Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tìm hiểu về giám sát mạng. Triển khai sử dụng công cụ Microsoft Network Monitor trên Windows Server 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT
BỘ MƠN MẠNG MÁY TÍNH
_______________________

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

QUẢN TRỊ HỆ THỐNG + BTL

Họ và tên:
Mã số sinh viên: 1
Lớp:
Cán bộ giảng dạy :

Hà Nội - 2021


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. 1
LỜI MỞ ĐẦU

2

CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU VỀ GIÁM SÁT MẠNG

3

1.1. Giới thiệu về giám sát mạng..........................................................................3
1.2. Hệ thống giám sát mạng................................................................................3
1.2.1. Các thành phần........................................................................................3
1.2.2. Cơ chế hoạt động.....................................................................................4
1.2.3. Yêu cầu với hệ thống mạng.....................................................................6


1.3. Vai trò............................................................................................................ 6
1.4. Yêu cầu với hệ thống giám sát mạng............................................................7
CHƯƠNG 2 TRIỂN KHAI SỬ DỤNG CÔNG CỤ MICROSOFT NETWORK
MONITOR TRÊN WINDOWS SERVER 2016 9
2.1. Giới thiệu về Network Monitor......................................................................9
2.2. Cài đặt Network Monitor...............................................................................9
2.3. Sử dụng Network Monitor............................................................................10
KẾT LUẬN 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

1


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, việc áp dụng công nghệ vào các doanh nghiệp trở nên phổ biến hơn
bao giờ hết. Trong hầu hết các trường hợp, việc các thiết bị, mạng và hệ thống hoạt
động tốt cũng trở thành chìa khóa giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Tuy
nhiên, ngay cả khi công nghệ là yếu tố thiết yếu trong cơng việc của một doanh
nghiệp, điều đó khơng có nghĩa là nó ln ln hoạt động an tồn và ổn định. Những
lỗi làm phát sinh các sự cố nghiêm trọng có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Do cơ sở hạ
tầng máy tính đóng vai trị vơ cùng quan trọng, cho nên chúng ta cần phải kiểm soát
hoạt động chính xác của nó, để khi xảy ra lỗi không gây ảnh hưởng đến các dịch vụ
được cung cấp cho người dùng.
Để phát hiện và ngăn chặn các sự cố, cần thiết việc có một hệ thống giám sát
mạng (network monitor system). Các hệ thống giám sát chịu trách nhiệm kiểm sốt
cơng nghệ được cơng ty sử dụng (bao gồm: phần cứng, mạng, thông tin liên lạc, hệ
điều hành, ứng dụng,...). Hệ thống giám sát mạng sẽ phân tích hoạt động và hiệu suất
của công nghệ, đồng thời phát hiện và cảnh báo về các lỗi có thể xảy ra. Một hệ thống
tốt có thể giám sát các thiết bị, cơ sở hạ tầng, ứng dụng, dịch vụ và thậm chí cả quy
trình kinh doanh. Chính vì thế, em quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu và triển

khai công cụ giám sát mạng trên Windows Server 2016”.

2


CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU VỀ GIÁM SÁT MẠNG
1.1. Giới thiệu về giám sát mạng
Giám sát mạng là thuật ngữ thường được sử dụng trong quản trị mạng máy tính.
Giám sát mạng cung cấp cho người quản trị mạng (qua email, tin nhắn SMS hoặc các
báo động khác) để xem liệu mạng hiện tại có đang hoạt động tối ưu hay không. Các
quản trị viên mạng dựa vào hệ thống giám sát mạng để giúp họ nhanh chóng phát hiện
các lỗi thiết bị hoặc kết nối hoặc các vấn đề như tắc nghẽn lưu lượng hạn chế luồng dữ
liệu, đồng thời có thể phân tích hiệu suất mạng dựa trên thơng tin chi tiết thiết thực.
Khi phát hiện có vấn đề phát sinh trong hệ thống mạng hoặc có mối đe dọa từ bên
ngồi.
Thơng thường một hệ thống mạng máy tính thường có rất nhiều thành phần, thiết
bị kết nối lại với nhau. Do đó, việc giám sát mạng đóng vai trị quan trọng để có thể
duy trì hệ thống mạng hoạt động một cách ổn định, trơn tru và hiệu quả.
1.2. Hệ thống giám sát mạng
1.2.1 Các thành phần
Một hệ thống giám sát mạng gồm có nhiều thành phần: Máy trinh sát (Sensor),
Máy thu thập (Collector), Cơ sở dữ liệu trung tâm và Cơng cụ phân tích (Analysis
tool). Mỗi một thành phần bao gồm các chức năng riêng, cùng các phương pháp thu
thập, phân tích và liệt kê nhằm đảm bảo đánh giá và phản hồi sự kiện xảy ra trong hệ
thống mạng một cách nhanh chóng và chính xác nhất:
 Máy trinh sát (Sensor): là những máy trạm làm nhiệm vụ trinh sát. Thành phần
này sẽ tiếp cận, tương tác với các hệ thống và dịch vụ cần giám sát để nhận biết trạng
thái của những dịch vụ đó. Trong quá trình triển khai hệ thống, thành phần này sẽ được
phân tán nằm rải rác nhiều nơi trên mạng để thu thập thông tin từ những nguồn khác
nhau như: Tường lửa, Bộ định tuyến, File nhật ký…

 Máy thu thập (Collector): Một điều đáng chú ý trong hệ thống giám sát mạng là
các hệ thống, các dịch vụ cần giám sát có thể khác nhau. Điều này đồng nghĩa với việc
thơng tin thu được cũng có nhiều dạng khác nhau. Để có được thơng tin một cách đồng
nhất nhằm mục đích xử lý và thống kê, cần có một thành phần làm nhiệm vụ chuẩn

3


hóa thơng tin. Máy thu thập sẽ đọc những thơng tin thu được từ các máy trinh sát và
chuẩn hóa thơng tin dựa trên những quy tắc chuẩn hóa biết trước. Thơng tin đầu ra sẽ
có định dạng giống nhau và được lưu vào cơ sở dữ liệu trung tâm.
 Cơ sở dữ liệu trung tâm: là nơi lưu trữ dữ liệu của toàn bộ hệ thống giám sát. Các
dữ liệu ở đây đã được chuẩn hóa nên có thể sử dụng để tính tốn các số liệu thống kê
trên tồn hệ thống
 Cơng cụ phân tích (Analysis tool): Thành phần này sẽ đọc các dữ liệu từ cơ sở dữ
liệu trung tâm và tính tốn để tạo ra bản báo cáo số liệu thống kê trên tồn hệ thống.
Nó có thể theo dõi các khía cạnh khác nhau của mạng và hoạt động của nó, chẳng hạn
như lưu lượng, sử dụng băng thông và thời gian hoạt động.
1.2.2 Cơ chế hoạt động
Mỗi máy trinh sát sẽ có một danh sách những đối tượng mà máy trinh sát đó cần
giám sát. Những đối tượng này có thể là file nhật ký hoạt động trên một máy tính, có
thể là một dịch vụ trên hệ thống khác, cũng có thể là thành phần báo cáo trạng thái của
Tường lửa/Bộ định tuyến… Dựa vào bản danh sách này, Máy trinh sát sẽ gửi truy vấn
đến đối tượng để truy vấn thông tin. Thông tin thu thập được sẽ gửi đến Máy thu thập
để chuẩn hóa trước khi lưu trữ vào cơ sở dữ liệu trung tâm. Tùy theo thiết kế của hệ
thống, nếu những thông tin mà Máy trinh sát thu thập được có định dạng giống nhau
thì sẽ khơng cần đến thành phần Máy thu thập.
Trong một số trường hợp khác, các Máy trinh sát cũng có thể kiêm ln vai trị
của Máy thu thập thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu trước khi lưu trữ. Tại cơ sở dữ liệu
trung tâm, mọi dữ liệu thu được đã có định dạng rõ ràng. Bộ phân tích sẽ đọc thơng tin

tại đây để tính tốn và đưa ra những số liệu thống kê tạo thành một bản báo cáo hoàn
chỉnh. Báo cáo này sẽ được gửi tới người quản trị mạng. Trong một số hệ thống giám
sát, để nâng cao mức độ tự động hóa, Bộ phân tích có thể có thêm chức năng phát hiện
dấu hiệu xác định trước để phát ra cảnh báo. Ví dụ, sau khi lấy thơng tin từ file nhật ký
ghi nhận lại những lần đăng nhập khơng thành cơng vào hệ thống, nếu phát hiện thấy
có 3 lần đăng nhập không thành công liên tiếp trong vịng 5 phút thì Bộ phân tích phát
ra cảnh báo tới người quản trị. Cảnh báo này có thể là thư điện tử, tin nhắn SMS gửi
tới điện thoại di động…

4


Việc thu thập dữ liệu ở đây chính là việc lấy các thơng tin liên quan đến tình
trạng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống mạng. Tuy nhiên, trong những hệ thống
mạng lớn thì các dịch vụ hay các thiết bị không đặt tại trên máy, một địa điểm mà nằm
trên các máy chủ, các hệ thống con riêng biệt nhau. Các thành phần hệ thống cũng hoạt
động trên những nền tảng hồn tồn khác nhau. Có 2 phương pháp để thu thập dữ liệu:
 Phương pháp đẩy: Các sự kiện từ các thiết bị, các máy trạm, Server sẽ được tự
động chuyển về các Máy thu thập theo thời gian thực hoặc sau mỗi khoảng thời gian
phụ thuộc vào việc cấu hình trên các thiết bị tương ứng. Các Máy thu thập sẽ thực hiện
việc nghe và nhận các sự kiện khi chúng xảy ra.
 Phương pháp kéo: Các Máy thu thập thu tập các sự kiện được phát sinh và lưu trữ
trên chính các thiết bị và sẽ được lấy về bởi các bộ Máy thu thập.
Khi đã thu thập được những thông tin về hệ thống thì cơng việc tiếp theo là phân
tích thơng tin, cụ thể là việc thực hiện chỉ mục hóa dữ liệu, phát hiện những điều bất
thường, những mối đe dọa của hệ thống. Dựa trên những thông tin về lưu lượng truy
cập, trạng thái truy cập, định dạng request…
Tiếp theo là phát hiện và phản ứng. Phát hiện và phản ứng là hai thành phần quan
trọng trong các yếu tố của tiến trình. Sau khi phân tích các thơng tin và phát hiện các
sự cố liên quan đến phần cứng, phần mềm hay các cuộc tấn cơng bên ngồi , ta sẽ cần

phải nhanh chóng đưa ta giải pháp xử lý sự cố một cách nhanh và hiệu quả nhất.
Sau khi đã thực hiện việc phân tích dữ liệu từ các thông tin thu thập được việc
tiếp theo là thực hiện việc đánh giá, đưa thông tin cảnh báo tới người quản trị và thực
hiện những công tác nhằm chống lại những mỗi đe dọa, khắc phục các sự cố có thể sảy
ra.
Cảnh báo có thể thơng qua email, SMS, hoặc thực thi các mã script nhằm hạn chế
hậu quả của sự cố. Khi xảy ra sự cố, hệ thống sẽ tự động gửi email, sms cho người
quản trị và cũng có thể chạy script để thêm một địa chỉ IP có biểu hiện tấn cơng và
danh sách đen của Firewall. Việc này đòi hỏi người quản trị mạng phải có hiểu biết sâu
và kinh nghiệm về hệ thống.

5


1.2.3 Yêu cầu với hệ thống mạng
Do khối lượng dữ liệu được trao đổi giữa các thành phần trong giám sát mạng là
vơ cùng lớn, vậy nên ngồi vấn đề về việc quản trị viên cần bao quát được hệ thống,
đủ khả năng vận hành và sử dụng hệ thống giám sát tập trung, thì hạ tầng triển khai
giám sát tập trung cần phải đủ mạnh và đáp ứng được các yêu cầu khi hệ thống giám
sát tập trung hoạt động:
 u cầu về thiết bị: Cần có cấu hình phù hợp để vận hành và xây dựng hệ thống
giám sát tập trung. Đối với Core Switch phải có tốc độ xử lý cao, hỗ trợ cổng có băng
thơng lớn. Một số dòng đáp ứng nhu cầu như các dòng cao cấp của Cisco. Server phân
tích thơng tin cần quan tâm đến cấu hình của CPU, RAM, bộ nhớ trong tùy theo nhu
cầu bài tốn đặt ra. Về CPU thì nên chọn CPU có nhiều lõi, tốc độ xử lý cao (nên chọn
CPU có lõi ưu tiên hơn tốc độ xử lý để gia tăng khả năng xử lý). RAM tùy theo nhu
cầu. Riêng thiết bị ổ cứng thì ta phải xem xét lượng dữ liệu thu thập sẽ đổ về server.
Chẳng hạn trong 1 ngày trung bình khoảng 10GB dữ liệu đổ về và ta cần lưu trữ dữ
liệu thu thập được trong ít nhất 30 ngày (trên 30 ngày tự động xóa) thì ít nhất ổ cứng
phải có dung lượng 500GB trở lên (gồm dung lượng hệ điều hành, dữ liệu thu thập

được và một khoảng dung lượng phát sinh nếu có).
 u cầu về băng thơng đường truyền: Lượng thông tin cần truyền qua lại giữa các
thiết bị trong hệ thống giám sát tập trung là vô cùng nhiều nên băng thông đường
truyền phải đủ lớn để các luồng dữ liệu di chuyển trong hệ thống không bị tắc nghẽn.
Tùy theo tình hình thực tế, cần sử dụng những dây có băng thơng phù hợp với nhu cầu.
Lưu ý khi sử dụng cáp truyền thì băng thơng cần phải đồng bộ với cổng trên các thiết
bị Switch và Router.
1.3. Vai trò
 Giám sát lưu lượng mạng: Đây là vai trò cơ bản trong giám sát mạng, bao gồm
q trình xem xét, phân tích và quản lý lưu lượng mạng cho bất kỳ sự bất thường hoặc
quy trình nào có thể ảnh hưởng đến hiệu suất, tính khả dụng và tính bảo mật của
mạng..
 Khả năng phát hiện và báo cáo lỗi của thiết bị hoặc kết nối: Khi phát hiện lỗi, các
hệ thống này gửi các thông báo được gọi là cảnh báo đến các vị trí được chỉ định như

6


máy chủ quản lý, địa chỉ email hoặc số điện thoại để thông báo cho quản trị viên hệ
thống.
 Tiết kiệm thời gian, chi phí: Việc phát hiện lỗi nhanh chóng sẽ giúp giảm thời gian
hệ thống bị ảnh hưởng, đồng thời giảm chi phí khắc phục sự cố. Ngồi ra các tài
nguyên mạng có thể tập trung vào các nhiệm vụ làm việc thay vì liên tục tìm kiếm lỗi.
 Dự tính sớm về nhu cầu cơ sở hạ tầng trong tương lai: Hệ thống giám sát mạng có
thể cung cấp báo cáo về hoạt động của các thành phần mạng trong một khoảng thời
gian xác định. Từ các báo cáo này, quản trị viên có thể dự tính có nên nâng cấp cơ sở
hạ tầng mới hay khơng.
 Xác định sớm các mối đe dọa bảo mật: Khi hoạt động bất thường xảy ra, chẳng
hạn như lưu lượng mạng tăng đột ngột, quản trị viên sẽ dễ dàng xác định vấn đề một
cách nhanh chóng và xem nó có thể là một mối đe dọa bảo mật hay khơng.

 Một số phần mềm giám sát mạng có thể tự động khắc phục một số lỗi.
1.4. Yêu cầu với hệ thống giám sát mạng
Tổ chức ISO (International Organization for Standardization) đã thiết kế một mơ
hình được gọi là FCAPS nhằm định hướng rõ những việc mà hệ thống giám sát cần
phải quản lý. FCAPS là một mơ hình quản lý mạng viễn thông và cũng là kiến trúc
quản lý mạng. FCAPS sẽ phân nhóm các đối tượng quản lý mạng vào 5 mức (hay mô
đun): Fault management (F), Configuration management (C), Accounting management
(A), Performance management (P) và Security management (S).
 Quản lý lỗi (Fault management): Các vấn đề mạng phải được phát hiện và sửa
chữa. Các vấn đề tiềm tàng nguy hiểm với hệ thống mạng cần được xác định và có
biện pháp để ngăn chặn chúng xảy ra. Nếu việc quản lý lỗi hoạt động hiệu quả, hệ
thống mạng sẽ hoạt động ổn định và thời gian chết được giảm tối thiểu.
 Quản lý cấu hình (Configuration management):Các thay đổi về cấu hình có thể
gây những ảnh hưởng rất lớn đến việc giám sát mạng. Việc cấu hình thiết bị, bộ định
tuyến, tường lửa và thiết bị chuyển mạch phù hợp mà không ảnh hưởng đến chức năng
của hệ thống. Quản lý cấu hình cũng có thể được sử dụng để sao lưu và thực hiện các

7


thay đổi cấu hình hàng loạt. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và ngăn chặn các thay
đổi trái phép dẫn đến đánh cắp dữ liệu, tấn công và mất an toàn bảo mật nghiêm trọng.
 Quản lý tài khoản (Accounting management): Được sử dụng để phân phối các
tài nguyên một cách tối ưu giữa các người dùng mạng. Điều này giúp sử dụng hiệu quả
nhất các hệ thống mạng sẵn có, giảm thiểu chi phí vận hành.
 Quản lý hiệu năng (Performance management): Đảm bảo băng thông được tối
ưu, ổn định, không bị tắc nghẽn mạng và xử lý được các vấn đề tiềm tàng.
 Quản lý bảo mật (Security management): Xử lý những mối nguy cơ đến an
ninh, an toàn mạng gây ra bởi tin tặc, những người truy cập trái phép hoặc các công
cụ, thiết bị phá hoại. Tính bảo mật thơng tin người dùng cần được duy trì được đảm

bảo một cách tốt nhất. Hệ thống giám sát cũng cho phép quản trị viên kiểm soát từng
cá nhân có quyền làm và khơng được làm những gì với hệ thống mạng.

8


CHƯƠNG 2 TRIỂN KHAI SỬ DỤNG CÔNG CỤ MICROSOFT
NETWORK MONITOR TRÊN WINDOWS SERVER 2016
2.1. Giới thiệu về Network Monitor
Micosoft Network Monitor là một ứng dụng phân tích lưu lượng mạng ra đời đã
khá lâu. Nó cho phép chụp, xem và phân tích dữ liệu mạng cũng như giải mã các giao
thức mạng. Nó có thể được sử dụng để khắc phục sự cố mạng và các ứng dụng trên
mạng. Ban đầu được thiết kế và phát triển bởi Raymond Patch, một kỹ sư điều khiển
thiết bị giao thức mạng và bộ điều hợp mạng thuộc nhóm phát triển Microsoft LAN
Manager.
Một số tính năng chính của Network Monitor 3.4 bao gồm:
 Theo dõi lưu lượng mạng theo thời gian thực.
 Cho biết những thiết bị đang ảnh hưởng đến lưu lượng mạng.
 Hỗ trợ hơn 300 giao thức công khai và độc quyền của Microsoft.
 Cho phép dùng bộ filter để chọn lọc các lưu lượng theo giao thức, địa chỉ,...
Yêu cầu phần cứng của ứng dụng này cũng khá đơn giản: tối thiểu CPU tốc độ
1GHz, 1GB RAM, 60MB ổ cứng cho việc capture. Ứng dụng chỉ được cài trên hệ điểu
hành Windows.
2.2. Cài đặt Network Monitor
Dowload Network Monitor phiên bản 3.4 tại đường dẫn:
/>
9


Sau khi tải về thành cơng thì tiến hành cài đặt như bình thường.

2.3. Sử dụng Network Monitor
Chuẩn bị:
 Một máy Windows Server 2016 đã cài đặt Network Monitor, địa chỉ IP là
192.168.1.5

10


 Một máy Client Windows 7, địa chỉ IP là 192.168.1.10

11


Tiến hành:
Mở ứng dụng đã được cài đặt, đây là màn hình chính:

12


Chọn New capture tab để mở tab mới, sau đó chọn Start bắt đầu làm việc.

Vào máy Client Windows 7, nhập dòng lệnh Command Line: “192.168.1.5 –t” để gửi
lệnh ping liên tục đến máy Windows Server.

13


Lập tức, Network Monitor hiển thị những thông tin về việc phản hồi giữa hai máy
ở phần Frame Summary. Những thơng tin bao gồm Số thứ tự gói tin, thời điểm gửi,
thời gian, tên tiến trình, địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích, phương thức, nội dung.


14


Sử dụng filter để lọc các gói tin.
Ví dụ muốn lọc các gói tin có địa chỉ IP điểm đến là 192.168.1.5 và địa chỉ IP điểm
đích là 192.168.1.10, ta vào phần Display Filter, nhập các điều kiện hoặc sử dụng các
bộ lọc sẵn có (Standard filter) trong Load Filter. Sau đó bấm Apply để tiến hành lọc….

Kết quả, đã lọc thành cơng những gói tin có địa chỉ IP điểm đến là 192.168.1.5, IP
điểm đích là 192.168.1.10 như yêu cầu.

15


Lọc các gói tin bằng màu sắc
Bấm chuột phải vào giá trị rồi chọn Add “[giá trị]” as Color Rule. Chỉnh sửa màu chữ
(Foreground color) hoặc màu nền (Background color) rồi bấm OK. Ví dụ để bơi xanh
các gói tin có địa chỉ IP điểm đến là 192.168.1.5, ta bấm chuột phải vào địa chỉ IP
192.168.1.5 ở cột thuộc tính Source, chọn Add “Source” as Color Rule.

Chọn Background color trong bảng màu là màu xanh lá. Bấm OK.

16


Kết quả:

Ngồi ra, ta có thể phân biệt các gói tin bằng cách thay đổi các định dạng khác như
màu chữ, kiểu chữ (đậm, nghiêng, gạch chân).


17


KẾT LUẬN
Tóm lại, đối với các cơ sở hạ tầng mạng, hệ thống giám sát an tồn mạng là vơ
cùng quan trọng, nhất là đối với các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp. Các hệ thống
giám sát mạng giúp kiếm sốt lưu lượng mạng, thơng báo sự cố nếu có và giúp việc
quản trị mạng được tập trung hơn, đảm bảo việc hoạt động liên tục, ổn định của hệ
thống mạng. Công cụ giám sát mạng Microsoft Network Monitor là một công cụ sử
dụng đơn giản, dễ dàng cài đặt, nhiều tính năng hữu ích trong việc giám sát mạng quy
mơ nhỏ. Bộ filter của Microsoft Network Monitor có khả năng lọc với nhiều các điều
kiện đa dạng khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng quản trị viên.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện, nhưng do kiến thức và kỹ năng làm việc còn chưa
tốt nên bài tiểu luận cịn nhiều thiếu sót nên rất mong được thầy cơ thơng cảm và đưa
ra ý kiến đóng góp đẻ bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu tiếng Việt:
[1]. Nguyễn Hữu Hịa. Giáo trình Quản trị mạng. NXB Đại học Cần Thơ. 2017
[2]. Diêm Cơng Hồng. Bài giảng Quản trị hệ thống Server 2012. 2018
Các tài liệu từ Internet:
[3]. Website EngISV. Hệ thống giám sát mạng. o/?p=1308
[4]. Website Eyewated. Giám sát mạng là gì ?. />[5]. Website SecutityBox. Tổng quan hệ thống giám sát an ninh mạng từ A đến Z.
/>[6]. Website Quản trị mạng. Tìm hiểu về Microsoft Network Monitor phiên bản
3.3. />
19




×