Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

Tài liệu KẾ BỚT LỬA DƯỚI NỒI pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.67 KB, 1 trang )

KẾ BỚT LỬA DƯỚI NỒI
(Phủ để trừu tân kế):
Đó là mưu kế tránh đấu tranh trực diện với kẻ địch, mà tìm cách làm yếu dần
thế lực của họ, giống như nồi nước đang sôi, muốn cho nó nguội thì rút dần năng
lượng đun ở dưới nồi để cho nước nguội dần.
Hai nước A và B tiến hành chiến tranh với nhau, nước A đi xâm lược, mạnh hơn
về vũ khí và trang thiết bị chiến tranh; nước B bị xâm lược, quân dân đồng lòng đánh
lại, nước A không làm gì được; phải chấp nhận ngừng chiến, rồi bằng quan hệ kinh
tế, bằng con đường phát triển và giao lưu văn hoá; đặc biệt tăng cường việc thu hút
con cái các thế hệ lớn tuổi của nước B (những người đã từng tham gia kháng chiến
bảo vệ đất nước) vào học ở các trung tâm khoa học (các trường đại học, các học
viện) của nước mình, từng bước biến thành những người có cùng quan điểm và cách
sống với mình; và bằng cách diễn biến hoà bình này để thắng nước B trong cuộc
chiến tranh "biên giới mềm", hiệu quả hơn cuộc chiến tranh xâm lược thông thường.
- Mã Sâm Lượng trong cuốn "Mưu kế và xử thế" (NXB Lao động 1995, khi nói
về kế này viết: Trước đây, có một nhà băng (ngân hàng) thu hút được rất nhiều hộ
gửi tiền, ông chủ trở nên kiêu ngạo, lấy thế ăn hiếp người khác, gây nên sự ghen
ghét với một nhà băng khác. Người này âm mưu đánh đổ kẻ thù, bèn hy sinh mười
vạn tiền chi phí hoạt động, cho tay chân đến nhà băng kia gửi tiền ngắn hạn, tất cả
được hơn ngàn hộ. Chưa đến một tuần sau, những hộ gửi tiền này cùng một lúc kéo
đến xin rút tiền, họ xếp thành hàng dài, đồng thời phao tin ầm ĩ ở bên ngoài, nói nhà
băng này đang xảy ra chuyện về vốn liếng. Bởi vậy các hộ gửi tiền khác cũng lo sợ
ầm ầm kéo đến nhà băng này đòi rút tiền. Kết quả là nhà băng này không kịp ứng
phó phải tuyên bố phá sản.
- Cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á thời gian vừa qua, một trong những nguyên
nhân tạo ra cũng chính là do các thế lực ngân hàng Âu Mỹ sử dụng mưu kế này để
chống phá và hạn chế các nước khu vực.

×