Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Luật La Mã: Từ kiến thức được học trong học phần Luật La Mã và đối sánh với các kiến thức đã được học trong các học phần Luật Dân sự 1, Luật dân sự 2, em hãy nêu và phân tích các kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về vật, quyền sở hữu, các quyền khá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.51 KB, 14 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT LA MÃ
Đề bài: Từ kiến thức được học trong học phần Luật La Mã và đối sánh với các kiến
thức đã được học trong các học phần Luật Dân sự 1, Luật dân sự 2, em hãy nêu và
phân tích các kiến nghị hồn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về vật, quyền sở hữu, các
quyền khác đối với tài sản và thừa kế.

HỌ VÀ TÊN:
LỚP

:

MSSV

:


MỤC LỤC
MỞ BÀI........................................................................................................................1
NỘI DUNG..................................................................................................................1
1. Nêu và phân tích các kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về vật.......1
2. Nêu và phân tích các kiến nghị hồn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về quyền sở
hữu.............................................................................................................................3
3. Nêu và phân tích các kiến nghị hồn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về các
quyền khác đối với tài sản.......................................................................................5
4. Nêu và phân tích các kiến nghị hồn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về các
quyền khác đối thừa kế............................................................................................8
KẾT BÀI....................................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................11




MỞ BÀI
Luật La mã là hệ thống luật cổ, được xây dựng cách đây khoảng 2000 năm (năm
449 trước công nguyên), đánh dấu sự ra đời và phát triển của Nhà nước La Mã
cổ đại. Luật La mã là hệ thống pháp luật hồn chỉnh nhất của thời kì chế độ
chiếm hữu nô lệ. Đặc biệt là các chế định pháp luật về dân sự của La Mã đã ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển của pháp luật và các học thuyết pháp lý của
các nước châu Âu lục địa. Để làm rõ hơn về vấn đề này em xin được chọn đề
bài : “Từ kiến thức được học trong học phần Luật La Mã và đối sánh với các
kiến thức đã được học trong các học phần Luật Dân sự 1, Luật dân sự 2, em hãy
nêu và phân tích các kiến nghị hồn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về vật, quyền sở
hữu, các quyền khác đối với tài sản và thừa kế”.

NỘI DUNG
1. Nêu và phân tích các kiến nghị hồn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về vật
Khi đã trở thành chủ sở hữu tài sản, họ có tồn quyền đối với tài sản đó, thực
hiện tất cả những hành vi tác động lên tài sản để thỏa mãn u cầu của mình và
khơng phụ thuộc vào ý chí cũng như hành vi của người khác. Ngồi ra, họ cũng có
thể thỏa thuận với người khác (người là chủ sở hữu tài sản) để sử dụng tài sản trong
một thời hạn nhất định, trong trường hợp này họ sử dụng tài sản trong khuôn khổ đã
thỏa thuận và phải trả lại tài sản khi hết hạn sử dụng. Trong trường hợp thứ nhất, họ
là người có quyền tuyệt đối đối với tài sản và “hình như” chỉ tồn tại quan hệ giữa họ
với tài sản, quyền tài sản dạng này được gọi là vật quyền. Vật quyền là quyền của
một chủ thể bằng hành vi của mình tác động lên tài sản theo ý chí của mình mà
khơng phụ thuộc vào người khác để nhằm thỏa mãn lợi ích của cá nhân mình. Trường
hợp thứ hai, quyền tài sản bị hạn chế bởi sự thỏa thuận và chỉ tồn tại trong một thời
hạn nhất định, họ thực hiện quyền của mình phụ thuộc vào hành vi của người khác
hoặc bị chi phối bởi hành vi của người khác, quyền tài sản dạng này được gọi là trái
1



quyền. Đối tượng của trái quyền là những hành vi mà người có quyền có thể yêu cầu
người có nghĩa vụ phải thực hiện. Vật quyền bao gồm “Quyền sở hữu và liên quan
với nó là chiếm hữu thực tế và quyền đối với tài sản của người khác”.
Ở BLDS năm 2015 không sử dụng thuật ngữ vật quyền nhưng ở nội hàm
một số điều luật đã thể hiện về vật quyền như ở điều 159 BLDS năm 2015: “1.
Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản
thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác; 2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm: a)
Quyền đối với bất động sản liền kề; b) Quyền hưởng dụng; c) Quyền bề mặt”. Điều
này phản ánh một trong những tư tưởng cốt lõi của vật quyền, đó là quyền này cho
phép chủ sở hữu quyền được phép thực hiện quyền của mình, bất kể vật đó đang
thuộc quyền sở hữu của ai. Ở điều các quyền đối với tài sản khác được ghi nhận tại
phần thứ hai của BLDS, mặc dù không sử dụng thuật ngữ vật quyền, nhưng tư tưởng,
bản chất chính là thể hiện quyền năng rất mạnh của chủ thể sở hữu quyền đối với tài
sản. Điều 247 BLDS năm 2015. Điều 259 BLDS năm 2015 quy định: Quyền hưởng
dụng .Theo điều 269 BLDS năm 2015 quy định: Quyền bề mặt.
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật: Thứ nhất Phần thứ hai của Bộ luật cần được
soạn thảo là phần "Vật quyền". Việc xây dựng chế định vật quyền trong BLDS Việt
Nam nói riêng và xây dựng các vật quyền trong hệ thống pháp luật tư nói chung là
cần thiết vì cách quy định như vậy sẽ giúp thực hiện có hiệu quả các quyền tài sản
trong nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thứ hai: Theo điều 158 BLDS năm 2015 quy định “Quyền sở hữu bao gồm
quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy
định của luật”. Việc định nghĩa này chưa bao quát, rõ ràng đối với các quyền năng
của người sở hữu. Theo đó, chúng ta nên kết hợp với khoản 2 điều 160: “Chủ sở hữu
được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được
trái với quy định của luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân
tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và Điều 158 “
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, và quyền định đoạt tài sản
2



của chủ sở hữu theo quy định của luật”. Kết hợp chúng ta sẽ có một định nghĩa đầy
đủ hơn đó là: “ Quyền sở hữu là quyền của chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi
theo ý chí của mình đối với tài sản. Trong đó bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng, quyền định đoạt tài sản và các quyền khác theo quy định của pháp luật”.
Thứ ba, theo BLDS 2015 quy định quyền định đoạt tại Điều 192, cụ thể “Quyền
đinh đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu tiêu dùng
hoặc tiêu hủy tài sản”. Ở đây, chúng ta thấy việc sử dụng từ “tiêu dùng hoặc tiêu hủy
tài sản” để định nghĩa cho quyền định đoạt là chưa hợp lý. Tiêu dùng hay tiêu hủy có
nghĩa là ăn, là dùng để tiêu đi, dùng để khơng cịn nữa, nó phù hợp cho quyền sử
dụng hơn là quyền định đoạt. Do đó, trong quy định này ta cần bỏ đoạn “tiêu dùng
hoặc tiêu hủy tài sản”.
2. Nêu và phân tích các kiến nghị hồn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về quyền sở
hữu
Pháp luật La Mã được xác lập trên cơ sở tư hữu, đất đai và nô lệ được coi là các
tư liệu sản xuất quan trọng nhất trong xã hội mà sản xuất nông nghiệp chiếm vai trò
chủ đạo. Căn cứ phát sinh, chấm dứt quyền sở hữa được phân chia thành hai nhóm
chính. Căn cứ đầu tiên (nguyên sinh) là những căn cứ mà từ đó quyền sở hữu đối với
1 vật được xác lập mà khơng phụ thuộc vào quyền trước đó đối với tài sản (lần đầu
tiên được xác lập đối với vật – vật không thuộc của ai, chiếm hữu theo thời hiệu, từ
bỏ quyền sở hữu,…). Căn cứ kế tục (phái sinh) là những căn cứ mà từ đó quyền sở
hữu được xác lập đối với vật phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu trước đó (chuyển
dịch quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu). Thời Hồng đế Justinian thì điều kiện
để trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu bao gồm: Người chiếm hữu là người chiếm
hữu ngay tình đang thực tế chiếm hữu vật; Chiếm hữu phải dựa trên cơ sở của pháp
luật về chiếm hữu; Thời hiệu chiếm hữu đối với động sản là 3 năm, bất động sản là
10-20 năm; Vật phải là vật được phép lưu thông và không phải là vật bị mất trộm. Về
3



Quyền sở hữu chung thông thường một vật thuộc sở hữu của một chủ thể trong
trường hợp một vật quthuộc sở hữu của hai hay nhiều chủ thể thì vật đó thuộc sở hữu
chung (Condominium). Về nguyên tắc các đồng sở hữu chủ thực hiện quyền sở hữu
trên cơ sở “cùng nhau thỏa thuận”. Phần quyền của các đồng chủ sở hữu có thể bằng
nhau nhưng cũng có thể khơng bằng nhau
Ở BLDS năm 2015 quy định tại Điều 158 BLDS năm 2015 thì: “Quyền sở hữu
bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu
theo quy định của luật”. Ở điều 179 BLDS năm 2015. Ở điều 189 BLDS năm 2015
quy định: “Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thoả thuận
hoặc theo quy định của pháp luật”. Đối với quyền sử dụng của chủ sở hữu, chủ sở
hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của mình nhưng khơng được gây thiệt hại hoặc
làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi ích hợp
pháp của người khác, người khơng phải là chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo thoả
thuận với chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Ở điều 192 BLDS năm 2015
“Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu,
tiêu dùng hoặc tiêu huỷ tài sản”. Quyền định đoạt là việc chuyển giao quyền sở hữu
tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác.Chủ thể có quyền định đoạt gồm chủ sở hữu
tài sản, người được chủ sở hữu ủy quyền hoặc người có quyền trên cơ sở quyết định
của tòa án; Quyền từ bỏ tài sản là việc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu theo quy định
theo điều 239 Bộ luật dân sự 2015;
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật: Theo điều 164 Bộ luật dân sự VN dựa theo hệ
thống pháp luật châu Âu (civil law) quy định quyền sở hữu tài sản gồm những quyền
như sau: Quyền chiếm hữu: “quyền nắm giữ, quản lý tài sản” Điều 182 BLDS năm
Quyền sử dụng: “quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản” Điều
192 BLDS năm 2015; Quyền định đoạt: “quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản
4



hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó” Điều 195 Bộ luật dân sự VN. Tuy nhiên, không như
trong các bộ luật dân sự khác trong hệ thống, nội dung các quyền của quyền sở hữu
được quy định tách biệt rõ ràng, nội dung ba quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
nói trên lại có sự trùng lắp với nhau. Quyền quản lý tài sản trong “quyền chiếm
hữu” có nội dung trùng lắp với quyền khai thác công dụng trong “quyền sử dụng” tài
sản. Ở đây để khai thác công dụng thì phải quản lý tài sản và làm tốt cơng việc quản
lý địi hỏi phải khai thác cơng dụng tài sản. Nội dung quyền chiếm hữu, quyền sử
dụng cũng mâu thuẫn hoặc gây nhầm lẫn với nội dung các điều luật khác trong bộ
luật. Điều 182 quy định quản lý là một quyền nhỏ trong quyền chiếm hữu nhưng điều
185 lại quy định nếu được ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền có quyền
chiếm hữu tài sản. Điều 192 BLDS năm 2015 quy định quyền sử dụng tài sản gồm
hai quyền, quyền khai thác công dụng và quyền hưởng hoa lợi, lợi tức. Từ điển tiếng
Việt định nghĩa “Sử dụng” chỉ đơn thuần là “Đem dùng vào mục đích nào đó”. Định
nghĩa pháp lý quyền sử dụng khơng phù hợp, khác xa với nghĩa từ thường dùng có
thể gây nhiều nhầm lẫn. Như ở điều 273 BLDS năm 2015 về quyền sử dụng hạn chế
bất động sản liền kề, từ “quyền sử dụng” nếu hiểu theo nghĩa pháp lý thì người được
quyền sử dụng hạn chế bất động sản liền kề đương nhiên có cả quyền hưởng huê lợi
trên phần bất động sản này. Quy định quyền sở hữu như trên không tạo điều kiện
pháp lý cho việc thực hiện các loại giao dịch dân sự khác nhau trong thực tiễn cũng
như không tạo cơ sở cho sự phát triển và hội nhập quốc tế của nền học thuật pháp lý
nước nhà.
3. Nêu và phân tích các kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về các quyền
khác đối với tài sản
Quyền đối với tài sản của người khác trong luật La Mã là quyền của một chủ thể
có quyền đối với tài sản khơng phải thuộc sở hữu của mình. Quyền đối với tài sản
của người khác bao gồm những quyền sau: Quyền sử dụng tài sản của người khác
5


trong quan hệ này hay quan hệ khác (Servitus); Quyền cầm cố. Quyền địa dịch là một

dạng quyền đối với tài sản của người khác xuất phát từ quyền tư hữu đối với đất đai.
Quyền địa dịch được phân làm hai loại. Địa dịch đất đai nông nghiệp và địa dịch đất
đai thành phố. Quyền dụng ích cá nhân là quyền đối với tài sản của người khác được
xác lập cho một chủ thể xác định được hưởng đối với tài sản đó. Quyền dụng ích cá
nhân cịn có thể là quyền sử dụng tài sản nhưng không được hưởng hoa lợi hoặc hoa
lợi hoặc được hưởng một phần hoa lợi; quyền sử dụng nô lệ hay gia súc của người
khác. Quyền cầm cố là một dạng quyền đối với tài sản của người khác nhằm bảo đảm
thực hiện một nghĩa vụ đang tồn tại. Theo pháp luật La Mã, quyền cầm cố là quyền
tước đoạt tài sản của con nợ trong trường hợp con nợ không thực hiện hoặc thực hiện
không đúng nghĩa vụ của họ đối với chủ nợ.
Ở BLDS năm 2015 được thể hiện ở quyền đối với bất động sản liền kề. Trong
quá trình sử dụng tài sản, đặc biệt là bất động sản, nhiều khi chủ sở hữu phải sử dụng
bất động sản liền kề khơng thuộc sở hữu của mình thì mới có thể khai thác được công
dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Điều 245 BLDS 2015 quy định: “Quyền
đối với bất động sản liền kề là quyền được được thực hiện trên một bất động sản (gọi
là bất động sản hưởng quyền) nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản
khác thuộc quyền sở hữu của người khác (gọi là bất động sản hưởng quyền)”. Ở
BLDS năm 2015 không sử dụng thuật ngữ “ địa dịch” mà sử dụng khái niệm quyền
đối với bất động sản liền kề. BLDS năm 2015 lần đầu tiên ghi nhận tại Điều 257 về
khái niệm quyền hưởng dụng như sau: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể
được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở
hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. Ở điều 267 BLDS năm 2015 về
quyền bề mặt “Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước,
khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó
thuộc về chủ thể khác”. Quyền bề mặt là một loại vật quyền hình thành trong quan
6


hệ vật quyền, đối tượng của quyền bề mặt có thể là vật cụ thể gắn với đất hoặc là
phần khơng gian, theo đó vật gắn với đất sẽ được tạo lập, vật cụ thể gắn với đất có

thể nằm trên bề mặt đất, nằm dưới bề mặt đất hoặc phần khơng gian trên mặt đất.
Kiến nghị hồn thiện pháp luật:
Thứ nhất, trong định nghĩa quyền sử dụng quy định tại Điều 189 BLDS năm
2015 chưa quy định rõ, cụ thể mà gộp cả hai quyền, đó là quyền sử dụng và quyền
hưởng dụng lại vào làm một quyền. Điều 189 BLDS năm 2015 “quyền sử dụng là
quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”. Do đó, cần phải tách ra
riêng biệt, chỉ ra cụ thể, rõ ràng giữa hai quyền năng này, đó là quyền sử dụng và
quyền hưởng lợi.
Thứ hai, Điều 245 BLDS năm 2015 “quyền đối với bất động sản liền kề”. Ở
đây cần thay cụm từ mang tính chính xác, rõ ràng hơn khi quy định về địa dịch thay
cho “quyền đối với bất động sản liền kề”. Địa dịch không chỉ điều chỉnh mối quan hệ
giữa các mảnh đất có chung ranh giới mà còn mở rộng hơn đến những mảnh đất xung
quanh, có ảnh hưởng đến. Như vậy, cụm từ “quyền đối với bất động sản liền kề”
được sử dụng chưa chính xác, cần phải đổi cụm từ để làm rõ hơn bản chất vấn đề. Có
thể quy định là địa dịch hay dịch quyền đất đai (như thuật ngữ pháp lý hiện nay sử
dụng) hoặc xem xét quy định quyền đối với các bất động sản lân cận để gần gũi với
thực tiễn đời sống.
Thứ ba, Theo điều 267 BLDS năm 2015 quy định về quyền bề mặt. Ở đây chúng
ta cần phải làm rõ và hoàn thiện hơn về quyền bề mặt. Đầu tiên, cần bổ sung vào
pháp luật đất đai các căn cứ phát sinh quyền bề mặt, để từ đó xác định mối quan hệ
giữa ba bên: Nhà nước với tư cách chủ sở hữu đất đai, người có quyền sử dụng đất
được nhà nước giao đất, và người có quyền bề mặt. Tiếp theo, quy định rõ “một phần
hoặc toàn bộ” quyền bề mặt. Việc chia nhỏ các khoảng khơng gian phía trên mặt đất,
mặt nước là hoàn toàn khả thi, vậy việc chia nhỏ dần được giới hạn ở mức độ ra sao.
7


Cuối cùng, hoàn thiện pháp luật về đăng ký quyền bề mặt với tư cách là một quyền
tài sản gắn với bất động sản.
4. Nêu và phân tích các kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Dân sự 2015 về các quyền

khác đối thừa kế.
Theo pháp luật La Mã có quy định hai hình thức thừa kế: Theo di chúc và theo
pháp luật. Đặc trưng của luật La Mã không kết hợp hai hình thức thừa kế cùng một
lúc. Có nghĩa là nếu có thừa kế theo di chúc thì khơng có thừa kế theo pháp luật và
ngược lại. Pháp luật không cho phép một phần di sản chia theo di chúc, một phần
khác chia theo pháp luật Người kế theo di chúc được hưởng những kỷ phần được xác
định trong di chúc. Người thừa kế theo pháp luật được hưởng những kỷ phần ngang
nhau. Nghĩa vụ mà người chết để lại được xác định theo tỷ lệ di sản mà mỗi người
được hưởng. Luật La Mã cũng quy định một di chúc như thế nào là hợp pháp (người
lập di chúc phải có năng lực lập di chúc, hình thức của di chúc, người được chỉ định
trong di chúc có năng lực hưởng thừa kế); một số trường hợp pháp luật hạn chế
quyền định đoạt di sản của người lập di chúc và cho phép một người thừa kế được
hưởng một phần tối thiểu của di sản khi họ thuộc vào những trường hợp pháp luật
quy định, phần tối thiểu này gọi là kỷ phần bắt buộc.
Ở BLDS năm 2015 Theo pháp luật Việt Nam một người cũng có thể để lại tài
sản của mình cho người khác sau khi chết theo di chúc hoặc theo pháp luật. Tuy
nhiên, không giống tư pháp La Mã một có thể kết hợp hai hình thức thừa kế theo di
chúc và thừa kế theo pháp luật. Di sản của một người nếu chia theo di chúc vẫn cịn
thì phần cịn lại sẽ được chi theo pháp luật. Quyền định đoạt di sản của người lập di
chúc cũng bị hạn chế trong một số trường hợp, trường hợp đó pháp luật gọi là những
người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Và họ cũng có quyền khởi
kiện u cầu tịa án cho mình hưởng phần di sản này. Tuy nhiên, đối tượng được
8


hưởng kỷ phần bắt buộc này theo pháp luật của nước ta có quy định khác so với
người La Mã. Theo Điều 651 của BLDS năm 2015 quy định người thừa kế theo pháp
luật.
Kiến nghị hoàn thiện pháp luật: Thứ nhất, ở điều 635 BLDS năm 2015 quy định
về người thừa kế: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm

mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai
trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá
nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế”. Ở đây, được hiểu là điều kiện để
thừa kế “đã thành thai trước khi người để lại di sản chết” mà ở đây vẫn chưa được cụ
thể trong văn bản pháp luật dẫn và còn nhiều khúc mắc. Bằng những phương pháp
hiện đại họ có thể lấy tinh trùng của người mất mang thai và sinh ra đứa bé không
phải là những người thành thai trước khi chết nhưng đứa bé đó vẫn là con của người
đã mất. Để bảo đảm quyền tự định đoạt của người lập di chúc đồng thời giải quyết
những khúc mắc thì chúng ta cần phải xem xét để cho phù hợp với hoàn cảnh thực
tiễn.
Thứ hai, Theo điều 644 BLDS năm 2015 “...được hưởng phần di sản bằng hai
phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp
luật...”việc chia như vậy rất dễ xảy ra trường hợp số di sản chia cho người bị truất
quyền thừa kế cao hơn nếu chia theo pháp luật. Còn ở pháp luật La Mã quy định rất
cụ thể đối với người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Theo luật của
Hoàng đế Justinian xác định là: Nếu chia thừa kế theo pháp luật mà người được
hưởng kỷ phần bắt buộc được hưởng lớn hơn ¼ của di sản thừa kế, thì kỷ phần bắt
buộc người đó được hưởng là 1/3 của suất thừa kế theo pháp luật lẽ ra họ được
hưởng. Nếu chia thừa kế theo pháp luật mà người đó được hưởng một suất nhỏ hơn
¼ di sản thừa kế, thì người đó được hưởng kỷ phần bắt buộc bằng ½ của một suất
thừa kế lẽ ra theo pháp luật họ được hưởng. Việc chia kỷ phần bắt buộc theo pháp
9


luật La Mã đã hạn chế tối đa trường hợp số di sản chia cho người bị truất quyền thừa
kế trong di chúc cao hơn nếu chia theo pháp luật. Như vậy, ở điều 644 BLDS năm
2015 dễ dẫn đến sự thiếu cơng bằng cho chính những người thừa kế theo di chúc, vừa
là người thừa kế theo pháp luật, chúng ta nên sửa lại cho phù hợp hơn “Những người
sau đây vẫn được hưởng di sản, nếu chia thừa kế theo pháp luật mà được hưởng một
suất lớn hơn ¼ của di sản thừa kế, thì người đó được hưởng là 1/3 của suất thừa kế

theo pháp luật lẽ ra họ được hưởng. Nếu chia thừa kế theo pháp luật mà người đó
được hưởng một suất nhỏ hơn ¼ di sản thừa kế, thì người đó được hưởng kỷ phần bắt
buộc bằng ½ của một suất thừa kế lẽ ra theo pháp luật họ được hưởng”

KẾT BÀI
Như vậy, pháp luật La Mã ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện đến hệ thống pháp
luật dân sự Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu nhiều hơn các quy định trong tư pháp
La Mã là rất cần thiết để vận dụng vào hoàn thiện các quy định trong hệ thống pháp
luật nước ta hiện nay. Đặc biệt là các chế định về địa vị pháp lý của chủ thể trong
quan hệ dân sự; chế định tài sản; chế định nghĩa vụ hợp đồng và chế định thừa kế.
Các nhà làm luật Việt Nam đã kế thừa những tinh túy trong pháp luật La Mã, đã cụ
thể và chi tiết hơn các nguyên tắc ấy trong pháp luật của mình. Tuy nhiên, như đã
phân tích chúng ta khơng tiếp nhận hồn tồn một cách thụ động mà là sự tiếp thu có
chọn lọc để phù hợp với xã hội Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
10


1. Giáo trình Luật La Mã Trường Đại học Luật Hà Nội (NXB Công an Nhân
dân)
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự tập 1, (NXB Công an
nhân dân)
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Dân sự 2, (NXB Tư Pháp Hà
Nội)
4. Bộ luật Dân sự 2015 (NXB Lao Động)
5.. />%2Fchiasekienthucluatdansu.blogspot.com%2F2017%2F03%2Fanh-huongcua-luat-la-ma-en-he6. />%81i-vo%CC%81i-ta%CC%80i-sa%CC%89n-trong-bo%CC%A3-lua%CC
%A3t-dan-su%CC%A3-nam-2015.htm

11




×