Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TÂY TIẾN PHÂN TÍCH TOÀN BỘ BÀI THƠ VÀ THÔNG TIN TÁC GIẢ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.72 KB, 8 trang )

TÂY TIẾN – Quang Dũng
A)

B)

C)

Tác giả Quang Dũng
Tác giả Quang Dũng tên khai sinh là Ngơ Đình Diệm, ơng sinh năm 1921 và
mất năm 1988. Ông vốn là người huyện Đan Phượng, Hà Tây ( nay thuộc Hà
Nội), một vùng đất mà:
“Q nhà tơi ơi, xứ Đồi xa vắng,
Khói chiều mênh mông, sông Đà buông nắng”
Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: ông vừa viết nhạc, làm thơ, vẽ tranh
và soạn nhạc. Và có lẽ như vậy, thơ của ơng ln mang một nét hồn hậu,
phóng khống và rất hào hoa, đặc biệt trong bài thơ “Tây Tiến” những nét đẹp
ấy đã được đúc kết và bung tỏa trọn vẹn.
Bài thơ “Tây Tiến”:
Tây Tiến là một đơn vị nhỏ được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp
với quân đội Lào để bảo vệ biên giới Thượng Lào cũng như làm tiêu hao lực
lượng giặc Pháp ở vùng miền núi phía Bắc của Tổ quốc. Đó cũng là nơi sinh
sống của rất nhiều đồng bào các dân tộc Thái, Mường với những nét đẹp văn
hóa vơ cùng đặc sắc. Lính Tây Tiến phần đơng là các thanh niên, học sinh
sinh viên Hà Nội, họ đã chiến đấu trong hồn cảnh vơ cùng khó khăn và gian
khổ nhưng vẫn phơi phới tinh thần lạc quan lãng mạn anh hùng.
Quang Dũng là đại đội trưởng ở đó từ đầu năm 1947, và tới cuối năm 1948
ông chuyển công tác sang đơn vị mới. Tại Phù Lưu Chanh, trong nỗi nhớ, sự
hồi tưởng về những năm tháng chiến đấu gian khổ cùng đồng đội tại Tây
Tiến, ông đã viết bài thơ “Nhớ Tây Tiến”, sau đổi tên thành “Tây Tiến”, in
trong tập Mây đầu ô. Tuy mất đi một chữ “Nhớ” ở nhan đề nhưng cảm xúc
xuyên suốt bài thơ vẫn là một nỗi nhớ da diết về con người, về thiên nhiên


hùng vĩ, hoang sơ dữ dội nhưng cũng rất thơ mộng, bởi lẽ:
“Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất hóa tâm hồn!”
Phân tích:
1) Phần 1:
Bài thơ mở đầu bằng những dòng thơ chan chứa nỗi nhớ, lời thơ như chợt thốt
lên đầy sự nhớ nhung và tiếc nuối:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
Có lẽ vì Quang Dũng đã cảm thấy nơi đây quá đỗi thân thương và quen thuộc,
nên lời gọi ấy phảng phất nỗi quyến luyến bứt rứt không muốn rời. Tây Tiến
được gợi ra như một người bạn chí cốt đã đồng hành cùng ơng suốt cả tuổi
thanh xuân, suốt cả một cuộc đời chiến đấu. Chữ “xa” trong câu thơ đầu gợi


nên khoảng cách rộng lớn về không gian và thời gian, còn cụm từ “nhớ chơi
vơi” cũng thể hiện được cái khoảng rộng của không gian, nhưng lại là chiều
không gian tâm lí. Từ láy “chơi vơi” kết hợp với hiệp vần “ơi” mở ra trước
mắt người đọc một không gian vời vợi của vùng “rừng thiêng nước độc” và
cũng diễn tả tinh tế được nỗi nhớ về “rừng núi”, về đồng đội cũ, một cảm xúc
mơ hồ, khó định hình nhưng rất chân thực.
“Sài Khao sương lấp đồn qn mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai lính thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu ngươi”
Không chỉ là một nỗi nhớ chung chung, mà ở đây với Quang Dũng những nỗi
nhớ ấy lại đong đầy trong những địa danh cụ thể mà đoàn quân đã đi qua. Sài
Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, từng địa danh đã lần lượt được
nhắc đến, chúng khơng cịn khơ khan như trên bản đồ địa lý ta đã từng được
học mà lại gợi lên cho người đọc cái khơng khí rừng già xa xơi, lạ lẫm, hoang
sơ và bí ẩn. Đó là những con đường hành quân gập ghềnh chông chênh, một
bên là vách đá một bên là vực sâu, chỉ cần sơ ý là có thể mất mạng: dốc khúc
khuỷu, dốc thăm thẳm, heo hút sương mù bao phủ. Không gian ở đây được
mở ra ở nhiều chiều khác nhau: từ chiều cao đến chiều sâu hút của những dốc
núi, chiều sâu của vực thẳm, bề rộng của những thung lũng trải sau màn
sương. Các từ láy giàu chất tạo hình len lỏi trong những câu thơ khiến cho
người đọc có cái nhìn rõ nét hơn về những con đường quanh co, dốc nối tiếp
dốc, những đỉnh đèo hoang vắng ẩn mình trong may trời. Đặc biệt, việc sử
dụng những nhịp thơ gấp gáp cùng với các thanh trắc trong câu thơ đã càng
khắc họa được cái hiện thực hành quân gian khổ nhọc nhằn của người lính.
Khơng chỉ vậy, Quang Dũng cịn nhớ về hình ảnh của những ngơi nhà nơi
xóm núi thấp thoáng như những cánh buồm trên mặt biển trong khơng gian
bình n và êm ả của cơn mưa giăng đầy khiến cho thung lũng ấy trông như
một vùng biển trên cạn vô cùng nên thơ và gợi được sự n bình trong lịng
người đọc. Nhưng như vậy chưa phải là đủ, để nhớ về thiên nhiên Tây Tiến
mà không nhớ đến âm thanh “gầm thét” của con thác dữ, tiếng gầm gào của
lồi cọp rình rập mỗi khi bóng đêm kéo đến thì quả là một thiếu sót. Khoảng
thời gian chiều tàn lại càng nhấn mạnh thêm về sự hoang sơ bí hiểm của chốn


“sơn lâm bóng cả cây già” ấy, hịa quyện cùng với sự tài tình trong cách sử
dụng từ ngữ và biện pháp nhân hóa “cọp trêu ngươi” đã tơ đậm được ấn tượng
về một vùng núi hoang vu dữ dội. Nơi đây thiên nhiên hoang dã đang ngự trị
và chiếm đóng như một vị chúa tể.

Thế nhưng, song hành cùng vị chúa tể ấy lại là một đồn qn vơ cùng nhỏ
bé, xen lẫn trong cái nét thi vị của một vùng núi nguyên sơ. Hình ảnh “súng
ngửi trời” gợi cho ta một thời gian khổ đã qua, một thời chiến đấu anh hùng
của những người đồng đội kề vai sát cánh đối mặt với hiện thực tàn khốc của
chiến tranh. Chi tiết “ngửi” là một hình ảnh nhân hóa vô cùng độc đáo, mang
đầy nét hào hoa qua con mắt của một anh thanh niên Hà Nội tham gia chiến
đấu là Quang Dũng. Khẩu súng được nhân hóa giống như một con người
đang cảm nhận mùi hương của miền “rừng thiêng nước độc”, một sự thách
thức hóm hỉnh hịa quyện giữ hiện thực tàn bạo. Giờ đây, tâm hồn người lính
như đang bay lượn, đang tìm kiếm những nét đẹp của miền núi ấy, một tinh
thần lạc quan và vẻ đẹp phẩm chất khơng quản ngại khó khăn nổi bật giữa
khung cảnh khắc nghiệt ấy. Đó là tinh thần có thể thấy được ở những người
lính thời kháng chiến chống Pháp:
“Đầu súng trăng treo”
-Đồng chí, Chính Hữu
Đã là một người lính, ắt hẳn ranh giới sự sống và cái chết đối với họ thật
mong manh và có thể bị phá vỡ bất cứ lúc nào. Thật vậy:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Trong khoảng thời gian bài thơ ra đời, hai câu thơ trên được xem là những
vần thơ yếu đuối, tiêu cực và không thể hiện được trọn vẹn tinh thần Cách
mạng lúc bấy giờ, bởi nếu nhìn trực diện thì đây là những vần thơ khắc họa sự
hi sinh của người lính- sự hi sinh của con người đã giành cả tuổi xn chiến
đấu cho hịa bình. Những kỉ niệm về sự ra đi của đồng đội nhói lên trong lịng
Quang Dũng, nhưng nó lại khơng hề bi lụy khi được thể hiện bằng giọng thơ
ngang tàng, kiêu hãnh. Tuy nhiên nếu nhìn ở một góc độ khác hai câu thơ này
cũng có thể diễn tả hình ảnh những người lính sau khi chiến đấu gian khổ
đang nghỉ ngơi, họ “gục lên súng mũ bỏ quên đời”, bỏ quên cái hiện thực tàn
khốc đang phải đối mặt. Cho dù ta hiểu bằng cách nào đi chăng nữa thì hình
ảnh người lính trong hai câu thơ thật khiến cho người đọc xúc động, cảm

phục và yêu mến họ hơn, như trong những câu thơ mà Tố Hữu đã từng viết:
“Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ
Anh vệ quốc quân ơi
Sao mà yêu anh thế!”


-Cá nước, Tố Hữu
Tiếp nối những nỗi nhớ về con người ở Tây Tiến, Quang Dũng còn bồi hồi nhớ
lại tình cảm quân dân nồng thắm giữa nơi núi rừng hoang vu. Họ dừng chân nơi
xóm núi sau chặng đường hành quân mệt mỏi, họ quây quần trong niềm vui ấm
áp, niềm hạnh phúc bên những nồi cơm còn thơm làn gạo mới. Cụm từ cảm thán
“Nhớ ôi” khắc họa nỗi nhớ da diết, đằm thắm, vẽ nên bức tranh về sự đồn kết và
tình người bền chặt giữa những con người Tây Bắc và bộ đội kháng chiến.
(Kết bài nếu chỉ ra đề đến đoạn này: Chỉ là phần mở đầu của một bản nhạc về
nỗi nhớ da diết, song nó cũng đã kịp ghi lại những vẻ đẹp rất riêng của núi rừng
Tây Bắc hùng vĩ dữ dội. Trên cái nền ấy, hình ảnh người lính Tây Tiến hiện lên
vơ cùng lãng mạn bi tráng. Sự gắn bó của nhà thơ với thiên nhiên con người nơi
đã cho thấy tình cẳm gắn bó vơ cùng sâu nặng của ông với vùng đất ấy, đồng
thời là tấm lòng trĩu nặng yêu thương những người đã đồng cam cộng khổ cùng
với mình.)

2)

Phần 2:
Nếu như hiện thực chiến tranh hiện ra trước mắt chúng ta là một nỗi ám
ảnh trong vô thức, thì đối với Quang Dũng trong sự ám ảnh đó ơng vẫn có
thể tìm ra được cái nét lãng mạn, cái yếu tố để mơ mộng bay bổng. Nhưng
đó lại không hề là sự tơ tưởng lừa dối mà là mơ mộng để quên đi sự tàn
khốc của thực tại, mơ mộng xuất phát từ sự lạc quan trong con người. Đó

là loại người, như một nhà văn đã nói: “Bao giờ cũng nhìn đường bằng hai
con mắt: một con để thấy vũng nước, còn con kia để thấy những vì sao
long lanh đáy nước.” Và cái nét mơ mộng ấy lại càng rực rỡ, lấp lánh hơn
trong kỉ niệm về đêm lửa trại liên hoan, đêm hội giao duyên:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Trong khơng khí đầm ấm, vui tươi của buổi liên hoan giữa quân và dân,
hình ảnh những cô gái Thái, Mường dường như đã trở thành trung tâm của
đêm hội- những cơ gái mặc trên mình những bộ xiêm áo lộng lẫy đang
đỏm dáng làm duyên. Những vũ điệu dân dã quanh lửa trại bập bùng,
những giai điệu truyền thống dường như có thể khiến người ta như trẻ lại,
như muốn được hịa mình vào tuổi trẻ một lần nữa, được kết bạn trao
duyên, được say mê vẻ đẹp của người con gái miền núi. Với bút pháo tài
hoa, thi trung hữu họa, Quang Dũng đã tái hiện lại đêm liên hoan giàu bản


sắc văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào vùng biên giới cùng với tâm
hồn lạc quan yêu đời của nhũng người lính Tây Tiến.
Cuộc vui nào rồi cũng sẽ đến lúc tàn, lúc chia ly. Khung cảnh của cuộc
chia ly ấy qua ngòi bút của Quang Dũng hiện lên như một bức tranh thủy
mặc, một vùng sông nước phảng phất buồn trong một buổi chiều sương:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bên bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa”
Từng vần thơ được thốt ra, từng ấy cảnh vật trong vùng không gian tĩnh
mịch ấy lại được hiện lên rõ nét: đó là bóng dáng của con người trên chiếc
thuyền độc mộc, là hồn lau, là dòng hoa đang trôi. Những bông hoa dường

như cũng đang trôi chậm lại, cảnh vật thật yên bình, êm đềm như đang làm
dun, gợi lên trong lịng người lính nét đẹp về một Mai Châu vừa rực rỡ
nhưng cũng rất dịu dàng. Bên cạnh đó là hình ảnh “hồn lau” như một con
người mang nặng một tâm hồn tha thiết nhớ người ra đi. Con người dường
như đã gửi gắm hết tâm tình của mình vào hồn lau, bởi “Người buồn cảnh
có vui đâu bao giờ” và những cảm xúc về sự chia lìa trong một câu thơ
phần nào cũng có nét tương đồng với câu thơ:
“Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
-Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử
Và cũng thật là một thiếu sót nếu như bức tranh thủy mặc ấy khơng nhắc
đến con người và chiếc thuyền độc mộc, Hình ảnh ấy như nổi bật giữa
thiên nhiên mờ ảo mù sương, nó như mềm mại hơn, hài hịa hơn trong con
mắt của Quang Dũng. “Dáng người trên độc mộc” ấy khơng được chỉ mặt
đặt tên, nó đại diện cho cả miền rừng núi Tây Bắc ấy, mang một nỗi nhớ
nhung, một sự trông chờ và tha thiết không muốn những người lính phải
rời xa nơi đây. Bởi lẽ, họ là những anh chàng Hà Nội hào hoa thanh lịch,
và cũng là người lính Tây Tiến dũng mãnh kiên cường vượt qua mn vàn
khó khăn về mọi mặt, nên người dân nơi đây mới quý, mới mến, mới muốn
được gắn bó lâu dài? Chỉ với bốn câu thơ, nó ngân nga như một giai điệu
miên man trải dài khắp mặt sông, lan xa, xa mãi hòa quyện giữa cảnh và
người, dường như thật hài hòa, giàu chất thơ và rất Quang Dũng.
3)

Phần 3:
Những kỉ niệm về vùng núi non Tây Bắc và con người nơi đây đã để lại
cho ta vô vàn những cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng đó vẫn chưa đủ
để tạo nên một Tây Tiến trọn vẹn trong Quang Dũng, bởi nếu thiếu những
người đồng đội, những người anh em chí cốt thì đó khơng cịn là một đoàn
quân nữa:



“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc
Qn xanh màu lá dữ oai hùm”
Xuất thân là những chàng trai Hà Nội hào hoa, nhìn đời bằng con mắt lãng
mạn và phóng khống, cho dù giờ đây có phải đối mặt với bệnh tật khắc
nghiệt đến nỗi “khơng mọc tóc”, làn da “xanh màu lá” do bị sốt rét hồnh
hành thì họ vẫn không hề tuyệt vọng, họ vẫn oai phong, hùng dũng “dữ oai
hùm”. Tuy ở vẻ bề ngồi họ có đáng sợ, có khác với người bình thường
nhưng đó lại là một vẻ đẹp lạ, một nét đẹp hiếm có ở những doàn quân như
Tây Tiến. Họ đã phải sống, phải sinh hoạt trong điều kiện hêt sức khó khăn
giữa nơi “rừng thiêng nước độc”, nhưng vẫn quyết tâm tiến về phía trước.
Sự khó khăn, trắc trở của đồn qn kì lạ ấy cũng thật giống với những anh
lính cùng thời trong những vần thơ của Chính Hữu:
“Áo anh rách vai
Quần tơi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân khơng giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
-Đồng chí, Chính Hữu
Cho dù hồn cảnh chiến đấu vơ cùng gian nan như vậy nhưng tâm hồn của
họ vẫn rất thơ mộng và lãng mạn:
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc con người sống thật với bản thân
mình nhất- người lính cũng vậy. Họ nghĩ về cuộc đười mình, nghĩ về bản
thân, và nghĩ về người mình thương. Bởi họ là những anh chàng mười tám
đôi mươi, ở độ tuổi mà tình u ln đẹp nhất, khó qn nhất. Họ mơ về
hình bóng người con gái ấy, hình bóng “dáng kiều thơm” cũng đang mong
ngóng mình. Nỗi nhớ ấy thật thiết tha, dạt dào như trong câu hát:
“Anh ở đầu sơng, em cuối sơng

Uống chung dịng nước Vàm Cỏ Đơng
Thương nhau đã chín ba mùa lúa
Chưa ngày gặp lại nhớ mênh mông”
-Anh ở đầu sông em cuối sông, Phan Huỳnh Điểu
Đó là nỗi nhớ vượt mn ngàn cây số, muốn vàn khó khăn, nhưng lại
khơng phải là nỗi nhớ trơng mong ngày đồn tụ. Giữa cái gian khổ khó
khăn chồng chất, tình u ấy đã hóa thành sự động viên, lời an ủi; nó như
tiếp thêm sức mạnh để người lính vững tay súng tiếp tục chiến đấu, hồn
thành trách nhiệm cao cả của đất nước. Nhưng bên cạnh cái đẹp, cái thơ
của tuổi trẻ phóng khống và khát khao, với sứ mệnh của một người lính


Tây Tiến, họ đã gian khổ cống hiến và hi sinh- một nét đẹp bi tráng hào
hùng bất tử:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”
Khi viết về cái chết, thật khó có thể tránh khỏi cảm xúc đau thương mất
mát, và ở đây “mồ viễn xứ” cũng để lại thật niều sự day dứt trong lòng
người đọc bởi đây khoogn chie là những cái chết trong văn thơ mà còn là
cái chết của hiện thực, là sự hi sinh của những người lính biên cuong trong
cuộc kháng chiến chống Pháp. Đó là những nấm mồ vơ danh khơng tên
tuổi, sẽ dần bị chìm vào qn lãng, nhưng có lẽ ý chí chiến đấu của họ vẫn
luôn sáng mãi bởi “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Dù cho thân xác
có bị chơn vùi dưới lớp đất lạnh lẽo nơi xa xứ thì tâm hồn của họ vẫn luôn
hướng về Tổ quốc, quyết tâm dâng trọn tuổi xuân để giành lại độc lập. Nếu
như hai câu thơ trên Quang Dũng có tách ra thì ắt sẽ mất đi ý thơ mà ông
muốn truyên đạt lại, rằng:
“Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”
-Đất nước, Nguyễn Đình Thi

Bởi nó muốn thể hiện sự quyết tâm ra đi của người lính, sự hi sinh thầm
lặng to lớn vì độc lập của dân tộc.
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Ai cũng biết rằng người lính Tây Tiến khơng có áo bào, nhưng ở đây tác
giả lại khốc lên đồng đội của mình để giảm bớt sự đau thương trong lòng
những người còn ở lại, nhưng đồng thời cũng phần nào thể hiện nét bi
tráng, sự thật đau lịng về cái chết của người lính, sự ra đi về cõi vĩnh hằng,
về với đất mẹ. Các cụm từ “áo bào thay chiếu” hay “mồ viễn xứ”đều mang
sắc thái vơ cùng tơn nghiêm, sang trọng, nó đã nâng cái bi ai đau thương để
trở thành cái hùng tráng phi thường. Nếu như ở đầu bài thơ, “Sông Mã xa
rồi Tây Tiến ơi!”, ta thấm nhuần được nỗi nhớ miên man về con sơng Mã,
thì ở đây nó lại đại diện cho một vùng sông núi nước Nam đưa tiễn người
lính. Tiếng “gầm” của con sơng dường như cũng đang thương xót, tiếc
thương cho một kiếp người ra đi khi tuổi đời còn xanh, nhưng cũng gợi
chất “bi hùng” của sự hi sinh ấy, đông thời tiếp thêm sức mạnh tinh thần
cho những người còn ở lại chiến đấu hết mình phần của người đã khuất.
Hình ảnh của người lính sẽ cịn mãi trong trái tim và trí óc mỗi người con
đất Việt.
4)

Phần 4: Khẳng định vẻ đẹp trường tồn của tượng đài những người lính
Tây Tiến với thời đại và với lịch sử. Vẻ đẹp đó được thể hiện ở âm hưởng,


giọng điệu của cả bốn câu thơ. Chất giọng thoáng buồn pha lẫn chút bâng
khuâng, song chủ thể vẫn rất hào hùng đầy khí phách.




×