Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tài liệu HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC RELAY BẢO VỆ KHOẢNG CÁCH MiCOM P441, P442 & P444 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 25 trang )

HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC RELAY BẢO VỆ KHOẢNG
CÁCH MiCOM P441, P442 & P444
Chương 1 Giới thiệu
1. Giới thiệu về MiCOM
MiCOM là một giải phát tổng thể có khả năng đáp ứng mọi yêu cầu
cung cấp điện năng. Nó bao gồm một loạt các bộ phận, các hệ thống và các
dịch vụ cấu thành từ điều khiển và bảovệ của ALSTOM T&D.
Trung tâm đối với khái niệm MiCOM rất linh hoạt.
MiCOM cung cấp khả năng xác định một giải phát ứng dụng và thông
qua các khả năng truyền thông rộng rãi, để tích hợp nó với hệ thống điều
khiển phân phối nguồn.
Các bộ phận bên trong MiCOM gồm:
- P loại các relay bảo vệ;
- C loại các sản phẩm điều khiển;
- M loại các sản phẩm đo đối với việc đo đật và theo dõi chính xác;
- S loại các hổ trợ máy tính linh hoạt và các gói điều khiển trạm biến
áp.
Các sản phẩm MiCOM bao gồm tiện nghi linh hoạt để ghi thông tin
trạng thái và hoạt động của hệ thống điện sử dụng các bảng ghi nhiễu và ghi
lỗi. Chúng cũng có thể cung cấp các phép đo của hệ thống ở các khoảng ngắt
thông thường đến trung tâm điều khiển cho phép theo dõi từ xa và điều
khiển xảy ra.
Để cập nhật thông tin sản phẩm MiCOM, vào trang web:
www.alstom.com.
2. Giới thiệu về những hướng dẫn MiCOM
Những hướng dẫn MiCOM cung cấp mô tả chức năng và kỹ thuật của
relay bảo vệ và một tập tổng thể các hướng dẫn đối với việc sử dụng và ứng
dụng của relay.
Hướng dẫn này được chia làm hai phần sau đây:
Phần 1 - Hướng dẫn kỹ thuật, bao gồm các thông tin ứng dụng của
relay và mô tả kỹ thuật của các đặc trưng của nó. Mục đích chính của các kỹ


sư bảo vệ quan tâm là lựa chọn và ứng dụng relay vào việc bảo vệ hệ thống
điện.
Phần 2 - Hướng dẫn vận hành, chứa những thông tin lắp đặt và nhiệm
vụ của relay, và cũng có một phần của việc phát hiện lỗi. Phần này phục vụ
cho các kỹ sư công trường mà họ chịu trách nhiệm lắp đặt, nhiệm vụ và bảo
quản relay.
Nội dung chương trong mỗi phần được tóm tắt ở dưới:
Phần 1 Hướng dẫn kỹ thuật
Thao tác thiết bị điện tử
Phần an toàn
Chương 1 Giới thiệu
Hướng dẫn với nhiều giao diện người sử dụng khác nhau của
relay bảo vệ được mô tả làm cách nào để bắt đầu sử dụng relay.
Chương 2 Các chú thích ứng dụng
Những mô tả toàn diện và chi tiết các đặc trưng của relay bao
gồm cả các phần tử bảo vệ và các chức năng khác của relay như ghi nhiễu,
ghi sự kiện, lỗi cục bộ và luận lý sơ đồ được lập trình. Chương này gồm một
mô tả các ứng dụng hệ thống điện thông thường của relay, tính toán những
thông số phù hợp, một số ví dụ tiêu biểu, và làm các nào để các thông số cần
cài đặt vào relay.
Chương 3 Mô tả relay
Tổng quan về hoạt động của phần cứng và phần mềm của
relay. Chương này gồm thông tin mà trên đó các đặc trưng tự kiểm tra và
chuẩn đoán của relay.
Chương 4 Dữ liệu kỹ thuật
Dữ liệu kỹ thuật gồm các thang thông số, cấp chính xác, các
điều kiện vận hành được đề nghị, tỷ lệ và đặc tính dữ liệu. Tham khảo các
tiêu chuẩn kỹ thuật được trích dẫn ở nơi tương ứng.
Chương 5 Hướng dẫn truyền thông và giao diện
Chương này cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến các

giao diện truyền thông của relay, gồm một mô tả chi tiết của việc bằng cách
nào để truy xuất cơ sở dữ liệu các thông số cài đặt được lưu trữ trong relay.
Chương này cũng cung cấp thông tin trên mỗi các giao thức truyền thông mà
có thể được sử dụng với relay, và được chỉ định cho phép người sử dụng
thiết kế một giao diện thông thường đến hệ thống SCADA.
Phụ lục A Cơ dữ liệu trình đơn relay: Giao diện người sử dụng/ Courier/
Modbus/ IEC 60870-5-103/ DNP 3.0
Danh sác tất cả các thông số cài đặt chứa đựng bên trong
relay cùng với một mô tả tóm tắt của mỗi thông số.
Phụ lục B Sơ đồ kết nối bên ngoài
Tất cả các đầu đấu dây bên ngoài với relay.
Phụ lục C Luận lý sơ đồ lập được lập trình mặc định
Phụ lục D Tích hợp và tiểu sử phiên bản phần mềm/ phần cứng
Phần 2 Hướng dẫn vận hành
Thao tác thiết bị
Phần an toàn
Chương 1 Giới thiệu
Hướng dẫn cho những giao diện người sử dụng khác nhau
của relay bảo vệ, mô tả làm các nào để bắt đầu sử dụng relay.
Chương 2 Lắp đặt
Các giới thiệu mở, thao tác, kiểm tra và lưu trữ của relay.
Một hướng dẫn lắp đặt cơ điện của relay được cung cấp các đề nghị nối đất
kết hợp chặt chẽ.
Chương 3 Đặt hành và bảo trì
Các chỉ dẫn đặt hàng relay, gồm kiểm tra việc hiệu chỉnh và
chức năng của relay. Chính sách bảo trì chung đối với relay được phát thảo.
Chương 4 Phân tích vấn đề
Lời khuyên làm thế nào để nhận ra các chế độ lỗi và giáo
trình hoạt động được đề nghị.
Phụ lục A Cơ sở dữ liệu trình đơn: Giao diện người sử dụng/ Courier/

Modbus/ IEC 60870-5-103/ DNP 3.0
Danh sác tất cả các thông số chứa đựng bên trong relay cùng
với mô tả tóm tắt mỗi thông số.
Phụ lục B Sơ đồ kết nối bên ngoài
Tất cả những kết nối bên ngoài với relay.
Phụ lục C Luận lý sơ đồ được lập trình mặc định
Phụ lục D Tích hợp và tiểu sử phiên bản phần cứng và phần mềm
Hình thức sửa chữa
3. Các giao diện và cấu trúc trình đơn
Những thông số và những chức năng của relay bảo vệ MiCOM có thể
được truy xuất cả bàn phím ở bảng điều khiển phía trước và thông qua các
cổng truyền thông ở mặt trước và mặt sau. Thông tin trên mỗi một của các
phương pháp này được cho trong phần này, mô tả bằng cách nào để bắt đầu
sử dụng relay.
3.1 Giới thiệu về relay
3.1.1 Bảng mặt trước
Bảng mặt trước của relay được cho ở hình 1, với các vỏ khớp nối ở trên
và ở dưới của relay để hở. Bảo vệ mặt trước relay là một cái nắp trong suốt.
Khi nắp này đóng chỉ cho phép người sử dụng đọc. Tháo nắp ra không làm
mất khả năng chống lại tác động môi trường của sản phẩm, nhưng cho phép
truy xuất những thông số của relay. Khi truy xuất đầy đủ phải cần bàn phím
relay, đối với việc cài đặt thông số, phải bật và tháo nắp ra khi đầu và đáy
nắp được mở. Nếu nắp ở dưới thấp đóng niêm, phải tháo niêm. Sử dụng các
gờ của nắp trong suốt, kéo cạnh đáy ra từ mặt trước relay cho đến khi niêm
lộ ra rõ ràng.
Sau đó nắp này được dựng thẳng đứng xuống để tháo hai cái tai cố định
từ các hốc của chúng trong bẳng mặt trước của relay.
Hình 1: Tổng quan mặt trước relay
Bảng mặt trước của relay gồm các phần sau đây, được chỉ định trong
hình 1 ở trên:

- Màn hình tinh thể lỏng ma trận – LCD 2 dòng x 16 ký tự.
- Bàn phím có 7 phím gồm 4 phím mũi tên ( , , và ), một
phím enter ( ), một phím xóa ( ) và một phím đọc ( ).
- 12 đèn LED; 4 đèn LED có chức năng cố định bên phía trái của
bảng mặt trước của relay và 8 đèn LED chức năng lập trình được
bên phải bảng mặt trước.
Phía dưới đỉnh nắp bản lề:
- Số serial relay, và thông tin tỷ lệ dòng và áp.
Phía dưới đáy của nắp bản lề:
- Hộc pin để chưa pin ½ AA mà nó được dùng để phục hồi đồng hồ
thời gian thực, các bảng ghi sự kiện, lỗi và nhiễu.
- Một cổng đầu cái loại D 9 chân để truyền thông với máy tính cục bộ
với relay (lên đến khoảng cách 15 m) qua cổng kết nối dữ liệu nối
tiếp RS232.
- Một cổng đầu cái loại D 25 chân cung cấp giám sát tín hiệu nội tại
và tải xuống phần mềm và ngôn ngữ cục bộ tốc độ cao thông qua
việc kết nối dữ liệu song song.
Các đèn LED chức năng cố định bên trái mặt trước relay được sử dụng
để chỉ định các điều kiện sau đây:
Trip (đỏ) - bật chỉ định relay đã xuất ra tín hiệu bật – trip. Nó được cài
đặt lại khi bảng ghi lỗi liên kết bị xóa từ màn hình.
Alarm (vàng) – báo động chớp sáng để chỉ định rằng relay đã ghi một
báo động. Điều này có thể bị nhảy cấp bởi một lổi, sự kiện hoặc bảng ghi
giữ. LED sẽ chớp sáng cho đến khi những báo động được chấp nhận (được
đọc), sau đó LED này sẽ chuyển qua chế độ sáng rực liên tục, và sẽ tắt khi
những báo động bị xóa.
Out of service (vàng) – đèn không phục vụ chỉ định rằng chức năng bảo
vệ không sẵn sàng.
Healthy (xanh lá cây) – đèn tình trạng chỉ định rằng relay đang làm việc
đúng chức năng phân cấp, và phải tại mọi thời điểm. Nó sẽ tắt nếu các đặc

trưng tự kiểm tra của relay chỉ định rằng đang có một lỗi nào đó ở phần cứng
hoặc phần mềm của relay. Trạng thái của đèn tình trạng được phản ánh bởi
tiếp điểm giám sát ở phía sau của relay.
Bảng mặt sau của relay
Bảng mặt sau của relay được cho ở hình 2. Tất cả những tín hiệu dòng
và áp, những tín hiệu ngõ vào logic số và các tiếp điểm ngõ ra được kết nối
tại mặt sau của relay. Cũng như kết nối ở mặt sau relay được xoắn lại từng
cặp dây đối với cổng truyền thông RS485, ngõ vào đồng bộ thời gian IRIG-
B và cổng truyền thông cáp quang tùy chọn.
Hình 2b: Tổng quan mặt sau relay 80 TE
Tham khảo sơ đồ đấu dây ở phụ lục B để biết thêm chi tiết kết nối đầy
đủ.
3.2 Giới thiệu các giao diện người sử dụng và lựa chọn các thông số cài đặt
Relay có ba giao diện người sử dụng:
- Giao diện người sử dụng ở mặt trước relay thông qua màn hình LCD
và bàn phím.
- Cổng ở mặt trước hỗ trợ truyền thông Courier.
- Cổng ở mặt trước hỗ trợ một trong những giao thức truyền thông
Courier, Modbus, IEC 60870-5-103 hoặc DNP3.0. Giao thức truyền thông
đối với cổng ở mặt trước phải được chỉ định khi phân cấp relay.
Thông tin đo đạt và những thông số relay có thể được truy xuất từ ba
giao thức được tóm tắt trong bảng 1 dưới đây:
Keypad
/ LCD
Courier Modb
us
IEC
870-5-
103
DNP

3.0
Hiển thị và thay đổi tất cả
các thông số
• • •
Trạng thái tín hiệu ngõ
ra/vào số
• • • • •
Hiển thị/trích các giá trị đo • • • • •
Hiển thị/trích các bảng ghi
lỗi
• • •
Trích các bảng ghi nhiễu • •
Các thông số luận lý sơ đồ
lập trình

Cài đặt lại các bảng ghi lỗi
và báo động
• • • • •
Xóa các bảng ghi lỗi và sự
kiện
• • • •
Đồng bộ thời gian • • •
Các lệnh điều khiển • • • • •
3.3 Cấu trúc trình đơn
Trình đơn của relay được sắp xếp theo cấu trúc bảng. Mỗi thông số
trong trình đơn được xem như một ô, mỗi ô trong trình đơn có thể được truy
xuất bằng việc tra cứu đến một địa chỉ một hàng và cột. Các thông số được
sắp đặt do đó mỗi cột chứa các thông số liên quan. Hình 3 cho ở dưới, hàng
trên cùng của mỗi cột chứa các tiêu đề mà nó mô tả các thông số chứa bên
trong cột đó. Di chuyển giữa các cột của trình đơn có thể chỉ được thực hiện

ở cấp tiêu đề cột. Một danh sách toàn thể của tất cả các thông số trình đơn
được cho trong phụ lục A.
Hình 3: Cấu trúc trình đơn
Tất cả các thông số trong trình đơn chia thành một trong ba loại: các thông
số cài đặt, các thông số ghi nhiễu hoặc các thông số điều khiển và hỗ trợ
(C&S). Một trong hai phương pháp khác nhau được sử dụng để thay đổi một
thông số phụ thuộc vào loại mà thông số đó được phân chia. Các thông số
điều khiển và hỗ trợ được lưu trữ và được sử dụng bởi relay tức thì ngay sau
khi chúng được nhập vào. Đối với cả các thông số bảo vệ hoặc các thông số
ghi nhiễu, relay lưu trữ những giá trị thông số mới vào một vùng tạm thời.
Nó kích hoạt tất cả các thông số mới với nhau, nhưng chỉ sau khi nó được
xác nhận rằng các thông số mới đã được chọn. Kỹ thuật này được dùng để
cung cấp bảo vệ đặc biệt, vì thế một số thay đổi thông số được thực hiện
trong nhóm các thông số bảo vệ tất cả sẽ có giá trị hiệu lực đồng thời.
3.3.1 Các thông số bảo vệ
Các thông số bảo vệ gồm các hạng mục sau:
- Các thông số phần tử bảo vệ
- Các thông số luận lý – logic sơ đồ
- Các thông số tự động đóng lại vài kiểm tra đồng bộ
- Các thông số quy định ranh giới lỗi
Có bốn nhóm các thông số bảo vệ, với mỗi nhóm chứa cùng các ô
thông số. Một nhóm của các thông số bảo vệ được chọn như là nhóm tích
cực, và được sử dụng bởi các phần tử bảo vệ.
3.3.2 Các thông số ghi nhiễu
Các thông số ghi lỗi gồm khoảng thời gian bảng ghi lỗi và vị trí bảng
ghi, chọn lựa tín hiệu tương tự và tín hiệu số cho bảng ghi, và các nguồn tín
hiệu ghi vào bảng ghi.
3.3.3 Các thông số điều khiển và hỗ trợ
Các thông số điều khiển và hỗ trợ gồm:
- Nhóm thông số bảo vệ tích cực

- Các thông số mật khẩu & ngôn ngữ
- Các thông số điều khiển & theo dõi máy cắt
- Các thông số thông tin liên lạc
- Các thông số đo đạt
- Các thông số bảng ghi sự kiện & lỗi
- Các thông số giao diện người sử dụng
- Các thông số mệnh lệnh
3.3.4 Bảo vệ mật khẩu
Cấu trúc trình đơn chứa ba cấp truy xuất. Cấp truy xuất mà nó cho phép
xác định những thông số của relay có thể thay đổi và được điều khiển bởi
quyền của hai mật khẩu khác nhau. Các cấp truy xuất được tóm tắt ở bảng 2,
như sau:
Cấp truy xuất Các hoạt động được phép
Cấp 0
Không cần mật khẩu
Truy xuất đọc tất các cả các thông số, các
động, các bảng ghi sự kiện và lỗi
Cấp 1
Mật khẩu 1 hoặc 2
Như cấp 0 và thêm:
- các lệnh điều khiển…
- đóng/mở máy cắt
- cài đặt lại các điều kiện báo động và lỗi
- cài đặt lại các đèn LED
- xóa các bảng ghi sự kiện và lỗi
Cấp 2
Như cấp 1 và thêm:
Yêu cầu mật khẩu 2
Truy xuất tất cả các tham số khác
Mỗi một trong hai mật khẩu gồm bốn chữ cái viết hoa. Mật khẩu mặc

định của nhà sản xuất là AAAA. Mỗi mật khẩu là tùy thay đổi người sử
dụng miễn khi nhập vào đúng. Mục mật khẩu được hoàn thành cả bởi một
dấu nhắc khi một sự thay đổi thông số được thử, hoặc bởi di chuyển đến ô
‘Password’ - mật khẩu trong cột ‘System data’ - dữ liệu hệ thống của trình
đơn. Cấp truy xuất được được cho phép độc lập đối với mỗi giao diện, điều
đó nói lên rằng nếu cấp truy xuất 2 cho phép đối với cổng truyền thông ở
mặt sau, truy xuất bảng ở mặt trước sẽ giữ lại ở cấp 0 trừ phi mật khẩu chính
xác được nhập vào qua bảng ở mặt trước. Cấp truy xuất được cho phép bởi
mục mật khẩu sẽ hết thời gian một cách độc lập đối với mỗi giao diện sau
một khoảng thời gian không tác động và quay lại giá cấp mặc định. Nếu các
mật khẩu bị mất mộy mật khẩu khẩn cấp được cung cấp – liên hệ ALSTOM
với số serial của relay. Cấp dòng điện truy xuất được cho phép đối với một
giao diện có thể được xác định bởi ô thẩm tra cấp truy xuất ‘Access level’
trong cột hệ thống dữ liệu ‘System data’, cấp truy xuất đối với giao diện
người sử dụng UI bảng ở mặt trước relay, cũng có thể được tìm thấp như
một trong các lựa chọn hiển thị mặc định.
Relay được cung cấp với một cấp truy xuất mặtc định cấp 2, như thế
không một mật khẩu nào được quyền đòi hỏi thay đổi bất kỳ các thông số cài
đặt relay. Điều có thể cài đặt cấp truy xuất trình đơn mặc định đến cấp 0
hoặc cấp 1, ngăn chặn truy xuất viết vào các thông số relay không đúng mật
khẩu. Cấp truy xuất trình đơn mặc định được cài đặt trong ô điều khiển mật
khẩu ‘Password control’ mà nó được tìm thấy trong cột dữ liệu hệ thống
‘System data’ của trình đơn (chú ý rằng thông số này chỉ có thể được thay
đổi khi truy xuất cấp 2 cho phép).
3.5 Cấu hình relay
Relay là một thiết bị đa chức năng, nó hỗ trợ những đặc trưng bảo vệ,
điều khiển, truyền thông khác nhau. Để đơn giản hóa thông số relay, có một
cột các thông số cấu hình được sử dụng để cho phép hoặc không cho phép
nhiều chức năng của relay. Các thông số liên quan với bất kỳ chức năng nào
không cho phép thì không được hiển thị, ví dụ, chúng không được đưa ra

trong trình đơn. Để không cho phép một chức năng thay đổi ô tương ứng
trong cột cấu hình ‘Configuration’ từ cho phép ‘Enable’ sang không cho
phép ‘Disable’.
Những điều khiển của cột cấu hình mà các nhóm các thông số được
chọn lựa tích cực thông qua ô các thông số tích cực ‘Active settings’. Một
nhóm thông số bảo vệ cũng có thể không cho phép trong cột cấu hình, được
cung cấp nó không là nhóm tác động hiện thời. Tương tự như vậy, một
nhóm thông số không cho phép cũng không được cài đặt như là nhóm tích
cực.
Cột cũng cho phép tất cả những giá trị thông số trong một nhóm của
các thông số bảo vệ được sao chép sang một nhóm khác.
Để làm điều được này trước tiên sao chép ô ‘Copy from’ đến nhóm
thông số bảo vệ để được sao chép, đặt ô phụ hồi các mặc định ‘Restore
defaults’ đến số nhóm tưng ứng. Một cách luân phiên có thể cài đặt ô các
mặc định phục hồi ‘Restore defaults’ sang tất cả các thông số ‘All settings’
để phụ hồi các giá trị mặc định đối với các tất cả các thông số của relay,
không chỉ những thông số của nhóm bảo vệ. Đầu tiên các thông số mặc định
sẽ được đặt vào vùng linh tinh và sẽ chỉ được sử dụng bởi relay sau khi
chúng được xác nhận. Chú ý rằng các mặc định phục hồi đối với các thông
số gồm các thông số ngõ truyền thông ở mặc sau relay, chúng có thể đưa đến
kết quả trong truyền thông thông qua cổng truyền thông ở mặt sau relay
đang bị phá vỡ nếu các thông số mới không phù hợp với chúng trong trạm
chủ.
3.6 Giao diện người sử dụng bảng ở mặt trước relay (bàn phím và màn hình
LCD
Khi bàn phím được đưa ra nó cung cấp tất cả những truy xuất đến các
lựa chọn trình đơn của relay, với những thông tin được hiển thị trên màn
hình LCD.
Các phím , , và được sử dụng đối để qua lại giữa các trình
đơn và những thay đổi giá trị thông số gồm một chức năng tự động lặp lại

mà nó hình thành hoạt động nếu bất kỳ các phím này được nhấn giữ liên tục.
Điều này có thể được sử dụng để tăng tốc cho cả hai việc chuyển qua lại
giữa các trình đơn và những thay đổi giá trị thông số; càng nhấn giữ phím
càng lâu thì tốc độ thay đổi hoặc sự di chuyển càng nhanh.
Hình 4: Giao diện người sử dụng mặt trước relay
3.6.1 Hiển thị mặc định và hết thời gian hiển thị trình đơn
Trình đơn bảng mặt trước relay có màn hình mặc định có thể được chọn
lựa. Relay sẽ hết thời gian và trở về màn hình hiển thị mặc định và chuyển
ánh sáng nền LCD tắt sau 15 phút không tác động các phím. Nếu điều này
xảy ra bất kỳ sự thay đổi thông số nào mà không được xác nhận sẽ bị mất và
giữ lại những giá trị thông số gốc.
Nội dung của màn hình mặc định có thể được chọn lựa từ những lựa
chọn sau đây: dòng ba pha và dòng trung tính, điện áp ba pha, tầng số hệ
thống, ngày và thời gian, thông số relay, hoặc tham chiếu thiết bị được
người sử dụng định nghĩa. Màn hình mặc định được chọn với ô màn hình
mặc định ‘Default display’ của cột ‘Measure’t setup’. Cũng từ màn hình mặc
định những lựa chọn hiển thị mặc định khác có thể được cuộn lên xuống
thông qua hai phím và . Tuy nhiên màn hình mặc định chọn lựa trình đơn
sẽ được lưu trữ sau hết thời gian hiển thị trình đơn trôi qua. Bất kỳ khi nào
có một báo động không thể xóa hiển thị ở relay (ví dụ: bảng ghi lỗi, báo
động bảo vệ, báo động điều khiển v.v…) màn hình mặc định sẽ được thay
thế bởi:
Alarms/Faults
Present


Quyền vào cấu trúc trình đơn của relay được thực hiện từ màn hình
mặc định và nó không ảnh hưởng nếu màn hình hiển thị thông điệp
‘Alarms/Faults present’.
3.6.2 Di chuyển qua lại trình đơn và đọc lướt thông số

Sử dụng bốn phím mũi tên để đọc lướt qua thông số, theo cấu trúc được
chỉ ra trong hình 4. Do đó, bắt đầu tại màn hình mặc định phím sẽ hiển
thị tiêu đề cột đầu tiên. Để chọn tiêu đề cột mong muốn sử dụng phím và
phím . Dữ liệu thông số chứa trong cột sau đó có thể được quan sát bởi các
các phím , . Có thể trở về tiêu đề cột cả bằng cách giữ phím mũi tên
xuống hoặc nhấn phím xóa . Chỉ có thể di chuyển ngang các cột tại cấp
tiêu đề cột. Để trở về màn hình mặc định nhấn phím hoặc phím từ bất
kỳ những tiêu đề cột nào. Có thể đi thẳng đến màn hình mặc định từ phía
trong một trong các ô cột bằng cách sử dụng đặc trưng tự lặp lại của phím
, khi đặc trưng tự lặp lại sẽ dừng tại tiêu đề cột. Để di chuyển đến màn
hình mặc định, phím phải được giải phóng và nhấn lại lần nữa.
3.6.3 Quyền mật khẩu
Khi quyền của một mật khẩu yêu cầu theo sau dấu nhắc sẽ xuất hiện:
Enter password
**** Level 1


Chú ý: Mật khẩu đòi hỏi để biên tập thông số là dấu nhắc như hình ở trên.
Một con trỏ chớp sáng sẽ chỉ định vùng ký tự của mật khẩu được phép
thay đổi. Nhấn và để thay đổi mỗi ký tự giữa các ký tự từ A đến Z.
Để di chuyển giữa các vùng ký tự của mật khẩu, sử dụng phím và
phím .
Mật khẩu được xác nhận bằng cách nhấn phím . Màn hình sẽ trở lại
màn hình nhập mật khẩu ‘Enter Password’ nếu mật khẩu được nhập bị sai.
Tại điểm này của một thông điệp sẽ được hiển thị chỉ định rằng dù một mật
khẩu hợp lệ đã được nhập và nếu như vậy cấp truy xuất đã bị mở. Nếu cấp
này là đầy đủ để biên tập thông số được chọn sau đó màn hình sẽ quay về
trang thông số để cho phép biên tập tiếp tục. Nếu cấp của mật khẩu hợp lệ
không được nhập vào, sau đó trang nhắc mật khẩu sẽ quay trở về. Để thoát
khỏi dấu nhắc này nhấn phím xóa . Luân phiên như vậy, mật khẩu có thể

được nhập vào bằng các sử dụng ô mật khẩu ‘Password’ của cột dữ liệu hệ
thống ‘System data’.
Đối với giao diện người sử dụng bảng mặt trước relay, mật khẩu bảo vệ
truy xuất sẽ chuyển qua cấp truy xuất mặc định sau khi bàn phím không
được tác động trong khoảng thời gian 15 phút. Cho phép cài đặt lại bảo vệ
mật khẩu đối với cấp mặc định bằng các chuyển ô trình đơn mật khẩu
‘Password’ trong cột dữ liệu hệ thống ‘System data’ và nhấn phím xóa
thay vì nhập một mật khẩu.
3.6.4 Đọc và xóa các thông điệp báo động và bảng ghi lỗi
Sự hiện diện của một hoặc nhiều thông điệp báo động sẽ được chỉ định
bởi màn hình mặc định và bởi đèn LED báo động màu vàng chớp sáng. Các
thông điệp báo động có thể hoặc tự cài đặt lại hoặc bị chốt, trong trường hợp
này chúng phải bị xóa bằng tay. Để quan sát các thông điệp lỗi nhấn phím
đọc . Khi tất cả các trang của bảng ghi lỗi đã được quan sát, dấu nhắc sau
đây sẽ xuất hiện:
Press clear to
reset alarms


Để xóa tất cả các thông điệp báo động, nhấn phím ; để trở về màn
hình hiển thị báo động/lỗi và loại bỏ những báo động không thể xóa, nhấn
phím . Tùy thuộc vào các thông số cấu hình mật khẩu, có thể cần thiết
nhập vào một mật khẩu trước khi các thông điệp có thể được xóa (tham khảo
phần quyền mật khẩu). Khi những báo động đã được xóa đèn LED báo động
màu vàng sẽ biến mất, như đèn LED bật màu đỏ nếu nó sáng liên tục sau
một lệnh bật.
Luân phiên, có thể tăng tốc thủ tục, khi người quan sát báo động nhập
vào bằng cách sử dụng phím , phím có thể được nhấn, điều này sẽ
chuyển màn hình thẳng đến bảng ghi lỗi. Nhấn phím lại sẽ chuyển thẳng
đến dấu nhắc cài đặt lại báo động khi nhấn phím một lần nữa sẽ xóa tất

cả các báo động.
3.6.5 Các thay đổi thông số
Để thay đổi giá trị một thông số, đầu tiên di chuyển trình đơn để hiển
thị ô tương ứng. Để thay đổi giá trị ô nhấn phím nhập , nó sẽ đưa ra một
con trỏ chớp sáng trên màn hình LCD để chỉ định rằng giá trị đó có thể được
thay đổi. Điều này chỉ xảy ra nếu mật khẩu tương ứng đã được nhập vào,
ngược lại dấu nhắc để nhập mật khẩu sẽ xuất hiện. Sau đó, giá trị thông số
có thể bị thay đổi bằng cách nhấn phím hoặc các phím. Nếu thông số được
thay đổi là một giá trị nhị phân hoặc một chuỗi text, bit hoặc ký tự đòi hỏi để
được thay đổi trước tiên phải được chọn bằng cách sử dụng các phím ,
. Khi giá trị mới mong muốn đã đạt được, nhấn phím để xác nhận thông
số mới. Cứ luân phiên như thế, giá trị mới sẽ bị loại bỏ hoặc nhấn phím
hoặc nếu hết thời gian hiển thị trình đơn diễn ra.
Đối với các thông số nhóm bảo vệ và các thông số ghi nhiễu, những sự
thay đổi phải được xác nhận trước khi chúng được sử dụng bởi relay. Để làm
điều này, khi tất cả các sự thay đổi yêu cầu đã được nhập vào, trở lại cấp tiêu
đề cột và nhấn phím. Trước khi trở về màn hình mặc định dấu nhắc sau đây
sẽ được cho:
Update settings?
Enter or clear


Nhấn sẽ đưa đến các thông số mới được được chấp nhận, nhấn
phím sẽ khiến relay loại bỏ các giá trị vừa mới được nhập vào. Chú ý
rằng, những giá trị thông số cũng sẽ được loại bỏ nếu thời gian hiển thị trình
đơn hết trước khi những sự thay đổi thông số đã được xác nhận. Các thông
số điều khiển và hỗ trợ sẽ được cập nhật ngay lập tức sau khi chúng được
nhập vào, không cần dấu nhắc các thông số cập nhật ‘Update settings?’.
3.7 Giao diện người sử dụng cổng truyền thông ở mặt trước relay
Cổng truyền thông ở mặt trước được cung cấp bởi một đầu cái loại D 9

chân ở định vị ở dưới đáy nắp. Nó cung cấp truyền thông dữ liệu nối tiếp
RS232 và được dành cho việc sử dụng một PC cục bộ kết nối với relay
(khoảng cách lên đến 15m) như hình 5 ở dưới. Cổng này chỉ hỗ trợ giao thức
truyền thông Courier. Courier là ngôn ngữ truyền thông được phát triển bởi
ALSTOM T&D Protection & Control cho phép truyền thông với loạt các
relay bảo vệ của nó. Cổng ở mặt trước relay được thiết kế đặc biệt để chạy
chương trình các thông số relay MiCOM S1 trên nền Window 95/NT.
Hình 5: Kết nối cổng ở mặt trước
Relay là một thiết bị trang bị truyền thông dữ liệu – Data
Communication Equipment. Do đó, các chân kết nối của relay được cho ở
dưới đây:
Chân số 2 Tx truyền dữ liệu
Chân số 3 Rx nhận dữ liệu
Chân số 5 Chân các điện áp chung 0V
Không chân nào ngoài các chân trên được kết nối với relay. Relay phải
được kết nối với cổng nối tiếp của một PC, thông thường được gọi là COM1
hoặc COM2. Các PC thông thường được gọi là thiết bị đầu cuối dữ liệu –
Data Terminal Equipment (DTE) chúng có một cổng nối tiếp, các chân kết
nối được cho ở dưới đây:
Loại 25 chân Loại 9 chân
Chân số 3 chân số 2 Rx nhận dữ liệu
Chân số 2 chân số 3 Tx truyền dữ liệu
Chân số 7 chân số 5 chân các điện áp chung 0V
Để truyền thông dữ liệu thành công, chân Tx trên relay phải được kết
nối với chân Rx trên PC, và chân Px trên relay phải được kết nối với chân
Tx trên PC, như hình 6 minh họa dưới đây. Do đó, với điều kiện là PC là
một DTE với các chân kết nối như đã cho ở trên, một đầu kết nối nối tiếp
truyền thẳng được yêu cầu, ví dụ một kết nối mà chân 2 với chân 2, chân 3
với chân 3, và chân 5 với chân 5. Chú ý rằng một chân chung vì sự khó khăn
với việc truyền thông dữ liệu nối tiếp được kết nối Tx với Tx và Rx với Rx.

Điều này xảy ra nếu đầu nối tiếp chéo được sử dụng, ví dụ một kết nối mà
chân 2 với chân 3, và chân 3 với chân 2, hoặc nếu PC có cùng cấu hình chân
như cấu hình chân của relay.
Hình 6: Kết nối tín hiệu PC – relay
Thực hiện kết nối vật lý từ relay với PC, các thông số phương tiện liên
lạc của PC phải được cấu hình phù hợp với những thông số phương tiện liên
lạc của relay. Các thông số phương tiện liên lạc của relay đối với cổng mặt
trước là cố định và được cho ở bảng dưới đây:
Giao thức truyền Courier
Tốc độ Baud 19,200 bits/s
Địa chỉ Courier 1
Định dạng thông điệp
11 bit – 1 start bit (1 bit khởi đầu), 8 data
bits (8 bit dữ liệu), 1 parity bit (even
parity) (1 bit kiểm tra chẳn lẻ, ở đây một
bit kiểm tra chẳn), 1 stop bit (1 bit dừng)
Thời gian không tác động của cổng mặt trước được cài đặt là 15 phút.
Điều này điều khiển thời gian bao lâu relay sẽ duy trì cấp truy xuất mật khẩu
của chính nó ở cổng mặt trước của relay. Nếu không một thông điệp nào
được nhận ở cổng ở mặt trước trong vòng 15 phút thì sau đó không một cấp
truy xuất mật khẩu nào được phép sẽ bị hủy bỏ.
3.8 Giao diện người sử dụng ở cổng truyền thông mặt sau
Cổng ở mặt sau relay có thể hỗ trợ một trong bốn giao thức truyền
thông (Courier, Modbus, DNP3.0, IEC 60870-5-103), việc chọn một trong
những giao thức này phải được thực hiện khi phân cấp relay. Cổng truyền
thông ở mặt sau relay được cung cấp bởi đầu nối xoắn 3 cực nằm ở phía sau
lưng relay. Tham khảo phụ lục B để biết thêm chi tiết về các đầu cuối kết
nối. Cổng sau relay cung cấp truyền thông dữ liệu nối tiếp K-Bus/RS485 và
được dùng để sử dụng với một kết nối dây cố định với trung tâm điều từ xa.
Trong ba kết nối, hai được dùng để kết nối tín hiệu, và kết nối còn lại được

dùng để nối đất vỏ cáp. Khi lựa chọn K-Bus được chọn đối với cổng giao
tiếp ở mặt sau, hai kết nối tín hiệu không phân cực rõ ràng, tuy nhiên đối với
các giao thức Modbus, IEC 60870-5-103 và DNP3.0 phải chú ý đến cực
tính.
Giao thức truyền thông được cung cấp bởi relay được chỉ định trong
trình đơn relay ở cột ‘Communications’. Sử dụng bàn phím và màn hình
LCD, trước tiên kiểm tra ô các thông số phương tiện liên lạc ‘Comms
settings’ trong cột cấu hình ‘Configuration’ được cài đặt ‘Visible’, sau đó di
chuyển sang cột phương tiện liên lạc ‘Communications’. Ô đầu tiên dưới cột
chỉ giao thức truyền thông được sử dụng bởi cổng ở mặt sau relay.
3.8.1 Truyền thông Courier
Courier là ngôn ngữ truyền thông phát triển bởi ALSTOM T&D
Protetion & Control cho phép kiểm tra từ xa của một loạt các relay bảo vệ.
Courier làm viện trên nền tảng chủ/tớ - master/slave mà ở đó các đơn vị tớ
chứa thông tin về hình thức của một cơ sở dữ liệu, và đáp ứng với thông tin
từ cơ sở dữ liệu khi nó được đòi hỏi bởi đơn vị chủ.
Relay là đơn vị tớ mà nó được thiết kế để sử dụng với một đơn vị chủ
Courier như là MiCOM S1, MiCOM S10, PAS&T hoặc một hệ thống
SCADA.
MiCOM S1 là một gói phần mềm tương thích với hệ điều hành
Windows NT4.0/95 được thiết kế riêng biệt cho việc thay đổi thông số relay.
Để sử dụng cổng ở mặt sau truyền thông với trạm chủ trên nền nảng PC
sử dụng giao thức truyền PC, phải sử dụng kit KITZ K-Bus để chuyển đổi
giao thức RS232. Kit này có thể mua từ ALSTOM T&D Protection &
Control. Một kiểu sắp xếp kết nối tiêu biểu được minh họa ở hình 7. Đối với
những thông tin chi tiết hơn trên các sắp xếp kết nối có thể khác, tham khảo
ở sổ tay phần mềm trạm chủ Courier và sổ tay kit chuyển đổi giao thức
KITZ. Mỗi cặp cáp xoắn K-Bus, chiều dài lên đến 1000 m và lên đến 32
relay có thể được kết nối với nó.
Hình 7: Sự sắp xếp kết nối truyền thông từ xa

Thực hiện kết nối vật lý với relay, những thông số phương tiện liên lạc
của relay phải được cấu hình. Để làm được điều này, sử dụng giao diện
người sử dụng là bàn phím và màn hình LCD.
Trong trình đơn relay, trước tiên phải kiểm tra ô các thông sổ truyền
thông ‘Comms settings’ trong cột phương tiện liên lạc ‘Communications’.
Chỉ hai thông số được áp dụng cho cổng truyền thông ở mặt sau relay sử
dụng giao thức Courier, địa chỉ của relay và bộ định thời không hoạt động.
Truyền thông đồng bộ được sử dụng ở tốc độ baud là 64kbits/s.
Di chuyển xuống cột phương tiện liên lạc ‘Communications’ từ tiêu đề
cột đến ô đầu tiên ở dưới mà nó chỉ định giao thức truyền thông:
Protocol
Courier


Đến ô kế tiếp ở dưới cột điều khiển địa chỉ relay:
Remote address
1


Mỗi cặp cáp xoắn K-Bus có thể kết nối với 32 relay, như đã minh họa
trong hình 7, điều cần thiết là mỗi relay phải có địa chỉ duy nhất, do đó các
thông điệp từ trạm điều khiển chủ được chấp nhận bởi một relay duy nhất.
Giao thức Courier dùng số tự nhiên nguyên dương – integer từ 0 đến 255 để
đánh địa chỉ cho relay và được cài đặt trong ô này. Điều quan trọng là không
được hai relay có cùng một địa chỉ Courier. Sau đó, địa chỉ Courier được
dùng để trạm chủ truyền thông với relay.
Đến ô kế tiếp ở dưới điều khiển bộ định thời không hoạt động:
Inactivity timer
10.00 mins



Bộ định thời không hoạt động điều khiển thời gian bao lâu relay sẽ đợi
không nhận bất kỳ thông điệp nào trên cổng ở mặt sau relay trước khi nó
chuyển đổi trạng thái mặc định của chính nó, bao gồm việc hủy bỏ bất kỳ
truy xuất mật khẩu nào mà chúng đã được phép. Đối với cổng truyền thông
ở mặt sau relay điều này có thể được cài đặt từ 1 đến 30 phút.
Chú ý rằng các thông số bảo vệ và các thông số ghi nhiễu được thay đổi
bằng việc dùng một trình biên soạn trực tuyến như PAS&T phải được xác
nhận viết vào ô ‘Save changes’ của cột cấu hình ‘Configuration’. Các
chương trình soạn thảo độc lập như MiCOM S1 không đòi hỏi việc này đối
với những sự thay đổi thông số ảnh hưởng.
3.8.2 Truyền thông Modbus
Mobus là một giao thức truyền thông chủ/tớ - master/slave, có thể được
dùng để điều khiển mạng. Tương tự truyền thông Courier, hệ thống làm việc
bởi thiết bị chủ bắt đầu tất cả các hoạt động và các thiết bị tớ, các relay, đáp
ứng lại chủ bằng cách cung cấp dữ liệu yêu cầu hoặc bằng cách đáp ứng tác
động yêu cầu.
Truyền thông modbus được thực hiện thông qua một cặp cáp xoắn kết
nối với cổng sau relay và có thể được sử dụng khoảng cách lên đến 1000 m
với 32 thiết bị tớ.
Để sử dụng cổng sau relay với truyền thông Modbus, các thông số
phương tiện liên lạc của relay phải được cấu hình. Để thực hiện được việc
này sử dụng giao diện người sử dụng là bàn phím và màn hình LCD. Trong
trình đơn relay, trước tiên kiểm tra ô các thông số phương tiện liên lạc
‘Comms settings’ trong cột cấu hình ‘Configuration’ được kích hoạt
‘Visible’, sau đó, di chuyển đến cột phương tiện liên lạc. Bốn thông số áp
dụng cho cổng sau relay sử dụng giao thức truyền Modbus được mô tả dưới
đây. Di chuyển xuống cột phương tiện liên lạc ‘Commmnications’ từ tiêu đề
cột đến ô đầu tiên phía dưới, ở đó chỉ định giao thức truyền thông:
Protocol

Modbus


Chuyển xuống ô kế tiếp để đánh địa chỉ Modbus cho relay:
Modbus address
23


Lên đến 32 relay có thể được kết nối với cáp truyền Modbus, và do đó,
điều cần thiết đối với mỗi relay phải có một địa chỉ duy nhất để các thông
điệp từ trạm điều khiển chủ được chấp nhận bởi một relay duy nhất. Modbus
sử dụng số nguyên dương – integer từ 1 đến 247 để đánh địa chỉ relay. Điều
quan trọng là hai relay không được đánh cùng một địa chỉ. Sau đó, địa chỉ
Modbus được sử dụng bởi trạm chủ để truyền thông với relay.
Di chuyển đến ô kế tiếp phía dưới điều khiển bộ định thời không hoạt
động:
Inactivity timer
10.00 mins


Bộ định thời không hoạt động điều khiển thời gian bao lâu relay sẽ đợi
không nhận bất kỳ thông điệp nào trên cổng sau relay trước khi nó chuyển
đổi trạng thái mặc định của chính nó, bao gồm việc hủy bỏ bất kỳ truy xuất
mật khẩu nào đã được cho phép. Đối với cổng truyền thông phía sau relay,
điều này có thể được cài đặt từ 1 đến 30 phút.
Di chuyển đến ô kế tiếp ở phía dưới cột điều khiển tốc độ baud được sử
dụng:
Baud rate
9600 bits/s



Truyền thông Modbus không đồng bộ. Có ba tốc độ baud được hổ trợ
bởi relay, ‘9600 bits/s’, ‘19200 bits/s’ và 38400 bits/s’. Điều quan trọng là
bất kỳ tốc độ baud nào được chọn trên relay đi nữa thì phải cài đặt cùng tốc
độ baud đó trên trạm chủ Modbus.
Di chuyển đến ô kế tiếp điều khiển định dạng cờ kiểm tra chẳn lẻ được
sử dụng trong các frame dữ liệu:
Parity
None


Cờ có thể được cài đặt là một trong ‘None – không’, ‘Odd - lẻ’, ‘Even -
chẳn’. Điều quan trọng là bất kỳ định dạng cờ kiểm tra chẳn lẻ nào trên relay
đều phải giống trên định dạng của trạm chủ Modbus.
3.8.3 Truyền thông IEC 60870-5 CS 103
Đặc tính kỹ thuật IEC truyền thông IEC 60870-5-103: Các hệ thống và
thiết bị điều khiển từ xa, Phần 5: Phần 103 các giao thức truyền định nghĩa
việc dùng các tiêu chuẩn IEC 60870-5-1 đến IEC 60870-5-5 để truyền thông
với thiết bị bảo vệ. Cấu hình tiêu chuẩn đối với giao thức IEC 60870-5-103
là sử dụng một cặp cáp xoắn kết nối lên đến khoảng cách 1000 m. Như một
chọn lựa IEC 60870-5-103, cổng ở mặt sau relay có thể được chỉ định để
dùng kết nối cáp quang đối với việc kết nối trực tiếp đến trạm chủ. Relay
hoạt động như một đơn vị tớ trong hệ thống, đáp ứng các mệnh lệnh từ một
trạm chủ. Phương pháp truyền thông sử dụng các thông điệp chuẩn hóa mà
chúng dựa trên giao thức truyền thông VDEW.
Để sử dụng cổng ở mặt sau relay với truyền thông IEC 60870-5-103,
các thông số phương tiện liên lạc relay phải được cấu hình. Để làm được
điều này sử dụng giao diện người sử dụng là bàn phím và màn hình LCD.
Trong trình đơn relay, trước tiên kiểm tra ô các thông số phương tiện liên
lạc ‘Comms settings’ trong cột cấu hình ‘Configuration’ được cài đặt

‘Visible’, sau đó, di chuyển đến cột phương tiện liên lạc ‘Communications’.
Bốn thông số áp dụng cho cổng truyền thông mặt sau relay sử dụng IEC
60780-5-103 được mô tả dưới đây. Di chuyển đến cột phương tiện liên lạc
‘Communications’ từ tiêu đề cột đến ô đầu tiên mà ở đó chỉ định giao thức
truyền thông:
Protocol
IEC 60870-5-103


Di chuyển đến ô kết tiếp phía dưới điều khiển địa chỉ IEC 60870-5-103
của relay:
Remote address
162


Lên đến 32 relay có thể kết nối với một cáp kết nối theo giao thức IEC
60870-5-103, và do đó, điều cần thiết đối với mỗi relay phải có một địa chỉ
duy nhất để những thông điệp từ trạm điều khiển chủ được chấp nhận bởi
một relay duy nhất. IEC 60870-5-103 sử dụng số nguyên dương – integer từ
0 đến 254 để đánh địa chỉ relay. Điều quan trọng là không được đánh hai
relay cùng địa chỉ IEC 60870-5-103. Sau đó, địa chỉ IEC 60870-5-103 được
sử dụng bởi trạm chủ truyền thông với relay.
Di chuyển đến ô kết tiếp phía dưới cột điều khiển tốc độ baud được sử
dụng:
Baud rate
9600 bits/s


Truyền thông IEC 60870-5-1-3 là truyền thông không đồng bộ. Relay
hỗ trợ hai tốc độ baud ‘9600 bits/s’ và ‘19200 bits/s’. Điều quan trọng là bất

kỳ tốc độ baud nào đi nữa thì giữa relay và trạm chủ phải cùng tốc độ baud.
Di chuyển đến ô kết tiếp điều khiển khoảng thời gian giữa các giá trị
đo:
Measure't period
30.00 s


Giao thức IEC 60870-5-103 cho phép relay cung cấp các giá trị đo đạt
tại các khoảng ngắt đều đặn. Khoảng ngắt giữa các giá trị đo được điều
khiển bởi ô này, và có thể cài đặt từ 1 đến 60 giây.
Di chuyển đến ô kế tiếp phía dưới điều khiển phương tiện truyền thông
vật lý được sử dụng để truyền thông:
Physical link
RS485


Thông số mặc định là được chọn kết nối điện RS485. Nếu các đầu kết
nói quang học được được gắn cố định với relay, sau đó, thông số này có thể
được thay đổi là kết nối quang học ‘Fibre optic’.
Di chuyển đến ô kế tiếp phía dưới có thể được sử dụng để định nghĩa
kiểu chức năng nhất thứ đối với giao diện này, nơi mà điều này không được
định nghĩa một cách rõ ràng đối với ứng dụng bởi giao thức IEC 60870-5-
103.
Function type
226


3.8.4 Truyền thông DNP3.0
Giao thức DNP3.0 được định nghĩa và được quản lý bởi nhóm người sử
dụng DNP. Thông tin về nhóm người sử dụng, DNP 3.0 thường dùng và

những đặc tính kỹ thuật có thể được tìm thấy ở trang web: www.dnp.org
Relay hoạt động như một đơn vị tớ DNP 3.0 và hỗ trợ tập con cấp 2 của
giao thức thêm vào một số đặc trưng từ cấp 3. Truyền thông DNP 3.0 được
thực hiện thông qua một cặp cáp xoán kết nối đến cổng sau của relay và có
thể được sử dụng lên đến khoảng cách 1000 m với 32 thiết bị tớ.
Để sử dụng cổng ở mặt sau relay với truyền thông DNP 3.0, các thông
số phương tiện liên lạc phải được cấu hình. Để làm được điều này sử dụng
giao diện người sử dụng bàn phím và màn hình LCD. Trong trình đơn relay,
đầu tiên kiểm tra ô phương tiện liên lạc ‘Cómm setting’ trong cột cấu hình
‘Configuration’ được cài đặt ‘Visible’, sau đó, di chuyển đến cột phương
tiện liên lạc ‘Communications’. Bốn thông số áp dụng cho cổng truyền
thông ở mặt sau relay sử dụng DNP 3.0, được mô tả dưới đây. Chuyển
xuống cột các phương tiện liên lạc ‘Communications’ từ tiêu đề cột đến ô
thứ nhất mà ở đó chỉ định giao thức truyền thông:
Protocol
DNP 3.0


Di chuyển đến ô kế tiếp điều khiển địa chỉ DNP 3.0 của relay:
DNP 3.0 address
232


Lên đến 32 relay có thể kết nối với một đường DNP 3.0, và do đó, điều
cần thiết đối với mỗi relay phải có một địa chỉ duy nhất để các thông điệp từ
trạm điều khiển chủ được chấp nhận bởi một relay duy nhất. DNP 3.0 sử
dụng số thập phân dương từ 1 đến 65519 để đánh địa chỉ relay. Điều quan
trọng là không được đánh hai relay cùng một địa chỉ. Sau đó, địa chỉ DNP
3.0 được sử dụng bởi trạm chủ để truyền thông với relay.
Di chuyển đến ô kế tiếp ở phía dưới cột điều khiển tốc độ baud được sử

dụng:
Baud rate
9600 bits/s


Truyền thông DNP 3.0 là truyền thông không đồng bộ. Relay hỗ trợ sau
tốc độ baud ‘1200 bits/s’, ‘2400 bits/s’, ‘4800 bits/s’, ‘9600 bits/s’, ‘19200
bits/s’ và ‘38400 bits/s’. Điều quan trọng là bất kỳ tốc độ baud nào được
chọn cũng phải cùng tốc độ baud trạm chủ DNP 3.0.
Di chuyển đến ô kế tiếp phía dưới cột điều khiển định dạng kiểm tra cờ
được sử dụng trong các frame truyền dữ liệu:
Parity
None


Cờ kiểm tra chẳn lẻ có thể được cài đặt là ‘None – không kiểm tra’,
‘Odd - lẻ’ hoặc ‘Even - chẳn’. Điều quan trọng là bất kỳ định dạng cờ nào
được chọn trên relay phải cùng với cờ kiểm tra chẳn lẻ của trạm chủ DNP
3.0.
Di chuyển đến ô kết tiếp phía dưới cột cài đặt thời gian yêu cầu đồng
bộ thời gian từ trạm chủ bởi relay:
Time Synch
Enabled


Đồng bộ thời gian có thể được cài đặt là cho phép – enabled hoặc
không cho phép – disabled. Nếu cho phép – enabled nó cho phép trạm chủ
DNP 3.0 đồng bộ thời gian.

×