Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Lịch sử các học thuyết kinh tế ĐỀ TÀI: Phân tích học thuyết tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa của Harry Toshima? Liên hệ lý thuyết này với quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.52 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Lịch sử các học thuyết kinh tế

ĐỀ TÀI: Phân tích học thuyết tăng trưởng kinh tế ở các
nước Châu Á - gió mùa của Harry Toshima? Liên hệ lý
thuyết này với q trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng
thơn ở Việt Nam?

Giảng viên hướng dẫn : cô Nguyễn Thị Giang
Sinh viên thực hiện

: Mai Thị Vân Anh

Lớp

: K23NHC

Mã sinh viên

: 23A4010028

Hà nội, ngày 10 tháng 01 năm 2022


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU: ......................................................................................... 1
I, Lý do chọn đề tài: ....................................................................................... 1
II, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: .......................................................... 1
III, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu: ............................................. 1


IV, Cấu trúc của tiểu luận: ............................................................................. 2

NỘI DUNG:...................................................................................... 2
Chương 1: Khái quát lý luận ......................................................................... 2
1.1, Học thuyết tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á- gió mùa của Harry
Toshima. ..............................................................................................................2
1.2, Giá trị của học thuyết: ..................................................................................4

Chương 2: Phân tích thực trạng: q trình cơng nghiệp hóa nông nghiệp,
nông thôn ở Việt Nam. .................................................................................. 5
2.1, Những thành tựu đạt được: ..........................................................................5
2.2, Những khó khăn gặp phải: ...........................................................................7

Chương 3: Giải pháp ................................................................................... 10
3.1, Các giải pháp đưa ra:..................................................................................10
3.2, Liên hệ sinh viên: .......................................................................................12

KẾT LUẬN: ................................................................................... 13


MỞ ĐẦU:
I, Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết,cơng nghiệp hóa nền nơng nghiệp là con đường tốt
nhất để bắt đầu một cuộc chiến lược phát triển ở các nước Châu Á gió mùa
trong đó có Việt Nam để tiến tới một xã hội có cơ cấu kinh tế cơng- nơngdịch vụ. Ngồi việc tiếp thu các học thuyết kinh tế khác thì việc nghiên cứu
về học thuyết tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á- gió mùa của Harry
Toshima thật sự là cần thiết và quan trọng. Nó có thể giúp các nước Châu Á
nói chung và Việt Nam nói riêng vận dụng ngay vào tình hình thực tiễn của
nước mình với một khí hậu gió mùa để có định hướng phát triển ngành nơng
nghiệp đúng đắn, phù hợp. Vì vậy việc học tập và nghiên cứu học thuyết tăng

trưởng kinh tế ở các nước Châu Á- gió mùa của Harry Toshima ln có vai
trị to lớn đối với mỗi người để không chỉ hiểu hơn về nền nơng nghiệp của
đất nước mà cịn biết vận dụng và phát triển nó vào thực tiễn cơng nghiệp hóa
nền nơng nghiệp, nơng thơn của Việt Nam.

II, Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Luận văn chú trọng đến việc nghiên cứu học thuyết tăng trưởng kinh tế ở
các nước Châu Á- gió mùa của Harry Toshima, từ đó liên hệ tới thực tiễn q
trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam. Nhận ra những
vấn đề cịn tồn tại của nền nông nghiệp Việt Nam và đưa ra biện pháp khắc
phục hiệu quả, thúc đẩy sự nghiệp phát chung của cả nước.

III, Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là học thuyết tăng trưởng kinh tế ở các
nước Châu Á- gió mùa của Harry Toshima, kết hợp với việc sử dụng
phương.... thống hóa để nhìn nhận vào thực tiễn nông nghiệp Việt Nam và
đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề.
1
`


IV, Cấu trúc của tiểu luận:
Bài tiểu luận gồm 3 phần lớn là mở đầu, nội dung và kết luận xoay
quanh vấn đề: Phân tích học thuyết tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á gió mùa của Harry Toshima và liên hệ lý thuyết này với quá trình cơng nghiệp
hóa nơng nghiệp, nơng thơn ở Việt Nam. Ngồi phần bìa, mục lục và mở đầu
phía trên, nội dung dưới đây bao gồm ba chương chính: chương 1: khái quát
lý luận về nội dung và giá trị của học thuyết nghiên cứu; chương 2: phân tích
thực tiễn q trình cơng nghiệp hóa nơng nghiêp, nơng thơn Việt Nam dựa
trên học thuyết vừa nghiên cứu; chương 3: đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề
và liên hệ với sinh viên hiện nay. Cuối cùng, bài tiểu luận sẽ được kết thúc

với phần kết luận và tài liệu tham khảo.

NỘI DUNG:
Chương 1: Khái quát lý luận
1.1, Học thuyết tăng trưởng kinh tế ở các nước Châu Á- gió mùa của
Harry Toshima.
Harry Toshima là nhà kinh tế Nhật Bản, ông đã đưa ra học thuyết tăng
trưởng kinh tế của các nước Châu Á- gió mùa. Theo ơng, mơ hình tăng trưởng
của Lewis khơng có ý nghĩa thực tế với tình trạng dư thừa lao động trong
nơng nghiệp gió mùa. Bởi vì nền nông nghiệp lúa nước vẫn thiếu lao động
trong các đỉnh cao thời vụ và chỉ thừa lao động trong mùa "nơng nhàn". Nên
Harry Toshima đã đưa ra mơ hình tăng trưởng kinh tế mới đối với các nước
đang phát triển ở Châu Á- gió mùa.
Trong giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động trong
nơng nghiệp có thể tăng lên bằng cách giảm tình trạng thiếu việc làm trong
những thời kỳ nhàn rỗi, bằng cách tăng vụ, đa dạng hóa vật ni, cây trồng
như trồng thêm rau, quả, cây lấy củ, cây ăn quả, mở rộng chăn nuôi gia súc,
2
`


gia cầm, nuôi và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp... Từ đó nơng dân sẽ có
thêm việc làm, thu nhập tăng lên, họ sẽ có điều kiện để thâm canh, tăng vụ
như đầu tư thêm giống mới, phân hóa học, thuốc trừ sâu, công cụ, kỹ thuật lao
động mới...
Lý thuyết này cũng giải thích tình trạng nghèo khổ của các nước Châu
Á- gió mùa: nền kinh tế các nước Châu Á gió mùa chủ yếu là nền kinh tế
nơng nghiệp lúa nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện khí hậu gió mùa.
Khí hậu gió mùa chia một năm thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa (mùa canh
tác) và mùa khô (mua nhàn rỗi). Như vậy, lao động trong nông nghiệp không

được sử dụng một cách đầy đủ: thiếu lao động trong các đỉnh cao thời vụ và
thừa lao động trong mùa nhàn rỗi. Vì vậy, hiệu quả sử dụng lao động thấp,
làm cho năng suất lao động thấp và thu nhập cũng thấp theo.
Và Harry Toshima cũng chỉ ra để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả
cơng việc thì khu vực nơng nghiệp cần có sự hỗ trợ của nhà nước về các mặt
như hệ thống kết cấu hạ tầng vật chất và hạ tầng xã hội nông nghiệp nông
thôn, giúp đỡ về cải tiến các tổ chức kinh tế nông thôn như Hợp tác xã nông
nghiệp, tổ chức dịch vụ nông thôn, tổ chức tín dụng...
Năng suất lao động trong nơng nghiệp tăng lên, tạo điều kiện cho việc di
dân từ nông thôn ra thành thị để phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Từ đó làm cho cung thị trường lao động thu hẹp và tiền lương thực tế trong
ngành nông nghiệp tăng lên. Khi đó, các nơng trại chuyển sang cơ giới hóa
trong nơng nghiệp, làm năng suất lao động tăng nhanh, tổng sản phẩm quốc
dân và GNP bình quân đầu người cũng tăng.
Khi đó, sự quá độ từ nền kinh tế nông nghiệp chuyển sang nền kinh tế
công nghiệp được hoàn thành. Nền kinh tế tiếp tục chuyển sang giai đoạn sau
là sự quá độ từ công nghiệp sang dịch vụ. Từ đó, ơng kết luận nơng nghiệp
hóa là con đường tốt nhất để bắt đầu một chiến lược phát triển kinh tế ở các

3
`


nước châu Á- gió mùa, tiên tới một xã hội có cơ cấu kinh tế nơng- cơng
nghiệp- dịch vụ hiện đại.
1.2, Giá trị của học thuyết:
Đối với thế giới và các nước châu Á:
Nơng nghiệp hóa là con đường tốt nhất để bắt đầu một cuộc chiến lược
phát triển ở Châu Á gió mùa, tiến tới một XH có cơ cấu kinh tế công – nông –
dịch vụ.

Lý thuyết này gợi ra rằng: trước hết phải tập trung vào phát triển nông
nghiệp và sử dụng lao động nông nghiệp hợp lý, có hiệu quả. Mặt khác, phải
phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, tạo ra thị trường của nông nghiệp và
dịch vụ nơng nghiệp.
Các nước châu á gió mùa cần nắm rõ đặc điểm khí hậu của mình mà từ
đó có những giải pháp tăng vụ phù hợp, đầu tư nhiều hơn máy móc cơng nghệ
vào nơng nghiệp truyền thống để mang lại năng suất cao hơn, thúc đẩy kinh tế
chung của cả nước phát triển
Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ người nơng đúng đắn và kịp
thời để cải thiện đời sống và công việc nông nghiệp của họ, từ đó góp phần
thay đổi và phát triển khu vực nông thôn.
Đối với Việt Nam:
Nhà nước cần chú trọng phát triển cơng nghiệp hóa nơng nghiệp để tăng
năng suất lao động, tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần cải thiện đời
sống, đổi mới bộ mặt nơng thơn.
Nhìn vào tính chất nhiệt đới gió mùa của nước ta và những mùa nơng
nhàn để có những biện pháp khắc phục hiệu quả.
Nhà nước cần có chính sách giá cả, chính sách tiền lương, thuế và đầu tư
hợp lý để hỗ trợ khuyến khích lĩnh vực nơng nghiệp phát triển.
4
`


Cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa nền nơng nghiệp nhưng khơng bác bỏ
hồn tồn nơng nghiệp truyền thống, mà phải biết kết hợp chúng một cách
hợp lý và hiệu quả.

Chương 2: Phân tích thực trạng: q trình cơng nghiệp hóa
nơng nghiệp, nông thôn ở Việt Nam.
2.1, Những thành tựu đạt được:

Những năm qua, trong thành công chung của cả nước có sự đóng góp hết
sức quan trọng của ngành nơng nghiệp, của bà con nông dân và cộng đồng
doanh nghiệp. Nơng nghiệp vẫn ln khẳng định vai trị bệ đỡ, góp phần ổn
định đời sống người dân trong những lúc khó khăn. Nơng nghiệp, nơng dân
và nơng thơn đã có đóng góp rất quan trọng, trên nhiều khía cạnh vào ổn định
kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, duy trì tăng trưởng, phục hồi và phát
triển kinh tế.
Theo số liệu thống kê ngành nông nghiệp trong năm 2021 vừa qua, giá
trị gia tăng toàn ngành tăng 2,9%, trong đó nơng nghiệp tăng trên 3,18%, lâm
nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%, tỷ lệ che phủ rừng đạt
42,02%, số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%, kim ngạch xuất khẩu tồn
ngành Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn đạt 48,6 tỷ USD... đó là những
con số đáng mừng của ngành, góp phần giúp cho GDP của cả nước vẫn tăng
trong tình hình đại dịch Covid-19 đầy thử thách.
Thứ nhất, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi với khí
hậu nhiệt đới gió mùa cho phép nước ta phát triển một nền nông nghiệp đa
dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với từng vùng miền trên
cả nước.
Môi trường sinh thái ở nông thôn hiện nay đã được đầu tư quan tâm bảo
vệ, môi trường nông thôn từng bước được bảo vê, phục hồi và phát triển tạo
5
`


điều kiện cho nông nghiệp phát triển một cách bền vững.
Thứ hai, lao động nông nghiệp nước ta dồi dào có khả năng học hỏi
nhanh và sáng tạo ra những máy móc phục vụ sản xuất cùng với truyền thống
và tập qn cần cù chịu khó của người nơng dân trong sản xuất nông nghiệp
sẽ nâng cao hiệu quả của hoạt đông nông nghiệp.
Thứ ba, sản xuất vẫn được duy trì, phát triển, đảm bảo đủ nguồn cung

lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Toàn ngành đã
nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu Chính phủ giao.
Thứ tư, nơng nghiệp đã phát triển trên cơ sở phát huy lợi thế từng vùng
miền, sản xuất hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, công nghiệp chế
biến nông lâm thủy sản phát triển nhanh, công nghệ cao được quan tâm áp
dụng để giảm chi phí và nâng cao giá trị gia tăng.
Khoa học cơng nghệ ngày càng được ứng dụng vào sản xuất nông
nghiệp, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng của ngành. Theo báo cáo của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, khoa học và cơng nghệ đã đóng góp
trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp… Ngoài ra, hoạt
động chuyển giao, ứng dụng khoa học và công nghệ đã hỗ trợ các địa phương
xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý phát huy giá trị, lợi thế cho nông sản,
đặc biệt là các sản phẩm vùng miền.
Thứ năm, nơng dân đã phát huy vai trị chủ thể của mình, tích cực
chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá
trị, nhất là trong xây dựng nông thôn mới. Thu nhập của người dân nông thôn
ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao.
Thứ sáu là về nơng thơn, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành nơng nghiệp đã về đích trước 1,5
năm so với mục tiêu Quốc hội giao. Nông thôn khang trang, xanh, sạch đẹp
hơn, hạ tầng thiết yếu về giao thông, thủy lợi, văn hóa giáo dục y tế được
quan tâm đầu tư đồng bộ. Trong 5 năm (2016 – 2020), chương trình xây dựng
6
`


nông thôn mới đã đánh dấu một bước chuyển căn bản về chất, như: Hạ tầng
nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi bộ mặt vùng nông
thôn. Giai đoạn 2020-2021, ước có trên 63% số xã đạt chuẩn nơng thơn mới;
có 165/664 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hồn thành nhiệm vụ xây dựng nơng

thơn mới, cao hơn so với mức 15 đơn vị của năm 2015 (tăng 150 đơn vị).
Kết cấu hạ tầng kinh tế nông thơn ngày càng được hồn thiện. Cơ sở hạ
tầng nhất là hạ tầng giao thông, hạ tầng thủy lợi nông thôn phát triển nhanh về
cả số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2010-2019, cả nước đã xây dựng
mới và nâng cấp được trên 206.743 km đường giao thơng; Có trên 97% số xã
có đường giao thơng từ trụ sở xã đến UBND huyện được nhựa, bê tơng hóa;
gần 80% số xã đã trải nhựa, bê tơng đường ngõ xóm; trên 64% số đường trục
chính nội đồng đươc cứng hóa đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện
quanh năm… Hệ thống thủy lợi ngày càng hồn thiện, đồng bộ góp phần
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất và thúc đẩy tái cơ cấu
ngành nông nghiệp ở các địa phương. Hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả
nước có áp dụng hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn.
Và năm 2022 tới đây, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cả
nước phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng toàn ngành 2,8-2,9%; tốc độ tăng giá trị
sản xuất đạt 2,9-3,0%; tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 49 tỷ USD; tỷ lệ
che phủ rừng ổn định ở mức 42% và nâng cao chất lượng rừng; trên 73% số
xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; 92,5% dân cư nông thôn được sử dụng nước
sạch, hợp vệ sinh... để luôn xứng đáng với câu nói của Thủ tướng Phạm Minh
Chính: “Nơng dân là trung tâm, nông nghiệp là động lực, nông thôn là nền
tảng”. Và đây chính là mấu chốt để nước ta thực hiện thành cơng nhiệm vụ
cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nói chung,và cơng cuộc cơng nghiệp
hóa nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng.
2.2, Những khó khăn gặp phải:

7
`


Bên cạnh những kết quả đạt được, nền nông nghiêp Việt Nam vẫn tồn tại
những khó khăn và nhược điểm chưa khắc phục được.

Thứ nhất, thiên tai thường xuyên xảy ra hàng năm gây thiệt hại nặng nề:
bảo, lũ lụt, hạn hán,sự thay đổi khí quyển với hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ địa
cầu ấm đần lên làm băng tan ở hai cực sẽ tạo nguy cơ ngập lụt ở những vùng
thấp( như đồng bằng Sông Cửu Long).
Thứ hai, nhiều loại dịch bệnh như dịch rầy nâu, đạo ôn trên lúa đang gây
nhiều khó khăn cho việc sản xuất lúa ở nước ta vì hậu quả mà nó mang lại là
rất nặng nề. Không chỉ ngành trồng trọt mà ngành chăn ni cũng gặp khơng
ít các khó khăn như bệnh lở mồm long móng, heo tai xanh, cúm gia cầm liên
tục bùng phát gây thiệt hại cho người chăn nuôi, chính vì vậy mà nơng nghiệp
Việt Nam ln đứng trước những thách thức vơ cùng lớn.
Trong đó, dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng trực tiếp tới các thị trường
xuất khẩu của Việt Nam , làm đứt gãy các nguồn cung ứng – tiêu thụ nơng
sản tồn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất, xuất khẩu nơng sản.
Thứ ba, tính chất nhiệt đới gió mùa của nước ta làm tăng thêm tính chất
bấp bênh vốn có của nơng nghiệp. Trong thời gian qua trên khắp các vùng sản
xuất nông nghiệp phía Bắc của nước ta đã trải qua những đợt rét gây ảnh
hưởng không nhỏ cho ngành nông nghiệp như:Tại Lai Châu trong thời gian
qua ngành chăn nuôi đã gặp nhiều khó khăn do các đợt rét đậm, rét hại làm
cho số trâu, bò, dê, ngựa, lợn chết lên đến 1.456 con hay tại Hải Dương cũng
các đợt rét này đã gây ảnh hưởng không chỉ đến tiến độ gieo trồng mà còn
gây ra các bệnh như táp lá, vàng lá, rễ kém phát triển và làm cho mạ chết tập
trung. Và những mùa có điều kiện khắc nghiệt không phù hợp để trồng trọt
hoặc cây trồng chưa vào mùa thu hoạch thì rất dễ gây ra tình trạng thiếu việc
làm cho nơng dân, hay nói cách khác là hiện tượng nơng nhàn.
Thứ tư, diện tích đất canh tác nơng nghiệp mỗi năm mỗi giảm, trong khi
đó năng suất lao động nông nghiệp rất thấp, cơ cấu kinh tế nơng thơn tuy có
8
`



thay đổi nhưng chưa đáng kể. Diện tích đất nơng nghiệp bình quân trên đầu
người của nước ta khá thấp chỉ có 0,1 ha/ người, chỉ bằng 1/3 mức binh qn
của thế giới. Bên cạnh đó thì các nguồn lực về sinh học đa dạng, phong phú
chưa được khai thác.
Thứ năm, nhiều thị trường nhập khẩu nông sản siết chặt hơn nữa hàng
rào kỹ thuật và các biện pháp tự vệ thương mại; yêu cầu mới về truy xuất
nguồn gốc sản phẩm, cấp chứng thư xuất khẩu; đẩy mạnh chính ngạch, thanh
tra, kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu.
Thứ sáu, lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp chiếm phần lớn
dân số nước ta, nên những khó khăn của nông nghiệp cũng làm đời sống của
nông dân bấp bênh, mơ hình nơng thơn mới khó phát triển tồn diện.
Thứ bảy là về nơng thơn, vẫn có sự phát triển không đồng đều giữa các
vùng, nhiều vùng đã lên nông thôn mới, phát triển hơn cả chỉ tiêu đặt ra, trái
lại vẫn cịn nhiều vùng nơng thơn đặc biệt khó khăn, đói kém, an ninh kém,
thậm trí có những vùng trẻ em cịn khơng đủ điều kiện đến trường, nơng dân
không được tiếp thu kiến thức về trồng trọt và chăn nuôi hiệu quả.
Và thứ tám, nông nghiệp Việt Nam dù có áp dụng khoa học kỹ thuật và
sản xuất và bảo quản nhưng chưa cao, chỉ tập trung ở một vài nơi, công nghệ
hạt giống chưa tiếp cận đầy đủ với trình độ cao của thế giới. Đặc biệt là khâu
chế biến nông sản vẫn chưa được đẩy mạnh, làm nông sản bị giảm chất lượng
trước khi được tiêu thụ, giá thành rẻ, bán lỗ cho nhà buôn, chăn ni cũng
chưa thật sự đạt hiệu quả cao.
Thứ chín, quy mơ sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn nhỏ, chủ yếu ở mơ hình
kinh tế hộ nhỏ lẻ gây cản trở q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa nơng
nghiệp. Việc áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nơng nghiệp vẫn gặp
nhiều khó khăn, chưa tạo được những sản phẩm nơng nghiệp có thương hiệu
quốc gia, giá trị gia tăng cao.
9
`



Từ việc nghiên cứu thực trạng của ngành nông nghiệp Việt Nam, ta có
thể thấy tuy đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng những khó khăn mà nền
nơng nghiệp, nông thôn Việt Nam đang phải đối đầu cũng không hề ít. Đồng
thời, đây cũng chính là minh chứng cho sự đúng đắn và phù hợp của học
thuyết tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Á- gió mùa của Harry Toshima
đối với ngành nông nghiệp nước ta. Và chỉ khi khắc phục được những khó
khăn này thì q trình cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn của nước ta
mới thành cơng hồn tồn được.

Chương 3: Giải pháp
3.1, Các giải pháp đưa ra:
Từ việc nghiên cứu học thuyết tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Ágió mùa của Harry Toshima và nhìn nhận vào thực tiễn q trình cơng nghiệp
hóa nơng nghiệp, nơng thơn của đất nước, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra
những giải pháp vô cùng thiết thực để tháo gỡ những khó khăn đang phải đối
mặt để nhanh chóng hồn thành nhiệm vụ cơng nghiệp hóa này.
Trước mắt là sản xuất nơng nghiệp phải đi đơi với phịng, chống dịch
Covid-19 thật tốt, trong đó có thực hiện chiến dịch tiêm vaccine nhanh chóng,
khoa học, an tồn, hiệu quả theo kế hoạch của Chính phủ. Vì khi tình hình
dịch bệnh được kểm sốt thì sức khỏe của người dân mới được đảm bảo, thị
trường tiêu thụ mới được ổn định trở lại.
Thứ hai, xen canh, tăng vụ, đa dạng hóa vật ni, cây trồng như trồng
thêm rau, quả, cây lấy củ, cây ăn quả, mở rộng chăn nuôi gia súc, gia cầm,
nuôi và đánh bắt cá, trồng cây lâm nghiệp... Từ đó nơng dân sẽ có thêm việc
làm, thu nhập tăng lên, giảm được tình trạng nhàn rỗi, thiếu việc làm trong
các giai đoạn của năm.

10
`



Thứ ba, cần phát triển mạnh công nghệ sinh học trong chọn giống để tạo
ra những giống cây trồng vật ni cho năng suất cao, có khả năng chống chọi
tốt trước những điều kiện bất lợi của khí hậu nhiệt đới- gió mùa của nước ta.
Chúng ta cũng nên áp dụng nhiều hơn những phương pháp, cơng nghệ
chăm sóc hiện tại như hệ thống phun sương, bón phân tự động; phát triển
mạnh mẽ công nghệ chế biến, bảo quản nông sản; và cần nghiên cứu ra những
loại phân bón vừa tốt cho cây trồng, vừa duy trì được độ màu mỡ, tơi xốp của
đất cho các vụ mùa sau, tránh tình trạng ơ nhiễm đất.
Thứ tư, trong chăn ni cần chú trọng hoạt động kiểm tra vật nuôi
thường xuyên để kịp thời phát hiện và ngăn chặn những mầm dịch bệnh có
thể gây hại.
Thứ năm, đánh bắt thủy hải sản phải luôn đi đôi với bảo tồn sự đa dạng
sinh học của môi trường biển, tránh việc khai thác quá mức hoặc làm ô nhiễm
nguồn nước. Bởi vậy cần áp dụng và phát triển công nghệ đánh bắt hiện đại
và khoa học.
Thứ sáu, phải thống nhất nhật thức, phát triển kinh tế nông thôn, xây
dựng Nông Thôn Mới nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân,
thay đổi tư duy, nếp sống, thói quen sản xuất của người dân nông thôn,
chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang làm kinh tế nông nghiệp,
gắn sản xuất với thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Phát triển kinh tế
nông thôn và xây dựng Nông Thôn Mới cần gắn chặt với phát triển bền vững
và bảo vệ môi.
Thứ bảy, phát triển nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn dựa
trên ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và nơng nghiệp thơng
minh. Nhà nước cần có chính sách cụ thể để hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu,
chuyển giao khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất và chất lượng
cũng như hiệu quả cạnh tranh của hàng nơng sản; Khuyến khích và tạo mơi
trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp, các hợp tác xã đầu tư vào lĩnh
11

`


vực công nghiệp bảo quản và chế biến hàng nông sản. Bên cạnh đó, hỗ trợ các
làng nghề truyển thống phát triển; Có các chính sách cụ thể hơn về tiếp cận
đất đai, nguồn lực tài chính và khoa học cơng nghệ để khuyến khích phát triển
kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác và kinh tế trang trại quy mơ lớn ở nơng thơn.
Có cơ chế huy động vốn và hỗ trợ tài chính phù hợp để đa dạng hóa các
nguồn vốn cho q trình phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng Nông Thôn
Mới. Kêu gọi nguồn lực xã hội đầu tư cho các vùng nông thôn có nhiều điều
kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế; tập trung nguồn lực của nhà nước để
đầu tư cho các vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn chưa đạt được chuẩn
Nông Thôn Mới.
3.2, Liên hệ sinh viên:
Qua nội dung trên, thế hệ sinh viên nói chung và bản thân em nói riêng
khơng chỉ một lần nữa được củng cố kiến thức và hiểu thêm về học thuyết
tăng trưởng kinh tế của các nước Châu Á- gió mùa của Harry Toshima mà
còn rút ra được những bài học quý giá cho bản thân. Trước tiên, bản thân mỗi
sinh viên cần có ý thức, trách nhiệm trong cơng cuộc Cơng nghiệp hóa- Hiện
đại hóa của đất nước. Sinh viên phải không ngừng học hỏi những cái mới,
tham gia vào những hoạt động truyền đạt vốn kiến thức của mình cho những
ai chưa biết để nâng cao hiểu biết chung của cộng đồng, đặc biệt là những
kiến thức về khoa học cơng nghệ. Tiếp đó là biết chấp nhận những thiếu xót
mà nền nơng nghiệp nói riêng và nền kinh tế nhà nước nói chung đang gặp
phải, từ đó góp phần thực hiện đúng và tuyên truyền mọi người thực hiện
đúng theo những giải pháp khắc phục mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Để
hướng tới hoàn thành tốt nhiệm vụ Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa của đất
nước và khơng ai bị bỏ lại phía sau.

12

`


KẾT LUẬN:
Bài tiểu luận trên đã góp phần làm rõ hơn học thuyết tăng trưởng kinh tế
của các nước Châu Á- gió mùa của Harry Toshima, làm rõ được ý nghĩa của
nó trong cơng cuộc Cơng nghiệp hóa nơng nghiệp, nơng thơn của nước ta, đi
kèm với đó là những cơ hội, thách thức và biện pháp khắc phục. Đây là một
trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hàng đầu, do đó
chúng ta cần nắm vững để tìm cách đưa nền kinh tế nước ta phát triển mạnh
mẽ, vững mạnh và tồn diện. Từ đó, mỗi cơng dân Việt Nam cần hiểu rõ vai
trị và trách nghiệm của mình trong việc học tập để góp phần phát triển nền
nông nghiệp, nông thôn nước ta.

13
`


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Bộ giáo dục và đào tạo (2021), “giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế”,
Học viện chính trị, Hà Nội.
2. Phạm Văn Hồnh (2022), “Giải pháp phát triển kinh tế nông thôn và xây
dựng nông thơn mới”, tạp chí điện tử Tài chính, Hà Nội.
3. Phạm Tiếp (2021), “Nông dân là trung tâm, nông nghiệp là động lực, nông
thôn là nền tảng”, báo Vietnamplus, Hà Nội.
4. Tailieuhay (2013), “Tài liệu giáo trình: Lý thuyết của Harry Toshima”, Tài
liệu 123doc, Hà Nội.
5. Tài liệu đại học (2021), “những thuận lợi và khó khăn của nền nơng nghiệp
Việt Nam”, TP. Hồ Chí Minh.




×