Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Bảy sai lầm không hề có ở một doanh nhân thành đạt doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.11 KB, 5 trang )

Bảy sai lầm không hề có ở một
doanh nhân thành đạt

Thử quan sát những con người thành công tại nơi làm viêc. Đó là Bill
Gates, chủ tịch tập đoàn Microsoft, Ron Perelman, chủ hãng Revlon,…Tất cả đều
đấu tranh kiên cường để có được như ngày hôm nay. Nhưng bên cạnh đó cũng có
nhiều người không đạt tới đỉnh cao này dù cho họ có là những ngôi sao sáng chói
lúc còn học đại học. Họ là những người thông minh để trở thành những doanh
nhân thành đạt. Họ than vãn về các hoá đơn dến hạn thanh toán trong khí có
những người khác đếm tiền không xuể. Dĩ nhiên, may mắn có vai trò trong sự
thành bại nhưng thường thì lỗi do chính họ gây ra qua tác phong hoặc tinh thần
chủ bại.
Sau đây là 7 thói quen xấu mà những doanh nhân thành đạt không bao giờ
phạm phải:

1.Tư duy ảo tưởng:

Những con người kinh doanh thất bại thích nói dối về chính sự nghiệp của
mình, Người ta cũng có thể thành công, ít ra về mặt tài chính, nếu không trung thực
với người khác nhưng người ta sẽ không bao giờ thành công nếu không trung thực với
chính mình về vị trí của mình trong sự nghiệp kinh doanh cũng như trong cuộc sống,
về triển vọng đi tới mục tiêu đề ra và không nhìn nhận các thất bại tạm thời để tìm
hướng vươn lên.

2.Không sản xuất được gì:

Cần nhắc đi nhắc lại với nhũng doanh nhân thất bại rằng phải tự biết trang bị
cho mình một kỹ năng hữu dụng nào đó nếu muốn kiếm được đồng tiền thực sự. Bạn
chỉ được trả tiền khi làm ra một cái gì đó. Nếu thành công tài chính là mục tiêu đề ra
thì bạn phải sản xuất hay tạo ra một cái gì đó trong thế giới thực chứ không phải trong
giấc mơ. Càng thêm nhiều giá trị cho “cái gì đó” bạn càng nhận thêm được nhiều tiền.


Nếu “vốn tài chính” có thể kế thừa từ cha mẹ thì “vốn kỹ năng” chỉ có được qua đào
tạo và cố gắng.

3.Chọn sai đối tác và người trợ giúp:

Bạn sẽ chẳng thể thành công trong kinh doanh nếu không có một mạng lưới bạn
bè hay nhóm hỗ trợ. Chọn sai đối tác kinh doanh cũng là yêu tố dẫn đến thất bại.

4.Khiêm nhã trong thái độ:

Những người thất bại thương có thái độ khiếm nhã, thô lỗ. Họ không bao giờ
đến đúng giờ, không cám ơn người tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh cho mình
và không hề biết nhận lỗi khi lầm lỗi.

Cân nhắc tương quan giữa sự thành công và tính trễ nãi, ta thấy: những doanh
nhân càng thành công, càng đến đúng giờ cho dù họ có bận rộn trong cả ngày, trong
khi những nguời thất bại thường hay đến trễ dù họ không có việc gì để làm cả.

Kẻ thất bại thường quên cám ơn khi được người khác “thết một chầu”, trong
khi người thành công lại rất trân trọng. Kẻ thất bại có tác phong tệ hại dần theo sự đi
xuống của nghề nghiệp. Điều này làm cho những người muốn giúp đỡ kẻ ấy tiến thân
cũng phải nản lòng.

5.Yếm thế và thiếu tự tin:

Những con người thất bại thường có cái nhìn bi quan yếm thế. Họ không thích
công việc đang làm và thế giới đang sống, đồng thời đánh giá mọi người xung quanh
là thiếu trung thực và đần độn.

Ngoài ra họ còn lây nhiễm tính chủ bại, tuyệt vọng cho người khác.


Thiếu tự tin về chính mình không cho phép họ làm tốt công việc đang làm, vì
họ không tin mình sẽ làm được. Nói chuyện với ai, họ cũng biểu hiện sự bi quan, tự tố
cáo mình là kẻ đầu hàng.

6.Ưa tranh cãi:

Những doanh nhân thất bại hay thích tranh cãi. Họ muốn gây ấn tượng về sự
thông minh với bạn bè nhưng chỉ làm cho người khác khó chịu, mà trên đời này không
ai lại muốn giúp đỡ kẻ gây khó chịu cho mình.

Trong khi đó, những doanh nhân thành đạt không muốn phí thời giờ cho các
cuộc tranh cãi bất tận. Họ sẽ tránh xa bạn nếu bạn bắt đầu gây chiến.

7.Không biết chọn các ưu tiên:

Những người thất bại không sắp xếp được các ưu tiên, vì vậy họ luôn than vãn
là thiếu thời gian hoặc quá bận bịu.

Trên thực tế, không bao giờ có dư thời gian cho ta làm tất cả mọi việc trong
ngày. Bạn phải biết ưu tiên cho công việc quan trọng hơn. Chọn lựa đúng đắn các ưu
tiên là một yếu tố quyết định thành bại trong kinh doanh.

×