Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Kỹ thuật canh tác cây mít pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.25 KB, 6 trang )

Kỹ thuật canh tác cây mít

Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Việt Nam hiện có nhiều giống mít khác nhau, do đó về năng suất, chất
lượng cũng khác nhau (về độ ngọt, mức độ ngon). Người ta tạm chia thành hai loại
mít: mít có múi khô và mít có múi ướt (múi mít mềm, nhão).
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu bằng cách sấy khô, đóng gói, nên
có một số công ty, cơ sở cây giống, … đã đưa ra một số giống mít đã được tuyển
chọn, có nguồn gốc từ Thái Lan như: công ty TNHH Vacdona, công ty TNHH
Deltafood để phục vụ công nghệ chế biến. Các giống này đảm bảo đáp ứng cho
công nghệ chế biến như: giống mít nghệ, giống mít Viên Linh, thời gian cho trái
sớm khoảng hơn 2 năm sau trồng.
Đặc tính sinh trưởng của cây mít:
Thân thẳng, tán nhọn dạng cây không lớn hoặc nhỏ quá. Cây có bộ rễ chắc,
ít bị đỗ ngã và ít bệnh tật. Gỗ cây mít từ 50 năm có giá trị cao trong việc sử dụng
đóng đồ mộc.Thân cây mít có vỏ mịn, màu xanh nâu, lá dày to màu xanh, mặt trên
lá nhẵn, mặt dưới có gân nổi nhám.
Cây mít có tính thích ứng mạnh, có thể sống và phát triển ở những vùng có
nhiệt độ thấp trung bình từ 18-20
o
C.
Thời gian cho trái hầu như quanh năm, có khả năng ép cho ra trái rất dễ.
Sản l
ượng trái rất nhiều, có thể cho khoảng 100 trái/năm.
Đặc tính của trái:
Trong những năm đầu (khoảng năm thứ 4), trái có trọng lượng trung bình là
10 kg/trái, những năm tiếp theo sau cây lớn thì trái sẽ lớn theo từ 10-20kg, trái có
dạng bầu hơi dài, gai nhỏ đồng đều.
Tỷ lệ thịt trái từ 45% đến 50% của trái, số múi là 13-18 múi/kg. Thịt trái
màu vàng khô, có độ ngọt vừa phải từ 18-24 độ Brix, tỷ lệ bột trong thịt trái vừa
phải, đường trong thịt trái không quá nhiều. Thịt của trái khô, giòn, dai, ít nước, có


thể sử dụng trong công nghệ chế biến ở dạng chiên, đóng gói hoặc ăn tươi rất
ngon, ít ngán.
Thời gian từ khi trổ bông đến khi thu hoạch trái khoảng 120 – 130 ngày.
Tỉa trái theo tuổi cây:
Do cây cho trái nhiều, mỗi cây trên 100 trái/năm, nếu không tỉa bỏ bớt sẽ
ảnh hưởng đến cây như làm gãy nhánh, trái bị méo mó, sâu bệnh, … Việc tỉa bỏ
bớt trái là điều cần thiết và chỉ chừa lại những trái đẹp và số lượng trái chứa theo
năm trồng của cây như sau:
- Năm thứ 2 sau trồng có trái, tỉa bỏ để lại 5 trái/cây.
- Năm thứ 3 sau trồng có trái, để lại 20 trái/cây.
- Năm thứ 4 sau trồng có trái, để lại 40 trái/cây.
- Năm thứ 5 sau trồng có trái, để lại 50 trái/cây.
- Những năm tiếp theo sau đó chỉ nên để lại số lượng từ 70-80 trái/cây.
Đất trồng và chế độ phân bón:
Đất trồng: Cây mít được trồng trên nhiều loại chân đất khác nhau, tuy
nhiên khi chọn đất để tiến hành trồng phải chọn đất không quá xấu, đất càng màu
mở càng tốt. Cây mít có thể sống được trên những vùng có nhiệt độ từ 18-20
o
C,
không chịu ngập úng nhưng cần đủ nguồn nước tưới cho cây khi mang trái, có như
vậy trái mít mới đủ lớn, đạt chất l
ượng và độ đồng đều cao.
Chế độ phân bón: Phân bón cho cây mít phải cân đối tỷ lệ NPK và áp dụng
cách bón như sau:
- Năm đầu bón phân NPK theo tỷ lệ 2:1:1 (0,5 kg/gốc, chia làm 4
lần/năm).
- Năm thứ 2: bón phân NPK theo tỷ lệ 2:2:2 (1-1,5 kg/gốc, chia làm 4
lần/năm).
- Năm thứ 3-6: bón phân NPK theo tỷ lệ 2:2:3 (tăng dần từ 2-5
kg/gốc/năm, chia làm 2-3 lần/năm).

- Năm thứ 7 và sau này tăng lên 6 kg/gốc, chia làm 2-3 lần bón trong
năm.
- Mỗi năm nên bón bổ sung thêm phân hữu cơ hoai cho cây mít 2 lần vào
đầu mùa mưa và cuối mùa mưa.
Tiêu chuẩn cây giống và cách ghép:
1. Tiêu chuẩn cây: hiện nay để cho trái sớm, người ta dùng phương pháp
ghép, gốc ghép phải trên một năm tuổi, cây ghép phải khoẻ mạnh, không bị gãy
ngọn, không sâu bệnh, đạt chiều cao trên 20 cm trở lên mới đem trồng.
2. Cách ghép cây:
Chuẩn bị gốc ghép:
- Có thể chọn hạt mít rừng, tuy nhỏ nhưng mọc khoẻ, nhiều trái, khả
năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với các giống mít khác. Chọn những quả to,
chín, tròn đều để lấy hạt, sau đó đem hạt ngâm vào nước lạnh vài giờ để rửa sạch
nhớt, vớt ra để ráo là đem gieo ngay.
- Để tiện cho việc vận chuyển sau này nên gieo vào túi bầu nilon kích
th
ước 20x10cm hoặc 20x15cm. Chọn đất tơi xốp, thoát nước tốt, đất trộn với phân
chuồng hoai, phân lân và thuốc trừ kiến, mối, sau đó tiến hành cho vào bầu xếp
thành luống, làm mái che phía trên, gieo mỗi bầu một hạt rồi tưới nước đủ ẩm.
Chăm sóc làm cỏ cho đến khi cây có chiều cao từ 50cm đến 60cm là ổn định, vỏ
thân gần gốc chuyển sang màu nâu và lớn gần bằng ngón tay út có thể tiến hành
ghép được.
Chuẩn bị cành ghép:
Cành để lấy mắt ghép phải chọn từ những cây đúng giống, cây khoẻ mạnh,
không sâu bệnh, sai trái, trái tròn đều, năng suất cao và ổn định, chất lượng ngon
… Chọn cắt những cành bánh tẻ có các mầm khoẻ, cắt bỏ hết những lá chỉ chừa lại
1-2mm cuống lá, bảo quản tốt, không để cành ghép bị mất nước, như thế tỷ lệ sống
sau khi ghép rất thấp.
Kỹ thuật ghép:
Có nhiều cách ghép, nhưng trong đó có cách ghép mắt cửa sổ là dễ sống

nhất, cách ghép như sau:
Trên cây gốc ghép, dùng dao ghép sắc rạch hai đường song song cách nhau
1cm, dài 2cm, cách mặt đất từ 15-20cm, sau đó cắt đường ngang phía dưới nối hai
đường song song rồi lật vỏ lên tạo thành cửa sổ hình chữ U.
Trên cành ghép chọn một mầm ghép đã nổi u khoẻ mạnh không bị trầy
xước cắt làm mắt ghép theo hình cửa sổ tương ứng với cửa sổ trên gốc ghép. Tách
lấy mắt ghép xong, đặt vào cửa sổ gốc ghép sau đó dùng dây nilon trong có vải
rộng 1cm quấn chặt lại. Cây mít là loại cây có nhiều nhựa, nếu để như vậy sẽ khó
sống, vì thế phải dùng một miếng vải mềm sạch thấm nhẹ cho khô hết mủ trên gốc
ghép và mắt ghép. Sau khi ghép khoảng 2 tuần mở dây kiểm tra, nếu mắt ghép còn
tươi thì cắt bỏ ngọn của gốc ghép cách nơi ghép khoảng 1,5cm nhằm giúp cho mắt
ghép nhanh nẩy chồi, ngược lại mắt ghép có màu nâu khô là mắt ghép đã chết, ta
tiến hành ghép lại.
Cây mít trước khi khoảng 2 tháng ta tiến hành bón phân kali để khi ghép dễ
bóc vỏ, mau liền sẹo và nên ghép vào mùa khô, cây ghép sẽ dễ sống hơn so với
ghép vào mùa mưa, mùa xuân do cây sinh trưởng mạnh và nhiều mủ.

Kỹ thuật trồng
1. Mật độ trồng
Cây mít là cây ưa sáng, cần nhiều ánh sáng để cây sinh trưởng và phát triển,
kháng sâu bệnh, mật độ trồng thích hợp nhất khoảng 200 cây/ha. Khoảng cách
trồng có thể theo 8x6m (cây cách cây 8m, hàng cách hàng 6 m) hoặc 7x7m (cây
cách cây 7m, hàng cách hàng 7m).
2. Kích thước hố đào: hố đào thích hợp 60x60x60cm (ngang 60cm, dài
60cm, sâu 60 cm).
3. Bón lót hố trồng:
Bón lót trước khi trồng từ 10-15 ngày bằng các loại phân hữu cơ hoai mục:
phân gà, heo, trâu, bò, … hoặc các loại phân hữu cơ vi sinh khác.
Sau khi trồng trong thời gian từ 1 tháng trở lên tiến hành làm cỏ cho cây và
bón phân NPK theo tỷ lệ nêu trên, bón xa gốc 20cm trở lên, lấp đất lại tránh để

phân bị bốc hơi. Có thể chia phân ra nhiều lần để bón cho cây. Mỗi năm tiến hành
làm cỏ từ 3 lần trở lên.
Tiến hành trồng cây, tuyệt đối phải xé bỏ bầu để rễ cây tiếp xúc phân, như
thế cây mới sinh trưởng phát triển tốt. Dùng rơm, rạ, lá khô cho quanh gốc để giữ
ẩm cho cây sau trồng.

Tóm lại cây mít có thể nói là cây xoá đói giảm nghèo, là cây của những ngư
ời
nghèo vì chúng rất dễ trồng, ít sáu bệnh, thời gian cho trái sớm nếu dùng giống
cây ghép, đây là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chăm sóc đơn
giản, chi phí đầu tư ít.

×