Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ CỦA CÁ NHÂN VÀ CÁC QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.24 KB, 15 trang )

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: Luật Dân sự Việt Nam
ĐỀ TÀI: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT DÂN SỰ 2015 VỀ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ
CỦA CÁ NHÂN VÀ CÁC QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2021


MỤC LỤC


1. Kiến nghị tổng hợp điều 18 Bộ Luật Dân sự 2015: “Không hạn chế năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân” vào khoản 2 điều 16 Bộ Luật Dân sự 2015: “Năng lực pháp
luật dân sự của cá nhân”
Kiến nghị:
- Tại khoản 2 điều 16: “Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau” đang nói
tới sự cơng bằng của mọi cá nhân về năng lực pháp luật dân sự. Bên cạnh đó, điều 18: “
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật
khác có liên quan quy định khác” dường như đang bổ sung cho điều khoản này, về những
trường hợp bị hạn chế về năng lực pháp luật dân sự của cá nhân. Cho nên, việc tổng hợp
hai điều luật này là cần thiết, để thống nhất và đồng bộ về điều luật, và bởi hiện giữa hai
điều khoản này là điều 17 về nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân, giúp những
người có mong muốn tìm hiểu và sử dụng luật có thể tra cứu dễ dàng và đầy đủ thông tin
nhất.
à Tôi xin phép được sửa như sau:
“Điều 16: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và
nghĩa vụ dân sự.
2. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này,


luật khác có liên quan quy định khác.
3. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi
người đó chết.”

2+3. Kiến nghị tại khoản 1 Điều 22 Bộ Luật Dân sự 2015: “Mất năng lực hành vi
dân sự” và Khoản 1 Điều 23 Bộ Luật Dân sự 2015: “Người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi”
Kiến nghị:
- Về tính chất và đặc điểm của cá nhân trong hai trường hợp nêu trên vẫn chưa hồn tồn
rõ ràng và cụ thể để có thể phân biệt với nhau, dễ gây ra tình trạng khó xử trong q tình


giám định và tuyên bố về năng lực dân sự của cá nhân đó. Cùng với đó, tại khoản 1 điều
22, luật vẫn chưa đưa ra đặc điểm cụ thể về “bệnh khác”, khá chung chung không thể
nhận diện, và theo góc nhìn của cá nhân, do năng lực hành vi dân sự được xác định dựa
trên mức độ nhận thức của cá nhân, cho nên “bệnh khác” ở đây có thể được coi là “các
bệnh lý bẩm sinh, do tai nạn dẫn tới mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi hồn tồn”.
Bởi hiện nay có rất nhiều bệnh lý khác nhau dẫn đến tình trạng như vậy, không thể liệt kê
hết được, cho nên việc đưa ra một cụm từ cụ thể và áp dụng thêm các văn bản pháp luật
liên quan khi kết luận bệnh án theo tơi là hợp lý nhất.
- Bên cạnh đó, tại khoản 1 điều 23 với đặc điểm “tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà
không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành
vi dân sự” nó vẫn chưa thật sự rõ ràng so với các đặc điểm được miêu tả ở khoản 1 điều
22, và đơi khi có thể gây hiểu lầm thành những trường hợp cá nhân đặc biệt khác, như
người khuyết tật về nghe, nhìn, nói, người bị liệt tồn thân nhưng đầu óc vẫn minh mẫn,
gọi chung là những người có vấn đề về sức khỏe thể chất và có khả năng nhận thức được.
Mà trong những trường hợp đó, những người khuyết tật nghe, nhìn, nói vẫn có thể tham
gia giao dịch dân sự với các phương thức đặc biệt, bởi lẽ trong Luật Tố tụng dân sự 2015
đã quy định: “Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết
tật nhìn có quyền dùng ngơn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường

hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để
dịch lại.” (Điều 20), cho nên chính họ cũng không cần người giám hộ hay người đại diện
theo pháp luật. Bởi vậy, cần có sự phận biệt rõ ràng để tránh gây nhầm lẫn và áp dụng
thực tiễn sai. Không chỉ như vậy, trường hợp này cũng nên đưa những cá nhân có bệnh lý
về tâm thần nhưng vẫn có khả năng nhận thức và kiểm sốt, kiềm chế bản thân vào
trường hợp loại trừ, vì nếu xét theo góc độ xã hội, thì hiện tại đang có rất nhiều người
như vậy vẫn có thể thực hiện các giao dịch dân sự vào những lúc trạng thái bình thường,
nên việc đưa họ vào trường hợp mất năng lực dân sự dường như sẽ gây ra khó khăn cũng
như hạn chế những quyền nhân thân mà cá nhân đó đáng ra có thể được thực hiện.
à Tơi đề nghị sửa như sau:
Khoản 1, Điều 22: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh lý bẩm
sinh, do tai nạn mà hoàn toàn mất khả năng làm chủ nhận thức và hành vi thì theo
yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa
án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết
luận giám định pháp y tâm thần.


Khi khơng cịn căn cứ tun bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu
của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ
chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi
dân sự.”
Khoản 1, Điều 23: “Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không
đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi, trừ những người có vấn đề về sức khỏe thể
chất nhưng trí óc vẫn hồn tồn minh mẫn, người khuyết tật nghe, nhìn, nói hoặc
những người mắc các bệnh lý tâm thần nhưng có thể kiểm sốt được thì theo u cầu
của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này
là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác
định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”


4. Kiến nghị tại khoản 1, Điều 25 Bộ Luật Dân sự 2015: “Quyền nhân thân”
Kiến nghị:
- Việc quy định quyền nhân thân như trên thể hiện không rõ ràng và cụ thể, dễ dẫn tới sự
nhầm lẫn giữa các điều luật khác cũng mang tính chất “gắn liền với mỗi cá nhân, không
thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”, ví
dụ như quyền tài sản mang tính chất nhân thân. Tuy nhiên, với quyền tài sản mang tính
chất nhân thân, thì nó là “quyền trị giá được bằng tiền” (điều 115 Bộ Luật Dân sự 2015)quyền tài sản, mà gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác- mang
tính chất nhân thân, cịn với quyền nhân thân thì đó là các quyền khơng thể định giá mà
mang lại những giá trị về tinh thần cụ thể hơn.
à Tôi xin phép sửa lại:
“Điều 25: Quyền nhân thân
1. Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự thuộc về đời sống
tinh thần của chủ thế, gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người
khác, không thể xác định được bằng tiền, thể hiện giá trị nhân thân được pháp luật
cơng nhận và mang tính chất tuyệt đối. Khi bị xâm phạm tới các quyền đó, mọi cá
nhân đều được bảo vệ như nhau.


2. Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người chưa
thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi phải được người đại diện theo pháp luật của người này đồng ý theo quy định
của Bộ luật này, luật khác có liên quan hoặc theo quyết định của Tòa án.
Việc xác lập, thực hiện quan hệ dân sự liên quan đến quyền nhân thân của người bị tuyên
bố mất tích, người đã chết phải được sự đồng ý của vợ, chồng hoặc con thành niên của
người đó; trường hợp khơng có những người này thì phải được sự đồng ý của cha, mẹ
của người bị tuyên bố mất tích, người đã chết, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có
liên quan quy định khác.”

5. Kiến nghị bổ sung quy định về “ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
khác” tại khoản 3 điều 26: “Quyền có họ, tên” Bộ Luật Dân sự 2015

Kiến nghị:
- Xét về mặt xã hội, từ thời xưa đã có văn hóa “húy kị”- tức là gia đình khơng được đặt tên
con cái theo tên vua, tránh gọi tên vua hoặc tên thật của ơng bà tổ tiên trong gia đình. Bên
cạnh đó, ở một vài quốc gia cũng đã có những điều luật cụ thể để quy định về việc đặt tên
nào sẽ là hợp pháp còn như nào sẽ là vi phạm (Đức, Pháp, Thụy Điển,…), chủ yếu thường
là những cái tên liên quan tới tầng lớp quý tộc (như Queen Elizabeth,…), những cái tên
gây nguy hiểm (như Adolf Hitler, Osama Bin Laden,…), những cái tên xúc phạm, tục tĩu
hoặc gây khó chịu.
- Hiện tại, khoản 3 điều 26 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng có quy định về điều này, song để
giải thích cho cụm “xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” vẫn chưa
được rõ ràng và cụ thể. Vậy nên các nhà làm luật nên có một quy định cụ thể để ban hành,
sửa đổi và đưa ra điều luật hợp lý nhất.
à Tôi xin phép được sửa đổi như sau:
“Điều 26: Quyền có họ, tên
1. Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người
được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
2. Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của
cha mẹ; nếu khơng có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp
chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.


Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con
nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa
thuận của cha mẹ ni. Trường hợp chỉ có cha ni hoặc mẹ ni thì họ của trẻ em được
xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm
con ni thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở ni
dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em,
nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng.
Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện

sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy
định của Luật hơn nhân và gia đình.
3. Việc đặt tên sẽ bị hạn chế trong những trường hợp cụ thể như:
- Đặt tên giống cá nhân với mục đích lợi dụng, trục lợi tới uy tín và danh dự của người
đó
- Đặt tên xúc phạm, ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục và văn hoá, lịch sử Việt Nam
- Đặt tên trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của
Bộ luật này
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam;
không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
4. Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
5. Việc sử dụng bí danh, bút danh khơng được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp
của người khác.”

6. Kiến nghị tại điều 30 Bộ Luật Dân sự 2015: “Quyền được khai sinh, khai tử”
Kiến nghị:
- Tại khoản 1 của điều này quy định “Cá nhân từ khi sinh ra có quyền được khai sinh”, tức
là từ khi chào đời về mặt sinh học thì đã có quyền được khai sinh. Thế nhưng, ở khoản 3,


trẻ em chỉ được khai sinh khi đã sống từ hai mươi tư tiếng trở lên, hoặc do yêu cầu riêng
của cha, mẹ đẻ thì sẽ được khai sinh. Điều này đặt ra mẫu thuẫn, khi bất kể cá nhân nào
cũng đều phát triển từ những em bé, vậy tại sao cá nhân có quyền khai sinh từ khi sinh ra,
còn em bé, trẻ em phải qua hai mươi tư tiếng đầu mới có quyền được khai sinh?
- Bên cạnh đó, nếu vấn đề khai sinh được triển khai theo khoản 1 mà khơng phải khoản 3,
thì nếu xét theo mặt tiếp nhận và đăng ký thơng tin, thì lượng thủ tục giấy tờ và thơng tin
phải chăng có q tải, khi mà số trẻ sơ sinh tử vong của Việt Nam rơi vào khoảng 15.7‰
trong năm 2020, theo CIA- The World Factbook, 2020. Vậy nên cần đưa ra một quy định
rõ ràng, thống nhất, và theo cá nhân tôi thấy với thời gian hai mươi tư giờ rồi được khai
sinh là nên thực hiện, để tránh xảy ra xung đột thơng tin, gây nhầm lẫn khơng đáng có.

 Tơi xin phép được sửa điều 30 như sau:
“Điều 30: Quyền được khai sinh, khai tử
1. Mọi cá nhân đều có quyền được khai sinh và khai tử, với điều kiện sống được từ hai
mươi tư giờ trở lên hoặc qua hai mươi tư giờ kể từ lúc chào đời rồi mới chết, trừ
trường hợp cha, mẹ đẻ có yêu cầu.
2. Việc khai sinh, khai tử do pháp luật về hộ tịch quy định.”

7. Kiến nghị tại khoản 1, Điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015: “Quyền của cá nhân đối với
hình ảnh”
Kiến nghị:
- Theo điều khoản này, sự đồng ý của cá nhân được sử dụng hình ảnh khơng hề được đề
cập đến trạng thái hoàn toàn tự nguyện hay bị ép buộc phải đồng ý hoặc bị tác động đến
các điều kiện xung quanh, nên điều luật này vẫn cịn lỗ hổng.
- Bên cạnh đó, việc sử dụng hình ảnh vào mục đích thương mại nhưng về cơ bản vẫn
chưa hề có một khái niệm cụ thể về đâu là mục đích thương mại hợp pháp/ bất hợp pháp,
dẫn tới có thể tạo ra sự lách luật về thỏa thuận thương mại/ mục đích thương mại bất hợp
pháp, hoặc những trường hợp bên sử dụng hình ảnh thay đổi mục đích thương mại từ hợp
pháp thành bất hợp pháp mà khơng báo cho người có hình ảnh biết, trong trường hợp
thỏa thuận khơng có hợp đồng.


à Tơi xin phép được sửa như sau:
“Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý trên cơ sở tự nguyện
và trong trạng thái tỉnh táo, làm chủ được hành vi của mình.
Chỉ được sử dụng hình ảnh của người khác vào mục đích thương mại hợp pháp, và
phải trả thù lao cho người có hình ảnh đó, đề cập rõ trong hợp đồng giữa hai bên, trừ
trường hợp đã có các thỏa thuận khác.
Trong trường hợp bên sử dụng hình ảnh vi phạm về mục đích thương mại và ảnh
hưởng xấu tới cá nhân có hình ảnh, người đó có quyền u cầu bên sử dụng bồi

thường thiệt hại theo thỏa thuận và thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh
của người đó; nếu khơng thể hịa giải thì sẽ do Tịa án quyết định.”

8. Kiến nghị tại khoản 3, Điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015: “Quyền của cá nhân đối với
hình ảnh”
Kiến nghị:
- Điều khoản này có đề cập đến tiêu chí “vi phạm quy định tại Điều này” (điều 32) nhưng
thực chất những trường hợp được phép sử dụng hình ảnh được nhắc tới chỉ là “mục đích
thương mại” (khoản 1 điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015) và “sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân
tộc, lợi ích công cộng”, “hoạt động công cộng,… mà không làm tổn hại đến danh dự,
nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh” (khoản 2 điều 32 Bộ Luật Dân sự 2015). Vậy
nếu với trường hợp sử dụng hình ảnh khơng vì mục đích thương mại (phi thương mại)
nhưng khơng hề ảnh hưởng tiêu cực tới hình ảnh của cá nhân đó có bị coi là “vi phạm
quy định tại Điều này” hay khơng? Hay việc sử dụng hình ảnh cá nhân chỉ nhằm mục
đích xâm phạm danh dự, nhân phẩm mà khơng có mục đích nào khác thì người bị hại sẽ
dựa vào đâu để bảo vệ quyền lợi của mình?
à Tơi xin phép được sửa điều luật như sau:
“Trong trường hợp sử dụng hình ảnh với mục đích phi thương mại (bao gồm cả
những mục đích đã được nêu tại khoản 2 điều này) mà vô ý hay cố ý xâm phạm đến
hình ảnh của một cá nhân nhằm hạ bệ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của
người đó, thì người bị hại có quyền u cầu bên sử dụng bồi thường thiệt hại theo


thỏa thuận và thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của người đó; nếu
khơng thể hịa giải thì sẽ do Tịa án quyết định.”

9. Kiến nghị về việc bổ sung nghiêm cấm quyền an tử tại điều 33 Bộ Luật Dân sự
2015: “Quyền sống, quyền được đảm bảo an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể”
Kiến nghị:
- Theo thuần phong mỹ tục, tập quán của Việt Nam, thì quyền sống, sự sống là thứ ln

được tơn trọng, dù mạng sống có sắp mất đi hay bị đe dọa cũng phải hết sức cứu chữa
( trong khoản 2 điều 33 Bộ Luật Dân sự 2015 cũng đã quy định khi tính mạng đang bị đe
dọa đếu sẽ được khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật, đồng thời tại khoản
1 điều 6 Luật Khám bệnh, Chữa bệnh số 40/2009/QH12 cũng nghiêm cấm các hành vi từ
chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh). Không chỉ như vậy, nếu quyền an tử không
được đưa vào các quyền nhân thân của cá nhân, thì trước hết sẽ có nhiều người với tư
tưởng “pháp luật khơng cấm và không quy định tức là vẫn được thực hiện”, từ đó có thể
dẫn đến hệ lụy như cổ súy cho nạn tự sát, suy giảm ý chí của người bệnh hoặc lạm dụng
quyền an tử để thực hiện hành vi phạm tội. Thậm chí, điều 19 Hiến pháp Việt Nam năm
2013 cũng đã ghi rõ: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật
bảo hộ. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật”, tức là chỉ có thể tước đoạn
thơng qua tịa án xét xử và cho thi hành án tử hình, cịn bất cứ biện pháp nào cũng đều vi
phạm pháp luật.
- Thế nhưng tại Việt Nam, do quyền an tử vẫn chữa được hiện hành, nên chế tài xử phạt
vẫn chưa có. Tuy nhiên, theo cá nhân tơi trong trường hợp giúp đỡ người khác an tử và đã
thấy được hậu quả là người đó chết, thì người giúp đỡ sẽ phạm tội giết người theo điều
123 của Bộ Luật Hình sự 2015.
- Trên thế giới, hiện tại chỉ còn 3 quốc gia chấp thuận việc an tử, song song với đó là các
bộ luật về an tử tuy nhiên việc quyết định sai hay chấp thuận an tử nhằm trục lợi vẫn có
thể tồn tại khi áp dụng bộ luật này.
à Tôi xin phép được bổ sung như sau:
“Điều 33. Quyền sống, quyền được bảo đảm an tồn về tính mạng, sức khỏe, thân thể


1. Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được
pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Khơng ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
2. Khi phát hiện người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị đe dọa thì người phát hiện có
trách nhiệm hoặc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có điều kiện cần thiết đưa
ngay đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi gần nhất; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có
trách nhiệm thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về khám

bệnh, chữa bệnh.
3. Nghiêm cấm an tử và giúp người khác an tử. Hành vi cố tình giúp người khác an tử
sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
4. Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật,
phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học, khoa
học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự đồng ý
của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
Trường hợp người được thử nghiệm là người chưa thành niên, người mất năng lực hành
vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc là bệnh nhân bất
tỉnh thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ của người đó
đồng ý; trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân mà không chờ được
ý kiến của những người nêu trên thì phải có quyết định của người có thẩm quyền của cơ
sở khám bệnh, chữa bệnh.
5. Việc khám nghiệm tử thi được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có sự đồng ý của người đó trước khi chết;
b) Có sự đồng ý của cha, mẹ, vợ, chồng, con thành niên hoặc người giám hộ nếu khơng
có ý kiến của người đó trước khi chết;
c) Theo quyết định của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp luật quy định.”


10. Kiến nghị bổ sung điều khoản riêng biệt về hiến, nhận tinh trùng và trứng tại
điều 35: “Quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác”
Kiến nghị:
- So với việc hiến, nhận mô và các bộ phận khác trên cơ thể, thì việc hiến tặng và nhận
tinh trùng, nỗn và phơi cần được để ý hơn bởi các vấn đề về phả hệ, di truyền có liên
quan và các vấn đề xã hội. Bên cạnh đó, chỉ khi ở độ tuổi sinh sản cá nhân mới được
phép thực hiện thủ tục hiến tặng, nên việc đưa ra một điều khoản riêng là cần thiết, quy
định rõ ràng và cụ thể hơn về vấn đề này.
- Bên cạnh đó, hiện tại hành vi sử dụng tinh trùng, nỗn và phơi nhằm mục đích thương

mại vẫn đang hoạt động rất mạnh mẽ, bởi hành vi này chưa được nghiêm cấm và có chế
tài xử phạt cụ thể, mà hành vi này có thể gây ra nhiều nguy hại cho thế hệ được sinh ra từ
nguồn tinh trùng, nỗn và phơi đó vì thiếu kiểm nghiệm chất lượng. Tuy nhiên, do đa số
cá nhân vẫn e ngại sợ lộ thông tin hiến tặng, cho nên với họ bán chui có thể là biện pháp
khả thi mà cịn kiếm được lợi nhuận, vì miếng cơm manh áo mà có thể gây nguy hại, dị
tật cho rất nhiều em bé được sinh ra. Vì vậy nên có một điều khoản trong bộ luật này, bên
cạnh đó xử phạt nghiêm và mong các nhà làm luật sớm đưa ra các biện pháp, chế tài xử
phạt cụ thể và hợp lý nhất ở các bộ luật, nghị định có liên quan.
è Tại Bộ Luật Dân sự 2015, tôi xin được phép bổ sung như sau:
“Điều 35: Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
1. Cá nhân có quyền hiến mơ, bộ phận cơ thể của mình khi cịn sống hoặc hiến mô, bộ
phận cơ thể, hiến xác của mình sau khi chết vì mục đích chữa bệnh cho người khác hoặc
nghiên cứu y học, dược học và các nghiên cứu khoa học khác.
2. Cá nhân có quyền nhận mô, bộ phận cơ thể của người khác để chữa bệnh cho mình.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, pháp nhân có thẩm quyền về nghiên cứu khoa học có
quyền nhận bộ phận cơ thể người, lấy xác để chữa bệnh, thử nghiệm y học, dược học và
các nghiên cứu khoa học khác.
3. Việc hiến, tặng và nhận tinh trùng, noãn và phơi phải được thực hiện tại các cơ sở
có thẩm quyền theo quy định và thủ tục của pháp luật. Cá nhân chỉ khi đạt đủ tiêu


chuẩn về sức khỏe sinh lý- sinh sản theo quy định của tại các văn bản pháp luật có
liên quan mới có thể thực hiện quyền hiến tặng tinh trùng, nỗn và phơi.
Tuyệt đối nghiêm cấm các hành vi mua bán, sử dụng tinh trùng, nỗn và phơi với mục
đích thương mại. Mọi hành vi vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
4. Việc hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể người, hiến, lấy xác phải tuân thủ theo các điều kiện
và được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể
người và hiến, lấy xác và luật khác có liên quan.”

11. Kiến nghị bổ sung quyền kết hôn dành cho người đồng giới tại điều 1 khoản 39

Bộ Luật Dân sự 2015: “Quyền nhân thân trong hơn nhân và gia đình”
Kiến nghị:
- Với mong muốn phát triển xã hội ngày một tiên tiến và hiện đại hơn, thì trước hết quyền
nhân thân tối thiểu của mọi cá nhân, kể cả những cá nhân mang khiếm khuyết về giới
tính cũng nên được chú trọng. Đặc biệt là với giới trẻ hiện nay khi xu hướng công khai về
giới tính thật ngày một cởi mở hơn thì việc bổ sung quyền kết hôn dành cho người đồng
giới là điều nên làm, vì người trẻ chính là nguồn lực lao động chính hiện nay, và việc
thỏa mãn các yếu tố này sẽ giúp họ bớt lo toan về cuộc sống cá nhân hơn, tạo động lực
làm việc và đóng góp cho xã hội. Bên cạnh đó, do khoa học công nghệ cũng ngày một
tiên tiến, các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cũng rất nhiều, cho nên việc kết hơn đồng tính cũng
khơng mang lại bất lợi về duy trì nịi giống nữa.
- Việc bổ sung về điều khoản này cũng nên được sửa đổi, bổ sung thêm tại các bộ luật có
liên quan.
à Tơi xin phép được sửa như sau:
“Điều 39. Quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình
1. Quyền kết hơn, li hơn là quyền được xác lập/ chấm dứt quan hệ vợ chồng của hai
cá thể độc lập và tách biệt, không cần phân biệt về giới tính theo quy định của pháp
luật về các thủ tục có liên quan.


2. Cá nhân có quyền kết hơn, ly hơn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền xác định cha,
mẹ, con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và các quyền nhân thân
khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ và con và quan hệ giữa các thành viên gia
đình.
Con sinh ra khơng phụ thuộc vào tình trạng hơn nhân của cha, mẹ đều có quyền và nghĩa
vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
3. Cá nhân thực hiện quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình theo quy định của Bộ
luật này, Luật hơn nhân và gia đình và luật khác có liên quan.”

NGUỒN THAM KHẢO

1. Bộ Luật Dân sự 2015
2. Luật Tố tụng Dân sự 2015
3. Luật Hơn nhân và Gia đình 2014
4. Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận của cơ thể người và hiến, lấy xác 2006
5. Nghị định về quy định sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện

mang thai hộ vì mục đích nhân đạo số 10/2015/NĐ-CP
6. Bộ Luật Dân sự 2005
7. Hiến pháp 2013
8. Bộ Luật Hình sự 2015
9. Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009
10. Nghị định về xác định lại giới tính số 88/2008/NĐ-CP
11. Luật ni con ni 2010
12. Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch


13. Luật Hộ tịch 2014



×