Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Bằng cấp MBA quan trọng hay không? Xu hướng MBA thế kỷ 21 (Phần đầu) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.18 KB, 11 trang )

Bằng cấp MBA quan trọng hay không? Xu
hướng MBA thế kỷ 21 (Phần đầu)

Trong một thế giới đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp xác định được
những mối quan tâm của tất cả các cổ đông thì chúng ta phải định hình lại việc đào
tạo quản lý trong cả thực tiễn lẫn lý thuyết. Thế giới doanh nghiệp cần đào tạo và phát
triển kiểu nhà lãnh đạo nào? Trong một thời đại của việc đánh giá cá nhân xuất sắc
ngang nhau cùng sự cạnh tranh toàn cầu đang tăng lên thì họ có nên là những người
liều lĩnh được đền đáp hoàn toàn xứng đáng trong việc tập trung vào vấn đề quan
trọng không? Hoặc, trong sự khuấy động của những vụ scandal đòi hỏi có sự công
bằng cá nhân để vượt qua những cạm bẫy trước mắt thì thế hệ mới của các nhà lãnh
đạo có nên tập trung vào việc phát triển tinh thần đồng đội và tổ chức nội bộ nhằm gia
tăng thêm lợi nhuận cho các cổ đông không? Những câu hỏi này là một mối quan tâm
cho bất kỳ nhà lãnh đạo doanh nghiệp có suy nghĩ chín chắn đồng thời trở thành
những câu hỏi thiết yếu cho các nhà đào tạo kinh doanh.

Những trường kinh doanh trên thế giới hiện nay đang phải đối mặt với nhiều
vấn đề phức tạp. Những lời chỉ trích về chất lượng giảng dạy đang càng ngày càng gia
tăng. Người ta lên án gay gắt cả về triết lý và phương pháp giảng dạy. Nhiều người
than phiền rằng, các trường kinh doanh đều tập trung một cách thái quá vào một khái
niệm hẹp về doanh nghiệp hoàn toàn được định hướng bằng sự tối đa hóa lợi nhuận cổ
đông ngắn hạn. Họ phàn nàn rằng nghiên cứu ngày càng bị định hướng theo những
yêu cầu xem lại những bài giảng lý thuyết suông hơn là theo những yêu cầu của các
nhà quản lý; các nhà nghiên cứu thì lại tránh việc tìm hiểu sự lộn xộn của rất nhiều đối
tượng ở thế giới thực để thay cho sự hư cấu thật đẹp của những chiến lược nhằm tối ưu
một giá trị riêng hoặc một quan điểm. Các phê bình cho biết: Cuối cùng là một thế hệ
các nhà quản trị doanh nghiệp (MBA) thiếu mất một khả năng phán đoán về cách quản
lý các tập thể trong môi trường đa văn hóa đầy phức tạp của các doanh nghiệp toàn cầu
hiện nay, và họ cũng không nhận ra được hướng đi cho doanh nghiệp phù hợp với cơ
cấu xã hội ngày càng mở rộng hơn. Được xác định để thể hiện được cả ngôn ngữ của
tiếp thị lẫn ngôn ngữ của những môn học lý thuyết, tất thảy các trường kinh doanh


thường quá chủ quan khi bỏ qua những thực tiễn đã được chứng minh về sự quản lý
hàng ngày ở các tổ chức lớn, đặc biệt là những tổ chức theo những chức năng then
chốt như điều hành và nhân sự, những điều luôn được xem như đang thiếu “cơ hội
thăng tiến nhanh chóng” hoặc “sự đầu tư bằng tiền mặt” tiềm năng. Và những trường
kinh doanh này cũng vừa bỏ qua những phương pháp giáo dục đó, cũng chẳng quan
trọng lắm nếu chúng được kiểm tra thật kỹ trong những lĩnh vực khác, những lĩnh vực
có thể cho phép các sinh viên có kinh nghiệm và cả sự nỗ lực cùng thời gian xây dựng
được những kỹ năng theo một hướng suy nghĩ chín chắn – những kỹ năng như kiểu
hướng dẫn đồng sự, kiểm tra các chương trình chỉ dẫn trong một phạm vi an toàn, và
có lẽ quan trọng nhất đó là sự phản ứng trước một hành động nhằm chỉ rõ trách nhiệm
và chất vấn mục đích lớn hơn của toàn bộ sự nỗ lực đó.

Trong sự phản ứng lại tình trạng hỗn loạn này, một số trường kinh doanh đang
phải chuyển sang một hướng mới. Có một chiều hướng mới về mục đích tiếp sức cho
ngành đào tạo quản lý, và những thay đổi gần đây minh chứng rằng những trường đó,
các khoa của họ, và cả những sinh viên của trường đều đang bắt đầu nắm lấy cơ hội
này. Những nỗ lực của họ cùng với công sức, sự nhận thức rõ ràng, tinh thần sáng tạo,
và quan trọng nhất là sự cam kết xã hội ngày càng lớn hơn đang từng bước vượt lên.
Ví dụ như khi Thomas Robertson được bầu làm hiệu trưởng của trường Wharton
(trường kinh doanh của đại học Pennsylvania) năm 2007, ông đã tuyên bố rõ rằng mục
tiêu của ông là để làm cho trường này trở thành một “nguồn lực tốt trên thế giới”. Nhờ
việc xem lại một số trong nhiều ví dụ hợp lý của sự chuyển đổi mới nổi này mà chúng
ta có thể thoáng thấy được tương lai của việc đào tạo kinh doanh, những kiểu nhà lãnh
đạo đang được phát triển cùng những kiểu doanh nghiệp mà chúng ta có thể mong chờ
thấy được những nhà lãnh đạo đó xây dựng trong tương lai. (Hầu hết các ví dụ ở đây
đều ở nước Mỹ, nơi hiện nay đang phát sinh khá nhiều, nhưng những thay đổi tương tự
như vậy cũng đang có các trường kinh doanh ở Châu Âu, và một số các trường kinh
doanh Châu Á đang phát triển cũng đang tiến hành thử nghiệm bằng những thực tiễn
kết hợp với các chương trình giảng dạy mới của mình.)


Gốc rễ của vấn đề

Các trường kinh doanh thường vẫn công bố rằng chính họ đang chủ yếu đào tạo
nền tảng cho những người cạnh tranh chiến thắng, những người có thể trụ vững dưới
áp lực lớn và làm được điều để tồn tại trong một hoàn cảnh kinh doanh khắc nghiệt.
Họ vừa thể hiện đáng kể khả năng của mình để đưa ra những người tốt nghiệp có thể
làm việc dưới những điều kiện cạnh tranh liên tục cao cùng áp lực thời gian khắc
nghiệt, được trang bị bằng một khả năng về hành động và niềm tin dứt khoát trong
phân tích từng điểm một của mình đối với bất cứ vấn đề nào.

Các nhà lãnh đạo thiên về lý thuyết đều ủng hộ hệ thống tuyển chọn vòng cung
thông dụng, điều đó chắc chắn rằng chỉ một tỷ lệ phần trăm rất ít các sinh viên trong
mỗi lớp đạt mức A, còn lại hầu hết đạt mức C, và một số thì bị loại, điều này cũng
giống như việc đào tạo dành riêng cho các hệ thống xếp hạng và loại bỏ đang chờ họ ở
nhiều công ty. Các trường kinh doanh đều cố tình đẩy các sinh viên của mình vào
những tình huống mà có nhiều thứ để làm hơn là họ có thể hoàn thành một cách tự tin
nhằm mô phỏng những kiểu áp lức mà họ sẽ phải đối mặt trong sự nghiệp kinh doanh
của mình; nhằm dạy cho họ làm việc khôn ngoan, để biết được khi nào thì “tốt đủ” thì
lại tốt hơn “hoàn hảo”, để biết dành ưu tiên, để biết đại diện và để biết tập trung vào
cái họ thực hiện hoặc họ có thể biết hơn là đi sâu vào cái mà họ có thể cần để hiểu.
Kim Clark, hiệu trưởng chính thức của trường kinh doanh Harvard, đã miêu tả điều
này như một mô hình “mô phỏng chuyến bay” của giáo dục kinh doanh. Chắc chắn
rằng những nét tiêu biểu mà mô hình này cổ vũ là có giá trị, thậm chí là cần thiết trong
nhiều tình huống, nhưng một sự nhấn mạnh quá sức đối với chúng vẫn thường bị coi là
một sự đào tạo MBA tồi.

Một số những lợi ích lớn nhất về kinh nghiệm của các trường đào tạo kinh
doanh trên thực tế đều được bắt nguồn từ những cách mà theo đó nó không giống với
môi trường các sinh viên sẽ tham gia sau khi được đào tạo. Do không đủ mô phỏng
những thực tế của những thách thức kinh doanh chỉ thông qua những tình huống mô

phỏng hay có thật nên các trường đều muốn xây dựng kiến thức, các kỹ năng và cả
những phản xạ tự nhiên một cách thận trọng, tỉ mỉ mà không thể được học trong thế
giới công việc, như thế các sinh viên cuối cùng có thể đối phó lại được những thách
thức đó bằng kỹ năng và sự hiểu biết nhiều hơn mà họ có được hoàn toàn trong quá
trình đào tạo. Vì thế mà các sinh viên nên tập trung học với óc phán đoán thật sâu, cân
nhắc vấn đề thật kỹ, chứ đừng bằng một loạt những lập trường có sẵn. Và có lẽ quan
trọng nhất, đó là các trường kinh doanh nên tự mình chủ động khảo sát mục đích của
doanh nghiệp. Đào tạo kinh doanh không nên chỉ phát triển sự thích ứng với rủi ro
hoặc khả năng xoay sở với những cái khác của các sinh viên mà nên tập trung vào
những mục đích hướng tới cái mà các MBA sau khi tốt nghiệp sẽ ứng dụng những kỹ
năng đó để giải quyết vấn đề.

Ngay như giáo sư Rakesh Khurana của trường kinh doanh Harvard đưa ra trong
cuốn
From Higher Aims to Hired Hands: The Social Transformation of American
Business Schools and the Unfulfilled Promise of Management as a Profession
của
ông do trường đại học Princeton ấn hành năm 2007 thì theo phương diện lịch sử, mục
tiêu trọng tâm đối với các học viện chấp nhận MBA hàng đầu đều là để “chuyên
nghiệp hóa” quản lý kinh doanh thành một nghề cụ thể - một công việc đòi hỏi cả một
sự nhận thức tổng quan về con người với những kiến thức cần thiết cũng như một sự
cam kết với một mục đích lớn hơn vì sự tốt đẹp của cộng đồng. Mà chính Khurana và
những người khác đều cho rằng điều này là một sứ mệnh để từ đó các trường kinh
doanh phải chuyển sự tập trung của họ vào đó thay vì một tầm nhìn thiển cận hạn hẹp
về kinh doanh và cả về đào tạo kinh doanh.

Một vài xu hướng đang nổi lên trong việc giáo dục kinh doanh giữ vững những
hưởng ứng trước tầm quan trọng của vài thập kỷ gần đây, và tất cả chúng đều đòi hỏi
việc phân loại thực tiễn theo ý nghĩa của mục đích lớn hơn hoặc sâu sắc hơn. Nói
chung, những phương pháp này đều đòi hỏi việc thay đổi từ cái có thể được gọi là một

mô hình “các nguyên tắc cộng thêm các phân tích” của việc đào tạo quản lý tới một
tiêu điểm “các nguyên lý cộng thêm sự thực thi”.

Mô hình các nguyên tắc cộng thêm các phân tích dạy rằng các nguyên tắc bao
trùm hành vi tập thể - dù bị áp đặt bằng luật lệ, bằng các đối thủ cạnh tranh, hoặc bằng
sự quản lý sở hữu của ai đó đi chăng nữa – thì đơn giản vẫn là những đè nén cần phải
vượt qua; các công cụ phân tích thể hiện những cách để làm việc trong phạm vi hoặc
liên quan tới bất kỳ những nguyên tắc nào theo cách của bạn để đạt được mục đích
chiến thắng cuộc chơi đầy cạnh tranh nhanh nhất nhất. Mô hình này nhấn mạnh tính
cạnh tranh không thuộc về con người mà theo đó các nhà quản lý sẽ phải chỉ liên quan
mật thiết với ranh giới về pháp luật và đạo đức trong phạm vi có thể - thậm chí phải
vượt qua nó khi họ mong chờ họ sẽ không bị bắt. Điều này khích lệ các sinh viên thể
hiện được học thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith (học thuyết nói rằng những
hành động được thúc đẩy hoàn toàn cá nhân kết hợp theo những cách bất ngờ để nâng
cao chất lượng cộng đồng được nhiều hơn so với những cách giải quyết theo bài bản
đã từng được áp dụng), có nghĩa rằng trong bất kỳ tình huống nào được đưa ra thì họ
không phải xem xét những hàm ý lớn hơn về các lựa chọn của mình bởi vì thị trường
sẽ làm điều đó.

Mô hình các nguyên lý cộng thêm sự thực thi về đào tạo quản lý thì lại ngược
lại, nó bắt đầu bằng những câu hỏi cơ bản về việc tại sao một doanh nghiệp tồn tại
được và nó xây dựng và triển khai được khả năng của mình ra sao. Mô hình này dạy
về những lý do dành cho các nguyên tắc – các nguyên lý cơ bản của chúng và quá
trình phát triển đằng sau sự tạo nên chúng – đồng thời cũng đưa ra thách thức và cơ
hội để thực hành việc ra quyết định trong việc đáp ứng được mục đích mà các nguyên
tắc được tạo ra để đạt được nó. Mô hình này tập trung vào sự chấp nhận về trách
nhiệm nghề nghiệp của cá nhân đối với một sự giao phó lớn hơn đối với sự tốt đẹp của
cộng đồng. Trong mô hình này, như giáo sư Khurana giải thích thì sự lãnh đạo thành
công là một vấn đề thuộc về sự hiểu biết tập thể và cá nhân, sự đánh giá cùng sự tin
tưởng được hun đúc bằng một sự nhận thức mà chính bàn tay vô hình thực hiện chỉ

trong những điều kiện tối ưu cũng như nó không thể được dựa vào như một cái ổ an
toàn hoặc tồi tệ hơn là một cái thẻ tự do ra vào nơi nguy hiểm.

Trong mô hình các nguyên lý cộng thêm sự thực thi, việc đào tạo cung cấp
những cơ hội mà thực tiễn được lặp lại. Các sinh viên, thay vì học quản lý được tình
trạng khó khăn theo luật và đảm nhận khả năng “làm ra những con số” của họ nhằm ổn
định lại bất kỳ tình trạng lộn xộn ngày càng lớn nào tạo nên trong thế giới này thì lại
có cơ hội để xem xét một tầm nhìn rộng hơn về mục đích và vai trò của họ như những
nhà lãnh đạo doanh nghiệp và thực hành việc nắm giữ trách nhiệm vì nó. Phương pháp
mới này đặt ra những câu hỏi quan trọng như: Liệu chúng ta có thể quản lý cái gì theo
một cách đầy đủ kỹ năng và có trách nhiệm như vậy? Cái đó sẽ trông giống cái gì?
Chính những câu hỏi này đã giúp con người nhận thức được giá trị của lợi nhuận và tài
sản không chỉ như một số thứ gì đó cần tích lũy mà là một số thứ cần được dùng tron
việc xây dựng những doanh nghiệp mới hoặc để giải quyết các vấn đề mới.

Còn ngay cả giáo sư David Garvin của trường kinh doanh Harvard đã lên tiếng
rằng: các nhà giáo dục đang nắm được lợi thế của sự an toàn tương đối khi trong lớp
học nhằm cổ vũ cho loại thử nghiệm này. Tại trường học, tiền đặt cọc bao giờ cũng
thấp hơn trong công việc, vì thế đây là thời gian thích hợp cho các sinh viên tiếp cận
được với các rủi ro, thử nghiệm cùng với những trạng thái thay đổi của các vấn đề, đi
sâu được vào chi tiết hơn để hỏi những câu hỏi “không thể hỏi được” và thậm chí là
“để thay đổi suy nghĩ của họ về cộng đồng” mà không phải lo sợ về cái vẻ yếu kém bề
ngoài cũng như hạ bớt cái tôi của họ.

Mặc dù các áp lực về thời gian vẫn tồn tại đối với sinh viên học MBA, nhưng
tại lớp học đã tạo cho họ cơ hội để kéo dài được thời gian ra – để phá bỏ đi một trạng
thái, để học được giá trị của sự phê phán cùng sức mạnh sáng tạo của việc thay đổi hẳn
hướng tập trung của một con người khỏi một tiêu điểm được định nghĩa hết sức hẹp
trong một thời điểm, cũng như để xây dựng nên khả năng phản ứng nhanh bằng việc
thực hành quan trọng về những thành phần của việc ra quyết định và thực thi theo

phương pháp quay chậm. Nó giống như một người tập bơi phải khởi động cơ thể trước
khi lao xuống nước và đạt được tốc độ của mình, vì thế mà các nhà quản lý theo đào
tạo có thể thực hành lĩnh vực của mình trong một lớp học để phát triển được khả năng
ghi nhớ cần thiết cho sự đánh giá được tốt hơn.

Ví dụ, cơ hội sử dụng thời gian một cách có sắp xếp và thực hành những kỹ
năng quản lý với những cơ hội cho “làm lại” chính là nền tảng của một phương pháp
giảng dạy đổi mới đối với việc ra quyết định dựa trên giá trị được gọi là “đưa lại tiếng
nói cho các giá trị”. Được Học viện Aspen và Trường quản lý Yale tài trợ, phương
pháp này đang trở nên thành công trên hơn hai mươi tư học viện toàn cầu. Phương
pháp này liên kết sự thực thi với sự cam kết và sự tự nhận thức cá nhân. Được rút ra
dựa trên những kinh nghiệm thực tế về cả những thực tiễn trong kinh doanh lẫn những
kỹ thuật xã hội về nghiên cứu quản lý, phương pháp đưa lại tiếng nói cho các giá trị đã
lấp đầy được khoảng trống quan trọng và lâu đời trong việc đào tạo kinh doanh bằng
việc mở rộng định nghĩa về những gì có ý nghĩa để dạy về những giá trị và các đạo
đức kinh doanh. Hơn nữa, việc tập trung vào phân tích nguyên tắc theo phương pháp
giảng dạy mới này đáp ứng được những câu hỏi như: Nếu bạn là một nhà lãnh đạo
doanh nghiệp thì bạn sẽ thực hiện điều gì dựa trên các giá trị của mình? Bạn sẽ nói và
làm điều gì? Làm thế nào bạn có thể đạt được hiệu quả tốt nhất? Và chính phương
pháp mới này cung cấp những cơ hội để xây dựng được sự lãnh đạo dựa trên các giá trị
bằng cách đưa ra cho các sinh viên những cơ hội để thực hành khớp với các ý tưởng và
những kế hoạch hành động của họ trước các bạn của mình.

Cổ đông và tính bền vững

Trong suốt thời gian tôi từng được tham gia giáo dục quản lý, các tiêu chuẩn
từng bị bôi xấu là “chỉ mang tính sách vở” về kiến thức quản lý; có nghĩa là sự phân
tách giả tạo và thiếu hiệu quả về kế toán, điều hành, tiếp thị và cả tài chính. Cũng như
thế trong hàng chục năm, có một cách gọi dành được sự chú ý lớn hơn đối với triển
vọng cổ đông đa dạng, cả trong lẫn ngoài doanh nghiệp, trong việc ra quyết định kinh

doanh. Và sự quan tâm ngày càng cao vào tính bền vững kinh doanh nhận thấy rằng
tuổi đời ngắn ngủi của nhiều công ty cũng như thiệt hại của chúng làm ảnh hưởng tới
các hệ sinh thái học và hệ thống xã hội. Nhưng những mối quan tâm đó có ít tác dụng,
trừ phi tới bây giờ, nó mới trở thành cấu trúc tổng thể của phương pháp giảng dạy
MBA thông thường.

Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, một làn sóng về việc xem lại và cải cách phương
pháp giảng dạy đã lan rộng trong các trường kinh doanh, và điều đó tới nay dường như
vẫn đang diễn ra. Nhờ theo hướng đó mà một số nỗ lực đáng kể đã xác định được
những mối quan tâm về cái chỉ mang tính sách vở, sự thiếu hụt triển vọng lớn hơn, và
cụ thể là những quan điểm và quyền lợi của đa số các cổ đông bao gồm các nhà đầu tư,
những người lao động và cả cộng đồng rộng lớn đối với các quá trình ra quyết định và
những cơ cấu tổ chức mà họ dùng để dạy cho các sinh viên của mình. Ý tưởng về tính
bền vững, ban đầu đã được kết hợp với môi trường tự nhiên, còn bây giờ lại được liên
kết với những ảnh hưởng xã hội cùng những chủ đề tổng quan lớn hơn chẳng hạn như:
việc cho vay quá ít ở những khu vực đang phát triển, việc duy trì những mối quan hệ
nghiêm túc với những cộng động mà nhờ đó một công ty xác định được những điều
kiện thuận lợi của mình, hay việc quan tâm hết sức trong việc quản lý thông tin cá
nhân các khách hàng của một công ty. Tính bền vững đã trở thành một hướng phổ
dụng để cơ cấu tổ chức được một sự cam kết quản lý trong thời gian dài, cho phép việc
bàn luận nhiều hơn về những rủi ro được kết hợp với tầm quan trọng của quản lý theo
từng quý (thời gian ngắn hạn thông thường hiện nay). Những tranh luận về tính bền
vững cũng đưa ra một cơ hội rõ ràng thể hiện một mục đích hợp tác vượt xa hơn cả
việc tối đa hóa lợi nhuận cổ đông.

Trường quản lý Yale vừa mới thay đổi lại chương trình giảng dạy chính của
trường thành tám khóa học về “Triển vọng của tổ chức”. Bốn khóa trong số đó bàn về
quan điểm bên ngoài gồm: Nhà đầu tư, Khách hàng, Xã hội và đất nước, cùng Đối thủ
cạnh tranh. Còn bốn khóa kia lại nói về triển vọng bên trong gồm: Các nhà đổi mới,
Kỹ thuật điều hành, Người lao động, cùng Tài nguyên và quản lý các quỹ. Nhờ việc tổ

chức chương trình giảng dạy theo cách này mà Yale vừa thách thức các khoa của mình
vượt qua các rào cản trong những lĩnh vực nghiên cứu của nó. Chính hiệu trưởng
trường, Joel Podolny đã từng giải thích rằng: “Chúng tôi không hoàn toàn bỏ các môn
học, mà chúng tôi đang đặt lại chúng vào một hoàn cảnh mới. Nếu bạn nói chuyện với
các nhà đầu tư, họ sẽ kể cho bạn thấy rằng để trở thành một đầu tư thì bạn phải biết về
tài chính. Nhưng họ cũng sẽ kể cho bạn biết rằng đầu tư còn có nghĩa rằng bạn bắt đầu
có đủ khả năng phân tích được xem tương lai lợi nhuận sẽ từ đâu tới. Vâng, và để hiểu
được lợi nhuận tương lai, bạn buộc phải hiểu được chiến lược và các tổ chức cũng như
phải có khả năng phân tích được sự lãnh đạo. Cuối cùng, khi bạn nhận ra được triển
vọng của nhà đầu tư thì chúng tôi cũng phải có được chương trình giảng dạy mới mà
có thể giải đáp được cho bạn những câu hỏi như: ‘Các nhóm nhà đầu tư khác nhau là
gì? Họ đang tối ưu điều gì? Họ cần thông tin nào? Một nhà quản lý cần biết những
điều gì để thống nhất được những ý kiến đóng góp khác nhau?’. Và khi bạn tham gia
khóa học theo môn học chuyên ngành tài chính, bạn có thể bao quát được những câu
hỏi đó một cách dễ dàng, mặc dù chúng hoàn toàn không liên quan tới tài chính, mà
thực tế chúng lại nảy sinh trong hoàn cảnh một nhà quản lý đang cố gắng để dàn xếp
được với một nhà đầu tư.”

Việc nắm bắt được triển vọng của nhà đầu tư theo cách bằng sắc thái này khiến
nó có thể xác định được những câu hỏi về việc làm tối đa hóa được giá trị cổ đông mà
có thể bị mất đi trong chương trình giảng dạy cũ: những câu hỏi về sự đa dạng hóa các
mục tiêu của các cổ đông; yêu cầu thông tin minh bạch và chính xác của thị trường;
các vấn đề về thông tin không phù hợp; các yếu tố bên ngoài; và cả những cơ cấu tổ
chức dẫn tới việc xung đột về thời gian; v.v Những câu hỏi này có những hàm ý
quan trọng đối với doanh nghiệp, và các trường bây giờ đều có một bối cảnh, ngôn
ngữ, cùng những cách nhìn thực tế đối với việc phát sinh các vấn đề trong chương
trình giảng dạy chính của mình.

Một trong những khía cạnh có ích lợi nhất của cấu trúc mới này đó là nó buộc
các khoa của mình phải liên hệ được với môn học khi đưa ra một vấn đề trước lớp, thể

hiện được sự hòa hợp của các ý tưởng cùng sự thể hiện qua các lĩnh vực. Việc dàn trải
này nhằm tìm ra sự tương đồng giúp cho các thành viên của khoa xây dựng được
nghiên cứu của mình theo những cách đủ khả năng cho phép các sinh viên nhận thấy
được những hàm ý thực tiễn. Ví dụ, một bản tìm hiểu về việc nắm giữ các mẫu những
nhóm nhà đầu tư khác nhau có thể dường như “không bền vững” đối với một sinh viên
tài chính khi được phân công viết một bài luận về việc đánh giá đồng nghiệp, tuy
nhiên, điều này lại vô cùng thích hợp với trường hợp viết một bài luận về việc một
giám đốc điều hành đang nắm giữ một công ty áp dụng chiến lược liên kết với cộng
đồng. Vậy vị giám đốc điều hành đó làm thế nào để chỉ cho nhà đầu tư thấy được con
đường thu hút các nhóm cổ đông, những người sẽ mua cổ phần trong một chiến lược
kinh doanh dài hạn? Và ngay khi họ học được cách thể hiện lôi cuốn nhu cầu đối với
nguồn vốn dài hơi thì các sinh viên cũng đạt được một kỹ năng thiết yếu đối với các
nhà lãnh đạo trong môi trường kinh doanh toàn cầu ngày nay: khả năng giao thiệp một
cách hiệu quả thông qua một loạt những chức năng, vị trí và cả triển vọng khác nhau.

Đối với chương trình MBA tại trường đại học Washington State University
(WSU), “Lãnh đạo tập trung vào cổ đông vì sự thành công của doanh nghiệp được bền
vững”, được đưa ra mùa thu năm 2007 cho thấy các nhà thiết chương trình giảng dạy
này đã mất ba năm ròng rã để tiếp xúc và nói chuyện với các nam học sinh – sinh viên,
các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, các sinh viên và các khoa để thu thập dữ liệu, kiểm tra
giả thuyết và đánh giá tiến trình của mình. Không như Yale, trường WSU vẫn duy trì
hầu hết các khóa học MBA truyền thống của mình, tuy nhiên, trường cũng tiến hành
xét duyệt giáo trình từng khóa học nhằm kết hợp chặt chẽ với các quan điểm của các
cổ đông của một tổ chức cũng như để xây dựng dựa trên ý tưởng rằng cốt lõi về mục
đích của bất kỳ công ty nào cũng chính là tính bền vững lâu dài, điều mà chính trường
này miêu tả như “quy trình cân bằng những mong đợi của cổ đông với kế hoạch chiến
lược nhằm đạt được sự pha trộn tài nguyên tối ưu cho sự thực hiện hoạt động lâu dài.”
(Còn nữa)


×