của các phương
tiện truyền thông đi trước và ảnh hưởng đến cơng chúng. Đây là một bước ngoặt, trong
đó giả thuyết của họ trên thực tế đã trở thành một lý thuyết đang phát triển.
2. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting Theory):
Kể từ khi nghiên cứu ban đầu Chapel Hill của McCombs với đồng nghiệp
Donald Shaw của ơng đặt ra thuật ngữ "thiết lập chương trình nghị sự" vào năm 1968,

4

L. Shaw và M.E.McCombs, The emergence of American Political Issues: The Agenda Setting Function of the
Press, West Publishing.


5


lý thuyết này được phổ biến và phát triển rất nhiều, hơn 400 nghiên cứu về thiết lập
chương trình nghị sự đã được thực hiện trên toàn thế giới.
Lý thuyết này giải thích mối liên hệ giữa sự nhấn mạnh mà các phương tiện
truyền thông đại chúng đặt ra như một vấn đề và khán giả truyền thông hoặc phản ứng
hoặc thuộc tính của cơng chúng đối với vấn đề đó.5
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự bắt đầu như một lời giải thích về cách
các phương tiện truyền thông đại chúng ảnh hưởng đến việc thay đổi mô hình hành vi
chính trị trong các cuộc bầu cử.6 Sau đó, lý thuyết đã truyền cảm hứng và phát triển
hàng trăm khám phá sau này về cách các phương tiện truyền thơng đại chúng và đóng
khung các vấn đề cho khán giả của họ. Khơng chỉ giới hạn ở đó, cuộc thảo luận còn đề
cập đến cách các phương tiện truyền thông đại chúng tạo màu cho một sự kiện cụ thể
cho khán giả truyền thông của họ.7
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự là lý thuyết quan trọng khơng chỉ về
truyền thơng đại chúng, mà cịn mở rộng sang các nghiên cứu khoa học xã hội liên quan
khác như truyền thơng chính trị.8 Theo lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự, các
phương tiện truyền thơng đại chúng được cho là khơng có khả năng thiết lập chương
trình nghị sự công cộng đặc biệt là trong các vấn đề ý kiến hoặc thái độ. 9 Tuy nhiên,
các phương tiện này có quyền truy cập đặc biệt trong việc đóng góp hoặc ảnh hưởng
đến nhận thức, giá trị, sự tập trung và ưu tiên của khán giả. Với ảnh hưởng đó, khán giả
truyền thơng có xu hướng hình thành ý kiến của riêng họ hoặc tập trung vào những vấn
đề được coi là xứng đáng để đưa vào chương trình nghị sự của họ.
Tựu chung lại, lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Setting Theory)
là một lý thuyết truyền thông, tập trung mô tả sự ảnh hưởng của các phương tiện truyền
thông đại chúng trong việc xác lập tầm quan trọng của thông tin được gửi tới cơng
chúng. Theo đó, trong q trình truyền thơng, nếu những tin tức nào đó được nhắc tới


5

Littlejohn, S. W., & Foss, K. A. (Eds.). (2009). Encyclopedia of communication theory (Vol. 1)
Cohen, B.C. (1963). The press and foreign policy. Princeton, NJ: Princeton University Press
7
Matsaganis, M. D., & Payne, J. G. (2005). Agenda Setting in a Culture of Fear The Lasting Effects of
September 11 on American Politics and Journalism. American Behavioral Scientist, 49(3), 379-392.
8
Reese, S. D. (1991). Setting the media's agenda: A power balance perspective. Communication Yearbook, 14,
309-340.
9
Cohen, B.C. (1963). The press and foreign policy. Princeton, NJ: Princeton University Press
6

6


thường xuyên, liên tục và được làm nổi bật thì cơng chúng sẽ tự động coi đó là tin tức
và thông tin quan trọng nhất được cung cấp cho họ.10
Điểm nổi bật của lý thuyết này là truyền thông đại chúng có một chức năng sắp
đặt “chương trình nghị sự” cho công chúng, các bản tin và hoạt động đưa tin của cơ
quan báo chí - truyền thơng ảnh hưởng đến sự phán đốn của cơng chúng tới những
“chuyện đại sự” của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của chúng, bằng cách phủ
cho các “chương trình” nét nổi bật khác nhau, từ đó có thể tác động và tạo ra sự dẫn
đường, định hướng trong tương lai.
II. Nội dung, đặc điểm chính của Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự:
1. Mơ hình khái niệm:
Mơ hình dưới đây giúp mơ tả cơ chế thiết lập chương trình nghị sự, đồng thời
qua đó làm rõ các loại hình nghị sự, và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hoạt động
của nó.


Gatekeeper – người kiểm sốt, là khái niệm để chỉ một chủ thể tham gia vào quá
trình đưa ra quyết định của sản phẩm truyền thông. Thông thường, người kiểm sốt
truyền thơng là một nhà báo hoặc biên tập viên được giao nhiệm vụ lọc thông tin trước
khi nó được xuất bản, phát sóng hoặc đăng trên web.11 Đối với Internet, các cơng cụ tìm

10

Communication Theory, Agenda Setting Theory, truy cập 10/06/2021
11
Reference, What Is a Media Gatekeeper?, truy cập ngày 10/06/2021

7


kiếm cũng có thể được hiểu với khái niệm Gatekeeper. Khơng phải tất cả thơng tin đều
có thể được truyền đến cơng chúng. Người kiểm sốt quyết định thơng tin nào phù hợp
và thơng tin nào có thể bị loại bỏ. Đầu tiên, có những ảnh hưởng bên ngồi phương tiện
truyền thơng như thơng cáo báo chí và hội nghị, cung cấp cho những người gác cổng
thông tin để đưa vào chương trình nghị sự. Những người gác cổng đánh giá cao những
ảnh hưởng này bởi vì chúng cung cấp cho họ những nguồn quan tâm của công chúng.
Chúng cũng cho phép người gác cổng sản xuất tin tức một cách hiệu quả, vì họ cung
cấp một lượng lớn thơng tin về vấn đề này. Các ảnh hưởng khác đến nội dung bao gồm
các đặc điểm cá nhân của nhà báo và các cân nhắc về văn hóa. Các đặc điểm của nhà
báo, chẳng hạn như chủng tộc, giới tính và đảng phái chính trị ảnh hưởng đến loại câu
chuyện họ viết, cũng như góc độ mà họ viết chúng. Ngồi ra, đất nước và nền văn hóa
mà họ đang viết ảnh hưởng đến cách thức và cách họ viết. Ví dụ, các nhà báo ở Hoa Kỳ
có xu hướng viết theo quan điểm của các giá trị và tiêu chuẩn hành vi của người Mỹ.12
Các thông tin được truyền đạt theo trình tự: Chương trình nghị sự truyền thơng;
chương trình nghị sự cơng cộng; chương trình nghị sự chính sách. Đây cũng chính là ba

loại hình của chương trình nghị sự.
Thứ nhất, chương trình nghị sự truyền thơng, là các vấn đề được thảo luận trên
các phương tiện truyền thơng, chẳng hạn như báo chí, truyền hình và đài phát thanh.
Kiểu thiết lập chương trình nghị sự này trả lời cho câu hỏi ai là người quyết định chương
trình làm việc cho những người thiết lập chương trình làm việc và đó chính là người
gác cổng.
Thứ hai, chương trình nghị sự công cộng, là các vấn đề được thảo luận giữa các
thành viên của cơng chúng. Nó đo lường cách công chúng thực sự phản ứng với vấn đề
sau khi nó đã được đưa vào chương trình nghị sự.
Thứ ba, chương trình nghị sự chính sách, là những vấn đề mà các nhà hoạch định
chính sách coi là quan trọng, chẳng hạn như các nhà lập pháp. Việc thiết lập chương
trình nghị sự chính sách xem xét cách các phương tiện thơng tin đại chúng có khả năng
tác động đến chính sách lập pháp như thế nào. Cobb và Elder đã quan sát vào năm 1972

12

Jamie Baird, Agenda Setting And The Public Relations Industry, Pennsylvania State University, Penn State,
truy cập ngày 8/6/2021.

8


rằng để có được một chính sách trong chương trình nghị sự, vấn đề đầu tiên được tạo ra
bởi một số loại sự kiện kích hoạt và sau đó được mở rộng hơn nữa để thu hút sự ủng hộ
của công chúng. Họ cũng thảo luận về các vấn đề lập pháp có cơ hội thành cơng tốt nhất
là những vấn đề có ý nghĩa xã hội, khơng phức tạp và không được ưu tiên rõ ràng. Các
loại vấn đề này có thể được giới truyền thơng đưa tin, và do đó được quan tâm đầy đủ
để đưa vào chương trình nghị sự của cơng chúng.13
Ngồi ra cịn có chương trình nghị sự của cơng ty, chúng là những vấn đề được
các tập đoàn lớn coi là quan trọng.

Từ đây, ta có thể hiểu thứ tự truyền đạt này tức ban đầu các phương tiện truyền
thông sẽ thiết lập chương trình nghị sự cho các thơng tin mà họ coi là nổi bật, hay quan
trọng. Sau đó, cơng chúng sẽ bắt đầu thảo luận về chúng trước khi chương trình nghị sự
chính sách được thiết lập bởi sự ảnh hưởng của truyền thông và công chúng đến các nhà
hoạch định chính sách.
Các thơng tin trên bị chi phối bởi hai vấn đề: kinh nghiệm cá nhân cùng với
truyền thông liên cá nhân; Các chỉ số thực về độ quan trọng của một vấn đề nghị sự
hoặc sự kiện. Nói một cách đơn giản, các phương tiện truyền thông truyền thông điệp
tới công chúng, tuy nhiên cách tiếp nhận, nhận thức thơng tin đó của cơng chúng là khác
nhau. Nếu kinh nghiệm của cá nhân đủ nhiều về một vấn đề, thì nó sẽ ít bị chi phối bởi
các phương tiện truyền thông. Mặt khác, khi các phương tiện truyền thông thu hút sự
chú ý của công chúng vào một vấn đề, nhưng thực tế vấn đề không thật sự đáng quan
tâm thì hiệu quả của chương trình nghị sự này cũng bị giảm đi.
2. Giả thiết về Thiết lập chương trình nghị sự và hai cấp độ:
Các nghiên cứu về thiết lập chương trình nghị sự cho thấy rằng các phương tiện
truyền thơng báo chí đóng một vai trị quan trọng trong việc quyết định cơng chúng nghĩ
gì. Hiện nay, có hai giả thiết cơ sở về cách mà lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự
ảnh hưởng đến cơng chúng.

13

Jamie Baird, Agenda Setting And The Public Relations Industry, Pennsylvania State University, Penn State,
truy cập ngày 8/6/2021.

9


Giả thiết thứ nhất, các cơ quan báo chí và nền truyền thông không phản ánh hiện
thực; họ chọn lọc và định dạng nó, thay vì chỉ tường thuật diễn biến của sự kiện. 14 Tức
là sau khi chọn lọc những thông tin hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm từ công

chúng, các cơ quan truyền thông sẽ đào sâu thêm vấn đề, thêm các tiểu tiết, thậm chí
đưa quan điểm của mình, từ đấy nhận được sự quan tâm từ cơng chúng và hình thành
nên một chương trình nghị sự. Bằng cách này, thông tin được điều chỉnh để phù hợp
với những quan điểm phổ biến nhất của xã hội.
Giả thiết thứ hai, truyền thông tập trung vào một số ít các vấn đề và chủ đề khiến
cho cơng chúng nhận thức rằng các vấn đề đó quan trọng hơn các vấn đề khác.15 Thay
vì cập nhận hết tất cả các tin tức từ tích cực đến tiêu cực xảy ra trong xã hội, các cơ
quan báo chí lại tập trung vào một số các tin tức nhất định, chủ yếu là các tin tiêu cực
bởi tính gây chú ý của nó. Chẳng hạn như hiện nay, khi các tin tức mới nhất về dịch
bệnh Covid-19 được cập nhật liên tục, làm chúng ta có xu hướng nghĩ rằng vấn đề lớn
nhất trên thế giới bây giờ là dập dịch mà ít quan tâm đến các tin tức về ơ nhiễm mơi
trường, biến đổi khí hậu, có lẽ vì hậu quả của nó diễn biến chậm hơn dịch bệnh.
Việc các phương tiện truyền thơng có thể tác động đến dư luận đã được thiết lập
rõ ràng thông qua các nghiên cứu thiết lập chương trình nghị sự. Max McCombs và
Donald Shaw (1972), đã chỉ ra rằng, ít nhất là khi đề cập đến các vấn đề quốc gia, bằng
cách phớt lờ một số vấn đề và chú ý đến những vấn đề khác, các phương tiện thông tin
đại chúng ảnh hưởng sâu sắc đến vấn đề nào mà người đọc, người xem và người nghe
coi trọng. Các nghiên cứu điển hình, phân tích nội dung, bán thực nghiệm và các nghiên
cứu khác đã chỉ ra rằng, ít nhất ở một mức độ nào đó, tin tức đưa tin là một yếu tố dự
báo đáng kể về sự thay đổi trong dư luận.
Nói đơn giản hơn, thiết lập chương trình nghị sự là sự chuyển tải sự quan tâm từ
giới truyền thơng sang cơng chúng, có nghĩa là phương tiện truyền thông ảnh hưởng
đến mức độ quan trọng của công chúng khi phát hiện ra một vấn đề. Các phương tiện
truyền thông thường xuyên chú ý đến một vấn đề, làm tăng sự chú ý của công chúng về
vấn đề đó. Q trình chuyển đổi này được gọi là cấp độ đầu tiên của thiết lập chương

14
15

Psynso, Agenda-setting Theory, truy cập ngày 12/06/2021

Psynso, Agenda-setting Theory, truy cập ngày 12/06/2021.

10


trình nghị sự. Từ đây, cấp độ thứ hai của việc thiết lập chương trình nghị sự cũng hình
thành khi lý thuyết này được phát triển thêm. Khơng chỉ có sự chuyển giao mức độ quan
tâm của vấn đề, mà cịn có sự chuyển giao của sự quan tâm đặc trưng của vấn đề. Các
phương tiện truyền thông quảng bá những khía cạnh nhất định của vấn đề hơn những
khía cạnh khác, khiến chúng trở nên quan trọng hơn đối với cơng chúng.
Ví dụ, khi vụ bê bối Clinton-Lewinsky nổ ra vào năm 1998, giới truyền thông đã
bận tâm đến vấn đề này đến nỗi phải mất hơn một năm New York Times mới đăng một
sự kiện mà khơng có tên của Lewinsky được đề cập trong bất kỳ bài báo nào (Yioutas
& Segvic, 2003) .16 Điều này đương nhiên dẫn đến việc cả đất nước bị cuốn vào vụ bê
bối, một ví dụ điển hình về việc thiết lập chương trình nghị sự cấp một. Khi tin tức liên
tục được nổ ra, ABC News và Washington Post đã tiến hành một cuộc khảo sát, trong
đó đối với “87% những người được khảo sát, việc khuyến khích đạo đức và giá trị sẽ là
yếu tố trong quyết định bỏ phiếu của họ cho vị trí tổng thống”. 17 Với cách mà tin tức
được đưa ra, đạo đức của tổng thống đã trở thành một thuộc tính của vụ bê bối mà cơng
chúng quan tâm nhất, một ví dụ về việc thiết lập chương trình nghị sự cấp hai.
3. Cơ sở của lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự:
Trong mơ hình truyền thơng đại chúng, thơng điệp từ nguồn bao giờ cũng mang
tính khuynh hướng, khuynh hướng bị quy định bởi mục đích của thơng tin truyền đi. Là
một lý thuyết truyền thơng, lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự được vận dụng để
định hướng ý kiến công chúng theo khuynh hướng của thơng tin, nói cách khác là tạo
nên một vấn đề nghị sự trong lòng dư luận.
Cơ sở tâm lý của việc dẫn dắt dư luận này là sự tập trung có chọn lọc của cơng
chúng. Sự thật là, chúng ta không thể chú ý đến mọi thứ, đây là điều đã được chứng
minh. Khi được hỏi về một vấn đề nào đó, thay vì phân tích tồn diện dựa trên kho
thơng tin tổng thể, hầu hết các công chúng thường dựa vào những thông tin nhỏ đặc biệt

nổi bật tại thời điểm phải đưa ra phán quyết. Nói cách khác, cơng chúng dựa vào chương

16

Yioutas, J., Segvic, I. (2003). Revisiting the Clinton/Lewinsky scandal: The convergence of agenda setting
and framing. Journalism and Mass Communication Quarterly.
Truy cập ngày 7/6/2021.
17
Yioutas, J., Segvic, I. (2003). Revisiting the Clinton/Lewinsky scandal: The convergence of agenda setting
and framing. Journalism and Mass Communication Quarterly.
Truy cập ngày 7/6/2021.

11


trình nghị sự của các đối tượng và thuộc tính nổi bật trong tâm trí họ được các phương
tiện thơng tin đại chúng ấn định ở một mức độ đáng kể. Khi đó, chương trình nghị sự
này xác lập các thơng tin, tiêu chí, suy nghĩ, đơi khi là duy nhất để họ đưa ra ý kiến.18
Khi công chúng đã có sự tập trung nhất định vào một số thơng tin, bước tiếp theo
công chúng sẽ làm là tiếp tục tìm hiểu thêm các thơng tin đó, hoặc có xu hướng dừng
lại để đọc các tin tức mới nhất về nó trong q trình lướt web đọc báo. Điều này, dần sẽ
hình thành nên sự định hướng, mà bản chất của nó chính là sự tị mị, mong muốn cập
nhật cái mới của con người, kết hợp với một khoảng thời gian đủ dài để hình thành nên
sự định hướng. Con người vốn là một lồi sinh vật có động lực bẩm sinh để hiểu môi
trường xung quanh. Như Leon Festinger nói, sự mất kết nối với thế giới xung quanh
yêu cầu chúng ta cần phải thay đổi cách suy nghĩ hoặc thay đổi hành vi của mình để trở
lại trạng thái hịa hợp hoặc kết nối. Từ đó, định hướng là nhu cầu của các cá nhân để
định hướng bản thân với môi trường xung quanh. Trong trường hợp của lý thuyết thiết
lập chương trình nghị sự, chúng ta biết rằng các phương tiện truyền thông tin tức cung
cấp định hướng này.19 Đúng như một trích dẫn nổi tiếng của Bernard C. Cohen:

“Phương tiện truyền thông không cho chúng ta biết phải nghĩ gì, nó cho chúng ta biết
phải suy nghĩ về điều gì”.
Trên cơ sở này, các nhà đưa tin đã tạo hướng dư luận bằng cách đưa tin của mình
như điều chỉnh giọng điệu nhanh, chậm; ngơn từ nghiêm trọng hay bình thường của các
bản tin; tần suất của các bản tin hay thứ tự đưa tin để xác lập tầm quan trọng của vấn đề
trong đầu cơng chúng, và dùng nó để kiểm sốt khán giả, định hướng dư luận, thậm chí
bất chấp thực tế có thể mức độ quan trọng là khơng đáng kể. Ví dụ, vào những năm
1970, mối quan tâm của công chúng đã dấy lên bởi các bản tin về sự thiếu hụt xăng dầu
ở Đức khi khơng có bằng chứng thực tế nào về sự thiếu hụt.20
4. Hệ quả của lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự:
Thái độ và hành vi thường bị chi phối bởi nhận thức - những gì một người biết,
nghĩ và tin. Do đó, chức năng thiết lập chương trình nghị sự của các phương tiện thông
18

McCombs, Maxwell E. Setting the agenda : the mass media and public opinion. Publisher: Cambridge, UK:
Polity; Malden, MA: Blackwell Pub. 2004. 122
19
Psynso, Agenda-setting Theory, truy cập ngày 12/06/2021.
20
Kepplinger và Roth 1979, Creating a Crisis: German Mass Media andOil Supply in 1973-74, Oxford
Academic, truy cập ngày 05/06/2021.

12


tin đại chúng bao hàm một ảnh hưởng lớn tiềm tàng mà các khía cạnh và hệ quả đầy
đủ vẫn chưa được nghiên cứu và đánh giá cao.21
Đúng như vậy, các phương tiện truyền thơng đại chúng cịn làm được nhiều hơn
thế. Trong News that Matters, Shanto Iyengar và Donald Kinder đã giải thích: “Bằng
cách tạo ra sự chú ý đến một số vấn đề trong khi phớt lờ những vấn đề khác, các tin tức

trên TV (cũng như các phương tiện truyền thông khác) tạo ra ảnh hưởng đến những tiêu
chuẩn đánh giá chính phủ, các vị tổng thống, chính sách và cơng chức”. Điều này dễ
dàng quan sát nhất trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Năm 2016, khi diễn ra cuộc
bầu cử tổng thống Mỹ, hai ứng viên Donald Trump và Hillary Clinton luôn được coi là
hai nhân vật hàng đầu của các đảng tương ứng trước khi các ứng cử viên được đề cử
được công bố, và mức độ phủ sóng của họ cao hơn đáng kể so với bất kỳ ứng cử viên
nào khác từ một trong hai đảng. Bên cạnh đó, trong thời gian diễn ra tranh cử, sự chênh
lệch về thời lượng phát sóng trong ngày của những tin tức chính trị và những chương
trình khác rất lớn. Quay trở lại với những thơng tin bầu cử, chính bởi vì các phương tiện
truyền thơng tin tức quyết định những gì sẽ đưa tin trong chương trình của họ nên điều
đó dẫn đến một sự thiên vị trong truyền thông. Sự thiên vị này có sức ảnh hưởng đến
niềm tin chính trị và quan trọng hơn là sức mạnh thay đổi suy nghĩ của mọi người khi
họ bước vào phòng bỏ phiếu, các cử tri sẽ có xu hướng ấn tượng và đánh giá cao hơn
những người họ thường thấy trên truyền thông. Một ứng cử viên tổng thống như Bernie
Sanders có thể dễ dàng lập luận rằng chiến dịch tranh cử không thành công của ông là
do thiếu sự đưa tin của các phương tiện truyền thơng chính thống. Bởi so với Hillary
Clinton và Donald Trump, sự phủ sóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng của
Bernie Sanders kém hơn hẳn. Kết quả là, Hillary Clinton và Donald Trump là hai ứng
viên được bỏ phiếu nhiều nhất và bước vào cuộc bỏ phiếu cuối cùng trước khi ông
Donald Trump đắc cử nhiệm kỳ đó.22 Vậy, vấn đề đầu tiên đã xuất hiện, đó chính là sự
thiên vị truyền thơng.

21

McCombs, Maxwell E. Setting the agenda : the mass media and public opinion. Publisher: Cambridge, UK:
Polity; Malden, MA: Blackwell Pub. 2004. P.120
22
Justin Findlay, How Does The Media Influence The Outcome Of An Election?, World Atlas,
truy cập
ngày 10/06/2021


13


Từ đây, chúng ta thấy được một số hệ quả tiếp theo của lý thuyết thiết lập chương
trình nghị sự. Thứ hai là, lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự có thể được lợi dụng
để các cá nhân, tổ chức“dắt mũi dư luận”. Ngày nay, cùng với sự phát triển của Internet
và mạng xã hội, việc thiết lập chương trình nghị sự trở nên dễ dàng hơn trong thế giới
tin tức, nhưng những tin tức chúng ta coi hàng ngày liệu nó có đủ chính xác, đủ thơng
tin để công chúng đánh giá sự việc, để rồi công chúng mơ hồ mà tin vào nó? Phổ biến
thơng tin sai lệch - ngay cả khi nội dung, trong trường hợp vơ hại, có thể gây ra những
ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.
Nhất là trong bối cảnh đại dịch toàn cầu COVID-19, vấn đề này trở nên nghiêm trọng
hơn bao giờ hết. Trong một loạt các video được đăng trực tuyến, người dùng mạng xã
hội - hầu hết là người Mỹ - giải thích rằng đeo khẩu trang có thể gây nguy hiểm cho sức
khỏe. Kết quả là sau đó, hàng trăm cuộc biểu tình phản đối đeo khẩu trang đã diễn ra
làm phức tạp thêm tình hình dịch bệnh tại Mỹ, cũng như một số nước châu Âu khác. 23
Ở một số quốc gia, những tin đồn về tình trạng khan hiếm lương thực sắp xảy ra đã
khiến người dân tích trữ nguồn cung từ sớm khi có dịch và gây ra tình trạng thiếu hụt
thực tế. Tại Hoa Kỳ, một người đã tử vong do ăn phải sản phẩm làm sạch bể cá có chứa
chloroquine sau khi đọc các báo cáo về một giả thuyết chưa được chứng minh rằng
hydroxychloroquine có thể điều trị được COVID-19. Tại Cộng hịa Hồi giáo Iran, hàng
trăm người đã chết sau khi uống rượu methanol mà các thông báo trên mạng xã hội cho
rằng đã chữa khỏi bệnh coronavirus cho những người khác. Đây là loại thông tin sai
lệch nguy hiểm mà WHO đã cảnh báo về sự nghiêm trọng của vấn đề.24
Thứ ba, lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự khiến truyền thơng đại chúng
khơng làm đúng vai trị đưa tin của mình. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự là lý
thuyết cho phép các hãng truyền thông và báo chí làm việc để cung cấp đến cơng chúng
những nội dung có mục đích, được chọn lọc hoặc hạn chế cho người xem vì những lý
do nhất định. Đơi khi lý do để làm điều này là vì lý do kinh tế, là vì việc đưa tin chịu

ảnh hưởng bởi một tổ chức có quyền lực hơn như một doanh nghiệp hoặc chính phủ
nhằm mục đích đánh lạc hướng người xem về nội dung khác. Mặc dù nhiệm vụ của các
23

Alijani Ershad, Online videos falsely claim that face masks can cause CO2 poisoning, The Observers,
truy cập
ngày 9/6/2021
24
World Health Organization, Immunizing the public against misinformation, truy cập ngày 08/06/2021.

14


cơ quan truyền thông là cung cấp thông tin lành mạnh và trung thực cho công chúng,
nhưng nhiều khi các doanh nghiệp, chính phủ, hoặc thậm chí chính các cơ quan truyền
thông ở nhiều quốc gia đã thao túng phương tiện truyền thông để lọc thông tin mà họ
không muốn công chúng biết và điều này gây ra thiết lập chương trình nghị sự. Ở
Mexico, đã có vơ số ví dụ về cách chính phủ cố gắng kiểm sốt những gì cơng chúng
nhìn thấy và buộc thiết lập chương trình nghị sự. Một ví dụ là cách một phóng viên nổi
tiếng từ Mexico, Carmen Aristegui không được phép cung cấp tin tức vì cơ ấy và nhóm
của mình tập trung vào các vụ bê bối tham nhũng mà chính phủ đang phạm phải. Đây
là một ví dụ về cách chính phủ cố gắng áp dụng việc thiết lập chương trình nghị sự bằng
vũ lực để tránh những phản ứng nhất định của cơng chúng.25
Tựu chung, với đặc điểm của mình, thuyết thiết lập chương trình nghị sự được
các phương tiện truyền thông đại chúng vận dụng để tác động đến thái độ, niềm tin của
dư luận, từ đấy hình thành nên hành vi của họ. Cụ thể trong các trường hợp như trong
quảng cáo chính trị, các chiến dịch và tranh luận chính trị; tin tức về doanh nghiệp và
xây dựng danh tiếng công ty; tạo ảnh hưởng của doanh nghiệp, cơng chúng đối với
chính sách, hệ thống luật pháp; thử nghiệm vai trị của các nhóm, kiểm sốt khán giả,
dư luận và quan hệ công chúng. Tuy nhiên, kéo theo đó là những hệ quả mà lý thuyết

này đem lại là sự thiên vị truyền thông, sự lợi dụng để “dắt mũi dư luận” hay sự đưa tin
thiếu trung thực của truyền thơng. Dù chỉ được tóm gọn trong vài câu chữ, nhưng đây
chính là những tác động có thể khiến một xã hội loài người suy tàn hay phát triển. Do
đó, lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự phải thật sự được vận dụng một cách trung
thực, có đạo đức bởi các phương tiện truyền thơng đại chúng, được đặt dưới sự kiểm
soát chặt chẽ của những cơ quan có thẩm quyền. Lý thuyết nên được để lại để tạo ra
một “ hiệu ứng domino” tích cực, nơi các phương tiện truyền thơng có thể tác động đến
mọi người về các chính sách có lợi của Nhà nước, và đóng vai trị như một trợ giúp cho
việc đưa tin thơng minh.

25

Dudley Althaus And José de Córdoba, Mexican Journalist Carmen Aristegui Fired by Radio Station, The
Wall Street Journal, truy cập ngày 10/06/2021

15


III. Phân tích về thuyết thiết lập chương trình nghị sự trong thực tiễn truyền thông
tại Việt Nam và thế giới:
Vừa qua, WeAreSocial và Hootsuite - nền tảng quản lý phương tiện truyền thông
xã hội, được tạo ra bởi Ryan Holmes vào năm 2008, vừa công bố báo cáo tổng quan
toàn cảnh ngành Digital tại Việt Nam mới nhất năm 2021. Trong tổng 97,8 triệu dân số
Việt Nam, số lượng người dùng Internet tại Việt Nam vào tháng 1/2021 là 68,72 triệu;
người dùng Internet tại Việt Nam tăng 551 nghìn trong giai đoạn từ 2020-2021; số lượng
người dùng mạng xã hội tại Việt Nam vào tháng 1/2021 là 72 triệu và tăng hơn 7 triệu
từ 2020 đến 2021.26 Tuy nhiên, sự tự do của không gian Internet cũng đem lại những hệ
lụy nhất định khi tạo ra các cơn bão thông tin, quan điểm từ cả trong nước và quốc tế
đến phía người dùng. Tính phổ quát và tự do thông tin trên Internet tại Việt Nam đã
phần nào bị ảnh hưởng bởi các hãng thông tấn, cơ quan truyền thông lớn. Không thể

phủ nhận, đa phần các quan điểm, tư tưởng, lối sống ngày nay của các thế hệ đã và đang
bị tác động bởi những gì họ đọc trên báo, thấy trên mạng, nghe trên TV, radio,... Đặc
biệt, ở Việt Nam, chiếm khoảng 60% số lượng người sử dụng các mạng xã hội – các
khu vực được coi là phức tạp nhất trên Internet là những người nằm trong lứa tuổi từ 18
– 34 và ngày càng trẻ hóa27. Do đặc điểm sinh từ các năm 90 đến phần đông sinh sau
năm 2000, thế hệ này được cho là dễ trở thành đối tượng bị tổn thương và tác động nhất
trên khơng gian mạng. Chính vì vậy, hiện tượng thiết lập chương trình nghị sự rất dễ
xảy ra với người dùng các phương tiện truyền thông Internet, đặc biệt là giới trẻ.
1. Ảnh hưởng của truyền thông quốc tế và trong nước đến bầu cử ở Mỹ và
Việt Nam:
1.1. “Việt Nam có được bầu cử khơng?!”
Theo một khảo sát trực tuyến của trang Facebook Spiderum - một cộng đồng
chia sẻ quan điểm, kiến thức của giới trẻ Việt Nam cho thấy: trong 2100 bạn trẻ tham
gia làm khảo sát có tới 1900 người khơng q bận tâm tới các sự kiện chính trị nói
chung và sự kiện bầu cử Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân khóa 2016-2021.

26

Simon Kemp, 2021, Digital 2021: Vietnam, Datareportal, truy cập ngày 12/06/2021
27
Bộ Y Tế, Cục an tồn thơng tin, 2021, Độ tuổi nào sử dụng Internet và mạng xã hội nhiều nhất?,
truy cập ngày 13/06/2021

16


Tuy nhiên, nhìn lại về hai cuộc Bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và 2020 vừa rồi,
khơng khó để nhận thấy mức độ quan tâm của giới trẻ Việt Nam lớn hơn rất nhiều. Đây
là thực trạng về sự thờ ơ với tình hình chính trị - xã hội trong nước của giới trẻ, cụ thể
là trong lĩnh vực bầu cử. Nguyên nhân chính của vấn đề này là do tác động của truyền

thơng, hay nói cách khác đây là hệ quả thực tiễn cho một ví dụ điển hình của thuyết
thiết lập chương trình nghị sự: chủ ý tạo ra sự chênh lệch trong mức độ phủ sóng thông
tin trên truyền thông dẫn đến chênh lệch trong độ nhận thức và chú ý giữa hai vấn đề.
Rõ ràng, điều này là không thể tránh khỏi, khi Mỹ là một trong những cái nôi lớn
nhất của ngành truyền thông và họ biết cách để tận dụng thứ quyền lực mềm này để giữ
nước Mỹ ln ở vị trí số một xét về tầm ảnh hưởng với các quốc gia khác. Báo chí Việt
Nam cũng khơng nằm ngồi vịng ảnh hưởng này. Truyền thông nước nhà đưa tin rất
nhiều và thường xuyên về tình hình bầu cử Hoa Kỳ. Tên của hai vị ứng cử viên tổng
thống là Donald Trump và Joe Biden lúc nào cũng được thấy trong các loạt bài báo mỗi
ngày, đặc biệt là khi cuộc bầu cử đi vào giai đoạn nước rút. Hàng trăm bài đăng, hình
ảnh, video bàn luận về hai ơng xuất hiện trên các mạng xã hội phổ biến tại Việt Nam.
Thậm chí, vào ngày diễn ra bầu cử, ln ln có các kênh truyền thông ghi nhận số
phiếu mỗi bang theo thời gian thực, báo đài thì đưa tin liên tục với tần suất ngang với
những sự kiện tầm cỡ quốc gia và người dân thì nói chuyện với nhau bằng chủ đề bầu
cử tổng thống Mỹ.
Trái lại với sự háo hức và quan tâm đó, thái độ của nhân dân Việt Nam đối với
cuộc bầu cử đại diện cử tri vào ngày 23-24/5 vừa qua dường như hoàn toàn trái ngược.
Mặc dù đã có sự cải thiện trong số lượng người tham gia bầu cử nhờ vào chiến dịch vận
động đến từ phía nhà nước, số lượng người thực sự tham gia vào hoạt động bầu cử một
cách tích cực và chủ động vẫn cịn khá ít. Thực tế, một bộ phận người bầu cử chưa thực
sự nghiêm túc chấp hành quy trình bầu cử. Họ khơng biết rõ về lý lịch của các ứng viên,
khơng tìm hiểu và chỉ đến gạch tên cho xong việc, thậm chí cịn nhờ người đi bỏ phiếu
hộ trong khi bản thân có năng lực trực tiếp bỏ phiếu. Tất nhiên, nguyên nhân của vấn
đề này rất đa dạng, từ suy nghĩ rằng bầu cử ở Việt Nam không thực sự dẫn đến thay đổi
nào vì chế độ chính trị đơn đảng, cho đến cơng tác tun truyền cịn kém hiệu quả dẫn
đến thơng tin về cuộc bầu cử chưa được rõ ràng. Nhưng khơng thể phủ nhận, việc báo
chí - truyền thơng, đặc biệt là các trang trên mạng xã hội có sự chênh lệch trong mức
17



độ đưa tin về hai cuộc bầu cử đã dẫn đến việc cuộc bầu cử tổng thống Mỹ được phủ
sóng rộng rãi hơn hẳn so với một sự kiện quốc gia mà đáng lẽ người dân Việt Nam phải
nắm rõ.
1.2. Ảnh hưởng của truyền thông Việt Nam lên sự thay đổi trong thái độ của
người dân với 2 lần đề cử tổng thống của tỷ phú Donald Trump:
Còn nhớ, vào năm 2016, khi Obama vừa kết thúc nhiệm kỳ, cả thế giới đã dấy
lên một cơn sốt quan tâm đặc biệt tới vị trí chiếc ghế tổng thống bỏ trống của Hợp chúng
quốc Hoa Kỳ. Cuộc cạnh tranh dài hàng chục tháng trời giữa hai đảng đối lập - Dân chủ
và Cộng hòa mà người đại diện là Hillary Clinton và Donald Trump đã khiến giới truyền
thông quốc tế tốn không biết bao nhiêu là giấy mực và công sức để đưa những tin tức
nóng hổi nhất, từ bê bối thư điện tử của bà Hillary cho tới những phát ngôn khiếm nhã
gây sốc về phụ nữ của lão tỷ phú 70 tuổi hung hăng. Tất nhiên, báo chí Việt Nam cũng
rất quan tâm đến vấn đề này. Giới báo chí Việt Nam khi ấy đã viết những bài báo xu
hướng thiên tả, thể hiện sự ưu ái đối với bà Hillary và chỉ trích những chính sách bốc
đồng, các bê bối và phát ngôn của ông Trump, dự báo rằng ơng khó có cơ hội trúng cử.
Thái độ tương tự cũng được tìm thấy ở mục bình luận ở những tờ báo điện tử trong
nước. Công chúng Việt Nam khi ấy chỉ dành sự ngưỡng mộ duy nhất cho khả năng làm
giàu của ông, và liên tục bày tỏ thái độ tiêu cực với trình độ hiểu biết chính trị, quan
điểm, chính sách của vị ứng cử viên tổng thống lúc bấy giờ.

18


19


Và khi cuộc bầu cử đã diễn ra, cũng giống như thái độ của toàn thế giới khi ấy,
đại chúng Việt Nam đa phần bày tỏ sự kinh ngạc, phẫn nộ và thất vọng đối với kết quả,
thậm chí chia buồn với nước Mỹ vì có một tổng thống nghênh ngang và thiếu hiểu biết
như vậy.

Tuy nhiên, sau 4 năm, dường như thái độ của người dân Việt Nam đối với Donald
Trump đã thay đổi. Khơng khó để bắt gặp những nhận xét tích cực của cư dân mạng
trong nước về khả năng lãnh đạo và tầm của Trump. Đây khơng chỉ là sự thay đổi một
phía đến từ quan điểm người đọc, mà đó là tác động từ sự thay đổi trong quan điểm của
các tờ báo nước ta. Không rõ từ khi nào, những tờ báo mạng Việt Nam lại xuất hiện
thiên hướng ủng hộ cho Donald Trump. Những từ ngữ được dùng để miêu tả ơng và
chính sách của đảng Cộng hòa cũng rất đẹp đẽ, trái ngược với những gì được viết về
phía đảng đối lập.
Mặc dù là khảo sát khơng chính thống, một số bảng biểu bình chọn thăm dị kết
quả bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 46 ở một số tờ báo điện tử cũng đã cho thấy sự “thiên

20


vị” mà người dân Việt Nam ưu ái dành cho ông Trump. Số bầu chọn cho vị tỷ phú
thường chiếm áp đảo với hơn 2/3 tổng số phiếu.

Và, khi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 46 dần được hé lộ, rất nhiều người
Việt Nam đã bày tỏ ra sự phẫn nộ với tin tức này, trái ngược hoàn toàn với 4 năm trước
khi mà họ hết lời ca ngợi bà Hillary và chế nhạo vị tỷ phú đơ la này. Thậm chí, các tờ
báo điện tử vẫn còn bày tỏ nhiều sự tiếc nuối và đề ra khả năng lật ngược thế cờ của
Trump, nhấn mạnh sự ủng hộ từ phía người dân dành cho Trump và các nguy cơ pháp
lý với Biden.

21


Liệu trong 4 năm qua, từ 2016 đến 2020, Donald Trump thực sự đã thay đổi,
hành xử có văn hóa và hiểu biết hơn, hay ơng ta đã có những chính sách làm lợi cho
nước Mỹ một cách đáng kể hay sao? Không, thực tế là những thất bại và thua lỗ mà ơng

mang về cho q hương mình nhiều hơn so với những thành tựu đạt được, tiêu biểu
trong số đó là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đem lại thâm hụt thương mại cho
nước Mỹ, hủy bỏ chương trình bảo hiểm sức khỏe Obamacare vốn từng giúp nhiều
người thu nhập thấp có cơ hội chăm sóc sức khỏe với chi phí thấp cho đến cơng tác

22


chống dịch COVID-19 yếu kém dẫn đến cuộc khủng hoảng y tế của nước Mỹ28. Tuy
nhiên, điều duy nhất thay đổi chính là quan điểm của giới báo chí - truyền thông, và như
hiệu ứng domino, cũng kéo theo sự “lật mặt” nhanh chóng trong quan điểm của người
dùng Internet Việt Nam về ơng Trump. Có thể thấy, độc giả khơng bao giờ thực sự giữ
cho mình một tư duy kiên định. Cho dù là lập trường về Hillary Clinton hay Donald
Trump, thì quan điểm của họ sẽ ln ít nhiều được “bồi đắp” và “uốn nắn” bởi những
gì báo chí viết, những gì người khác chia sẻ trên mạng xã hội.
1.3. Nhánh hành pháp thứ tư ở Mỹ: Sự chi phối của các tập đồn truyền thơng
Hoa Kỳ đối với đời sống chính trị và bầu cử:
Các tập đồn truyền thông - công nghệ lớn của nước Mỹ (hay cịn gọi là Big
Tech) ln dấy lên tranh cãi về việc liệu chúng có giữ vai trị đáng kể trong việc tác
động vô cùng lớn đến dư luận, định hướng quan điểm của người dùng, đặc biệt là ở
mảng chính trị hay không? Điều này được thể hiện rõ qua các cuộc bầu cử tổng thống
Mỹ mà tiêu biểu là cuộc bầu cử lần thứ 46 mới đây nhất. Mạng xã hội (tiêu biểu là
Facebook) là phương tiện thuận lợi nhất để các ứng cử viên Tổng thống triển khai truyền
thơng cho chiến dịch tranh cử của mình. Nhờ tốc độ phát tán thơng tin nhanh chóng và
sự phong phú trong phạm vi nội dung được truyền tải, các nền tảng truyền thông này đã
tác động sâu sắc đến kết quả của cuộc bầu cử khi những gì nó cung cấp đã phần nào
thay đổi quan điểm của người bỏ phiếu. Chiến thắng của Donald Trump vào năm 2016
hay của Joe Biden vào năm 2020 đều có một phần cơng khơng nhỏ của sức mạnh mạng
xã hội. Ngồi việc là nơi để tuyên truyền thông điệp, thực hiện chiến dịch tranh cử,
mạng xã hội đã dần trở thành công cụ thao túng hình ảnh khi nhiều ứng cử viên Tổng

thống đã lợi dụng nó để làm giảm uy tín đối thủ trong cuộc chạy đua đến Nhà Trắng.
Một ví dụ điển hình cho nạn nhân của Big Tech là Donald Trump. Sau 4 năm
Donald Trump trên cương vị tổng thống, nước Mỹ lại tiến vào kỳ bầu cử tiếp theo.
Những gì Donald Trump đã làm trong suốt thời gian qua cũng là đủ để những ai ghét
ông tiếp tục lên án đả đảo và đồng thời cũng đủ cho những người hâm mộ tiếp tục ủng
hộ ông trong đợt bầu cử này. Donald Trump có tốt khơng? Bộ đơi Biden-Harris có thực

28

John Haltiwanger, Trump's biggest accomplishments and failures from his 1-term presidency, Business
Insider, truy cập ngày 12/06/2021.

23


sự sẽ làm nước Mỹ vực dậy sau cơn bão? Điều này khơng ai biết, nhưng có một điều
gần như chắc chắn: Trump không thể cản lại được sự thâu tóm của phe cánh tả đối với
các cơ quan truyền thông, hãng thông tấn Hoa Kỳ. Rõ ràng, với một tư duy cực hữu,
một tính cách độc đáo đến mức bị cho là hung hăng, và nhiều chính sách làm rối loạn
cả đất Mỹ của mình thì ơng hồn tồn khơng được lịng những chính trị gia thiên tả và
những người u dân chủ. Ơng thường xun bị chỉ trích ở trên nhiều mặt trận. Điều
này thực ra hoàn toàn dễ hiểu nếu xét đến những hành động và phát ngôn thiếu suy nghĩ
gây hậu quả nghiêm trọng của ông. Tuy nhiên, phải công nhận rằng truyền thông cánh
tả đã làm rất tốt trong việc “châm dầu vào lửa”, khuấy động thái độ vốn đã không tốt
với Donald Trump của người dân Mỹ. Họ là những người đã hứng chịu q đủ hậu quả
từ dịch COVID-19 do chính sách phịng chống dịch hời hợt và chủ quan của ông, cộng
thêm tâm lý bị phản cảm bởi những hành động và phát ngôn táo bạo của ông trong quá
khứ đi ngược lại với hình ảnh ơn hịa của một vị tổng thống Mỹ truyền thống. Với sự
thâu tóm gần như là tồn bộ các hãng truyền thơng lớn của nước Mỹ, rất dễ dàng để
cánh tả định hướng người đọc bằng cách viết rất khéo léo,và cứ thế, hình ảnh một

Donald Trump cố chấp, kiêu ngạo, hung hăng, thiếu suy nghĩ được lan truyền tồn thế
giới, nhận sự chỉ trích cơng khai của người dân tồn thế giới, một phần góp vào sự thất
bại của ông trong cuộc đua chiếc vé tới Nhà Trắng.
Ngày 6 tháng 1 năm 2021, với nỗ lực lật ngược kết quả cuộc bầu cử tổng thống
2020, một nhóm người ủng hộ Donald Trump đã tấn cơng và đánh chiếm Điện Capitol
Hoa Kỳ. Sau khi vượt qua lực lượng an ninh, họ phá hoại và chiếm giữ một số phần tòa
nhà kéo dài trong vài tiếng đồng hồ. Trong số đó có nhiều người đã được trang bị vũ
trang, và một số người trong đám đơng có thể đã từng được đào tạo ở quân đội và có ý
định gây tổn hại nặng nề, bao gồm cả việc làm hại Phó Tổng thống Pence. Hậu quả của
cuộc biểu tình và đột nhập Điện Capitol này đã khiến 5 người tử vong và nhiều người
khác bị thương nặng29. Cơ sở vật chất của điện đã bị hư hỏng nặng và nhiều đồ vật đã

29

NBC Washington, Capitol Riot Death Toll Rises to 5; Police Hunt for Suspects,
/>truy cập ngày 16/6/2021.

24


bị đánh cắp, trong đó có nhiều tác phẩm nghệ thuật và những thiết bị điện tử chứa đựng
bí mật quốc gia30.
Có thể nói, sự việc này đã được lên kế hoạch từ trước, với sự khơi mào của ông
Trump. Trước đó, ơng đã tổ chức những buổi diễn thuyết, lên kế hoạch cho việc tổ chức
cuộc biểu tình và tiến hành các hoạt động truyền thông31. Nắm được điểm yếu này của
Trump, một loạt các mạng xã hội lớn của nước Mỹ đã chính thức ra lệnh “cấm cửa” ông
mà bắt đầu là Twitter. “Chính sách của chúng tôi được xây dựng để đảm bảo rằng khơng
có ai đang kích động bạo lực.” - Giám đốc tài chính của Twitter, Ned Segal nói với
phóng viên trong một bài phỏng vấn với CNBC.32 Không ai ngờ rằng, ngay cả đến Cựu
Tổng thống Mỹ - đất nước của tự do và dân chủ - cũng có ngày bị cấm sử dụng mạng

xã hội, bị tước bỏ khỏi quyền tự do ngôn luận của mình.
Tuy nhiên, một điều rõ ràng là Donald Trump cũng khơng “ngây thơ” để khiến
mình là nạn nhân duy nhất của mạng xã hội, của Big Tech. Ví dụ, trong suốt kỳ tranh
cử tổng thống lần thứ 46, hình ảnh của ơng Joe Biden trong trạng thái mệt mỏi liên tục
được chia sẻ trên các loại mạng xã hội, trang báo nhằm mục đích truyền tải thơng điệp
rằng ông đã quá già để có thể đủ sức đương đầu đại sự.

The Washington Post, Jan. 6 riot caused $1.5 million in damage to Capitol — and U.S. prosecutors want
defendants to pay, truy cập ngày 14/6/2021.
31
Aljazeera, Trump’s speech that ‘incited’ Capitol violence: Full transcript,
truy
cập ngày 14/6/2021.
32
Haley Messenger, Twitter to uphold permanent ban against Trump, even if he were to run for office again,
NBC News, truy cập ngày 15/06/2021.
30

25


×