Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Day hoc giai quyet van de (vi du)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (711.83 KB, 8 trang )

Dạy học giải quyết vấn đề
Phần khái niệm, cách tiến hành và điều kiện sử dụng dạy học giải quyết vấn đề (M4)
đã được trình bày trong Nội dung 1 của tài liệu này. Phần này chỉ trình bày thêm về
định hướng sử dụng và ví dụ minh hoạ áp dụng trong môn Tin học.
1. Định hướng sử dụng
Khi vận dụng dạy học giải quyết vấn đề trong dạy học Tin học, cần chú ý lựa chọn
các mức độ cho phù hợp với trình độ nhận thức của HS và nội dung cụ thể của mỗi
chủ đề/bài học. Mức độ tham gia của HS càng nhiều thì HS sẽ càng tích cực, tuy
nhiên địi hỏi trình độ NL của HS càng cao.
Ví dụ một số mức độ của dạy học giải quyết vấn đề:
- GV nêu và giải quyết vấn đề (thuyết trình hoặc thực hành trên máy tính).
- GV nêu vấn đề và cho HS tham gia giải quyết vấn đề.
- GV nêu vấn đề và gợi ý HS tìm cách giải quyết vấn đề.
- GV cung cấp thơng tin cho HS, tạo tình huống để HS phát biểu vấn đề và giải quyết
vấn đề.
- HS tự phát hiện vấn đề, tự lựa chọn cách giải quyết và tự đánh giá.
Thông qua việc giải quyết vấn đề - bài toán, HS được lĩnh hội tri thức, kĩ năng và
phương pháp nhận thức (“giải quyết vấn đề” khơng cịn chỉ thuộc phạm trù phương
pháp mà đã trở thành mục đích dạy học, được cụ thể hoá thành mục tiêu là phát
triển NL giải quyết vấn đề, một NL có vị trí hàng đầu để con người thích ứng được
với sự phát triển của xã hội).
Các vấn đề đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn các yêu cầu sau:
- Phù hợp với chủ đề/bài học.
- Phù hợp với trình độ nhận thức của HS.
- Gần gũi với cuộc sống thực của HS.


- Có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kết hợp cả hai kênh chữ và
kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS.
- Có độ dài vừa phải.
- Phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi ra cho HS nhiều hướng suy


nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề.
2. Ví dụ minh hoạ









×