Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Cảnh báo tình trạng trẻ bị sặc sữa pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.66 KB, 4 trang )

Cảnh báo tình trạng trẻ bị sặc sữa


Cháu H.M.N. (11 tháng tuổi, quận 10) được đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 1
TP HCM ngày 24/8 trong tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Bé bị sặc do
người giữ trẻ cho bú sữa bình trong tư thế nằm. Sau 30 phút cấp cứu, tim N. mới
đập lại. Hiện cháu vẫn thở bằng máy và chưa qua khỏi cơn nguy kịch.
Bác sĩ Bạch Văn Cam, Trưởng khối Hồi sức Cấp cứu, cho biết, hằng năm, bệnh
viện tiếp nhận nhiều ca cấp cứu do sặc sữa, bột

Nguyên nhân thường là người giữ trẻ để trẻ bú, ăn không đúng tư thế (không
bế lên mà để nằm).

Trong tư thế này, thực phẩm rất dễ lọt vào đường thở, gây tím tái và ngưng thở.

Nếu không được sơ cứu kịp thời, trẻ dễ bị tử vong.

Nếu được cứu sống, trẻ cũng sẽ bị những di chứng về não do thiếu ôxy não
trong lúc ngưng thở.

Nhẹ là bị liệt một chi nào đó, còn nặng sẽ bị chậm phát triển, tâm thần, sống đời
sống thực vật.

Nếu trẻ bị sặc, người tím tái nhưng ngay sau đó lại hồng hào, khóc, chơi giỡn
được, có 2 khả năng xảy ra: Dị vật đã được tống ra ngoài hoặc trôi xuống khí quản.
Cách xử lý thích hợp lúc này là cố gắng giữ yên trẻ, không can thiệp gì, chỉ cần
bế trẻ lên cho dị vật không đi ngược lên trên, rồi đưa đến bác sĩ ngay.


Hình1: Vỗ mạnh vào lưng trẻ để tống dị vật ra ngoài.



Hình 2: Cấp cứu sặc sữa gây ngừng thở bằng cách ấn xương ức

Trong trường hợp trẻ tím tái kéo dài, có thể ngưng thở, người trông trẻ phải đặt
trẻ nằm sấp, đầu chúc xuống trên một cánh tay.

Dùng lòng bàn tay còn lại vỗ mạnh 5 cái vào lưng trẻ (chỗ giữa hai xương bả
vai) nhằm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài (hình 1).

Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái thì đặt trẻ nằm ngửa trên một mặt phẳng cứng,
dùng hai ngón tay trỏ và giữa đột ngột ấn mạnh xuống nửa dưới của xương ức (hình
2).

Nếu vẫn không thấy trẻ thở, lặp lại đến 10 lần.

Đối với trẻ ngưng thở, có thể kết hợp các biện pháp trên với thổi ngạt: ngậm
mũi và miệng trẻ thổi vào cho đến khi thấy lồng ngực hơi nhô lên.

Sau khi sơ cứu, dù trẻ hồng hào trở lại thì vẫn phải đưa đến bệnh viện để các
bác sĩ kiểm tra xem còn dị vật hay không.

×