Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Tài liệu Quy hoạch cải tạo hệ thống P11 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.9 KB, 56 trang )

Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 121 -




PHẦN II
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHU CẦU ĐIỆN
NĂNG DSM




CHƯƠNGI
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DSM
(DEMAND SIDE MANAGEMENT)

1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của nhu cầu sử dụng điện năng gắn liền với sự phát triển
kinh tế xã hội. Từ những năm đầu của thế kỷ 20, vấn đề sử dụng hiệu quả và
tiết kiệm năng lượng đã được các nước phát triển quan tâm nghiên cứu. Đặc
biệt, kể từ khi nền kinh tế thế
giới chịu những tác động nặng nề của cuộc
khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất và lần thứ hai thì nhiều tổ chức nhà nước
cũng như nhiều trung tâm nghiên cứu phục vụ mục tiêu tiết kiệm năng lượng
đã được thành lập.
Theo đánh giá của uỷ ban năng lượng thế giới thì trong vài chục năm
tới, với nhu cầu sử d


ụng năng lượng như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa,
nguồn năng lượng sơ cấp trên thế giới sẽ cạn kiệt. Với Việt Nam, tuy nguồn
năng lượng sơ cấp khá đa dạng, phong phú bao gồm: than, dầu, khí, nhiệt
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 122 -
điện, thuỷ điện, Urani, địa nhiệt, nhưng trữ lượng và khả năng khai thác rất
hạn chế và được coi là rất nhỏ so với thế giới.
Ở Việt Nam, đã tồn tại cơ chế bao cấp vào những năm 80, do vậy thói
quen bao cấp, cơ chế quản lý tập trung gây ra thói quen xấu trong việc sử
dụng năng lượng nói chung và điện năng nói riêng. Việc quản lý và sử
dụng
năng lượng không phản ánh đúng thực chất chi phí của quá trình sản xuất, từ
đó vấn đề sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng không được quan tâm, tư
tưởng ỷ lại vào nhà nước còn rất nặng nề. Khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường, nhiều thành phần kinh tế, có hoạch toán lỗ lãi, vấn đề sử dụng năng
lượng đã được quan tâm nhi
ều hơn song do thiếu thông tin, chưa có kinh
nghiệm thực hiện, chưa có một chính sách hợp lý và các văn bản luật kịp thời
nên vấn đề sử dụng và khai thác các nguồn năng lượng còn đạt hiệu quả rất
thấp.
Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đến năm 2010 là 7,5%/năm thì
tăng trưởng nhu cầu điện năng sẽ đạt khoảng 12-16%/năm. Theo t
ờ trình
chính phủ của Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) vào năm 2001 và
quyết định phê duyệt bổ xung tổng sơ điện Việt Nam (TSĐV) vào tháng 3
năm 2003 thi trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 nhu cầu phụ tải điện tăng
ở mức 83,5 đến 93 tỷ kWh và EVN đã kiến nghị chính phủ thúc đẩy xây dựng

nhanh chóng các nguồn điện và lưới điện, cụ thể
xây dựng mạch 2 đường dây
500kV Phú Lâm – Pleiku - Thường Tín, các đường dây 220kV, trạm biến áp
220kV, các nhà máy thuỷ điện khởi công trong năm 2003 như: Tuyên Quang
(tỉnh Tuyên Quang), Sêsan3 (tỉnh Gia Lai), Đại Ninh (tỉnh Bình Thuận),
Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), và các nhà máy nhiệt điện như: Uông Bí mở
rộng, Na Dương, Cao Ngạn, Ngoài ra theo dự kiến có thể xây dựng nhà
máy điện nguyên tử vào năm 2015. Đây thực sự là những thách thức của
ngành Điệ
n và chính phủ Việt Nam trong những năm tới.
Tại hội thảo về tiết kiệm điện do Bộ Công Nghiệp, Viện Năng Lượng
và Công ty PG Lighting tổ chức, Bộ Công Nghiệp cho biết, với tốc độ tăng
trưởng kinh tế dự kiến là 16%/năm thì vào năm 2007, Việt Nam thiếu khoảng
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 123 -
1 tỷ kWh điện. Từ năm 2010 đến năm 2020, Việt Nam sẽ mất cân đối lớn
giữa cung và cầu điện năng, việc nhập khẩu điện ngày càng tăng. Bên cạnh
đó, do trình độ công nghệ còn lạc hậu và sử dụng không hợp lý nên tổn thất
điện năng của ta luôn cao hơn các nước trong khu vực như Thái Lan,
Mailaixia từ 1,5 đến 1,7 lần.
Với tốc độ tă
ng trưởng nhu cầu điện năng trung bình hàng năm của cả
nước vào khoảng 16%, trong hoàn cảnh nguồn vốn trong nước còn hạn chế,
chủ yếu nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện và nguồn điện là nguồn vốn
vay của các tổ chức tài chính thế giới như WB, ADB, ODA, đặt ra cho
ngành Điện phải giải quyết một vấn đề hết sức khó kh
ăn: phải đáp ứng nhu

cầu điện năng theo tăng trưởng của nền kinh tế nhưng lại rất khó khăn về
nguồn vốn đầu tư. Hơn nữa, với tốc độ khai thác các dạng năng lượng sơ cấp
như hiện nay sẽ làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên của Đất nước và
ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.
Theo số liệu tính toán củ
a Viện Năng Lượng, nhu cầu điện năng
thương phẩm nước ta vào năm 2010 có thể là 72 tỷ kWh (gấp 8 lần so với
năm 1994). Nhu cầu công suất đỉnh sẽ gia tăng từ 2000MW (năm 1994) lên
tới khoảng 11000MW(năm 2010). Nguồn vốn cần huy động để phát triển
nguồn và lưới điện sẽ vào khoảng 18,4 tỷ USD.
Hiện nay, hiệu quả sử dụng điện nă
ng ở nước ta còn rất thấp, trong khi
tổn thất điện năng trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối còn cao.
Tình trạng lãng phí trong sử dụng điện năng còn phổ biến, ý thức sử dụng tiết
kiệm điện cọn bị xem nhẹ. Thực tế, qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thì
tiềm năng tiết kiệm điện năng trong các lĩnh vực kinh tế đời sống, xã h
ội còn
rất lớn vào khoảng 50% sản lượng điện năng tiêu thụ. Khắc phục khó khăn
này, Chính phủ và Bộ Công Nghiệp đã ra chỉ thị về tiết kiệm điện, theo đó từ
năm 2006 đến năm 2010 sẽ tiết kiệm từ 3-5% sản lượng điện, từ năm 2011
đến năm 2015 tiết kiệm từ 7-8% sản lượng điện.
Để
thực hiện kế hoạch công nghiệp hoá và hiện đại hoá chúng ta phải
có những chiến lược quản lý và phát triển ngành điện một cách hợp lý. Theo
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 124 -
kinh nghiệm của các nước trong khu vực, việc sớm áp dụng các chương trình

quản lý nhu cầu điện năng DSM kết hợp với quản lý nguồn cung cấp SSM sẽ
là một trong những giải pháp kinh tế và hiệu quả nhất. Thực tế tại những
nước trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,
Inđônêxia, Malaysia, Philippin, với kinh nghiệm và sự trợ giúp của các nước
phát triển đã đưa ra nhiề
u chương trình tiết kiệm năng lượng, hàng trăm triệu
USD lợi nhuận thu được nhờ việc thực hiện các chương trình đó khiến họ
nhìn nhận vấn đề nghiêm túc và thực tế hơn.
1.2.NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DSM
DSM mới được hệ thống hoá thành một phần quan trọng trong lĩnh vực
sử dụng điện năng từ vài thập kỷ gần đ
ây nhưng các giải pháp riêng lẻ của nó
đã được thực hành từ rất sớm. Việc nghiên cứu ứng dụng DSM ở Việt Nam
mới ở trong giai đoạn đầu và chỉ thưc sự đặt ra khi có sự bùng nổ nhu cầu
điện năng để phát triển kinh tế trong 15 năm gần đây.

1.2.1.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DSM
DSM là tập hợp các giải pháp kỹ thuật – Công nghệ - Kinh tế - Xã
hội nhằm sử dụng điện năng một cách hiệu quả và tiết kiệm. DSM nằm
trong chương trình tổng thể Quản lý nguồn cung cấp (SSM) - Quản lý nhu
cầu sử dụng điện năng (DSM).
Trong những năm trước đây, để thoả mãn nhu cầu gia tăng của phụ tải
điện, người ta th
ường quan tâm đến việc đầu tư khai thác và xây dựng thêm
các nhà máy điện. Giờ đây, do sự phát triển quá nhanh của nhu cầu dùng
điện, lượng vốn đầu tư cho ngành điện đã trở thành gánh nặng đối với quốc
gia. Lượng than, dầu, khí đốt, dùng trong các nhà máy điện ngày một lớn
kèm theo sự ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Dẫn tới DSM được
xem là nguồn cung cấp điện rẻ và sạch nhấ
t. Bởi DSM giúp chúng ta giảm

nhẹ vốn đầu tư xây dựng thêm các nhà máy điện, tiết kiệm tài nguyên, giảm
bớt ô nhiễm môi trường. Không chỉ vậy, nhờ DSM người tiêu thụ có thể được
cung cấp điện năng với giá rẻ và chất lượng hơn. Thực tế kết quả thực hiện
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 125 -
DSM tại các nước trên thế giới đã đưa ra những kết luận là DSM có thể giảm
≥ 10% nhu cầu dùng điện với mức chi phí vào khoảng 0,3 – 0,5 chi phí cần
thiết xây dựng nguồn và lưới để đáp ứng nhu cầu điện năng tương ứng.
DSM được xây dựng trên cơ sở hai chiến lược chủ yếu:
- Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ tiêu thụ
.
- Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp
một cách kinh tế nhất.
1.2.2.NÂNG CAO HIỆU SUẤT CỦA CÁC HỘ SỬ DỤNG ĐIỆN
Chiến lược nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ tiêu thụ
điện nhằm làm giảm nhu cầu tiêu thụ điện một cách hợp lý. Nhờ đó có thể
giảm vốn đầu tư phát triển nguồn lưới đồng thới khách hàng sẽ phải trả ít tiền
điện hơn. Ngành điện có điều kiện nâng cấp thiết bị, chủ độ
ng trong việc đáp
ứng nhu cầu phụ tải điện, giảm thiểu tổn thất và nâng cao chất lượng điện
năng. Chiến lược này bao gồm những nội dung sau:
- Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao.
- Giảm thiểu tối đa việc tiêu phí năng lượng một cách vô ích.
1.2.2.1.Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao.
Nhờ có ti
ến bộ của khoa học và công nghệ, ngày nay người ta có thể
chế tạo được những thiết bị dùng điện với hiệu suất cao, tuổi thọ lớn và giá

thành gia tăng không đáng kể. Vì vậy lượng điện năng lớn sẽ được tiết kiệm
trong một loạt các lĩnh vực sản xuất và đời sống như:
- sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệ
u suất cao.
- Sử dụng các động cơ điện hay thiết bị dùng động cơ điện có hiệu suất
cao.
- Sử dụng các thiết bị điện tử đã được sản xuất theo các tiêu chuẩn hiệu
năng cao thay thế các thiết bị điện cơ.
Bảng1.1 trình bày các số liệu liên quan đến mức tiêu thụ điện của một
vài loại thiế
t bị điện có tính năng giống nhau sử dụng tại Mỹ vào những năm
1986 – 1990.
Bảng 1.1: Điện năng tiêu thụ trung bình của một vài loại
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 126 -
thiết bị điện thông dụng ở Mỹ.

Tên thiết bị điện
Điện năng tiêu thụ trung
bình của loại tốt nhất sản
xuất năm 1986
(kWh/năm)
Điện năng tiêu thụ của loại
đã được cải tiến năm 1990
(kWh)
Tủ lạnh 750 300-500
Tủ đá 430 200-300

Điều hoà trung tâm 1800 1200-1500
Điều hoà không khí 500 300-400
Bình đun nước nóng 1600 100-1500
Lò điện 700 400-500
Máy sấy quần áo 800 250-500
Chiếu sáng 650 350-500

Cho tới thời điểm này các mức điện năng tiêu thụ hàng năm của các
thiết bị kể trên đã giảm thấp được (5-10)%. Nền kinh tế càng phát triển, đời
sống nhân dân càng được nâng cao, tốc độ gia tăng các thiết bị dùng điện
càng lớn, việc lựa chọn các thiết bị điện có hiệu suất tốt hơn sẽ đem lại hiệu
quả
rất tốt.
Có thể chia các thiết bị dùng điện làm 2 mảng: thiết bị điện dân dụng
và thiết bị điện công nghiệp.
Các thiết bị điện dân dụng được sử dụng phổ biến trong khu vực dân
cư, công sở, các toà nhà thương mại, các khu vực hành chính, đèn chiếu
sáng, quạt, máy thu thanh, máy thu hình, tủ lạnh, máy giặt, Trong đó có
những thiết bị được sử dụng th
ường xuyên và tiêu thụ một lượng điện năng
rất lớn. Do vậy chúng thường được đầu tư nghiên cứu để nâng cao hiệu suất
như các loại đèn chiếu sáng, TV, tủ lạnh, bình đun nước nóng, nồi cơm điện,
máy giặt. Nhật Bản là một trong những nước đã quan tâm rất sớm đến việc
nâng cao hiệu suất các thiết bị dùng điện (1974). Nhờ vậ
y hj thu được nhiều
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 127 -

kết quả đáng kể trong việc tiết kiệm điện năng và chiếm lĩnh thị trường tiêu
thụ. Chỉ lấy ví dụ, từ năm 1973 đến năm 1994, các nhà sản xuất đã nâng hiệu
suất của chiếc TV lên gần 2 lần, với tủ lạnh là 3 lần.
Trong các nước phát triển lượng điện năng dùng cho các hệ thống
chiếu sáng (gia đình, nhà làm việc, trung tâm dịch vụ th
ương mại, khách sạn
nhà hàng, ) thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng điện năng thương mại. Việc
sử dụng các thiết bị chiếu sáng được chế tạo theo công nghệ mới sẽ tiết kiệm
được nhiều điện năng với thời gian hoàn vốn ngắn. Hiện nay trên thế giới các
loại đèn sợi đốt có công suất lớn, toả nhiệt nhiều trong quá trình làm vi
ệc,
hiệu suất phát quang kém đã dần được loại bỏ và thay thế bởi các loại đèn
compact tiêu tốn ít điện năng hơn nhưng hiệu suất phát quang lại cao hơn.
Các loại đèn huỳnh quang 1,2m công suất 40W, chấn lưu sắt từ 12W đã được
thay thế bằng loại đèn huỳnh quang chất lượng 1,2m công suất 36W, chấn lưu
sắt từ 6W chất lượng cao hoặc đèn hu
ỳnh quang 1,2m công suất 32W,chấn
lưu điện tử 3W. Tất nhiên giá thành các loại đèn mới đắt hơn (1,3-2) lần, song
công suất mỗi bóng đèn giảm (10-17)W tương đương lượng điện năng tiêu
thụ giảm (19-33)%. Hệ thống chiếu sáng đường phố có thể sử dụng đèn
Sodium cao áp (HSP-High Pressure Sodium)-150W để thay thế đèn thuỷ
ngân cao
áp 250W và đèn sợi đốt hiện nay đang dùng phổ biến. Ngoài việc lắ
p đặt
thêm các thiết bị tự động tự động đóng cắt, khống chế cường độ sáng, chao
đèn cong thích hợp với từng khu vực, cùng việc nâng cao chất lượng thiết kế
và bảo dưỡng thường xuyên hệ thống chiếu sáng có thể gia tăng lượng điện
tiết kiệm hàng năm và giảm nhanh thời gian thu hôi vốn.
Theo thống kê, trên thế giới các động cơ điện là thiết b
ị tiêu thụ lớn

nhất trong tổng điện năng thương phẩm. Trong bảng 1.2 trình bày cơ cấu tiêu
thụ điện năng thuộc khu vực công nghiệp và dịch vụ ở Thụy Điển. Hiện nay ở
nước ta đang phát triển còn sử dụng phổ biến loại động cơ không đồng bộ
rôto lồng sóc. Đây là loại động cơ có kết cấu đơ
n giản rẻ tiền, chi phí bảo
quản thấp song hiệu suất thấp dẫn tới hiệu quả sử dụng điện năng thấp. Các
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 128 -
động cơ điện thế hệ mới EEMs nhờ những cải tiến như: tăng tiết diện lõi thép,
sử dụng các vật liệu có tổn hao sắt từ thấp, dùng dây quấn có điện trở bé, tiết
diện lớn, tối ưu hoá các khe hở không khí giữa rôto và stato đã nâng cao được
hiệu suất (3-8)%. Tuy nhiên giá thành của các loại động cơ này có cao hơn
(15-25)% song nhìn chung vẫn cho lợi nhuận cao hơn trong quá trình làm
việc.
Có thể lắp thêm cho EEMs thường xuyên làm việc ở chế độ tải luôn
thay đổi các bộ tự động điều chỉnh tốc độ của động cơ ASD sẽ tạo khả năng
tiết kiệm thêm được khoảng (20-30)% lượng điện năng tiêu thụ.











Bảng 1.2: Cơ cấu tiêu thụ điện năng trong các khu vực
công nghiệp và dịch vụ ở Thụ
y Điển

Sử dụng cuối cùng
Điện năng tiêu thụ
TWh/năm %
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 129 -
Khu vực công nghiệp
- Động cơ dẫn động
+Bơm và quạt
+Sử dụng các động cơ khác
+Ngiền và làm mịn
+Máy nén khí
+Phân xưởng lạnh
-Các công việc khác
+Điện phân
+Các quá trình liên quan
+Nấu chảy
+Thắp sáng
+Sưởi ấm
+Gia công phụ
+Gia nhiệt
Tổng cộng

28,5

13
7,9
9,5
1,5
0,6
19,2
3,8
3,6
3,4
2,6
2,3
2,1
1,4
47,7

60
27
17
12
3
1
40
8
8
7
5
5
4
3
Khu vực dịch vụ:

+Quạt, bơm,
+Chiếu sáng
+Chế biến thực phẩm và làm lạnh
+Thiết bị điện tử, văn phòng
+Các thứ khác
Tổng cộng

90
7,5
4,0
3,3
0,4
24,2

37
31
17
14
2

Trong khu vực công nghiệp các hệ thống khí nén cũng được quan tâm
cải tiến và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng (chọn máy nén khí thích
hợp, thiết kế hệ thống nén thật thích hợp, kích thước và cách bố trí hệ thống
ống dẫn khí, hạn chế rò rỉ để giảm nhu cầu khí nén, vận hành hiệu quả, giảm
áp suất đầu ra, giảm nhiệt độ và độ ẩm đầu vào, sử dụng máy nén khí nhi
ều
cấp, )
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM


Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 130 -
Để thực hiện nội dung sử dụng các thiết bị điện có hiệu quả cao cần
chú ý tới các công việc:
1. Luôn cập nhật các thông tin về các công nghệ chế tạo thiết bị điện.
2. Thành lập hệ thống kiểm định đánh giá chất lượng và hiệu suất của
các thiết bị điện được sản xuất hoặc nhập khẩu.
3. Thực hiệ
n chế độ dán nhãn (Labelling) cho các thiết bị điện có chất
lượng và hiệu quả sử dụng năng lượng cao.
4. Thông tin, tuyên truyền, đào tạo để giúp cho những người sử dụng
điện biết cách lựa chọn và sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao.
5. Đưa ra những chỉ tiêu nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của
từng loại thiết b
ị dùng điện cần phấn đấu đạt được trong kế hoạch thực hiện
DSM cho các nhà sản xuất. Ví dụ một số chỉ tiêu giảm lượng điện năng tiêu
thụ của các thiết bị dùng điện mà Nhật Bản đặt ra cho các nhà sản xuất cần
thực hiện trong giai đoạn 1992-1997: AC 6%, đèn ống 7%, TV(5-7)%, VTR
10% điện năng sử dụng trong thời gian chờ.
Tu
ỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, có thể thực hiện đồng thời hoặc từng
phần những công việc trên. Tuy nhiên, kết quả cuối cùng phụ thuộc rất nhiều
vào việc thực hiện đó.
1.2.2.2.Giảm thiểu sự tiêu phí năng lượng một cách vô ích.
Hiện nay do ý thức tiết kiệm năng lượng chưa thật đi sâu vào từng
thành viên cộng đồng. Mặt khác do hệ thống thông tin, tuyên truyề
n, giáo
dục, đào tạo, còn thiếu hoặc làm việc chưa thật hiệu quả nên không phải ai
cũng đều hiểu những kiến thức cần thiết về cac biện pháp tiết kiệm năng
lượng thông thường. Do vậy việc sử dụng năng lượng nói chung và điện năng

nói riêng kể cả ở những nước phát triển vẫn còn lãng phí nhiều. Mặc dù lượng
điện năng ti
ết kiệm bởi những thành viên là không lớn, song tổn thất điện
năng tiết kiệm được nếu toàn bộ cộng đồng thực hiện sẽ không phải là nhỏ.
Hơn thế nữa vốn đầu tư thực hiện giải pháp này không nhiều, nên hiệu quả
kinh tế của phương pháp này thường là rất cao không chỉ đối với các quốc gia
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 131 -
mà còn trực tiếp đền từng gia đình, từng doanh nghiệp, thể hiện qua số tiền
điện phải trả hàng tháng của họ. Một số biện pháp phổ biến bao gồm:
- Sử dụng các hệ thống tự động đóng cắt nguồn điện, điều chỉnh công
suất tiêu thụ cho phù hợp với yêu cầu sử dụng thiết bị.
- Cải tiến các lớ
p cách nhiệt, chống thất thoát nhiệt của các thiết bị giữ
nhiệt liên quan đến sử dụng điện năng.
- Thiết kế kiến trúc hợp lý các toà nhà theo hướng sử dụng hiệu quả
năng lượng để giảm thiểu sử dụng điện năng.
- Tối ưu hoá các quá trình vận hành thiết bị dùng điện trong công
nghiệp.
Các biện pháp cụ thể để tiết ki
ệm điện năng thuộc biện pháp này có thể
tạm chia làm bốn khu vực:
1. Khu vực nhà ở
2. Khu vực công cộng: các trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng,
công sở, trường học, vui chơi giải trí, bệnh viện, khách sạn,
3. Khu vực công nghiệp.
4. Khu vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện.

Sau đây sẽ đề cập tóm tắt các biện pháp có thể áp dụng cho từng khu
vự
c, riêng khu vực sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng sẽ được trình
bày trong các phần tiếp theo.
a. Khu vực nhà ở:
Trong các khu vực nhà ở thì điện năng được sử dụng chủ yếu cho các
thiết bị chiếu sáng và các thiết bị phục vụ sinh hoạt. Ngoài biện pháp lựa chọn
thiết bị có hiệu suất cao phù hợp với yêu cầu sử dụng, việc hạn chế
thời gian
làm việc vô ích của các thiết bị rất có ý nghĩa đến tổng điện năng tiết kiệm
được. Để thực hiện mục tiêu này có thể sử dụng các thiết bị phụ trợ như: Tự
động cắt điện ra khỏi nhà, tự động điều chỉnh độ sáng của đèn, tự động cắt
các bình đun nước nóng ra khỏi lưới khi không sử d
ụng trong một thời gian
hạn định nào đó, Lắp thêm các lớp vỏ bọc để hạn chế sự thất thoát nhiệt ở hệ
thống đun nước nóng. Sử dụng các mẫu thiết kế nhà ở thông thoáng, tận dụng
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 132 -
ánh sáng tự nhiên nhằm hạn chế thời gian làm việc của các đèn chiếu sáng,
tận dụng ánh sáng tự nhiên nhằm hạn chế thời gian làm việc của các đèn
chiếu sáng và quạt điện. Mặt khác, các lớp tường bao bọc và các cửa ra vào,
cửa sổ phải đầy đủ, kín để giảm bớt thời gian và công suất làm việc của các
AC. Việc lựa chọn nhiệt độ đặt thích hợp vào mùa hè, mùa đông cho các AC
cũng có thể giảm được điện năng tiêu thụ trên thiết bị này. Ngoài ra việc hạn
chế số lần đóng mở các tủ lạnh, tủ đá, số lần làm việc của máy giặt, bàn là,
bếp điên, cắt bỏ thời gian chờ của TV, VTR cũng giúp giảm bớt lượng điện
năng tiêu thụ.

b. Khu vực công cộng.
Trong khu vực này việc quan tâm đến khâu thiết kế
công trìng kể hạn
chế tiêu tốn năng lượng trong các khâu chiếu sáng, làm mát, sưởi ấm có thể
cho những kết quả đáng kể. Các điều luật về thiết kế xây dựng, môi trường và
công tác thẩm định hiệu quả sử dụng năng lượng khi cấp phép xây dựng giúp
nhiều cho mục tiêu tiết kiệm năng lượng. Những quy định cụ thể, rõ ràng về
việc sử dụng các thiế
t bị đặc biệt là thiết bị chiếu sáng, máy văn phòng, làm
mát và sưởi ấm, hỗ trợ nhiều cho công tác an toàn và tiết kiệm điện. Việc
trang bị thêm các thiết bị tự động đóng cắt, tự động khống chế (ánh sáng,
nhiệt độ, ) là cần thiết. Thay thế các AC đặt tại nhiều điểm bằng các hệ thống
điều hoà trung tâm cho phép tiêu thụ điện năng ít hơn và dễ
điều chỉnh nhiệt
độ thích hợp với các nhu cầu sử dụng khác nhau. Cần
cân nhắc trong việc thay thế cách đun nước, sưởi ấm bằng điện sang dùng gas
hoá lỏng sẽ cho những chỉ tiêu kinh tế tốt hơn. Ngoài ra cần lưu tâm đến việc
tận dụng những nguồn nhiệt thừa vào mục đích gia nhiệt.
c. Khu vực công nghiệp.
Các biện pháp làm giảm sự tiêu phí năng lượ
ng trong khu vực này khá
đan dạng và thường cho hiệu quả cao với chi phí thấp.
- Thiết kế và xây dựng các nhà xưởng hợp lý.
- Hợp lý hoá các quá trình sản xuất.
- Bù công suất phản kháng để cải thiện hệ số công suất.
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 133 -

- Thiết kế và vận hành kinh tế các trạm biến áp.
- với động cơ điện:
+ Giữ đúng lịch bảo hành.
+ Giảm hoặc tránh chạy non tải hoặc không tải.
+ Sử dụng các động cơ có công suất hợp lý.
+ Lắp đặt thêm ASD cho các động cơ lớn có phụ tải luôn thay
đổi.
+ Lắp đặt tụ bù cho các động cơ có công suất lớn.
- Hệ thống nước lanh:
+ Bảo qu
ản đúng quy định.
+ Vận hành thiết bị ở COP cực đại.
+ Sử dụng thiết bị có hiệu quả cao.
+ Bảo ôn mạng nước lạnh.
+ Phân cấp các máy nước lạnh.
+ Sử dụng hợp lý nguồn nước lạnh.
+ Cân bằng phụ tải trong hệ thống điều hoà không khí.
+ Tích trữ nước lạnh.
+ Sử dụng máy nước lạnh hấp thụ thay máy lạnh thông thường.
+
Điều chỉnh Entanpi.
- Hệ thống nén khí:
+ Hạn chế rỏ rỉ.
+ Chọn máy nén khí thích hợp.
+ Thiết kế hệ thống khí nén thích hợp (lựa chọn kích thước, bố
trí hệ thống đường ống hợp lý)
+ Vận hành tối ưu (giảm áp suất đầu ra, giảm nhiệt độ và độ ẩm
đầu vào).
+ Sử dụng máy nén khí nhiều cấp.
- Hệ thống chiếu sáng:

+ Sử dụng thi
ết bị đặt giờ khống chế cường độ sáng.
+ Dùng chao đèn có hiệu quả.
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 134 -
+ Cải thiện thông số phòng (giảm mức hấp thụ ánh sáng, giảm
độ treo cao đèn).
+ Dùng phương pháp chiếu sáng không đồng đều (theo nhiệm
vụ, điều kiện làm việc).
+ Tận dụng ánh sáng tự nhiên.
+Thường xuyên bảo dưỡng các hệ thống chiếu sáng.
1.2.3.ĐIỀU KHIỂN NHU CẦU DÙNG ĐIỆN CHO PHÙ HỢP VỚI KHẢ
NĂNG CUNG CẤP MỘT CÁCH KINH TẾ NHẤT
Điều khiển nhu cầu điện là chiến lược của DSM mà các giải pháp của
nó thực hiện với sự chủ động nhiều hơn từ phía các nhà cung cấp điện nhằm
làm thay đổi nhu cầu sử dụng điện năng phù hợp với khả năng cấp điện của
HTĐ.
1.2.3.1.Điều khiển trực tiếp dòng điện
Mục tiêu chính c
ủa giải pháp này là san bằng đồ thị phụ tải của hệ
thống điện nhằm giảm tổn thất, dễ dàng định được phương thức vận hành
kinh tế hệ thống, giảm nhẹ vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện, cung cấp
điện cho khách hàng linh hoạt, tin cậy, chất lượng cao và giá rẻ.
a. Cắt giảm đỉnh (peak clipping)
Đây là biện pháp khá thông dụng
để giảm phụ tải đỉnh trong các giờ
cao điểm của hệ thống điện nhằm làm giảm nhu cầu gia tăng công suất phát

và tổn thất điện năng. Có thể điều khiển dòng điện của khách hàng để giảm
đỉnh bằng các tín hiệu điều khiển từ xa hoặc trực tiếp tại các hộ tiêu thụ.
Ngoài ra bằng chính sách giá điện cũng có th
ể đạt được mục tiêu này. Tuy
nhiên khi áp dụng biện pháp này các khách hàng thường được thoả thuận
hoặc thông báo trước để tránh những thiệt hại do ngừng cung cấp điện.
b. Lấp thấp điểm (Valley filling)
Đây là biện pháp truyền thống thứ hai để điều khiển dòng điện. Lấp
thấp điểm tạo thêm các phụ tải vào thời gian thấp điểm. Điều này đặ
c biệt hấp
dẫn nếu như giá điện cho các phụ tải dưới đỉnh nhỏ hơn giá điện trung bình.
Thường biện pháp này áp dụng khi công suất thừa được sản xuất bằng nhiên
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 135 -
liệu rẻ tiền. Hiệu quả là gia tăng tổng điện năng thương phẩm nhưng không
tăng công suất đỉnh, tránh được hiện tượng xả nước (thuỷ điện), hoặc hơi
(nhiệt điện) thừa. Có thể lấp thấp điểm bằng các kho nhiệt (nóng, lạnh), xây
dựng các nhà máy thuỷ điện tích năng, nạp điện cho ắc quy, ô tô điệ
n,
c. Chuyển dịch phụ tải (load shifting)
Chuyển dịch phụ tải từ thời gian cao điểm sang thời gian thấp điểm.
Hiệu quả thực là giảm được công suất đỉnh song không làm thay đổi điện
năng tiêu thụ tổng. Các ứng dụng phổ biến trong trường hợp này là các kho
nhiệt, các thiết bị tích năng lượng và thiết lâp hệ thống giá điện thật hợp lý.
d. Bi
ện pháp bảo tồn (strategic conservation)
Đây là biện pháp giảm tiêu thụ cuối cùng dẫn tới giảm điện năng tiêu

thụ nhờ việc nâng cao hiệu năng của các thiết bị dùng điện.
e. Tăng trưởng dòng điện (strategic load growth)
Tăng thêm khách hàng mới (chương trình điện khí hoá nông thôn) dẫn
tới khả cả công suất đỉnh và tổng điện năng tiêu thụ.
f. Biểu đồ phụ tải linh ho
ạt (flexible load shape)
Biện pháp này xem độ tin cậy cung cấp điện như một biến số trong bài
toán lập kế hoạch tiêu dùng. Và do vậy đương nhiên có thể cắt điện khi cần
thiết. Hiệu quả thực tế là công suất đỉnh và cả điện năng tiêu thụ có thể giảm.











Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 136 -













a. Cắt giảm đỉnh b.Lấp thấp điểm















c. Chuyển dịch phụ tải d. Biện pháp bảo tồn

Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 137 -












e.Tăng trưởng dòng điện f. Biểu đồ phụ tải linh hoạt

Hình 1.1: Các biện pháp điều khiển trực tiếp dòng điện.

1.2.3.2.Lưu trữ năng lượng
Giải pháp này cho phép dịch chuyển nhu cầu sử dụng điện từ thời gian
cao điểm đến thời gian thấp điểm nhờ áp dụng chính sách giá điện. Kết quả là
giả
m chi phí sử dụng điện cho các hộ tiêu thụ trong khi nhà cung cấp điện
cũng đạt được mục tiêu san bằng ĐTPT, tiết kiệm vốn đầu tư.
1.2.3.3.Điện khí hoá
Áp dụng rộng rãi các công nghệ sử dụng điện năng mới để bổ sung và
thay thế các dạng năng lượng khác. Mở rộng điện khí hoá nông thôn, điện khí
hoá các hệ thống giao thông hoặc dùng điệ
n thay thế việc đốt xăng dầu trong
các thiết bị động lực làm gia tăng dòng điện đỉnh và điện năng tổng của hệ
thống. Song đó là việc làm cần thiết bới nó sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế xã
hội và giảm sự huỷ hoại môi trường.
1.2.3.4.Chính sách giá điện năng

Nhu cầu sử dụng điện của các phụ tải điệ
n thường phân bố không đều
theo thời gian. Một cách tự nhiên, theo tập quán sinh hoạt, làm việc và sản
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 138 -
xuất sẽ xuất hiện các cao điểm và thấp điểm trong đồ thị phụ tải của hệ thống.
Tại khoảng thời gian cao điểm, hệ thống phải huy động mọi khả năng phát
điện để đáp ứng nhu cầu phụ tải và đôi khi vẫn không tránh khỏi phải cắt điện
nếu không xây dựng thêm các nguồn điện năng c
ũng như hệ thống truyền tải
mới. Rõ ràng chi phí thực để đáp ứng nhu cầu điện năng trong thời điểm này
sẽ rất cao. Ngược lại trong khoảng thời gian thấp điểm, nhu cầu tiêu thụ điện
năng thường rất bé khiến các nhà máy điện phải ngừng cung phát điện hoặc
chạy với công suất hạn chế theo điề
u kiện kỹ thuật, đôi khi vẫn phải xả bớt
hơi qúa nhiệt. Trong các hệ thống có tỷ trọng thuỷ điện cao sẽ không tránh
khỏi phải xả nước vô ích vào các mùa mưa. Vốn đầu tư xây dựng hệ thống
truyền tải được khai thác hợp lý, các máy biến áp vận hành non tải sẽ làm gia
tăng tổn thất trong hệ thống. Tại các thời điểm này nếu có thêm nhu cầu dùng
điện sẽ rất kinh tế và thuận lợi cho công tác vận hành hệ thống. Tại nhiều
nước, giá bán điện không thay đổi trong suốt thời gian cung cấp đã tạo ra
những hạn chế đáng kể đối với việc khuyến khích sử dụng điện năng tại các
thời điểm khác nhau.
Trong các nước phát triển, giá bán điện được sử dụng như một công cụ

rất hiệu quả để điều tiết nhu cầu điện năng. Biểu giá bán điện được thay đổi
một cách linh hoạt tuỳ theo từng mùa, từng thời điểm cấp điện, khả năng đáp

ứng của hệ thống, trị số công suất và điện năng yêu cầu, địa điểm tiếp nhận,
đối tượng khách hàng, Nhờ v
ậy điện năng đã được sử dụng một cách hiệu
quả đem lại lợi ích cho cả người cung cấp lẫn người sử dụng. Có thể đưa ra
một vài biểu giá thông dụng nhất hiện nay:
a. Giá tính theo thời điểm sử dụng (TOU).
Mục tiêu chính của biểu giá TOU là điều hoà phụ tải điện của hệ thống
sao cho phù hợp với khả n
ăng cung cấp đem lại lợi ích cho cả ngành điện lẫn
khách hàng. Và do vậy, nó phải có tính linh hoạt cao bởi muốn đạt được mục
tiêu trên TOU phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: thời điểm dùng điện,
khoảng thời gian dùng điện liên tục, độ lớn và sự biến động công suất cũng
như điện năng yêu cầu, mùa và thời điểm trong mộ
t vùng, vùng, loại khách
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 139 -
hàng, định hướng phát triển kinh tế và ngành điện, Từ đó cũng đễ dàng nhận
thấy việc lập được một TOU thật không đơn giản. Nhưng ít nhất TOU cũng
phải mang tính tích cực. Thúc đẩy kinh tế phát triển và khuyến khích sử dụng
điện năng một cách hiệu quả. Với các khách hàng mà chi phi điện năng chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá thành sản phẩm do họ sả
n xuất ra thì đôi khi họ
cũng ít quan tâm đến TOU. Vì lợi ích chung, bên cạnh TOU cũng cần thêm
một quy định bắt buộc khi cần thiết. Các nước đang phát triển thuộc Châu Á
có Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Srilanka, Bangladesd, dã sử dụng TOU
và thu được kết quả bước đầu trong lĩnh vực điền khiển dòng điện phụ tải.
Theo KEMKO (công ty quản lý điện năng Hàn Quốc) ước đoán TOU đã giảm

được 986MW ngh
ĩa là khoảng hơn 10% nhu cầu đỉnh của hệ thống điện Hàn
Quốc vào tháng 6 năm 1982.
b. Giá cho phép cắt điện khi cần thiết
Biểu giá này được áp dụng để khuyến khích khách hàng cho phép cắt
điện trong các trường hợp cần thiết với khả năng cung cấp điện kinh tế của
ngành điện. Số lần cắt và thời gian cắt phụ thuộc vào sự thoả thuậ
n với khách
hàng và số tiền khách hàng được nhận từ dịch vụ này.
c. Giá dành cho các mục tiêu đặc biệt:
Biểu gía đặc biệt nhằm khuyến khích khách hàng thực hiện DSM hoặc
phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế của chính phủ. Ví dụ các khách hàng có
đặt hệ thống lưu nhiệt hoặc đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để
giảm dòng điện trong suốt thờ
i gian cao điểm của hệ thống có thể được
hưởng mức giá đặc biệt.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý khi thiết lập và thực hiện các biểu giá
đặc biệt sao cho nó thực sự có tính thuyết phục, hợp lý theo quan điểm hiệu
quả tổng của cả chương trình DSM. Nếu khoản tiền trả cho khách hàng khi
cho phép cắt điện hoặc tham gia tích cực vào chương trình DSM lớn hơn
nhữ
ng gì do DSM mang lại có thể làm gia tăng giá cả cho những khách hàng
không tham gia chương trình.
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 140 -
Để thực hiện có hiệu quả DSM cần thiết phải có những hoạt động đồng
bộ như:

1. Cần có những tổ chức cấp chính phủ chuyên nghiên cứu, soạn thảo
luật liên quan đến việc sử dụng và tiết kiệm năng lượng, hoạch định các chính
sách, kế hoạch hợp lý và tổ chức thực hiện giám định, kiểm tra đánh giá hiệu
quả của chương trình.
2. Các biện pháp mang tính thể chế: Luật tiết kiệm năng lượng, các tiêu
chuẩn đánh giá hiệu năng, chỉ định các nhà máy, trung tâm, công trình kiến
trúc, cần thực hiện DSM, chỉ định các loại thiết bị dùng điện tiêu thụ nhiều
năng lượng được dùng phổ biến hoặc dự đoán sẽ tăng nhanh trong tương lai.
Ví dụ ở Nhật Bản chính phủ chỉ định có 9 mặt hàng điện gia d
ụng: xe con,
AC, đèn huỳnh quang, TV, máy photocopy, máy tính điện tử, đầu CD, VTR,
xe tải. Với các mặt hàng này các nhà sản xuất phải công bố những thông tin
chi tiết để có thể đánh giá hiệu qủa sử dụng năng lượng, biểu thị hiệu suất tiêu
thụ năng lượng, nghĩa vụ đạt mức hiệu năng tiêu chuẩn trong thời gian quy
định. Nhờ những quy định này người tiêu dùng có thể nắm được nh
ững thông
tin chính xác về hiệu năng của các thiết bị khi lựa chọn, thúc đẩy các nhà sản
xuất và nhập khẩu đưa ra thị trường những thiết bị có hiệu suất cao.
3. Các biện pháp trợ giúp kinh tế: trợ giúp phát triển công nghệ chế tạo
các thiết bị có hiệu suất cao, ưu tiên thuế cho đầu tư phát triển công nghệ, cho
vay vốn với lãi suất thấp, bảo lãnh vay vốn, khen thưởng các nhà chế t
ạo có
những sản phẩm đạt hiệu năng cao và giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện
thông tin, tạp chí kỹ thuật. Trong bảng 1.3 là một ví dụ về việc thực hiện biện
pháp này ở Nhật Bản.







Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 141 -







Bảng 1.3: Tỷ lệ cắt giảm điện năng tiêu thụ của
các sản phẩm sẽ được khen thưởng.
Năm Những loại sản phẩm
Tỷ lệ giảm điện năng tiêu thụ so với các sản
phẩm cũ do cùng một nhà sản xuất.
1995
Máy giặt
Tủ lạnh
Đèn huỳnh quang

AC
15%
20%
25%(so với bóng đèn thường):tuổi thọ tăng
6 lần
25%
1996

AC
Tủ lạnh
Máy giặt
20%
28%
50%
1997
AC
Đèn huỳnh quang
Lò vi sóng
VTR
22%
10%
27%
28%

4. Các biện pháp thông tin tuyên truyền, phổ cấp, giáo dục, đào tạo về
chính sách và các giải pháp tiết kiệm năng lượng.
Cuối cùng trong quá trình lập kế hoạch thực hiện DSM cần chú ý tới
các khâu:
- Phân tích hiện trạng và đặc điểm sử dụng điện năng trong các thành
phần kinh tế, trên cơ sở đó đánh giá tiềm năng của việc áp dụng DSM.
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 142 -
- Phân tích cơ cấu phụ tải điện trong đồ thị phụ tải của hệ thống điện để
lựa chọn giải pháp điều khiển dòng điện thích hợp.
- Phân tích kinh tế tài chính của chương trình DSM lựa chọn, cần thiết

phải so sánh với các chương trình khác nếu có để tăng thêm tính thuyết phục
khi quyết định.



1.3.CÁC MÔ HÌNH THỰC HIỆN DSM
Có 3 mô hình về quản lý phụ
tải đã được áp dụng ở các nước khác
nhau trên thế giới, nó biểu hiện trạng thái hệ thống điện nước, đặc trưng của
hệ thống điện nước đó. Dưới đây là những mô hình thực hiện DSM cũng như
phạm vi áp dụng.
1.3.1.MÔ HÌNH NHỮNG QUY TẮC
Đây là mô hình được áp dụng chủ yếu ở các nước mà Nhà nước giữ vai
trò điều hoà lớn như Hoa kỳ và Canađa cũng như một số nước nhỏ ở Châu Âu
như Đan Mạch và Hà Lan. Với mô hình này, người ta áp dụng hai từ “độc
quyền” để đưa ra các nguyên tắc về tiêu dùng điện nhằm đạt được các mục
tiêu khi thực hiện DSM. Mô hình này có 4 đặc trưng chủ yếu sau:
- Nhà nước u
ỷ quyền cho các Công ty phân phối để các công ty này có
thể quản lý phụ tải với chức năng là người đáp ứng phụ tải điện, các Công ty
phân phối phải thực hiện công việc quản lý phụ tải trên cơ sở định hướng mà
Nhà nước đã chỉ ra với mục tiêu lợi ích toàn cộng đồng là lớn nhất.
- Để có thể giải quyết các khó khăn gặp phải khi các đơn vị
điện lực
thực hiện công việc quản lý, Nhà nước cần xây dựng một kế hoạch thích hợp
giữa khả năng cung cấp và phụ tải yêu cầu bằng việc buộc các Công ty phân
phối điện thực hiện một chương trình cung cấp vì lợi ích tổng thể đi từ việc
phân tích kinh tế của việc thực hiện DSM sẽ được đáp dụng.
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM


Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 143 -
- Nhà nước giữ vai trò là người điều hoà sẽ xây dựng các cơ chế và
khuyến khích tài chính để có thể năng động hóa tính độc quyền của ngành
điện khi thực hiện công việc quản lý phụ tải đối với các hộ tiêu thụ.
- Trong quá trình thực hiện kế hoạch, phải có sự tham gia từ phía hộ
tiêu thụ, nhóm các Công ty Điện lực phía Nhà nước và các chuyên gia trong
lĩnh vực quản lý phụ tải đi
ện.
1.3.2.MÔ HÌNH HỢP TÁC
Đây là mô hình thực hiện DSM với mục đích là các bên tham gia hệ
thống điện cùng nhau thực hiện vì lợi ích của hệ thống, của Nhà nước và của
người tiêu dùng. Mô hình này đang áp dụng ở một số nước Châu Âu như
Đức, Pháp, Tây Ban Nha hay Italia.
Trong viễn cảnh mà chính sách bảo vệ môi trường đã trở thành một
chính sách hết sức quan trọng, Nhà nước thường có những thương lượng với
các bộ, ngành về việ
c giám sát thực hiện các mục tiêu của chương trình DSM
mà các ngành thực hiện. Đồng thời, Nhà nước cũng muốn mở rộng việc
nghiên cứu, sản xuất điện năng từ những nguồn năng lượng mới hoặc năng
lượng tái tạo. Còn về phía phụ tải là những chiến dịch vận động tiết kiệm
năng lượng dưới nhiều hình thức khác nhau kết hợp v
ới các chính sách về giá
đánh vào các hộ sử dụng điện trong thời kỳ cao điểm.
Sự phát triển của năng lượng điện chủ yếu phụ thuộc vào các cơ cấu tổ
chức của các Công ty Điện lực. Bắt đầu từ giữa thập kỷ 80, các Công ty Điện
lực bắt đầu đưa ra các chiến lược nhằm tăng cường hơn n
ữa mối quan hệ giữa
nhà cung cấp và các khách hàng của họ.

Ngoài ra, có một số những khuyến khích được đưa vào trong chương
trình DSM xuất phát từ tính độc quyền của thị trường năng lượng, hộ tiêu thụ
bắt buộc phải có những hợp tác với phía nhà sản xuất nếu như họ muốn có
mặt trong hệ thống và điều đó cho phép thực hiện tốt DSM theo cả hai khía
cạ
nh là tiết kiệm điện năng và giảm công suất ở giờ cao điểm.
1.3.3.MÔ HÌNH CẠNH TRANH
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 144 -
Trong mô hình này, các Công ty Điện lực được tự do trong hoạt động
vận hành. Đây là mô hình được áp dụng ở Vương quốc Anh và NaUy. Tại
đây, người ta đặt ra các cơ sở của mô hình DSM cạnh tranh theo những đặc
trưng của ngành công nghiệp tự do. Ngành công nghiệp điện lực được tái cấu
trúc và mang ba đặc trưng sau:
- Một thị trường mở trong sản xuất.
- Một mạng lưới truyền tải mở
, về nguyên tắc nó vận hành một hệ
thống truyền tải chung trên cơ sở không phân tách với những điều kiện để
được vào hệ thống và hiệu ứng giá.
- Một hệ thống đảm bảo kết hợp về mặt kỹ thuật theo những thủ tục mà
phía Nhà nước yêu cầu.
Ưu điểm:
- Sự cạnh tranh trên trị trường điện giúp chỉ ra nhữ
ng chi phí mà hộ
tiêu thụ phải trả cho công suất yêu cầu và lượng điện năng sử dụng.
- Các hộ tiêu thụ tìm cách giảm những chi phí phải trả bằng cách tạo ra
sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp.

- Các nhà phân phối buộc phải tiếp xúc với các hộ tiêu thụ nhằm thuyết
phục họ ủng hộ các chương trình DSM nhất là ở những vùng có mật độ dân
cư trung bình hoặc thưa thớt.
1.4.VAI TRÒ CỦA DSM VỚI HỆ THỐNG TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN
PHỐI ĐIỆN NĂNG
Các vấn đề được đề cập bao gồm:
- Cách thức kiểm tra hiệu quả chương trình DSM trong thực tế.
- Tác động của DSM đến hệ thống truyền tải và phân phối điện như thế
nào?
- Cần tiến hành như thế nào để nghiên cứu tác động của DSM với hệ
thống truyền t
ải và phân phối điện.
1.4.1.ĐÁNH GIÁ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA DSM
Khi đánh giá hiệu qủa của DSM người ta dựa vào 3 yếu tố:
- Đánh giá ở khía cạnh chuyển dịch phụ tải của hệ thống điện.
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM

Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47
- 145 -
- Đánh giá ở khía cạnh giải pháp xã hội: Tuyên truyền giáo dục,
- Đánh giá ở khía cạnh thay đổi công nghệ và thiết bị dùng điện.
Để đánh giá, phân tích hiệu quả DSM theo các quan điểm trên, người
ta dùng phương pháp phân chia phụ tải dùng điện theo các thành phần.
- Xác định cơ cấu phụ tải điện theo cách một cách nào đó phù hợp với
khu vực áp dụng DSM.
- Lập biểu đồ phụ tải ngày các khu v
ực xét phụ tải tổng.
- Đánh giá dáng điệu đồ thị phụ tải, xác định các thông số chủ yếu (
Công suất cực đại Pmax, Công suất cực tiểu Pmin, Công suất trung bình Ptb,

Thời gian sử dụng công suất cực đại Tmax, Thời gian sử dụng công suất cực
tiểu Tmin, Thời gian sử dụng công suất trung bình Ttb).
Ngoài phương pháp phân tích cơ cấu phụ tải để xác định mức tiêu thụ
củ
a từng khu vực, khả năng tiết kiệm điện năng của mỗi khu vực, người ta
còn căn cứ vào mức độ tổn thất điện năng trong quá trình từ sản xuất điện
năng đến tiêu thụ điên năng như sau:
- Tổn thất trong lĩnh vực sản xuất điện năng ở các nhà máy phát điện.
- Tổn thất trong lĩnh v
ực truyền tải điện.
- Tổn thất trong lĩnh vực phân phối.
Hiện nay, hiệu suất tại các nhà máy nhiệt điện của Việt Nam rất
thấp(chỉ khoảng 16-25% thay vì 31-33%) ,hơn nữa tỷ lệ tự dùng khá cao (10-
15% thay vì 7-10%). Vì vậy, việc đổi mới công nghệ ngay tại chính các nhà
máy nhiệt điện sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao trong quá trình tiến hành
DSM.
Trong lĩnh vự
c truyền tải và phân phối điện năng, do thiết bị lạc hậu,
cũ nát và không được áp dụng các công nghệ mới như: bù công suất phản
kháng, lắp đặt các thiết bị làm lưới điện vận hành linh hoạt, không thay đổi
các đầu phân áp máy biến áp, nên tỉ lệ tổn thất trong hệ thống là rất lớn (15-
17% thay vì 7-9%), đặc biệt là trong các hệ thống lưới phân phối. Nếu thực
hiện các biệ
n pháp như trên ở các nước phát triển thì hệ thống điện Việt Nam
sẽ tiết kiệm được một lượng công suất lớn. Ngoài việc hệ thống vận hành

×