Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Dạy Tập làm văn như thế nào ở tiểu học? (bài 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.61 KB, 4 trang )

Dạy Tập làm văn như thế nào ở tiểu học?
(bài 1)
Cũng như dạy ngữ văn nói chung, dạy “văn học” nói riêng, dạy tập làm văn cũng
tồn tại nhiều điều đáng để cả xã hội quan tâm. Chúng tôi xin giới thiệu loạt bài viết
về bộ môn này để quý thầy cô giáo nhìn lại một chút trong quá trình giảng dạy môn
tập làm văn.
Nhìn lại mục tiêu

Mục tiêu gắn từng cấp lớp
Ít ra từ cấp phổ thông cơ sở, dăm chục năm nay cái mục tiêu đào tạo “năng lực văn” với
khả năng thưởng thức nghệ thuật khi đọc văn và sáng tạo nghệ thuật khi làm văn đã là
thứ “xưa sao nay vậy”, đường cũ đã đi khó có thể đổi hướng. Có những người còn hùng
hồn tuyên bố có chữ mới có trường dạy (chữ), các dân tộc không có chữ ai mở trường để
dạy trẻ nói cái thứ khẩu ngữ - tức là thứ ngôn ngữ nói, nôm na mách qué theo họ. Và có
“tập làm văn” cũng là thứ tập làm các văn bản cao sang đầy tính văn chương, đầy tính qui
phạm và “cử tử” viết bằng thứ chữ cao quí. Xưa thì tờ “biểu” dâng vua cũng phải là lời
lời hoa mĩ, hàng hàng trầm bổng nhịp nhàng. Nay thì một bài miêu tả của mấy cháu bé
trên dưới mười tuổi cũng đòi hỏi làm ánh lên màu sắc văn hóa, màu sắc triết lý “vạn vật
hữu linh” với những ẩn dụ rung động lòng người bằng sức tưởng tượng! Và kể chuyện
với các cô cậu lớn hơn vài tuổi cũng phải biết xen những kiểu bài gọi là “miêu tả”, “biểu
cảm”, “nghị luận”… Có người còn sợ rằng để chữ Tập trong tên cái môn rèn luyện kỹ
năng này sẽ làm mất đi tính “cao sang”, “khoa học” của bộ môn, ít ra là làm nó mất tính
đối xứng với cái trục “đọc văn” tương xứng với nó trong nhiệm vụ dạy và học ở môn ngữ
văn này, sẽ làm cho nó lẫn với các thứ bổ trợ như kiến thức ngôn ngữ học, lý luận văn
học, văn học sử (1) . Có người còn đòi hỏi không được coi nhẹ vai trò chủ thể sáng tạo
của học sinh trong làm văn phải làm sao cho “mỗi chỗ, mỗi câu văn, mỗi ngôn bản đều là
một tín hiệu về năng lực văn và nhân phẩm người viết”, phải tạo điều kiện cho học sinh
“thực sự sáng tạo, thực sự bộc lộ con người mình” và coi “làm văn thử thách một cách
tổng hợp toàn diện con người học sinh về nhiều phương diện vốn sống vốn văn học, trình
độ chính trị, năng lực tư duy… và cả về phương diện nhân cách cá tính người cầm bút”!
Có người còn ở tầm triết học coi làm văn là quá trình “xâm nhập của chủ thể vào đối


tượng, nói chính xác hơn - bằng thái độ của chủ thể mà cùng một lúc thực hiện một quá
trình kép: chủ thể hóa đối tuợng và khách quan hóa (đối tượng hóa) chủ thể”.

Có thể đó là mục tiêu đào tạo các nhân tài văn chương cho tương lai nền văn học nghệ
thuật nước nhà. Với học sinh phổ thông, ít ra từ cấp THCS trở xuống với cái mục tiêu đào
tạo con người phổ thông làm đủ mọi ngành nghề thì có lẽ không phải vậy, không thể là
như vậy. Môn ngữ văn phải đáp ứng nhu cầu xã hội hóa trẻ về mặt ngôn ngữ để chúng có
thể hòa nhập với xã hội, với cộng đồng, thực hiện được hoạt động giao tiếp, hoạt động tư
duy theo mặt bằng chung! Giờ tập đọc ở tiểu học là đọc chữ cho thông, truyền đạt được ở
mức nhất định cảm xúc suy nghĩ của người viết. Tiến lên, giờ đọc văn bản ở THCS dạy
trẻ không chỉ đọc chữ mà tiến tới đọc văn, đọc hiểu văn bản từ nội dung tới đặc thù hình
thức, tiếp nhận được ý nghĩa, giá trị văn bản. Đó là một kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng đọc
với mọi kiểu văn bản mà văn bản nghệ thuật văn chương chỉ là một loại có những đặc
điểm riêng đòi hỏi cách đọc riêng. Cái kỹ năng đọc ấy mới thực sự là cái đích là yêu cầu
cần có chứ không phải là cái đích thuộc, hiểu một số ý nghĩa, một số giá trị văn chương ở
một số tác phẩm được học để có thể tham bình giá, luận giải đầy tính thông tuệ.
Dạy tập làm văn thế nào?
Với tập làm văn, cái đích đó là kỹ năng nói, viết theo chuẩn văn hóa trung bình từng cấp
về từng kiểu loại văn bản. Ở tiểu học, có thể chỉ là tập nói đúng, viết đúng những câu,
những bài nói, bài viết ngắn gọn phù hợp ở mức ban đầu. Ở cấp THCS, ngôn ngữ, vốn
sống, tư duy đã phát triển, việc tập nói, tập viết đã có thể hướng tới văn bản tương đối
hoàn chỉnh với tính cách thể loại tương đối rõ để đáp ứng nhu cầu giao tiếp trong đời
sống sẽ hòa nhập trong tương lai gần (ở độ tuổi trưởng thành).
Nói đến kỹ năng ngôn ngữ ở người phổ thông là nói đến năng lực giao tiếp bằng ngôn
ngữ với tất cả yêu cầu về văn hóa giao tiếp ở mặt bằng dân trí phù hợp. Không thể đòi hỏi
năng lực ấy ở mức nghệ thuật văn chương. Nhưng có thể đòi hỏi nắm được và vận dụng
những qui luật giao tiếp ngôn ngữ thông thường. Trẻ sẽ được hướng dẫn có lý luận đến
mức nhất định ở nhà trường qua môn tiếng Việt (có tập làm văn) tính mục đích của giao
tiếp, sự tôn trọng và khai thác đúng cách mối quan hệ với đối ngôn, phù hợp với hoàn
cảnh cho phép với tất cả những gì là những tiền giả định (giả định là biết trước) chung, là

“văn hóa nền” giữa kẻ nói và người nghe (2). Tập làm văn chính là học hỏi cách nói một
ngôn bản hay cách viết một văn bản đáp ứng cái chiến lược giao tiếp phù hợp với qui luật
giao tiếp đó.

Bài tập làm văn, thực chất vẫn là một văn bản giao tiếp gián tiếp với một đối tượng cụ thể
(ngầm ẩn). Nó vẫn phải trả lời được các câu hỏi mà Bác Hồ đã thu gọn lại: Viết cái gì?
Viết cho ai? Viết để làm gì? Tất cả các lý thuyết và kinh nghiệm tạo lập một văn bản chỉ
là cách nói phù hợp qui ước chung trong trường hợp ấy mà thôi. Khi nắm vững cái yêu
cầu cơ bản về giao tiếp người ta sẽ dễ dàng học tập cách làm ngôn bản, văn bản cụ thể
qua cách học ở trường hay tự học qua mẫu thực tế sau này (theo đúng cách đã được dạy ở
trường).

Cái cuối cùng ở tập làm văn là qua các giờ tập nói, tập viết, học sinh sẽ có được năng lực
tạo lập ngôn bản, văn bản phù hợp, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống ở trường học hiện
nay và trường đời sau này. Không nhằm vào cái đích tạo lập năng lực giao tiếp ấy sẽ
không hòa nhập được với cộng đồng, không thể đạt được các mục đích giao tiếp dù là ở
cuộc giao lưu tình cảm, ở cuộc tranh luận thông thường hay trong các giao dịch có tính
chính trị - xã hội. Cái ước mong thỏa mãn các yêu cầu cụ thể có thể tầm thường có thể
cao cả mới là cái nhu cầu có thật của người thường. Còn chuyện làm nghệ thuật, chuyện
“chủ thể hóa” hay “đối tượng hóa” cao siêu chỉ là yêu cầu của một nhóm nhỏ có những
điều kiện đặc biệt về nhiều mặt mà thôi, chạy theo các thứ cao siêu, lơ lửng với đại trà
trong lúc thiếu khá nhiều điều kiện cơ bản sẽ chỉ gặt hái thất bại có thể rất thảm hại.

Cũng nên nói về quan niệm về tính chất “giáp ranh” của môn làm văn. Phê phán việc
nhập làm văn vào tiếng Việt, coi làm văn chỉ là công việc thực hành tiếng Việt, người ta
đòi hỏi trả lại cho môn này vị trí vốn có của nó là vị trí giáp ranh giữa hai môn văn và
tiếng Việt để cho nó đáp ứng chức năng riêng của nó mà chỉ nó mới có được! Quan niệm
này rõ ràng là xuất phát từ yêu cầu môn ngữ văn đào tạo năng lực văn chương và hiểu
chữ “Văn” theo nghĩa văn - nghệ - thuật. Thực tế cho thấy cần phải hiểu chữ: “Văn”
(“văn bản”) cần học đọc, học viết ở trường phổ thông để đáp ứng nhu cầu của người phổ

thông là thứ văn - công - cụ, thứ ngôn ngữ diễn đạt mọi nội dung trong cuộc sống, thứ
văn tạo ra các văn bản đủ loại cho đủ các lĩnh vực trong đời sống. Kiến thức văn học
cần dùng trong tạo lập văn bản sáng tác hay phê bình có tính nghệ thuật văn chương chỉ
cần với mảng văn bản đó. Nhiều mảng văn bản trong đời sống xã hội từ chính trị, kinh tế
đến các khoa học thì lại cần đến kiến thức các loại đó. Nếu phải đưa ra cái vị trí giáp ranh
đó, có lẽ phải đặt làm văn ở giữa một bên là ngôn ngữ và bên kia là đủ thứ khoa học trên
đời! Nếu hiểu một ngôn bản, một văn bản thực chất là một thứ triển khai bằng ngôn từ
một chiến lược giao tiếp của người nói người viết thì chắc sẽ chẳng cần phải băn khoăn
khi đặt làm văn, tập làm văn trong môn tiếng Việt.

×