Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.58 KB, 4 trang )
Thị trường chung châu Á – Bài toán
liệu có đáp án?
Châu Âu tự hào với EU, châu Mỹ có khối thị trường tự do Bắc Mỹ và sắp tới là
khối thương mại toàn Mỹ.
Trong khi đó, châu Á với tiềm năng to lớn nhưng chỉ có một tổ chức đáng kể là
ASEAN với 10 nước thành viên và số dân 500 triệu người.
Châu Á đang vận động theo hình mạnh ai người nấy làm. Một nghịch lý đáng
buồn.
Châu Á với số dân chiếm hơn 50% dân số thế giới, có sức tiêu thụ khổng lồ -
một tiềm năng cho hợp tác nội vùng.
Nhưng hoạt động thương mại giữa các nước châu Á chưa đạt tới “tầm cỡ”,
chưa có một cơ chế liên kết kinh tế rộng rãi giữa các nước châu Á, ngoại trừ ASEAN.
“Nhất thể hoá thương mại” và hình thành một thị trường chung theo kiểu EU
trở thành yêu cầu cấp bách đối với châu Á.
Tuy nhiên, để làm được điều này thì đến bao giờ? Liệu có khả thi hay không?
Những câu hỏi trên thật khó trả lời với tình hình như hiện nay.
Theo Viện nghiên cứu chính sách kinh tế Hàn Quốc, Đông Bắc Á gồm Hàn
Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản – khu vực hùng mạnh nhất về kinh tế, nhưng với quan
hệ kinh tế hạn chế như hiện nay vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.
Ông Cheong, một chuyên gia cao cấp của Viện này cho biết : “Trong những
năm qua việc khai thác quan hệ kinh tế giữa các nước châu Á chưa đúng mức.
Những rào cản thương mại đang ảnh hưởng đến giao thương trong khu vực,
ngay cả trong khối ASEAN, một cơ cấu chặt chẽ nhất”.
Trong vài năm gần đây, hợp tác kinh tế giữa các nước châu Á cũng được chú
trọng và cải thiện phần nào.
Điều này là nhờ chính sách hướng về châu Á của chính phủ Nhật Bản. Quan hệ