Bài học cho các công ty từ việc quản lý theo
kiểu của hoàng gia châu Âu !
Sẽ là như thế nào nếu giám đốc điều hành của bạn là người đứng đầu quốc
gia, văn phòng làm việc của bạn ở khu đất đắt giá nhất tại đất nước, và “hầu
bao” của công ty bạn đến từ những người nộp thuế khắp quốc gia ? Bạn thử hình
dung khi hoàng gia được quản lý theo kiểu một tập đoàn kinh tế với giám đốc
điều hành, giám đốc tài chính, , lúc đó quả thật sẽ có nhiều điều đáng phải học
hỏi.
Trên khắp châu Âu, trong thời gian gần đây các nhân vật cũng như hoạt động
của hoàng gia được quản lý giống như trong các tập đoàn kinh tế. “Chào mừng đến
Royal Hushold PLc”, đó là khẩu hiệu chung đối với nhiều hoàng giâ châu Âu.Nhắc
đến một hoàng gia nước nào đó là mọi người có thể hình dung đến một công ty rất đặc
biệt. Tại các “công ty” này, quỹ công ty được quản lý rất chặt chẽ và trách nhiệm giải
trình lớn hơn bao giờ hết.
Các giám đốc điều hành của các tập đoàn nổi tiếng được mời để tham gia quản
lý đội ngũ tại hoàng gia, và nếu các vụ scandal về tập đoàn hay hoàng gia xuất hiện thì
các chuyên gia PR (Public Relations) sẽ được gọi đến.
Vậy các hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thế giới có thể thấy và học
được gì từ chế độ quản lý đặc biệt này ?
1/ Quản lý theo phong cách cởi mở và thân thiện
“Chúng tôi có sự giao tiếp rất cởi mở và thoải mái giữa đội ngũ các thành viên,
bản thân tôi và gia đình hoàng gia thảo luận về chi tiết rất nhiều và thân thiện”, Ove
Ullerup, quản lý của Hoàng gia Đan Mạch cho biết. Đó là một yếu tố rất “tuyệt vời”
trong một “công ty hoàng gia”, điều này đã gắn kết nhân viên đồng thời nâng cao tinh
thần trách nhiệm và năng lực làm việc của các nhân viên.
Người quản lý của hoàng gia có thể chỉ là một nhân vật hành chính trong hoàng
gia nhưng thực chất đó là người điều khiển toàn bộ hoạt động của hoàng gia. Nhiều
người ví họ như là những phó giám đốc điều hành. Đứng dưới “CEO hoàng gia”, vị
quản lý này phải rất giỏi trong khả năng tạo tình cảm với nhân viên. Một yêu cầu được
đặt ra là phải làm sao để các nhân viên trong hoàng gia cảm thấy mình như đang làm
việc trong nhà của mình vậy.
Cũng như những nhiệm vụ thực hiện các nghi lễ, vị “phó CEO” này có trách
nhiệm sắp xếp các hoạt động hành chính, các cuộc họp, tổ chức cuộc viếng thăm và
khán giả,
2/ Những nhân viên có tính chuyên nghiệp cao được “xây dựng” một sự
kiêu hãnh và tự tin trong môi trường làm việc
Có thể nói hoàng gia chính là bộ mặt của đất nước, sự kêi hãnh và sang trọng
của hoàng gia sẽ nâng vị thế của đất nước lên. Ullerup nói tất cả thành viên làm việc
trong hoàng đều chán nản với một vài kỹ năng mới. “Ở hoàng gia luôn tồn tại sự đòi
hỏi cao về bằng cấp của tính chuyên nghiệp, và sự kiêu hãnh giữa các nhân viên luôn
được duy trì ở mức rất cao”, Ullerup giải thích.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, nếu một công ty tạo cho đội ngũ nhân viên
của mình một sự “kiêu hãnh” thì rõ ràng điều đó đồng nghĩa với với việc công ty đó sẽ
có vị thế lớn hơn trên thương trường. Khi giao tiếp với các đối tác kinh doanh, trước
sự tự tin và kiêu hãnh của nhân viên thì các đối tác kinh doanh sẽ “nể” hơn, do đó các
cuộc đàm phàn sẽ thuận lợi hơn.
3/ Giảm sức ép công việc cho nhân viên
Với mục đích làm cân bằng sự liên tục thay đổi về hoàn cảnh là một vấn đề tinh
tế và khó khăn đối với cả với các công ty được thành lập với hoàng gia lâu đời. Điều
này nhiều khi đã làm tăng sức ép trong công việc của nhân viên.
Amalienborg ở Copenhagen hay Buckingham Palace ở London đều có một môi
trường làm việc khắc nghiệt cho một tập đoàn kinh té lớn với rất nhiều vấn đề phát
sinh, nhưng đa phần sức ép công việc lại ít hơn ở các tập đoàn kinh tế lớn. Các nhân
viên có thể làm việc rất thoải mái, do đó đạt hiệu quả rất cao.
Nếu điều này được xây dựng ở một công ty kinh doanh thì rõ ràng hiệu quả
kinh doanh và lãi suất sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, làm được điều này không hề dễ
dàng gì, nó đòi hỏi một người quản lý có trình độ rất cao, thông minh và sáng tạo.
4/ Truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên
Mặc dù hoàng gia có Internet tốc độ cao và quan hệ tốt, họ vẫn gặp phải nhiều
thách thức kỹ thuật hơn là một công ty trung bình của bạn “Bạn bị giới hạn những gì
bạn có thể làm bởi vì bạn phải duy trì tính kiêu hãnh và sự nghiêm túc của các cung
điện”. Điều này nhiều khi khiến cảm hứng làm việc của nhân viên bị “xói mòn”. Để
tránh tình trạng này xảy ra, nhiều biện pháp mới phải được đặt ra.
Theo tờ thời báo Times, gia đình hoàng gia Anh có cấu trúc quản lý theo kiểu
một công ty với nhiều phòng, ban. Ở đây đã xây dựng được các điều khoản đặt tên
khác biệt để truyền cảm hứng cho đội ngũ nhân viên.
Cũng giống như tại các hoàng gia, nhiều khi trong các tập đoàn kinh tế lớn do
sức ép công việc nên các nhân viên cũng cảm thấy “sợ” phải làm việc. Do đó, khôi
phục lại sự hăng hái của nhân viên là rất quan trọng.
Nhìn chung, mọi hoàng gia đều tin rằng có những “bàn tay” dành riêng cho việc
quản lý kinh tế và tài chính, theo họ đó là cách để quản lý tốt hơn các hoạt động trong
hoàng gia, từ đó tránh các vụ scandal không đáng có. Và từ kinh nghiêm như vậy,
nhiều công ty cùng rút ra cho mình các bài học khác nhau, đặc biệt là bài học về quản
lý. Một công ty với một nhà quản lý giỏi sẽ không bao giờ gặp phải các vụ bê bối cũng
như sa sút trong kinh doanh.