Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thế giới doanh nghiệp: Nữ quản trị viên..đụng trần? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.07 KB, 5 trang )

Thế giới doanh nghiệp: Nữ quản trị
viên đụng trần?


Bốn thập niên sau ngày phong trào nữ quyền và giải phóng nữ giới nở rộ
rồi thâm nhập vào mọi ngóc ngách cuộc sống xã hội ở Mỹ, trong danh sách
Fortune 500 công ty lớn nhất nền công nghiệp Mỹ chỉ có họ tên của bảy nữ Tổng
giám đốc. Còn tại Pháp, trong Top 40 đại doanh nghiệp lập nên chỉ số Cac 40 của
thị trường chứng khoán Paris không hề có bóng dáng một bà đầm thép nào giữ
chức vụ cao nhất.
“Đàn ông có sự nghiệp, đàn bà có việc”

Bà Karen House, phó Tổng biên tập tờ Wall Street Journalhieur rõ hơn ai hết
thế nào là “hành trình chiến binh gian khổ” mà một nữ quản trị viên phải trải qua nếu
muốn ngồi được vào vị trí quan trọng nhất. Bà nói “Ở Mỹ chúng tôi vẫn thường nói
với nhau rằng đàn ông có sự nghiệp kéo dài cả đời còn đàn bà chỉ có việc làm ngắn
hạn nhất định. Muốn được đề bạt giữ chức vụ cao hơn, trách nhiệm quan trọng hơn, nữ
quản trị viên phải liều lĩnh và can đảm giơ tay lên cao xin được tình nguyện. Nếu
không sẽ chẳng có sếp nào chú ý đến họ mà nâng họ lên”.

Còn nữ giám đốc phụ trách nhân sự ở tập đoàn dầu khí Total của Pháp nhận
định rằng “Nếu không thực sự đam mê kiên trì, sự nghiệp của một người nữ trong một
doanh nghiệp sẽ dừng lại ở một điểm nhất định là cấp trung cao. Đó là trần, là nóc, dỳ
đó là trần nhà bằng thuỷ tinh trong suốt giúp các cô có khả năng phóng mắt lên tận trời
cao”.

Nutria Chinchilla, nữ giáo sư ở trường doanh thương Tây Ban Nha (IESE) giận
dữ hỏi cử toạ tham dự một hội thảo do nhật báo Wall Street tổ chức, về vấn đề bình
quyền nam - nữ trong doanh nghiệp hồi tháng 5 năm 2003 được tổ chức tại Paris: “Từ
mấy thập niên qua, phụ nữ đã xâm nhập ồ ạt vào thế giới của các công ty nhưng cho
đến nay vì sao vẫn chẳng có mấy phụ nữ nào leo lên được chức chủ tịch, tổng giám


đốc công ty”. Bà đã rất buồn khi ông Jesper Wiegandt, giám đốc quảng cáo- tiếp thị
chi nhánh ở Anh của tập đoàn Procter&Gamble lên sân khấu trả lời rằng “doanh
thương cũng như thể thao là những thứ được bầy ra bởi nam giới và chủ yếu dành cho
phái mạnh. Chúng ta không thể nào thay đổi thực tế ấy trong một vài thập niên được”.

Cho nên Margarnet Milan, môt nữ quản trị viên trung cấp người Scotland gần
đây đã rút tên mình ra khỏi một tập đoàn đa quốc gia. Cô lần đầu làm mẹ nhưng cũng
đã quá sợ hãi làm một đại gia trong công ty. “Người ta hay nói đó là cái trần kính
trong suốt nhưng đúng ra phải gọi nó là cái trần bêtông cốt sắt. Giữa tôi và sếp có
quyền quyết định tối cao là 7 tầng lớp quản lý khác nhau”, cô kể. Cô đã lập nên
Eveil&Jeux, một công ty bán đồ chơi trẻ em qua đường bưu điện và rồi đã có một món
tiền lớn sau khi bán nó lại cho tập đoàn kinh doanh sản phẩm đắt tiền của tỷ phú Pháp
Bernard Pinault.

Tất cả những thí dụ vừa kể trên giải thích cho thực tế tại sao ngày càng có nhiều
nữ quản trị viên rời bỏ công ty để thành lập cơ sở làm ăn của riêng mình.Tại Mỹ, năm
1987 có 4 triệu doanh nghiệp nhỏ lập nên bởi phụ nữ nhưng đến năm 1999 con số này
đã tăng thành 9 triệu.

Nữ quản trị viên thừa gì, thiếu gì?

Tại cuộc họp lãnh đạo một tập đoàn đa quốc gia Pháp, Tita Zeitoun, quản trị
viên cấp cao phụ trách kế toán tài chính và là người phụ nữ duy nhất trong phòng, 15
người còn lại toàn là đàn ông mặc veste, thắt càvạt. Vậy mà cô dám lên tiếng hỏi chủ
tịch tập đoàn lý do nào ông đồng ý chi viện thêm kinh phí cho một chi nhánh nọ đang
làm ăn thua lỗ? Vị chủ tịch đã nhìn cô rồi nói cộc lốc: “Đó chính là câu hỏi cô không
nên hỏi, không được hỏi”. tất cả mọi quản trị viên nam khác đều im lặng.

“Một bài học đắt giá. từ đó trở đi tôi đã biết số phận của mình. Tôi quyết định
ra đi sau đó không lâu”, Tita Zeitoun kể. Hai năm sau cô lập ra tổ chức Action de

femmes đấu tranh đòi mỗi tập đoàn Cac40 ở Pháp phải có ít nhất một thành viên nữ
trong Hội đồng quản trị. “Tôi biết là rất khó, nhưng thà có tiếng nói còn hơn là im lặng
vì phụ nữ đi làm sẽ phải đụng trần kính mãi hay sao?”, cô nói.

Còn trong cuốn Le Quotient fémini de l’entreprise (tạm dịch là yếu tố nữ trong
doanh nghiệp), nữ chuyên gia nghiên cứu Agnes Arcier nhận định về một số các ưu
khuyết điểm của các nữ quản trị viên công ty như sau:

* Nữ quản trị viên làm việc chăm chỉ hơn vì đã quen như thế từ khi còn là các
nữ sinh và vì họ còn phải nỗ lực nhiều hơn để chứng tỏ mình không thua kém gì các
đồng nghiệp nam.

* So với các quản trị viên nam, các bà các cô có “tinh thần vì sự phát triển tốt
đẹp của công ty” cao hơn. Khi phải quyết định, các nữ doanh nhân tỏ ra thận trọng
hơn, sẵn sàng tìm kiếm lời khuyên, lời cố vấn, kinh nghiệm nơi những đồng nghiệp,
cấp trên, thuộc cấp.

* Sẵn có kinh nghiệm và trách nhiệm tổ chức việc nội trợ ở nhà riêng, các nữ
quản trị viên cũng giỏi sắp xếp công việc ở công ty. Họ cũng sẵn sàng và dễ dàng hơn
các quản trị viên nam khi cần giải quyết các bất đồng nội bộ của công ty.

* Thế nhưng vì trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, các nữ quản trị viên tỏ ra không
sẵn sàng đảm đương các trách nhiệm lớn, nặng. Họ thiếu thời gian, thiếu tỉnh táo, thiếu
kiên nhẫn khi đã trở thành những người mẹ.

* Sẵn bản chất “chân yếu tay mềm” nên các nữ quản trị viên cũng tỏ ra không
tham vọng, đam mê công việc, tính toán, thẳng thừng ra tay hành động bằng các đồng
nghiệp nam.

* Mặt khác do ảnh hưởng từ cách nghĩ chung của xã hội, thói quen và nếp sống

văn hoá, ngay khi còn đi học có ít nữ sinh chọn khoa kinh tế, thương mại, quản trị kinh
odanh nên số lượng nữ quản trị viên thực ra cũng ít hơn nam giới.

×