Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Virus tin học và cách phòng chống pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.74 KB, 3 trang )

Tôi chắc rằng bất cứ một người sử dụng máy tính nào đều nghe qua cụm từ ‘Virus tin
học”. Vậy virus tin học là gì và cách phòng chống ra sao chính là nội dung bài viết ngày
hôm nay, mong rằng sẽ giúp cho các bạn, một phần nào đó, có được cách thức sử dụng
máy tính sao cho an toàn, tránh nguy cơ bị lây nhiễm virus, dẫn tới tình trạng mất mát dữ
liệu hoặc phải gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng khác do virus gây ra.
* Vậy virus tin học là gì?
Virus tin học chính là chương trình máy tính do con người tạo ra với mục đích phá hoại
cơ sở dữ liệu được lưu trữ trong máy tính (nó còn được gọi là virus máy tính). Bản thân
virus tin học có thể tự lây lan và nhân bản trong môi trường máy tính. Khả năng lây
nhiễm và độc hại của virus tuỳ thuộc vào “trình độ” của kẻ tạo ra nó. Ước tính mỗi năm
trên thế giới, thiệt hại do virus máy tính gây ra lên tới hàng trăm triệu USD.
Chắc nhiều người vẫn còn nhớ tới dấu ấn của “Red Code” - loại virus có sức phá hoại và
lây lan khủng khiếp trong mạng máy tính. Rồi gần đây nhất là MSBlaster và Sobig. F.
Với MSBlaster, chỉ trong tuần lây nhiễm đầu tiên, nó đã làm cho các công ty, tập đoàn,
và cá nhân thiệt hại tới 50 triệu USD. Còn Sobig. F được ghi nhận là virus lây lan
nhanh nhất trên hệ thống máy tính cho đến nay mặc dù vẫn chưa có ước tính chính xác về
thiệt hại do loại virus này gây ra.
Để hiểu rõ về nguồn gốc xuất xứ của virus máy tính, có lẽ chúng ta cần quay lại thời
điểm năm 1970, khi lần đầu tiên virus máy tính xuất hiện trong các mạng máy tính. Tuy
nhiên, phải đến tận năm 1986, virus mới lây lan trên máy tính cá nhân (PC), rồi từ đó cho
đến nay, nó đã liên tục phát triển tạo thành một lực lượng hùng hậu, đe doạ sự an toàn
của bất cứ một chiếc máy tính nào, với mức độ nguy hiểm ngày càng tăng.
Trên lý thuyết, virus được chia là 3 loại chính: B-Virus, F-Virus và Virus Macro.
+ B-Virus: là loại virus lây nhiễm vào các tệp tin khởi động (Boot record). Cách thức lây
nhiễm của loại virus này là thông qua một đĩa mềm khởi động có nhiễm virus. Khi lây
nhiễm vào máy, B-virus sẽ khống chế, kiểm soát bộ nhớ của máy tính rồi lây lan và các
boot record. B-Virus có tốc độ lây lan nhanh trên bất cứ hệ điều hành nào, nhưng nó lại
có một nhược điểm là chỉ lây nhiễm vào hệ thống thông qua đĩa mềm.
+ F-Virus: là loại virus lây nhiễm vào các file có đuôi: ‘.com’ và ‘.exe’. Mỗi lần người
dùng kích hoạt vào các file khởi động ‘.exe’, virus sẽ được phát tán trong khắp hệ thống.
Do việc sử dụng các chương trình ‘.com’ và ‘.exe’ cao nên khả năng phát tán của virus là


rất lớn.
+ Macro: Mặc dù xuất h iện cách đây không lâu nhưng virus Macro vẫn được xếp vào
danh sách các loại virus nguy hiểm và có cơ hội lây nhiễm cao. Virus Macro có tiền thân
là Concept, được tạo ra để lây nhiễm trên các tệp tin văn bản (chủ yếu là Microsoft
Word). Macro còn có thể lây nhiễm trong môi trường Excel nhưng với mức độ hạn chế.
Trong số những con virus Macro, đáng kể và nguy hiểm nhất phải kể đến loại
NTTHNTA, có khả năng xoá sạch dữ liệu trong ổ cứng nếu số lần mở file lây nhiễm đạt
tới mức 20 lần.
* Cách phòng chống virus máy tính
Virus là chương trình máy tính do con người tạo ra, nên ắt sẽ có cách tiêu diệt. Đó chính
là công dụng của các sản phẩm anti-virus do các công ty và tổ chức diệt virus tạo ra,
trong đó phải kể đến Scan của McAfee, Norton Anti-virus của Symatec, Dr.
Solomon ,BKAV của nhóm sinh viên và giảng viên Trường Đại học bách khoa Hà Nội,
D2 của Trương Minh Nhật Quang
Đối với các sản phẩm anti-virus “ngoại”, bạn phải tự bỏ tiền ra mua, còn nếu không bạn
chỉ nhận được bản “trial” (bản thử) trong vòng từ 15-20 ngày nếu bạn download từ
website nhà phát hành. Ưu điểm của các anti-virus ngoại là số lượng virus được cập nhập
lớn, tìm diệt hiệu quả, cung cấp các dịch vụ trợ giúp khách hàng chi tiết, và mức độ tương
tác với khách hàng rất cao. Tuy nhiên, loại anti-virus này có một nhược điểm là không
“nhạy cảm” với các con virus có nguồn gốc từ Việt Nam. Về mặt này cũng cần phải biết
rằng, trình độ viết virus của các “chuyên gia” Việt Nam không kém gì so với các “chuyên
gia” viết virus nước ngoài.
Đối với các sản phẩm anti-virus “nội”, tuy không được cập nhật số lượng virus lớn nhưng
có khả năng tiêu diệt rất hiệu quả virus “made in VN”, mà đôi khi các sản phẩm diệt virus
ngoại phải bó tay. Tiêu biểu trong số này có Bkav và D2. Bạn có thể dùng miễn phí 2
sản phầm này (ít ra là cho đến thời điểm hiện nay) mà không phải lo lắng về vấn đề bản
quyền. Tất nhiên, việc thay đổi tên tác giả của sản phẩm này (chẳng hạn) thì lại là một
vấn đề khác.
Bản Bkav thường xuyên được cập nhật khi có loại virus lạ xuất hiện (phiên bản mới nhất
hiện nay là Bkav 477, cập nhật ngày 21/8/2003, để diệt loại virus Sobig. F).

Bạn có thể tải Bkav tại địa chỉ:

hoặc:
( để download các phiên bản mới nhất)
Với D2, các nhà viết trình diệt virus đang cố gắng xây dựng một cơ chế tự động diệt
những loại virus lạ, không có trong danh sách cập nhật của nó. Đây chính là một trong
những yếu điểm mà hầu hết các nhà sản xuất sản phẩm diệt virus đang cố gắng tìm hướng
giải quyết về khả năng không tự động diệt diệt các loại virus lạ nằm ngoài danh sách cập
nhật của sản phẩm
Bạn có thể download D2 tại địa chỉ:

BKAV và D2 có một đặc tính là gọn nhẹ, thời lượng quét nhanh hơn so với các sản phẩm
ngoại. Tuy nhiên, xét về góc độ tương tác với khách hàng của chúng thì lại kém so với
các sản phẩm ngoại. Cố nhiên, trong tương lai những người tạo ra BKAV và D2 sẽ cải
thiện khả năng này nhằm xây dựng một sản phẩm diệt virus ngày càng hoàn thiện hơn.
Về cách phòng chống virus, bạn có thể tham khảo các đề xuất sau:
+ Đối với B-Virus: Không khởi động hệ thống từ đĩa mềm trừ những trường hợp bất khả
kháng như ổ cứng bị trục trặc, hoặc phải cài lại hệ thống. Trong trường hợp này, bạn phải
chắc rằng đĩa mềm khởi động đã được diệt virus (tốt nhất là bạn mang đĩa mềm đó sang
một máy khác để diệt virus).
+ Đối với F-Virus: Không nên chạy các chương tình không rõ nguồn gốc vì khả năng lây
nhiễm virus rất cao. Còn các chương trình do nhà sản xuất ban hành thì bạn có thể tin
tưởng được.
+ Virus Macro: Trước khi sử dụng các file văn bản, bạn phải dùng các trình diệt virus để
quét qua.
Ngoài ra, hiện nay tần suất sử dụng Internet tại Việt Nam khá lớn nên khả năng lây nhiễm
qua con đường này rất phổ biến. Những kẻ viết virus đã lợi dụng cách thức này để phát
tán virus. Đây là cách thức rất hiệu quả vì không phải người dùng Internet nào cũng có
kinh nghiệm khi tiếp xúc môi trường mạng và do đó khả năng lây nhiễm là rất cao. Để
hạn chế được nguy cơ lây nhiễm qua con đường Internet, bạn không nên kích hoạt vào

các e-mail không rõ nguồn gốc người gửi. Tốt nhất khi gặp những e-mail kiểu đó, bạn
nên xoá đi, đừng tiếc làm gì.

×