Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Khảo sát về việc lỗi dùng ngôn từ giật gân câu khách trong tít báo của báo mạng điện tử hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.5 KB, 18 trang )

Mục lục
Chương 1:………………………………Khái quát chung
1.1:……………………………………....Khái niệm Báo mạng điện tử
1.2:……………………………………… Khái niệm tít báo
1.3:……………………………………… Các loại tít
1.4:……………………………………….Khái niệm giật gân câu khách
1.5:…………………………………….....Thực trạng hiện nay.
Chương 2…………………………………Phân tích
2.1………………………………………....Khảo sát báo điện tử 24h
2.2…………………………………………Tổng hợp khảo sát
2.3…………………………………………Nhận xét.
2.4…………………………………………Hậu quả
2.5………………………………………….Nguyên nhân
Chương 3…………………………………..Kết thúc vấn đề
3.1…………………………………………. Giải pháp
3.2………………………………………….Kết luận
Tài liệu tham khảo:

1


Đề tài: Khảo sát về việc lỗi dùng ngôn từ giật gân câu khách trong tít báo của
báo mạng điện tử hiện nay.

Khảo sát trên báo điện tử 24h.com.vn.
Chuyên mục an ninh xã hội.
Thời gian Khảo sát từ ngày 1/3-15/3/2015

2



CHƯƠNG I) KHÁI QUÁT CHUNG

Báo mạng là một loại hình truyền thơng đại chúng đang có xu hướng
phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của internet.Đọc giả báo mạng thường chỉ
không đọc mà chỉ lướt mắt.Trong các thành tố cấu tạo thì tít là một thành tố mà
độc giả đọc trước tiên.Nó quyết định số phận bài báo rằng độc giả có tiếp tục
đọc hay khơng
Lỗi dùng từ giật tít để câu khách của báo mạng điện tử đang đặt ra
nhiều vấn đề,đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ.Đã có nhiều lời cảnh báo về việc
sử dụng ngơn ngữ thiếu chọn lọc,thiếu sang tạo trên tít báo.Xuất hiện ngày càng
nhiều ngơn từ theo khuynh hướng sốc trên tít báo,nhằm thu hút lượt xem của
độc giả.
Trên cơ sở đo tiểu luận đi sâu vào việc lỗi sử dụng ngôn ngữ giật
gân,câu khách trên tít báo dựa trên 15 số trong chuyên mục an ninh xã hội của
báo mạng điện tử 24h.com.vn
1.1:Khái niệm Báo mạng điện tử
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một
trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet. Báo mạng điện tử được xuất
bản bởi Tòa soạn điện tử, cịn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di
động, máy tính bảng...có kết nối internet.

Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử được cập nhật thường xuyên, tin
ngắn và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Nó cũng khác so với trang thơng
tin điện tử về tần suất cập nhật.

3


Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếp cận tin tức nhanh
chóng khơng phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triển của Báo điện

tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát triển
báo giấy truyền thống.
Tại Việt Nam, tờ báo trực tuyến đầu tiên là tờ tạp chí Quê hương điện tử
ra đời vào năm 1997. Đây là tờ tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước
ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao, phát hành số đầu tiên vào ngày 6/2/1997, chính
thức khai trương ngày 3/12/1997. Năm 1998, báo điện tử Vietnamnet ra đời;
năm 1999, báo Lao Động, báo Nhân dân điện tử ra đời.

1.2: Khái niệm tít báo
Xét về mặt thuật ngữ thì tít báo cịn được gọi là nhan đề, đầu đề, tiêu
đề… nhưng thuật ngữ tít dược sử dụng rộng rãi bởi đây vừa là thuật ngữ báo chí
vừa là một từ nghề nghiệp. Ngoài ra, thuật ngữ này cịn có khả năng phái sinh
cao, nói cách khác nó tiện lợi cho việc gọi tên các thao tác xử lý tít. Mỗi loại tít
như thế có đặc điểm, tính chất và đặc trưng riêng. Chính cái riêng ấy có tác dụng
hai mặt: giúp độc giả nhận diện ngay được nội dung và chủ đề mà bài báo thể
hiện; đồng thời nó chế định và địi hỏi sự trình bày theo những cỡ chữ, kiểu chữ
và tông màu nhất định.
Đối với báo in, tít của tin bài gắn chặt với nội dung, các bức ảnh, các
tiểu mục. Hơn nữa, cả tờ báo lại nằm trên tay nên người đọc chỉ cần liếc qua
cũng hiểu. Báo mạng điện tử không như thế. Tít trên báo điện tử thường xuất
hiện khơng gắn liền với ngữ cảnh.

4


Các tít trên báo điện tử có thể dưới dạng một danh sách các bài báo,
trong một danh mục của cơng cụ tìm kiếm hoặc trong phần bookmark của một
trình duyệt. Đối với báo điện tử, trên màn hình chỉ nhìn thấy một lượng thơng
tin giới hạn. Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, người sử dụng thường
chỉ nhìn vào những tít nổi bật nhất và bỏ qua hầu hết các phần tóm tắt.

1.3: Các loại tít:
Tít phụ: thường đóng vai trị định vị sự việc
Tít chính trình bày chữ to chứa đựng nhiều từ khóa
Tít nhỏ bổ sung thơng tin cho tít
Tóm tắt liệt kê những nội dung quna trọng được xử lí trong bài báo hoặc
chùm bài.

1.4:Khái niệm ngơn từ giật gân câu khách:
Đó là cách sự dụng ngôn từ theo kiểu “sốc” “sex” “sến” thổi phòng sự
vật,sự việc hiện tượng bằng những động từ mạnh,tạo sức hút lớn như: giết
người,cướp của,hiếp dâm,lộ hàng… nhằm thu hút sự chú ý của độc giả bằng
những từ ngữ đầu tiêu có trong tít báo.

1.5 Thực trạng hiện nay.
Ðối với bất kỳ ngành nghề nào, vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng phải
được đặt lên hàng đầu, bởi đây chính là thước đo thang giá trị của việc hành
nghề chân chính. Song, với báo chí - một lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù, khi mà
chỉ cần vài thơng tin viết ra đã có thể mang đến cơ hội đổi thay cuộc đời hoặc có

5


thể đẩy ai đó vào chân tường, vì thế vấn đề đạo đức, lương tâm nghề nghiệp
càng cần được chú trọng,đặc biệt là việc sử dụng ngôn ngữ trong báo chí.
Báo điện tử đang chiếm ưu thế áp đảo và nó phát triển quá linh hoạt,
lại liên tục được hỗ trợ bởi những bước tiến vơ cùng nhanh chóng về công nghệ
và sự ra đời của ngày càng nhiều thiết bị hiện đại với giả cả dễ chấp nhận với đa
số người dùng.
Nhiều bài báo hiện nay mơ tả tính chất của sự việc vượt quá mức cần
thiết bằng cách sử dụng các từ gây "sốc" ở tít báo trong khi nội dung không

được như mong đợi gây bức xúc cho độc giả.
Do tính đặc thù, khi các báo điện tử muốn đảm bảo tính cập nhật,
nóng hổi thời sự của tin, bài thì cũng khó tránh khỏi chuyện “lợi bất cập hại”. Và
khi khơng phải “bút sa” thì “gà chết” như báo in, bởi ban biên tập báo có thể dễ
dàng tháo dỡ ngay tin, bài đã đăng tải xuống nếu nhận thấy có sự bất ổn thì
chính vì sự “đơn giản” ấy mà một số ít người làm nghề cứ mặc nhiên phủi tay
mọi sai sót, cịn hậu quả thì nhân vật/sự kiện và bạn đọc lãnh đủ.
Lật lại những những scandal truyền thông thời gian qua, mới thấy kiểu
“giật tít lấy được”, vừa nói ở trên khơng hiếm, nếu không muốn là vô số, diễn ra
thường xuyên, phổ biến nhất là trên nhiều tờ báo, trang tin điện tử. Có thể kể ra
đây: “Bố chồng hư đốn với nàng dâu, phải cấp cứu”, “Phát hiện trong sữa trẻ em
có thuốc tránh thai”, ”con cắt chân mẹ ở Bệnh viện Xanh Pơn”, “kinh hồng
kiều nữ Hải Dương cưỡng dục tài xế taxi 30 lần2 ngày”, ”Con gái Thanh lam lộ
chuyện tắm chung người khác giới”... Đọc những cái tít kiểu này, thấy rõ là với
các “chuyên gia giật tít” của những trang mạng lá cải, khơng có điều gì khơng
thể thành... tít, bất kể nó có thể là chuyện hoàn toàn sai sự thực, lấp lửng “một
nửa sự thực” hay vơ ln, vơ văn hóa.

6


Trước tiên phải câu được view, sai đúng tính sau, cốt sao để người đọc
càng nhiều càng tốt. Thế nên khơng lạ gì khi đã xuất hiện những cái tít có thể
nhấn chìm số phận một con người, một doanh nghiệp, làm tan vỡ một gia đình,
gây nhiễu loạn xã hội, làm mất lịng tin của cơng chúng.
Hay cịn nhớ, cách đây không lâu, khi những thông tin cá nhân từ
tên, tuổi, trường học, nhà riêng... bị một tờ báo mạng khai thác quá tỉ mỉ, một
chàng trai mới lớn đã cùng bạn gái đang mang thai tẩm xăng tự thiêu vì khơng
thể chịu nổi sức ép tâm lý q lớn từ những đàm tiếu của dư luận bủa vây.
Tương tự như thế, cô con gái ngoan, hiền, hiếu thảo vì dính vào nghi

án giúp đỡ cậu ruột cưa chân mẹ theo cách đưa tin thất thiệt, thiếu kiểm chứng
của một số báo, cũng đã phải đối mặt với quãng thời gian khổ sở, bị hiểu lầm,
khiến cô mất hết niềm tin vào cuộc sống, không dám giao lưu, tiếp xúc cùng ai...

Báo chí ngày nay đang đi theo và phát triển theo những tít bài giật
gân,ngơn tạo sự tác động mạnh để lội kéo nhiều bạn đọc.Ngày càng thiếu đi tính
định hướng và sự kiểm duyệt chặt chẽ.Để hiểu rõ hơn về thực trạng,hãy cùng
đến với phần phân tích tiếp theo

7


CHƯƠNG II) PHÂN TÍCH

2.1. Khảo sát báo điện tử 24h từ ngày 1/3-15/3 (Lỗi dung từ giật gân,câu
khách),chuyên mục an ninh xã hội
-Ngày 1/3:
Có các tít “Phát hiện thi thể đang phân hủy trong quán cơm” ; “Mâu
thuẫn với vợ, chồng tự đâm thủng tim tử vong” ; “Xe “nhồi” hơn 60 khách, 2 lần
đâm thẳng xe vào CSGT”
-Ngày 2/3:
Có các tít: “Cách chức thiếu tá cơng an làm "rơi súng" ;” Đâm đứt cổ bạn
ngay tại mâm cỗ mừng thọ” ; “Hiệp sĩ” bắt kẻ biến thái sờ soạng hàng chục phụ
nữ” ; “Bi hài chị họ đòi em rể bồi thường tiền... sửa ngực”; “Giở trò đồi bại với
xác chết rồi đốt phi tang.
-Ngày 3/3:
Có các tít: “Rúng động: Nghi án cháu giết chú rồi treo cổ tự vẫn” ; “Nghi
trộm chó, 1 thanh niên bị đánh nguy kịch” ;
-Ngày mùng 4/3:
Có các tít: “Bóp cổ rồi đấm liên tiếp vào ngực nữ giáo viên đến chết” ;

“Nam thanh niên gục giữa đồng với gần 100 vết chém” ;
-Ngày mùng 5/3:

8


Có các tít: “Con trai đánh chết cha ruột vì bị... ngăn cản uống rượu” ; “Bé
gái chết lõa thể, bị nhiều vết chém ở ngôi nhà vắng” ; “Bắt kẻ tưới xăng dọa đốt
người yêu cũ”
-Ngày mùng 6/3:
Có các tít: “Đốt xe máy, đánh trọng thương trai lạ đến tán gái làng” ;
“"Giở trị" với bé gái cùng xóm trọ, lãnh 7 năm tù” ; “Truy tố kẻ chém 3 người
em vợ” ; “Sáng tố hiếp dâm, chiều mới xảy ra chuyện hiếp!” “Vì sao nữ cán bộ
sở hất cảnh sát lên nắp ca-pơ bỏ chạy?”
-Ngày mùng 7/3:
Có các tít: “Cà Mau: Cán bộ tịa án bị chém loạn xạ khi đang nhậu” ; “Đi
trang điểm cô dâu, bị lừa đưa vào rừng hiếp dâm” ; “Khởi tố đối tượng chém bố
đẻ tử vong”
-Ngày mùng 8/3:
Có các tít: “Cho rằng bị nhìn đểu, Việt kiều xỉn đâm chết người” ; “Đâm
chết bạn chỉ vì tranh nhau ghế ngồi ăn ốc” ; “Dùng đũa đâm xuyên mặt bạn ngay
trên bàn nhậu”; “Bị đánh, gọi trai làng mang tuýp sắt tới trả thù”
-Ngày mùng 9/3:
Có các tít: “Nữ nhân viên hàng khơng bị người tình phóng hỏa” ; “Dân
phịng bị “ma men” chém gần lìa tai” ; “Cầm dao lam dọa rạch mặt, ép thiếu nữ
viết giấy nợ” ; “Sát hại vợ đúng ngày 8.3 rồi uống thuốc sâu tự tử” ; “Tranh nhau
cái ghế, dùng dao đâm chết người”; “Mâu thuẫn nợ nần, tưới xăng thiêu sống
đối thủ”
-Ngày mùng 10/3:


9


Có các tít: “Chích điện hàng xóm để cướp tiền vừa bán đất” ; “Nghi vấn
nữ nhân viên cửa hàng sữa bị cướp cắt cổ” ; “Phát hiện thi thể bị đâm nhiều nhát
dao trong rừng cao su”
-Ngày 11/3:
Có các tít: “Thụt két” hơn 25 tỷ, kế tốn trưởng lĩnh án chung thân” ;
“Dọa sát hại cả nhà vì từ chối tình u đồng giới ; “Hịa giải khơng thành, liên
tiếp tìm người… chém”

-Ngày 12/3:
Có các tít: “Truy tìm hung thủ sát hại bà lão bán bánh chuối chiên” ; “Nữ
quái” giết người vì dám... can ngăn đánh nhau” ; “Dùng ảnh "mát mẻ" tống tiền
người tình đồng giới” ;
-Ngày 13/3:
Có các tít: “Cụ bà đốt chồng vì hoang tưởng?” ; “Đổ xăng đốt phịng trọ
rồi đâm chết người vơ tội” : “Đi mua "mồi" về nhậu tiếp, “ma men” đâm chết
người” : “Chê đểu" kiểu tóc, nam sinh lớp 9 rút dao sát hại bạn”
-Ngày 14/3:
Có các tít: “Nghi vấn nữ sinh viên vứt con từ tầng 3 xuống vườn” ; “Rùng
mình với lời khai của cơ ruột ném cháu xuống giếng” ; “Đề nghị tử hình kẻ đánh
chết người vì tiếng nẹt pơ” ; “Ổ mại dâm mở đường bí mật để trộm tiền khách”
-Ngày 15/3 :

10


Có các tít: “Bắt giam chồng "hờ" tưới xăng thiêu sống vợ” ; “Thẩm phán
đi nhà nghỉ với đương sự bị tố là người rủ rê” ; “Đánh thuốc mê ông bà, dọn cả

kho đồ cổ đem bán” .

2.2: Tổng hợp khảo sát
Mỗi ngày trung bình trong chuyên mục an ninh xã hội của báo điện tử
24h.com.vn có 8 tít bài

.

Nhưng tất cả trong ngày nào cũng có những tít bài với ngôn ngữ giật
gân,câu khách,cụ thể:
Trong 15 ngày khỏa sát có tới 55/120 tít bài theo kiểu dung ngơn từ
giật gân,câu khách.Như vậy có tới gần 1 nửa tít báo là đi theo xu hướng khơng
nên có này.
Ngày nhiều nhất có tới 6/8 tít báo sử dụng ngơn ngữ giật gân,trung
bình mỗi số có 3,6 tít báo theo lối viết như vậy.
Một số từ xuất hiện nhiều như: “Đâm chết người” ; “Mại dâm”; “Mát
mẻ” ; “Thiêu sống” ; “Đâm,chém” ; “Cắt cổ”… Đó là những từ thường xuất
hiện trong các vụ án,mang tính chất rất mạnh,đúng theo kiểu “sốc”

Như vậy qua khảo sát chúng ta có thể thấy được tình trạng của báo
mạng về lối giật tít,sử dụng ngôn ngữ câu khách là đáng báo động như thế nào.

2.3.Nhận xét.
Tít là một phần khơng thể thiếu của bất kì bài báo nào. Cũng giống như
tên người, tít hay, hấp dẫn đương nhiên sẽ thu hút người đọc. Với tiêu chí ngắn
11


gọn, súc tích, càng gợi nhiều suy nghĩ, cảm xúc, càng “lọt” tai thì càng tốt, tít có
chức năng cung cấp thơng tin chính cho độc giả và quyết định họ có đọc bài viết

hay khơng chỉ trong một cái liếc mắt.
Nhưng xu thế hiện nay tít báo thường phải càng “sốc” càng tốt,như
qua phần khảo sát ở phía trên chúng ta có thể thấy rõ điều này. nhờ vào đặc
điểm: phải click vào link tiêu đề trước mới biết được nội dung bài viết là gì, kèm
theo đó là thị hiếu đọc dễ dãi của một bộ phận công chúng, đã biến tít thành
cơng cụ câu view vơ tội vạ. Đặc điểm chung của những cái tít này là thổi phồng
hoặc xuyên tạc sự việc, khêu gợi sự tò mị của độc giả bằng những động từ, tính
từ mạnh.
Nhìn những cái tít như vậy, người ta sẽ khơng thể không đặt ra những
câu hỏi: Tại sao những câu chuyện vơ thưởng, vơ phạt,rợn người ấy lại có thể
làm nên một bài báo? Câu trả lời mà ai cũng biết đó là để tăng pageview. Tít
hay, giật gân thì người đọc sẽ nhiều và nhuận bút của phóng viên sẽ cao hơn.
Nhưng cách giật tít như vậy cũng chỉ được lúc ban đầu thôi, sau khi đọc nội
dung sẽ dễ gây khó chịu cho người đọc và người ta sẽ thấy như mình đang bị
lừa.
Cách giật tít như thế nay đang rất phổ biến, chúng ta nên nhìn nhận
lại nó và có thái độ đúng đắn. Bởi nó khơng những gây khó chịu cho đối tượng
được đề cập mà cịn cho cả độc giả nữa.

2.4 :Hậu quả
Hậu quả đầu tiên chính là những độc giả,đối tượng chính của báo
chí,do ngơn từ quá sốc,giật gân,mà họ đã bị lừa dối khi bỏ thời gian click vào
những bài báo đó,nhưng thực ra tính chất của sự việc mà bài báo đã đưa lại

12


không đến cao độ như vậy. “Đầu độc” giới trẻ bằng nhiều thơng tin giật gân, sai
sự thật
Những tít báo như vậy tạo sự định hướng không tốt cho xã hội,giống

như việc báo chí ưu tiên,hướng trọng tâm vào những vấn đề tiêu cực của xã
hội,mà thiếu đi tính nhân văn.Làm cho xã hội tràn lan những sự tiêu cực mà vốn
dĩ khơng nên có,do vậy rất dẽ làm cho người đọc bi quan về xã hội.
Tạo sự giáo dục không tốt cho các bạn trẻ,những người đọc báo mạng
nhiều nhất hiện nay. Với cách làm này, các trang mạng trên đã làm suy giảm
nghiêm trọng niềm tin của công chúng vào thơng tin điện tử. Đồng thời, “tiêm
chích” vào giới trẻ những suy nghĩ tiêu cực, lệch lạc về đạo đức, vi phạm
nghiêm trọng thuần phong mỹ tục.
Có khơng ít trang tin, thậm chí những tờ báo mạng hoạt động bằng
cách lấy bài viết từ báo khác, thay tít, thay hình minh họa, đảo lại trật tự và
nghiễm nhiên biến thành bài viết của báo mình. Thậm chí, có những trang tin
còn tự nghĩ ra những câu chuyện độc, lạ, khó tin, vi phạm chuẩn mực đạo đức
thơng thường thơng qua những nhân vật mang tính phiếm chỉ hoặc viết tắt tên
rồi đưa vào mục “Tâm sự” hay “Bạn đọc viết” để cho có vẻ khách quan và
khơng phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của thơng tin để câu view.
Bản thân các nhà báo cũng bị ảnh hưởng rất lớn,khi lương tâm,đạo
đức nghề nghiệp có thể bị đánh mất,kéo theo đó là làm cho kỹ năng viết báo bị
ảnh hưởng nghiêm trọng,mắt khơng sáng,lịng khơng trong và bút khơng sắc,bên
cạnh đó là hàng loạt vấn đề pháp lí,pháp luật ảnh hưởng tới con đường nghề
nghiệp của mỗi nhà báo

2.5: Nguyên nhân.

13


Xu hướng tâm lý tị mị, thích cái giật gân, rùng rợn, ghê sợ…của
cơng chúng báo mạng chính là một phần quan trọng.
Vì sao làng Báo mạng Việt hiện nay lại xuất hiện ngày đơng đảo
kiểu “giật tít lấy được”, “giật tít bằng mọi giá” bất cần kiểm chứng, bất cần trách

nhiệm, bất chấp hậu quả như vậy? Câu trả lời cực đơn giản: áp lực về view. Ở
nhiều tờ báo, trang tin tại Việt Nam hiện nay, đã trở thành một quy định bất
thành văn, view- lượng truy cập đã trở thành chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh
giá hiệu quả của nhà đầu tư với tờ báo (view cao thì các nhà quảng cáo mới
vào), của tịa soạn với từng ban, của từng ban với từng phóng viên. Với nhiều
PV trẻ mới ra trường, thay vì được đào tạo về cách kiểm nghiệm thơng tin thì họ
được tịa soạn dạy về cách... giật tít câu khách.
Nguyên nhân tiếp theo là bản thân đội ngũ “chuyên gia giật tít”, “các
tịa soạn lá cải” khơng ý thức được những nhà báo như họ đang làm công việc
của "những con kền kền chuyên ăn xác thối", đi ngược lại tới đạo đức nghề
nghiệp, trái ngược với luân lý xã hội, thậm chí là vi phạm Luật Báo chí, vi phạm
pháp luật.
Mức xử phạt đã được luật pháp quy định chưa đủ lớn, chưa đủ sức răn
đe. Thậm chí, sau khi bị phanh phui chân tướng, nhiều trang mạng vi phạm thản
nhiên “rút bài” như chưa từng đưa tin và không kèm theo lời xin lỗi nào.

14


CHƯƠNG III) KẾT THÚC VẤN ĐỀ

3.1: Giải pháp:
Ngôn ngữ của dân tộc ta là loại ngôn ngữ đa bản sắc,là sản phẩm đặc
trưng cho văn hóa đất nước,lại có sự kết tinh của ngôn ngữ hiện đại.Nhà báo là
những người có khả năng khởi tạo dư luận,những họ họ viết là được cho là
chuẩn mực để độc giả nghe theo,học và làm theo,chính vì vậy cần có sự sáng tạo
trong việc sử dụng ngơn ngữ trên báo chí dặc biệt là cách đặt tít.

Tiếp theo là vấn đề đạo đức nghề nghiệp, lương tâm con người, trách
nhiệm xã hội bị nhiều nhà báo.Mỗi nhà báo trước khi đưa ngịi bít thì cần phải

kiểm chứng thơng tin,xác định rõ đối tượng và mục tiêu của bài báo Một thông
tin bị hiểu sai lệch hoặc bị nhà báo làm cho méo mó đi thì hệ quả của nó khơng
chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của một cá nhân mà cịn gây hệ lụy cho cả cộng đồng.
Ngược lại, một thông tin kịp thời, chính xác và trung thực của nhà báo, với sự
lan tỏa của nó sẽ có tác dụng tích cực đến cá nhân, tập thể và đời sống toàn xã
hội.
15


Mỗi phóng viên,nhà báo cần liên tục học hỏi nâng cao trình độ chun
mơn,rèn luyện kĩ năng viết bài,vốn ngốn ngữ,đặc biệt là phải nắm rõ được thị
hiếu cũng như tâm tư tình cảm của bạn đọc đối với các vấn đề thời sự.
Các tịa soạn báo khơng nên đề cao áp lực số lượng tin bài,mà cần phải
có các giải pháp hiệu quả để không tạo áp lực quá lớn cho phóng viên nhà
báo.Cần có chủ trương chính sách hợp lí,khơng q chạy theo sa đà các vấn đề
nhạy cảm,các vấn đề giật gân của xã hội.
Các cơ quan chủ quản,quản lí báo chí cần có những chính sách chặt
chẽ,kiểm tình hình hoạt động của báo chí và những biện pháp răn đe mạnh tay
để tạo sự khuôn khổ pháp lí trong hoạt động hành nghề của các nhà báo.
Các độc giả cần là những bạn đọc thông thái khơng nên lướt theo
những vấn đề nóng,sốc,cần biết cách lựa chọn thơng tin phù hợp cho mình.Cần
đọc kĩ,hiểu,chứ khơng nên đọc lướt một các qua loa các tít báo.Đóng góp nhiệt
tình và gửi phản hồi những ý kiến cá nhân của mình đề ngày càng nâng cao hơn
nữa chất lượng báo chí.
Các cơ quan đào tạo báo chí chuyên nghiệp hiện nay vấn đề giảng dạy
ngôn ngữ đang được đề cao bằng chuyên đề riêng và lồng ghép các môn học nền
tảng.Đó là một giải pháp quan trọng nhằm tạo ra một đội ngũ nhà báo vừa vững
về chuyên môn nghiệp vụ,vừa có ý thức giữ gìn,bảo vệ,phát huy ngơn ngữ dân
tộc trên mặt báo,làm cho nó ngày càng phong phú và giàu đệp hơn.


3.2: Kết luận:
Tít là phần quan trọng nhất của bài báo,là công cụ để thể hiện sự th
hút của độc giả.Cần chú trọng đến việc biên tập và đặt tít sao cho có hiệu
16


quả,phù hợp với nội dung mà vẫn hấp dẫn độc giả.Tít trên báo mạng càng hiệu
quả thì càng có nhiều cơ hội để bạn đọc để mắt đến.
Việc giật tít trên báo mạng hiện nay có nhiều khúc mắc,việc sử dụng
ngơn ngữ một cách tùy tiện trên các tít

báo mạng đang khá phổ biến và gây

khơng ít bức xúc trong dư luận và các nhà nghiên cứu.
Việc thể hiện ngôn ngữ có chọn lọc,có sang tạo vừa thể hiện ý thức
nghề nghiệp của nhà báo chân chính,vừa góp phần giữ gìn và phát huy sự trong
snags của tiếng việt.
Tít báo không chỉ đơn tuần là nêu lên chủ đề,tạo sự thu hút cho người
mà nó cịn là một bộ phận quan trọng của bài báo tạo nên sự giáo dục,định
hướng quan trọng cho các độc giả,đặc biệt là giới trẻ những chủ nhân tương lai
của đất nước.
Tiểu luận dừng lại ở vấn đề nghiên cứu về lỗi sử dụng ngôn ngữ trong
tít báo,nhưng hi vọng nó sẽ góp được một phần nhỏ để làm cho ngơn ngữ trong
báo chí được sử dụng một cách hoàn thiện và chất lượng hơn và đảm bảo được
sự trong sáng của tiếng việt tròn báo chí.

17


Tài liệu tham khảo:

Vũ Quang Hào,Ngơn ngữ báo chí,NXB Thơng Tấn
Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Tác phẩm báo chí, tập II, NXB Lý luận
chính trị, H. 2006
PGS,TS. Nguyễn Văn Dững, Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lao động, H.
2012.
Hồ Xn Mai, Ngơn ngữ báo chí và biên tập báo,NXB chính trị quốc gia.

18



×