Card màn hình (VGA) gồm có những thông tin sau mà người mua phải tham khảo kỹ:
1/ Bộ vi xử lý đồ hoạ (GPU).
2/ Bộ nhớ video.
3/ Giao diện kết nối với bo mạch chủ.
4/ Một số đặt điểm khác
Bộ vi xử lý đồ hoạ - GPU
- Một số card màn hình của ATI hộ trợ HyperMemory và của nVidia hộ trợ TurboCache có nghĩa là khi làm việc nếu cần những
card màn hình này sẽ thêm bộ nhớ RAM làm bộ nhớ Video. Ví dụ: Card màn hình ghi 256MB và 764MB HyperMemory có nghĩa là
bộ nhớ video thực tế là 256MB khi cần nó sẽ lấy thêm 508MB RAM trên RAM thành bộ nhớ Video. Khi đó bộ nhớ RAM của bạn bị
giảm 508MB.
Những vấn đề phát sinh khi sử dụng card màn hình trong Games:
-
-
Bộ vi xử lý riêng biệt do hai nhà sản xuất chính nVidia và ATI với những dòng sản phẩm có tên gọi Redeonvà GetForce tương
ứng.
Trong bộ vi xử lý đồ hoạ có những thông sau:
- Tên gọi thương mại. Chẳng hạn như: HD 3857 hoặc GetForce 8800GT.
- Tốc độ xung đồng hồ (giá trị này càng cao càng tốt).
Đối với những card màn hình dòng Radeon HD 2xxx hoặc GetForce 8xxx trở lên còn có tốc độ xử lí của SP (Stream Processor).
Đối với những card màn hình trở về trước những dòng sản phẩm trên thì có thông số: Số lượng Pixel được xử lý / xung nhịp đồng
hồ (số này càng lớn càng tốt).
Hộ trợ DirectX bao nhiêu:
- Trong WinXp SP2 hộ trợ cao nhất tới Direct 9.0c. Đa số những games chạy trên HĐH này đều hộ trợ Direct 9.0c. Như vậy nếu
games của bạn yêu cầu phần cứng hộ trợ Direct 9.0c mà GPU của bạn không hộ trợ Direct 9.0c thì bạn không thể chơi được
game đó, hoặc nếu chạy được cũng vô cùng chậm và không hộ trợ những hiệu ứng hình ảnh và âm thanh trong games.
- Những dòng card màn hình từ Radeon HD 2xxx và GetForce 8xxx trở lên đều hộ trợ Direct 10. Direct 10 hiện nay mới chỉ có
mặt trong Win Vista và Direct 10.1 sẽ có mặt trong Win Vista SP1 sắp sữa phát hành.
Để chạy được Direct 10.1:
- GPU phải hộ trợ. Hiện nay chỉ mới có Radeon HD 3850 và HD 3870 hộ trợ. GetForce 8800GT dựa trên sức mạnh của G92 cũng
vẫn chưa hộ trợ Direct 10.1.
- Games cũng phải hộ trợ. Theo tôi biết hình như hiện nay cũng chưa có games nào hộ trợ Direct 10.1.
Bộ nhớ Video
Trong bộ nhớ video có những thông tin sau cần biết:
- Kiểu bộ nhớ video: GDDR, GDDR2, GDDR3, GDD4 và sắp tới sẽ là GDDR5. GDDR càng lớn có nghĩa là bộ nhớ video làm việc
càng nhanh.
- Dung lượng bộ nhớ: Càng lớn càng tốt.
- Tốt độ xung nhịp của bộ nhớ: càng lớn càng tốt.
- Độ rộng bus nhớ: thấp nhất 64 bit. Bạn muốn chơi games khá khá thì từ 256 bit trở lên, tệ nhất là 128 bit.
Giao diện kết nối với bo mạch chủ
- Hiện nay hầu hết các giao diên điều sử dụng chuẩn là PCI Express 16x. Nhưng nhiều hãng sản xuất main vẫn có những dòng xử
dụng giao diên AGP 8x. -> Vì thế khi mua card màn hình bạn phải xem coi main của bạn hộ trợ khe mở rông nào.
Một số tính năng khác
- Khi chơi games ban thỉnh thoảng bị out ra ngoài đó là vì card màn hình không đáp ứng đủ nhu cầu của game. Khi đó bạn nên
nghĩ đến việc nâng cấp card màn hình.
- Đang chạy những game cao cấp lại thấy xuất hiện thông báo lỗi thì phải khởi động lại máy tính thì hết mặc dù card màn hình
của bạn nằm trong danh sách games đó hộ trợ. Nguyên nhân hầu hết là do:
+ Lỗi hệ điều hành
+ Lỗi driver: Những nhà sản xuất card màn hình cao cấp chạy những games năng đôi khi cập nhật driver để sửa chữa những lỗi
này hoặc làm tăng tốc độ làm việc của hệ thống, nhất là đối với cấu hình Multi-GPU (AMD có Catalyst , nVidia có ForceWare).Vì
thế nếu bạn là Game thủ thì hãy luôn theo dõi trên trang Web của chúng tôi trong mục “ Công nghệ mới “ để cập nhật Driver mới
nếu có .
Nếu bạn chỉ dùng các chương trình thông thường ( Office, Internet, ) thì không cần quan tâm tới vấn đế này.
+ Lỗi của games: nếu do lỗi của games thì chỉ còn cách là cập nhật bản vá lỗi games thường xuyên.
Nhà sản xuất
- Những card màn hình riêng biệt bộ phận chủ đạo là GPU hầu hết là do ATI và nVidia sản xuất. ATI và nVidia thiết kế những
card màn hình dựa trên GPU của mình với những thông số kỹ thuật chuẩn như GPU có tốc độ xung nhịp là bao nhiêu, RAM video
loại nào, tốc độ RAM video là bao nhiêu, dung lượng như thế nào?,
- Các nhà sản xuất như Asus , GigaByte , Biostar …. mua lại GPU và bản quyền sản xuất từ AMD/ATI và nVidia để sản xuất Card
màn hình theo tiêu chí kỹ thuật cho trước . Tuỳ theo tính năng kỹ thuật , tuỳ theo khả năng thiết kế mà những nhà sản xuất này
sẽ có thể đưa ra những Card màn hình đã chạy Overclock để cho phép chúng làm việc với hiệu suất cao hơn ( thông thường đó là
những giải pháp làm mát đi kèm ) .
- Khi mua những Card màn hình như Asus , GigaByte , EVGA…. các bạn nên xem kỹ những thông số kỹ thuật mà tui đã khuyến
cáo ở trên để lựa chọn cho mình một cái VGA ngon lành và hiệu quả nhất.
Bo mạch đồ họa là bo mạch cắm thêm vào máy tính có nhiệm vụ chuyển các hình ảnh được tạo bên trong máy tính thành các tín
hiệu điện tử cần thiết mà màn hình máy tính có thể hiển thị lên. Nó quyết định số lượng màu, tần số quét và độ phân giải tối đa
có thể được hiển thị. Và những thông số này cũng phải được màn hình máy tính của bạn hỗ trợ. Trên các bo mạch đồ họa có
chứa bộ nhớ (VRAM), và chip đồ họa (GPU) riêng dành cho chúng. Ngày nay, bo mạch đồ họa có khả năng xuất tín hiệu qua hai
cổng: cổng tín hiệu tương tự (D-Sub) và cổng tín hiệu số (DVI). Cổng tín hiệu số được sử dụng cho các màn hình tinh thể lỏng
(LCD) mới hiện nay.
Tuy mạch đồ họa có thể được tích hợp sẵn trong bo mạch chủ của bạn, việc sử dụng một bo mạch lắp rời sẽ cần thiết đối với các
ứng dụng cần đến khả năng xử lý đồ họa cao như những game cao cấp(Ví dụ: Doom3, F.E.A.R, Oblivion…) hay các trình xử lý đồ
họa 3 chiều (3Ds MAX chẳng hạn).
+ Hãy chắc chắn bạn cần một card đồ họa: Hãy nhớ một điều, card đồ họa rời chỉ cần thiết cho những công việc cần sự xử lí đồ
họa mạnh mẽ , nếu bạn là một gamer nghiền các game đời mới yêu cầu cấu hình đồ họa cao cấp hay thường xuyên phải sử dụng
các ứng dụng xử lí ảnh 3D mạnh mẽ, còn nếu công việc của bạn chủ yếu là duyệt văn bản, lướt web, xem phim, hay chơi các
game thông thường thì mua thêm card đồ họa rời là không cần thiết, card đồ họa tích hợp hoàn toàn đáp ứng các công việc đó,
bạn có thể chơi hầu hết các game online hiện nay bằng card đồ họa tích hợp sẵn trên mainboard. Kể cả khi bạn có kinh tế dồi
dào nếu không cần thiết cũng không nên mua thêm card đồ họa, nó sẽ chẳng làm tăng thêm hiệu năng hệ thống với những công
việc chẳng bao giờ cần tới khả năng mạnh mẽ của card đồ họa rời đâu, khi đó bạn sẽ phải trả thêm tiền cho một thức bạn chẳng
bao giờ thực sự cần đến nó.
+ Thời gian phù hợp cho việc mua sắm: Cuộc cạnh tranh dữ dội giữa ATI va Nvidia đã khiến cho công nghệ 3D phát triển nhanh
chóng. Các nhà sản xuất GPU cho ra đời một dòng chíp mới sau từ 12-18 tháng, giúp cho các card đồ họa ngày càng mạnh mẽ và
nhiều chức năng hơn. Họ cũng tối ưu lại thiết kế để có thể làm mới và cho thêm chức năng vào sản phẩm chỉ vài tháng sau khi
thiết kế ban đầu được công bố.
Giá rất của card đồ họa rớt nhanh sau khi các card mới ra đời, đưa giá của các dòng card yếu hơn về một mức giá chấp nhận
được. Bạn sẽ phí phạm rất nhiều tiền nếu mua một card đồ họa cao cấp ngay trước khi ATI hay Nvidia tung ra những GPU mới.
Và nếu bạn cần một card đồ họa nhưng không phải là hiện tại mà là trong tương lai thì cũng đừng vội mua, hãy mua khi bạn cần
đến nó và có thể bạn sẽ có một card đồ họa với công nghệ mới hơn và giá cả mềm dẻo hơn.
+ Video Ram(Ví dụ 256MB): Đây chính là dung lượng của card màn hình. Quan niệm rằng card màn hình có RAM càng cao thì
càng tốt là một quan niệm sai lầm của rất nhiều người. Và ngay cả nhiều người bán máy cũng quan niệm như vậy. Bạn có thể
thấy trên các báo giá thông số được ghi đầu tiên lại là VRAM, trong khi không thấy chỗ nào ghi GPU.(Có lẽ do thằng Microsoft nó
báo thông số card màn hình chỉ có tên hãng, model và dung lượng làm nhiều người hiểu lầm!) Dung lượng card màn hình (VRAM)
chỉ là một trong những yếu tố rất nhỏ tạo nên card màn hình. Có rất nhiều yếu tố quan trọng hơn nhiều như tốc độ xung nhân,
xung RAM, ngõ giao tiếp, số ống lệnh Và VRAM lại là yếu tố ảnh hưởng ít nhất đến sức mạnh card màn hình. Khi tăng gấp đôi
dung lượng RAM thì sức mạnh thường tăng không quá 15% và thường chỉ thể hiện được sự trội hơn đó khi tải nặng. Nếu bạn có
một card đồ họa dung lượng lớn nhưng GPU lại thấp thì chẳng khác nào việc chạy đạp chạy trên đường cao tốc, rộng rãi nhưng
dù làm cách nào bạn cũng không đi nhanh hơn ôtô được. Những card kém sức mạnh sẽ có nhiều các thanh ghi trống hơn, tuy
nhiên chất lượng hình ảnh tồi sẽ thấy rõ khi bạn bước vào trò chơi cao cấp.
+ GPU: Bộ nhớ rất quan trọng nhưng trái tim thực sự của một card màn hình chính là GPU. Khi bạn quan sát trên một card đồ
họa, hãy quan tâm đến loại GPU mà card sử dụng vì nó là nhân của các tác vụ xử lý 3D.
Hiện tại Nvidia và ATI đều đặt tên cho tất cả các card đồ họa của mình, từ card loại yếu cho tới những con quái vật "tân thời" với
cùng cái tên Geforce hay ATI Radeon. Vì vậy cái tên Geforce hay ATI Radeon không quan trọng khi chọn mua card đồ họa.
Đương nhiên số hiệu của card càng cao thì card có chất lượng cao tương ứng nhưng bạn cũng nên chú ý đến phần đuôi của card
như GT, GS, GTX, XT và XTX. Chúng sẽ quyết định khả năng đổ bóng hay xung nhịp đồng hồ của card.
Hiện nay chỉ có ATI và Nvidia là 2 nhà sản xuất duy nhất có thể sản xuất được chip đồ họa. Còn Gigabyte, Asus, XFX, MSI chỉ
là nhà sản xuất board. Có nghĩa là cả card đồ họa gồm có bộ nhớ RAM, cổng xuất, tản nhiệt Còn chip thì sử dụng chip đồ họa
do Nvidia và ATI cung cấp.
+ Pipeline: Trước đây, bạn có thể nhìn vào xung nhịp và số pipeline (hiểu nôm na là ống dẫn lệnh đồ họa, càng nhiều pipeline
hình ảnh sẽ càng mượt mà) và điểm ảnh của một card đồ họa để đánh giá sức mạnh của nó. Nhưng nay, ánh sáng và các hiệu
ứng khác có thể tạo ra thông qua phần mềm đổ bóng để có thể có được kết quả tương đương với sử dụng các pipeline.
Các card đồ họa cấp thấp thường có từ 4-8 pipeline, card tầm trung có 8-12 và các card cao cấp sẽ có từ 16 pipeline trở lên.
Xung nhịp nhanh hơn thì luôn tốt hơn, nhưng bạn nên cân bằng giữa GPU với số lượng pipeline để tránh xảy ra hiện tượng “thắt
cổ chai” sẽ không khai thác hết khả năng GPU. Một card đồ họa có 8 pipeline chạy ở tốc độ 400MHz sẽ tốt hơn nhiều chỉ có 4
pipeline chạy ở tốc độ 500MHz.
+ SLI và CrossFire: Bạn sẽ phải nâng cấp lên PCI Express nếu muốn tận hưởng công nghệ đồ họa kép. Để làm một hệ thống đồ
họa kép chạy và vận hành có hiệu quả là một công việc phức tạp và rắc rối. Bạn phải có đúng loại Mainboard, một cặp card đồ
họa tương thích và một bộ nguồn đủ khỏe(Tối thiểu 550W). Nvidia và ATI cùng đưa ra hai định dạng đồ họa kép và mỗi định
dạng cần có một loại Mainboard riêng.
Nvidia giới thiệu SLI (Scalable link Interface) vào năm 2004 và từ đó đến nay đã xây dựng cả một chương trình chứng nhận SLI
cho các thành phần chủ đạo như Mainboard, PSU, RAM… Bạn có thể kết hợp 2 card màn hình đã được chứng nhận tương thích với
SLI của hai nhà sản xuất nhưng bắt buộc chúng phải sử dụng cùng loại GPU.
ATI đưa ra công nghệ đồ họa kép CrossFire của họ vào năm 2005. Cũng như với SLI, CrossFire yêu cầu một Mainboard phù hợp,
RAM chất lượng và một PSU “trâu bò”. Kết hợp hai card của ATI hơi khó khăn hơn vì bạn cần phải kết hợp một card “CrossFire
Edition" với một card "CrossFire Ready" để khiến chúng làm việc cùng nhau.
Mặc dù hiện tại ATI và AMD đã hợp nhất. Khi xây dựng hệ thống, nếu muốn sử dụng công nghệ đồ họa kép ngon lành một
nguyên tắc bất thành văn vẫn là nVIDIA SLI cho AMD AM2 và ATI Crossfire cho Intel Core 2 Duo.
+ Một bộ nguồn đủ khỏe là yếu tố cần thiết khi mua card đồ họa: Card đồ họa tầm trung và cao cấp thường yêu cầu PSU từ 400-
500W trong khi để thiết lập đồ họa kép như sử dụng CrossFire Radeon X1900 XTX cần bộ nguồn tối thiểu là 550W.