Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Thị trường chứng khoán. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.41 KB, 6 trang )

Thị trường chứng khoán
1. Thị trường chứng khoán là thị trường thông tin.
- Thị trường chứng khoán là nơi cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Những thông
tin này có thể là thông tin trực tiếp hoặc thông tin gián tiếp.Thông tin trực tiếp
bao gồm thông tin về doanh nghiệp phát hành niêm yết như thông qua giá cả của
chứng khoán, cáo bạch, thông tin công khai định kì : báo cáo tài chính định kì,
thường niên của doanh nghiệ. Nhưng thông tin này cho biết tình hình hoạt động
đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó để nàh đầu tư sẽ quyết định
đầu tư vào loại chứng khoán của công ty nào để thu được lợi nhuận cao. Bên
cạnh đó thị tường chứng khoán còn cung cấp thông tin về sở giao dịch chứng
khoán, trung tâm lưu kí chứng khoán. Chỉ những sở giao dịch hay trung tâm có
uy tín, đảm bảo lợi ích của nàh đầu tư thì mới có đông đảo doanh nghiệp niêm
yết cũng như các nhà đầu tư tham gia vào thị trường.
Bên cạnh những thông tin trực tiếp trong thị truờng chứng khoán thì vẫn có các
thông tin gián tiếp tác động đến quyết định của nhà đầu tư. Chẳng hạn như: giá
dầu thô, giá vàng và tỉ giá với đồng USD. Việc giá dầu thô liên tục tăng vào thời
điểm cuối năm 2007 làm cho thị trường chứng khoán thế giới đã sụt giảm nhanh
chóng và các nhà đầu tư Việt Nam cũng thận trọng hơn, bởi lo ngại kết quả hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian tới. Hay
với ở các nước có tình hình chính trị không ổn định : như ở Irắc hay Thái Lan …
thì các nhà đầu tư sẽ e ngại việc đầu tư hơn.
Có thể nói trong thị trường chứng khoán thì thông tin tác động nhiều nhất đến
quyết định của nhà đầu tư. Có thể nói thị trường chứng khoán là thị trường thông
tin.
- Nhưng đồng thời, thị trường chứng khoán là nơi thông tin bất cân xứng nhất.
Có thể thấy điểm bất cân xứng đầu tiên là giữa các loại nhà đầu tư.Các nhà đầu
tư chuyên nghiệp như các ngân hàng hay các công ty chứng khoán thì việc tìm
kiếm nắm bắt các luồng thông tin sẽ nhanh chóng và thuận lợi hơn nhiều so với
các nhà đầu tư cá nhân. Mà như đã biết thì thị trường chứng khoán là thị trường
bị tác động nhiều nhất của thông tin. Việc bất căn xứng trong thu thập thông tin
dẫn đến sự bất bình đẳng giữa các nhà đầu tư.Thêm nữa là sự bất cân xứng giữa


các nhà đầu tư với các tổ chức môi giới chứng khoán.Các tổ chức môi giới
chứng khoán thường có quy mô lớn, đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn
hơn so với các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư đơn lẻ nên việc năm bắt thông
tin dễ dàng hơn. Hơn nữa, họ có thể lợi dụng các mối quan hệ để biết được thông
tin nội bộ về tổ chức phát hành có thể ảnh hưởng đến giá chứng khoán trong khi
các thông tin này chưa được công bố ra công chúng. Việc rò rỉ thông tin nội gián
này sẽ gây thiệt hại cho đông đảo nhà đầu tư cá nhân không có mối quan hệ.
Minh bạch thông tin là chuyện quan trọng nhất của mọi thị trường chứng
khoán, chứ không riêng gì thị trường Việt Nam. Nhưng mức độ minh bạch thông
tin của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện rất kém. Việc bảo vệ nhà đầu tư
nhỏ từ chính sách thông tin vĩ mô, giao dịch mua bán không được đảm bảo: Có
ba cấp độ của thông tin trên thị trường chứng khoán: vĩ mô, doanh nghiệp và các
thông tin thị trường. Thứ nhất là thông tin vĩ mô. Ở thị trường Việt Nam, hiện
nay vẫn thiếu các báo cáo từ cấp Chính phủ về kinh tế vĩ mô. Tôi chưa thấy có
sự cập nhật và công bố các báo cáo định kỳ liên quan chặt chẽ đến thị trường
chứng khoán. Ví dụ các báo cáo về chỉ số niềm tin, quy mô giao dịch của thị
trường mở, thông tin về việc làm – thất nghiệp , tất cả đều chưa được thống kê,
ban hành kịp thời. Mặt khác, thông tin vĩ mô lại bị rò rỉ nhiều trước khi ban hành
chính thức. Một khía cạnh đáng quan tâm là người ban hành chính sách thường
có ý muốn định hướng thị trường. Mà càng muốn định hướng, thị trường càng
mất niềm tin. Lấy ví dụ năm 2008, các cơ quan quản lý liên tục có những động
tác thuyết phục, trấn an thị trường. Các giới chức có thẩm quyền thường xuyên
“nói tốt” cho thị trường, nhưng càng “nói tốt” thì thị trường càng xấu. Nhà đầu
tư hoài nghi, cổ phiếu rớt giá.
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng hiện tượng giao
dịch nội gián ngày càng phát triển tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều
này gây thiệt hại cho đông đảo nhà đầu tư cá nhân, những nhà đầu tư không quen
biết. Xung quanh vấn đề này, tổng thư ký VAFI Nguyễn Hoàng Hải cho biết: “
Việc rò rỉ thông tin dẫn đến các giao dịch nội gián, đầu cơ là điều rất dễ xảy ra
tại các trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) Việt Nam với cách công bố

thông tin hiện nay. Bởi theo qui định thì các công ty niêm yết phải chuyển các tài
liệu, thông tin về DN mình để trung tâm giao dịch chứng khoán để các trung
tâm công bố. Khoảng thời gian từ lúc thông tin gửi về cho đến lúc được trung
tâm giao dịch chứng khoán công bố có khi kéo dài đến 4-5 ngày. Với quãng thời
gian như vậy, những người nắm được các thông tin này hoàn toàn có thể đặt
những lệnh mua, bán cổ phiếu để kiếm lợi nhờ biết trước thông tin so với các
nhà đầu tư khác.” Ở Việt Nam rò rỉ thông tin đã xảy ra trên thực tế . Và phổ biến
nhất là các thông tin liên quan đến đấu giá cổ phiếu của các công ty. Những
người nắm được cụ thể, chi tiết về tổng “cầu” cổ phiếu của thị trường, các cá
nhân tổ chức nào tham gia đấu giá sẽ tính toán được hợp lý mức giá mà mình bỏ
thầu, qua đó chiếm lợi thế so với các nhà đầu tư khác không có thông tin.
2. Thị trường chứng khoán là nơi thể hiện rõ nhất các quy luật thị trường.
- Trước hết ta biết rằng thị trường chứng khoán là con đẻ của nền kinh tế thị
trường.Có thể thấy rằng, nếu không có nên kinh tế thì trường – nơi mà các giao
dịch được thực hiện một cách tự do, thì sẽ không có thị trường chứng khoán. Có
lấy Việt Nam là một ví dụ, những năm trước đổi mới, khi mà chúng ta còn đi
theo nền kinh tế tập trung bao cấp, nhà nước là chủ thể đầu tư duy nhất, nên
không có hoạt động huy động vốn, cũng như chưa có thị trường chứng khoán.
Bởi thực chất thị trường chứng khoán là quá trình vận động của tư bản tiền tệ,
chuyển tư bản tiền tệ từ tư bản sang tư bản chức năng. Xét đến cùng, thị trường
chứng khoán là nơi chuyển nhưưọng quyền sở hữu chứng khoán – tài sản. Có thể
nói đây là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. Thị trường chứng
khoán tồn tại trong nền kinh tế nên thị trường chứng khoán hoạt động theo các
quy luật thị trường.
- Quy luật cung cầu : chính là cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường. Giá cả
sẽ được thị trường xác định thông qua mối quan hệ giữa cung và cầu:
+ Khi giá càng tăng thì lượng hàng hóa mà người tiêu dùng sẵn lòng mua (lượng
cầu) sẽ giảm, trong khi đó lượng hàng hóa người sản xuất muốn cung ứng (lượng
cung) sẽ tăng.
+ Giả sử giá cao làm lượng cung lớn hơn lượng cầu sẽ tạo nên tình trạng dư thừa

hàng hóa tạo áp lực đẩy giá xuống, giá giảm làm giảm lượng cung và tăng lượng
cầu dẫn đến cân bằng.
+ Ngược lại, nếu giá thấp làm cho lượng cầu lớn hơn lượng cung dẫn đến thiếu
hụt hàng hóa tạo áp lực nâng giá lên. Giá tăng sẽ làm lượng cung tăng và lượng
cầu giảm dẫn đến cân bằng.
+ Với cách điều tiết như vậy, giá thị trường sẽ ở mức lượng cung đúng bằng
lượng cầu. Khi cung và cầu thay đổi sẽ làm giá thay đổi: cung tăng sẽ làm giá
giảm, cầu tăng sẽ làm giá tăng.
Từ cơ chế tự điều tiết của thị trường, giá cả sẽ là tín hiệu để người mua và người
bán điều chỉnh hành vi. Giả sử một loại hàng hóa có nhu cầu cao sẽ làm tăng giá.
Giá tăng sẽ tạo động lực để người sản xuất gia tăng sản lượng để đáp ứng cho
nhu cầu, qua đó nguồn lực trong xã hội sẽ được huy động để đáp ứng cho nhu
cầu này. Ngược lại, nếu một loại hàng hóa có nhu cầu thấp, giá sẽ giảm, người
sản xuất sẽ giảm bớt sản lượng để dịch chuyển nguồn lực sang những lĩnh vực
hiệu quả hơn (có nhu cầu cao hơn, giá cao hơn).
Chứng khoán cũng là một loại hàng hoá của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên
hơi káhc so với các hàng hoá khác ở chỗ là người mua không khi mua chứng
khoán không phải để tiêu dùng mà là có niềm tin la chứng khoán đó sẽ tăng giá,
đem lại lợi nhuận. Bởi thế những doanh nghiệp nào đầu tư, kinh doanh có hiệu
quả thì cầu chứng khoán của công ty đó sẽ tăng. Giá chứng khoán của công ty đó
sẽ tăng lên. Nhiều doanh nghiệp thấy vậy cũng sẽ đầu tư nhiều hơn, phát hành
thêm chứng khoán – cung tăng làm giá chứng khoán sẽ giảm. Như vậy giá cả
trên thị trường chứng khoán được quyết định bởi quy luật cung cầu.
- Quy luật cạnh tranh: là quy luật bắt buộc của nền kinh tế hàng hoá; biểu hiện sự
đối lập giữa những người sản xuất hàng hoá, sự tác động lẫn nhau của nhiều tư
bản, chi phối hành động của từng người sản xuất. Có nền kinh tế hàng hoá tất
nhiên tồn tại cạnh tranh. Cơ sở khách quan của cạnh tranh là sự khác nhau về lợi
ích kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá. Thông qua cạnh tranh, từ đó
thông qua giá cả hàng hoá, quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá mới được quán
triệt, quan điểm thời gian lao động xã hội cần thiết quyết định giá trị của hàng

hoá mới trở thành hiện thực. Quy luật cạnh tranh không phát huy tác dụng một
cách riêng rẽ mà theo quy luật giá trị và các quy luật kinh tế khác. Dưới sức ép
của cạnh tranh, mọi người phải tích cực tìm cách cải tiến kĩ thuật, đổi mới
phương pháp kinh doanh, tìm cách đầu tư thêm. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường không phải là hiện tượng đặc trưng của bất cứ một giai đoạn phát triển
nào, cũng không phải là hiện tượng riêng biệt của bất cứ một lĩnh vực nào. Hiện
tượng này không những được xem như cơ sở tồn tại, mà còn là động lực thúc
đẩy sự phát triển, nó có nguồn gốc từ đấu tranh sinh tồn tự nhiên. Trong thị
trường chứng khoán, cầu của người mua không dựa trên giá cả của chứng khoán
mà dựa trên niềm tin vào chứng khoán đó sẽ tăng giá. Niềm tin này được hình
thành từ sự đầu tư kinh doanh có hiệu quả của doanh nghiệp. Bởi thế các công ty
phát hành niêm yết chứng khoán sẽ tăng đầu tư vốn, kĩ thuật công nghệ để nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Cạnh tranh giữa các công ty phát hành niêm yết chứng
khoán sẽ tác động đến giá cả trên thị trường chứng khoán. Trên thị trưòng chứng
khoán không chỉ diễn ra cạnh tranh giữa các công ty phát hanh niêm yết chứng
khoán, mà còn có cạnh tranh giữa các giữa các công ty chứng khoán, giữa các
nhà đầu tư , giữa các sở giao dịch, sở thanh toán. Cạnh giữa các sở giao dich, sở
thanh toán thể hiện ở sự thuận tiện cho các nhà đầu tư cũng như các công ty phát
hành chứng khoán trong việc mua bán chứng khoán. Cac chủ thể này sẽ lựa chọn
soẻ giao dich, sở thanh toán nào mà đảm bảo lợi ích hợp lý cho các chủ thể đó.
Chính sự cạnh tranh giữa các chủ thể trên đưa giá cả thị trường về trạng thái cân
bằng, loại bỏ những chủ thể kém năng lực qua cơ chế phá sản. Từ đó giúp thị
trường chứng khoán nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung ngày càng phát
triển hơn.
- Quy luật giá trị: Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của
giá cả hàng hoá. Vì giá trị là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào
giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại. Trong thị
trường chứng khoán: Các thị giá chứng khoán được thể hiện thường xuyên trên
thị trường đã phản ánh giá trị phần tài sản Có của doanh nghiệp trên cơ sở đánh
giá thực trạng của doanh nghiệp, mức độ đầu tư, trạng thái kinh tế. Chỉ có doanh

nghiệp làm ăn lành mạnh, có hiệu quả cao, hứa hẹn triển vọng tương lai tốt thì
giá trị thị trường của chứng khoán công ty đó mới cao và ngược lại giá trị thị
trường của chứng khoán của một công ty cao cho thấy công ty đó làm ăn có hiệu
quả cao.
Trên thị trường, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh,
cung cầu, sức mua của đồng tiền. Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả
hàng hoá trên thị trường tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị
của nó. Sự vận động giá cả thị trường của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của
nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá
cả thị trường mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
Sự phát triển hoạt động của thị trường chứng kháon thông qua sự các động tổng
hợp của các quy luật chung của nền kinh tế thị trường.

×