Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Thủ tục giải quyết vụ việc chống bán phá giá ở EU Các cơ quan có thẩm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.45 KB, 10 trang )

Thủ tục giải quyết vụ việc
chống bán phá giá ở EU
Các cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ
việc chống bán phá giá của EU
Trong những năm gần đây, nhiều doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã phải va chạm
với các vụ kiện chống
bán phá giá ở EU. Để
giúp các doanh nghiệp có những hiểu biết
ban đầu để có định hướng khi vướng phải vụ
việc bán chống bán phá giá, chúng tôi xin chia sẻ một vài hiểu biết cơ bản về các
cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thủ tục giải quyết vụ việc
chống bán phá giá
ở EU
.
Vụ việc
chống bán phá giá được khởi xướng bằng đơn kiện của thể nhân, pháp
nhân hoặc hiệp hội hành động nhân danh ngành sản xuất nội địa của EU và được
giải quyết thông qua các thủ tục luật định bởi các cơ quan có thẩm quyền của EU.
1. Ủy ban Châu Âu (European Commission):
Ủy ban Châu Âu (UBCA) là cơ quan tiếp nhận đơn kiện và có các thẩm quyền
chính sau:
- Quyết định khởi xướng điều tra; chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức điều
tra chống bán phá giá bao gồm cả điều tra về việc bán phá giá và điều tra thiệt hại;
Tổ chức phiên họp điều trần để nguyên đơn và bị đơn đối thoại, tranh luận trực
tiếp với nhau;
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
- Chấp nhận cam kết về giá;
- Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu có sự vi phạm hoặc
rút lại cam kết về giá khi việc điều tra chưa kết thúc; quyết định áp dụng thuế
chống bán phá giá chính thức khi có sự vi phạm hoặc rút lại cam kết về giá và việc


điều tra đã kết thúc;
- Quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ việc;
- Đề xuất Hội đồng Châu Âu ra quyết định áp dụng biện pháp chính thức (áp đặt
thuế chống bán phá giá);
- Quyết định hoãn biện pháp chống bán phá giá vì lợi ích cộng đồng;
- Quyết định bắt đầu và tiến hành “rà soát hoàng hôn” hoặc “rà soát lại”
2. Hội đồng Châu Âu (European Council):
Hội đồng Châu Âu (Hội đồng) là cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp chính
thức (áp đặt thuế chống bán phá giá) theo nguyên tắc đa số. Hội đồng cũng ra các
quyết định xử lý biện pháp chống bán phá giá như là kết quả của “rà soát hoàng
hôn” hoặc “rà soát lại”. Đồng thời, Hội đồng có thể ra quyết định khác với quyết
định của UBCA và quyết định của Hội đồng là quyết định cuối cùng.
3. Ủy ban tư vấn (Advisory Committee):
Ủy ban tư vấn (UBTV) là cơ quan đại diện cho các quốc gia thành viên của EU.
UBTV được chủ trì bởi UBCA. UBTV có thẩm quyền đưa ra ý kiến tham vấn
(Khi được yêu cầu hoặc khi pháp luật bắt buộc). Mặc dù ý kiến của UBTV không
có giá trị bắt buộc nhưng cơ quan có thẩm quyền cũng phải xem xét khi ra quyết
định. Trong một số trường hợp nếu UBTV có ý kiến phản đối quyết định của
UBCA thì Hội đồng sẽ quyết định.
4. Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên:
Các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên chịu trách nhiệm phối hợp
với UBCA tiến hành điều tra về việc bán phá giá và thiệt hại.
5. Tòa án:
Các bên có thể khởi kiện các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền trên ra
Tòa án sơ thẩm Châu Âu (European Court of First instance). Tòa án sơ thẩm Châu
Âu có thể giữ nguyên hoặc hủy bỏ các quyết định bị khởi kiện. Bản án, quyết định
sơ thẩm có thể bị kháng cáo lên Tòa án Châu Âu (Court of Justice of European
Community). Quyết định của tòa án này là quyết định chung thẩm.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ không có tham vọng nêu tất cả các qui
trình, thủ tục liên quan đến việc giải quyết vụ kiện chống bán phá giá, mà thay vào

đó, chúng tôi tập trung vào những thủ tục, giai đoạn mà các nhà sản xuất, xuất
khẩu va chạm nhiều nhất, có ý nghĩa quyết định nhất trong suốt tiến trình giải
quyết vụ kiện chống bán phá giá.
1. Khởi kiện:
Bất kỳ cá nhân, pháp nhân hoặc hiệp hội nào đại diện cho ngành sản xuất nội địa
của EU đều có quyền khởi kiện bằng văn bản yêu cầu điều tra và áp dụng biện
pháp chống bán phá giá. Đơn kiện có thể được gửi trực tiếp đến Ủy ban Châu Âu
hoặc cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thành viên và chuyển đến Ủy ban Châu
Âu.
Theo qui định thì nguyên đơn phải cung cấp chứng cứ cho Ủy ban Châu Âu (cụ
thể là Văn phòng thụ lý đơn - Tổng Vụ Thương mại) về:
1. hiện tượng bán phá giá;
2. thiệt hại mà ngành sản xuất nội địa của EU phải chịu;
3. mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng bán phá giá và thiệt hại;
4. việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá phù hợp với lợi ích cộng đồng.
Không quá 45 ngày kể từ ngày thụ lý đơn kiện, nếu xét thấy đủ căn cứ , Ủy ban
Châu Âu phải quyết định khởi xướng điều tra, thông báo khởi xướng điều tra
chống bán phá giá sẽ được đăng trên công báo của EU. Trên thực tế, Ủy ban Châu
Âu thường thông báo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất
khẩu có hàng hóa bị kiện khoảng 10 ngày trước khi đăng thông báo khởi xướng
điều tra chính thức. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu nên thường xuyên cập
nhật thông tin từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Công thương (Cục quản lý
cạnh tranh, Tham tán thương mại)) để có thể tự xác định sản phẩm của mình có
thuộc diện điều tra hay không và từ đó quyết định mình có cần hợp tác trong vụ
kiện này hay không.
2. Điều tra:
Mục tiêu của giai đoạn điều tra là điều tra về hiện tượng bán phá giá, thiệt hại, các
cơ sở để áp đặt biện pháp chống bán phá giá. Quyết định áp đặt biện pháp chống
bán phá giá là kết quả của quá trình điều tra này.
Thời hạn điều tra sẽ phụ thuộc vào từng vụ việc chống bán phá giá nhưng không ít

hơn sáu tháng tính từ thời điểm khởi xướng điều tra. Thực tế thì thời hạn điều tra
thường kéo dài 12 tháng liền trước thời điểm khởi xướng điều tra. Chỉ những
thông tin, số liệu trong giai đoạn này mới được tính đến trong các tính toán về biên
độ phá giá và thiệt hại.
Giai đoạn điều tra được thực hiện bởi Ủy ban Châu Âu và các cơ quan có thẩm
quyền của quốc gia thành viên EU (nếu được Ủy ban Châu Âu yêu cầu).
Giai đoạn điều tra được thực hiện thông qua nhiều thủ tục. Nhưng đối với các nhà
xuất khẩu thì những thủ tục và công việc sau đây cần lưu ý:
2.1. Lựa chọn mẫu:
Trong trường hợp số lượng nguyên đơn, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, loại sản
phẩm hoặc số giao dịch liên quan quá lớn thì việc điều tra có thể chỉ giới hạn ở
một số lượng thích hợp các công ty, sản phẩm hoặc giao dịch. Các bên liên quan
có 15 ngày để tự giới thiệu về mình và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đặc
biệt là các thông tin về lượng xuất khẩu và lượng hàng bán trong nội địa.
Ủy ban Châu Âu sẽ ra quyết định cuối cùng về việc lựa chọn mẫu. Tuy nhiên, trên
thực tế Ủy ban Châu Âu thường tham vấn ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền
(Bộ Công thương) và hiệp hội ngành hàng để đi đến một thỏa thuận chung về việc
lựa chọn mẫu điều tra. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần hợp tác chặt chẽ
với các chủ thể này. Bởi vì nếu được lựa chọn điều tra, doanh nghiệp sẽ được
hưởng nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp khác, như được tính biên phá giá
riêng.
2.2. Bảng hỏi và trả lời bảng hỏi:
Theo qui định và thực tiễn thì các bên có 30 ngày tính từ ngày họ nhận được bảng
hỏi từ Ủy ban Châu Âu. Thời điểm nhận bảng câu hỏi được suy đoán là một tuần
kể từ ngày Ủy ban Châu Âu gửi bảng câu hỏi cho các nhà xuất khẩu nước ngoài
hoặc đại diện chính phủ nước xuất khẩu. Thực tế, Ủy ban Châu Âu thường gửi
bảng câu hỏi ngay khi thông báo khởi xướng điều tra. Các bên có thể yêu cầu gia
hạn thêm 30 ngày để trả lời bảng hỏi nhưng phải có lý do chính đáng. Tuy nhiên,
các doanh nghiệp không nên lạm dụng việc này vì đôi khi sẽ gây ra ấn tượng
không tốt từ cơ quan điều tra.

Trong việc trả lời bảng hỏi, các doanh nghiệp cần lưu ý: Phải thể hiện sự hợp tác
tích cực, nỗ lực trả lời bảng hỏi theo đúng thời hạn yêu cầu, trả lời theo đúng cách
thức, không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc giả mạo.
2.3. Điều tra tại chỗ (điều tra thực địa):
Ngoài các thông tin thu thập từ bảng hỏi và do các bên cung cấp, sau khi phân tích
bản trả lời và yêu cầu bổ sung thông tin, Ủy ban Châu Âu có thể quyết định điều
tra tại chỗ. Điều tra tại chỗ được thực hiện trực tiếp bởi Ủy ban Châu Âu và/hoặc
cơ quan có thẩm quyền của nước thành viên của EU nếu được Ủy ban Châu Âu
yêu cầu. Việc điều tra tại chỗ sẽ được thực hiện trong vòng từ 2 – 4 ngày ở mỗi
công ty hoặc mỗi nhóm công ty. Điều kiện để tiến hành điều tra tại chỗ là:
• Có được sự chấp nhận của công ty bị kiểm tra; và
• Chính phủ nước xuất khẩu liên quan đã được thông báo chính thức về việc
này và không phản đối
Lưu ý: Nếu đương sự không gửi bản trả lời đúng hạn và đúng cách thức thì việc
điều tra tại chỗ sẽ không được tiến hành đối với đương sự này.

Thực tế, trong quá trình điều tra tại chỗ, cơ quan điều tra sẽ thẩm tra bản trả lời
của công ty, xác minh các thông tin, tài liệu và chứng cứ (chủ yếu là các tài liệu,
sổ sách tài chính – kế toán,…), thăm địa điểm sản xuất thực tế, phỏng vấn nhân
viên của công ty. Do vậy, các công ty thuộc đối tượng điều tra tại chỗ cần chuẩn bị
kỹ lượng về tài liệu, số liệu và tâm lý cho nhân viên để sẵn sàng cho việc điều tra
tại chỗ.
2.4. Yêu cầu đối xử theo qui chế nền kinh tế thị trường:
Mặc dù hiện nay, Việt Nam vẫn bị xem là nền kinh tế phi thị trường, nhưng các
nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam vẫn có thể được cơ quan điều tra của EU coi
là “hoạt động trong điều kiện thị trường” và giá thị trường của hàng hóa của nhà
sản xuất, xuất khẩu sẽ được tính theo nguyên tắc thông thường với điều kiện:
• Nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam liên quan có đơn yêu cầu được coi là
hoạt động trong điều kiện thị trường bằng văn bản gửi đến Ủy ban Châu
Âu;

• Kèm theo đơn là các chứng cứ chứng minh rằng nhà sản xuất, xuất khẩu
hoạt động theo điều kiện của nền kinh tế thị trường
Như vậy những công ty đủ điều kiện để được coi là “hoạt động trong điều kiện thị
trường” sẽ được hưởng mức thuế chống bán phá giá riêng áp dụng cho nước có
nền kinh tế thị trường.
Tuy vậy, các công ty không đủ điều kiện được coi là “hoạt động trong điều kiện
thị trường” không mất hy vọng, họ có thể đệ đơn yêu cầu được hưởng mức thuế
riêng kèm theo các chứng cứ chứng minh đủ điều kiện được hưởng, như: tự do
thỏa thuận về số lượng hàng, giá cả, phần lớn cổ phần thuộc sở hữu tư nhân…
Hồ sơ yêu cầu được gửi đến Ủy ban Châu Âu.
2.5. Vấn đề hợp tác trong quá trình điều tra:
Nếu các bên từ chối cung cấp thông tin hoặc không cho tiếp cận những thông tin
cần thiết trong thời hạn qui định hoặc cản trở đáng kể đến hoạt động điều tra thì cơ
quan điều tra sẽ sử dụng những thông tin sẵn có để đưa ra kết luận sơ bộ hoặc cuối
cùng. Thông thường, các thông tin sẵn có thường không có lợi cho các nhà sản
xuất và xuất khẩu có sản phẩm bị tiến hành điều tra chống bán phá giá.
Đặc biệt lưu ý những công ty không tự giới thiệu mình trong thời hạn nêu trong
thông báo khởi xướng điều tra cũng được coi là không hợp tác.
Những công ty hợp tác nhưng không được lựa chọn điều tra có thể sẽ được Ủy ban
Châu Âu xem xét tính toán một mức thuế chống bán phá giá không vượt quá biên
phá giá bình quân gia quyền của các công ty trong nhóm mẫu.
Thông thường, theo thông lệ chung, những công ty không hợp tác sẽ phải chịu
mức thuế chống bán phá giá cao hơn các công ty hợp tác.

2.6. Biện pháp tạm thời:
Biện pháp tạm thời được áp dụng trong quá trình tiến hành điều tra để ngăn chặn
nguy cơ việc bán phá giá gây thêm những thiệt hại mới cho ngành sản xuất nội địa
của EU.
Biện pháp tạm thời sẽ do Ủy ban Châu Âu quyết định và chỉ có thể áp dụng sau ít
nhất 60 ngày nhưng không muộn hơn 09 tháng kể từ thời điểm khởi xướng điều

tra. Thời hạn áp dụng biện pháp tạm thời 06 tháng và có thể gia hạn thêm 03 tháng
hoặc áp dụng thời hạn 09 tháng. Chỉ có thể gia hạn thêm hoặc quyết định áp dụng
thời hạn 09 tháng nếu các nhà xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn về thương mại hàng
hóa liên quan yêu cầu hoặc không phản đối.
2.6. Cam kết về giá:
Cam kết về giá là sự thỏa thuận giữa EU (đại diện là Ủy ban Châu Âu) và một nhà
sản xuất, xuất khẩu bất kỳ theo đó nhà xuất khẩu cam kết sửa đổi giá của mình
hoặc dừng việc xuất khẩu với giá bị coi là phá giá sang EU.
Cam kết về giá do Ủy ban Châu Âu gợi ý nhưng nhà xuất khẩu có quyền từ chối
gợi ý này mà không phải chịu bất kỳ hậu quả pháp lý nào. Tuy nhiên nếu đã cam
kết về giá thì nhà xuất khẩu phải tuân thủ nghiêm chỉnh.
3. Các quyết định chính thức:
Đình chỉ điều tra: Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây thì vụ việc sẽ
được đình chỉ điều tra và biện pháp chống bán phá giá sẽ không được áp dụng: (1)
Đơn kiện chống bán phá giá bị rút lại; (2) Biện pháp chống bán phá giá không cần
thiết; (3) Lượng hàng nhập khẩu từ một nước xuất khẩu chiếm dưới 1% thị phần
tại EU; (4) Biên độ phá giá thấp hơn 2%.
Áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức: Ủy ban Châu Âu lập một bản đề nghị
áp đặt thuế chống bán phá giá và gửi Ủy ban tư vấn để tham vấn trước khi đệ trình
lên Hội đồng Châu Âu ra quyết định áp đặt thuế chống bán phá giá chính thức.
Sau khi thuế chống bán phá giá chính thức được áp dụng, thủ tục rà soát lại hoặc
rà soát hoàng hôn có thể được tiến hành bởi Ủy ban Châu Âu.
Trong trường hợp, đương sự không đồng ý với quyết định của Ủy ban Châu Âu,
Hội đồng Châu Âu thì có thể kiện các quyết định này ra Tòa án sơ thẩm Châu Âu
(European Court of First instance). Cơ chế giải quyết này cũng khá hiệu quả như
vụ EU tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm chất para-cresol của
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 2002. Các nhà sản xuất liên quan của Trung
Hoa đã đệ đơn kiện Quyết định của Hội đồng Châu Âu lên Tòa án sơ thẩm Châu
Âu. Kết quả, Tòa án đã hủy một phần quyết định của Hội đồng Châu Âu và nhà
sản xuất liên quan của Trung Hoa không phải chịu thuế chống bán phá giá bị áp

đặt theo quyết định của Hội đồng Châu Âu.
Ngoài ra, các hiệp hội và doanh nghiệp có sản phẩm bị kiện chống bán phá giá có
thể đề xuất Chính phủ nước mình kiện ra WTO theo cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO.
Kết luận và khuyến nghị cho các doanh nghiệp và hiệp hội của Việt Nam:
Cơ chế điều tra bán phá giá và áp đặt biện pháp chống bán phá giá của EU khá
phức tạp nhưng cũng nhiều điểm tiến bộ, có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu
nếu có thể sử dụng được các cơ chế đó hiệu quả. Các vụ việc điều tra chống bán
phá giá sẽ xảy ra nhiều trong tương lai đối với doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu
của Việt Nam có thị trường là EU. Do vậy, các doanh nghiệp cần nắm được những
cơ chế và thủ tục của EU để có những đối sách sao cho có lợi nhất cho mình.
Trong quá trình điều tra chống bán phá giá, các doanh nghiệp và hiệp hội cần có
sự hợp tác chặt chẽ với Bộ Công thương Việt Nam, cơ quan điều tra của EU; tận
dụng sự ủng hộ của nhà phân phối/ nhà bán lẻ, nhà sản xuất, người tiêu dùng, các
nhóm lợi ích của EU trong việc xác định “lợi ích cộng đồng” khi áp dụng biện
pháp chống bán phá giá; liên kết với các nhà sản xuất của nước thứ ba; Bản thân
trong Hội đồng Châu Âu có sự phân hóa giữa các quốc gia ủng hộ áp dụng biện
pháp chống bán phá giá, có quốc gia phản đối. Do vậy cần tranh thủ sự ủng hộ của
các quốc gia phản đối.

×