Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

KỸ NĂNG CHĂM SÓC VÀ CẢI TẠO ĐẤT TRỒNG HOA CÚC TẠI CÔNG TY HOA TƯƠI DALAT HASFARM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 14 trang )

KỸ NĂNG CHĂM SÓC VÀ CẢI TẠO ĐẤT TRỒNG HOA
CÚC TẠI CÔNG TY HOA TƯƠI DALAT HASFARM


MỤC LỤC
NỘI DUNG THỰC TẬP ..................................................................................... 1
1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP ...................................................... 1
1.1.Giới Thiệu ............................................................................................... 1
1.2.Nguồn gốc ............................................................................................... 1
1.3. Tầm nhìn.................................................................................................. 1
2. CÁC NỘI DUNG THAM GIA THỰC TẬP ............................................. 3
2.1. Giới Thiệu Về Đối Tượng Thực Tập: ..................................................... 3
2.2. Nội Dung Công Việc: .............................................................................. 3
3. KẾT LUẬN ................................................................................................. 10
3.1. Tóm tắt các kỹ năng cơ bản học tập được tại doang nghiệp( Cơ Sở) ... 10
3.2. Bài học kinh nghiệm ............................................................................. 10
3.3. Khuyến nghị, ý kiến cá nhân: ................................................................ 12


NỘI DUNG THỰC TẬP
1. GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.Giới Thiệu
Tên công ty: Công ty TNHH Dalat Hasfarm
Trụ sở chính: 450 Nguyên Tử Lực, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam
Tên thương mại: Dalat Hasfarm and Hasfarm Young Plants
Ngày thành lập: Ngày 7 tháng 6 năm 1994
Số lượng nhân viên (2018): 3.100
Công ty liên kết: Greenwings Japan, Greenwings New Zealand, Kunming
Hasfarm (China), PT Tamora Stekindo (Indonesia).
Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, phân phối ngọn giống, hoa cắt cành và
hoa chậu ở thị rường trong nước và xuất khẩu.


1.2.Nguồn gốc
Khí hậu ôn hòa, thổ nhưỡng phù hợp, nguồn nhân lực dồi dào bên cạnh
việc giao thông thuận tiện đến các thị trường quốc tế chính là lý do mà Ơng
Thomas Hooft – người sáng lập của Dalat Hasfarm chọn Đà Lạt, Việt Nam là
nơi bắt đầu xây dựng nông trại trồng hoa. Với chỉ một hecta hoa hồng và một
hecta cẩm chướng được trồng trong những khu nhà kính đơn giản bằng tre. Tới
nay qua nhiều năm chúng tôi đã chuyển sang xây dựng nhà kính hồn tồn bằng
thép và mở thêm hai nơng trại ở Đạ Rịn và Đa Q, với diện tích gần tới 125
hecta. Ngày nay, mỗi năm Dalat Hasfarm trồng tới 200 triệu cành hoa và 250
triệu ngọn giống cung ứng cho thị trường trên khắp thế giới.
1.3. Tầm nhìn
Dalat Hasfarm phấn đấu trở thành sự lựa chọn hàng đầu trong thị trường
hoa Châu Á Thái Bình Dương, là nhà cung cấp hoa với công nghệ cao, luôn đổi
mới và hướng đến khách hàng. Để đạt được điều này, công ty sẽ luôn sáng tạo,
sản xuất và phân phối những sản phẩm hoa, cây trồng, cây ngọn giống, và
những sản phẩm, dịch vụ liên quan có chất lượng tốt nhất, hoạt động theo định
hướng phát triển bền vững với trách nhiệm xã hội và cam kết cao nhất đối với
các bên liên quan.
1


2


2. CÁC NỘI DUNG THAM GIA THỰC TẬP
2.1. Giới Thiệu Về Đối Tượng Thực Tập:
- Hoa cúc
2.2. Nội Dung Công Việc:
- Chuẩn bị đất Trồng và chăm sóc Hoa Cúc.
2.2.1. Chuẩn bị giống

- Sử dụng các giống cúc mới được chọn tạo, nhập nội của Đài loan, Hà
Lan, Nhật Bản hợp thị hiếu người tiêu dùng gồm cúc cành (có nhiều bông) và
cúc đơn (cây chỉ 1 bông) như: Vàng Đài Loan, vàng hè, HL1, CN42, CN43,
CN93, CN98… Với cây con khi đem trồng phải cao 5-6cm, có 6-10 lá (ni cấy
mơ); cây giâm cành phải cao 7-8cm, có 6-8 lá. Cây giống phải đồng đều, không
bị nhiễm bệnh và mang đầy đủ đặc trưng của giống.
- Mục Đích: lựa chọn giống sạch bệnh, có sức khỏe tốt và cây đẹp.
- Ý nghĩa: Việc sử dụng các giống có ưu thế đã làm cho cây trồng có bước
nhảy vọt về năng suất, người ta gọi là cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp

3


2.2.2. Chuẩn bị đất trồng
- Chuẩn bị đất trồng: Đất được cày sâu, phơi ải và bừa kỹ, lên luống cao
20-30cm, bón phân lót khoảng 15-20 ngày trước khi trồng. Nên bón nhiều phân
chuồng sẽ làm cho đất thêm thuần thục, cải tạo được kết cấu của đất, giúp cho
cây bền lâu, chất lượng hoa tốt hơn.
- Mục đích và ý nghĩa: Cho phép nước thấm nhanh và giữ ẩm tốt nhằm
ln ln duy trì một độ ẩm trong đất cần thiết cho quá trình mọc mầm, đẻ
nhánh và làm dóng vươn cao của cây
Tạo điều kiện cho bộ rễ của cây mọc sâu và lan rộng trong đất hút nước và
hấp thụ dinh dưỡng. Một khi đất chuẩn bị không kỹ sẽ cản trở sự phát triển của
bộ rễ, làm giảm khả năng hút nước, hấp thu dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến
năng suất.
Đất chuẩn bị kỹ, đúng kỹ thuật cịn có tác dụng ngăn cản q trình rửa trơi,
xói mịn đất, nhất là ở những vùng đất có độ dốc cao.
Tạo thuận lợi cho các khâu công việc tiếp theo như bón phân, làm cỏ,
phịng trừ sâu bệnh, thu hoạch... và xử lý, chăm sóc cúc ở các năm sau trong
suốt cả chu kỳ sản xuất.


4


5


2.2.3. Bón Phân
- Khối lượng (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2 ): 1 tấn phân chuồng đã hoai
mục, 10 kg urê, 30 kg supe lân, 10 kg Kali clorua, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai.
- Cách bón: Bón lót tồn bộ phân chuồng + 2/3 supe lân + 1/3 kali. Lượng
phân cịn lại chia bón thúc làm 3 đợt. Có thể rạch hàng 2 bên hàng cây, giữa 2
hàng cây để rắc phân kết hợp xới xáo và tưới nước hoặc hịa phân bón vào nước
rồi tưới cho cây theo rãnh, phun sương…
- Mục đích : Cây trồng cần được bón phân vì hầu hết các nguồn đất không
cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để cây phát triển một cách tối ưu. Bằng cách
bón phân đầy đủ cho cây, chúng ta đã cung cấp đủ các dưỡng chất mà đất mất đi
6


theo thời gian, bảo đảm rằng mùa vụ năm nay cây trồng vẫn có thể có đủ chất
dinh dưỡng để phát triển tốt và cho hoa kết quả như mong đợi.
- Ý nghĩa: Bón phân là để bù đắp lượng dinh dưỡng khoáng cho đất giúp
cây trồng hút được nhiều chất dinh dưỡng hơn, phát triển tốt hơn, bộ rễ cây
trồng ăn sâu hơn, các chất dinh dưỡng từ tầng sâu được huy động nhiều hơn,
sinh khối và sinh khối rễ được tạo thành nhiều hơn. Việc để lại một khối lượng
rễ cây và q trình tích lũy sinh học khác lớn hơn trong đất hàng năm, giúp cung
cấp nhiều mùn cho đất, làm đất tơi xốp hơn, dung tích hấp thu và độ hoãn sung
của đất tốt hơn.


7


2.2.4. Chăm sóc
- Làm cỏ thường xuyên cho cây. Việc vun xới chỉ nên tiến hành khi cây
còn nhỏ, khi cây đã lớn cần hạn chế. Với cúc đơn để 1 bơng phải tỉa cành bấm
nụ phụ, cịn các bơng để chùm thì tỉa bớt cành tăm và ngắt bỏ nụ chính để các nụ
bên phát triển đồng đều.
- Mục đích và ý nghĩa:
+ Điều này sẽ giúp ngăn ngừa dịch hại và giảm nguy cơ bị bệnh
+ Ngắt nụ và tỉa cành giúp cho cúc tập trung chất dinh dưỡng kích thích nở
thêm hoa.

2.2.5. Tưới nước
-Cần tưới nước đủ ẩm thường xuyên đặc biệt là thời kỳ cây bắt đầu bén rễ
cho đến khi ra hoa.
-Mục Đích Và Ý Nghĩa : Tạo độ ẩm cho cây, giúp cho việc hút chất dinh
dưỡng từ đất và phân bón cũng dễ dàng hơn
8


9


3. KẾT LUẬN
3.1. Tóm tắt các kỹ năng cơ bản học tập được tại doang nghiệp ( Cơ Sở)
- Đầu tiên chúng ta phải lựa giống sạch bệnh khỏe mạnh và phải đẹp cây,
rồi sau đó chúng ta tiến hành làm đất và bón phân để tạo điều kiện thuận lợi khi
trồng cúc. Trồng cúc phải lựa chọn vào sáng sớm hoặc chiều mát sau khi trồng
xong phải tưới đẫm nước ngay. Sau đó bón phân thúc Đạm urê + super lân +

Kali đỏ chia làm 6 lần bón. Ngồi ra cần phun bổ sung một số loại phân bón lá
và chất kích thích sinh trưởng để giúp hoa có màu sắc đậm, lâu tàn. Chăm sóc:
Tỉa mầm nhánh, nụ bên (đối với hoa để 1 bông), tưới nước đủ ẩm, làm sạch cỏ
dại và phòng trừ sâu bệnh hại. Bón phân kết hợp xới đất và tưới nước. Cắm cọc,
căng lưới chống đổ cho cây. Thắp điện chiếu sáng bổ sung cho cây trồng.
3.2. Bài học kinh nghiệm
- Cúc là loại cây ngày ngắn, ưa ánh sáng. Tuy nhiên ở mỗi thời kỳ sinh
trưởng phát triển cây có yêu cầu ánh sáng khác nhau. Thời gian chiếu sáng rất
quan trọng và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng bơng.
- Ẩm độ: Ẩm độ đất thích hợp khoảng 70 - 80%, ẩm độ khơng khí thích
hợp khoảng 65 - 70%, ẩm độ cao hơn 85% cây dễ bị nấm bệnh xâm nhập.
- Cúc là cây trồng cạn, không chịu được ngập úng, do đó đất trồng phải cao
ráo tơi xốp, thốt nước tốt. Đất thích hợp cho sự phát triển của cây cúc là đất thịt
nhẹ, đất pha sét, đất đỏ bazan,...có độ pH khoảng từ pH = 5,8 – 6,8, độ dẫn điện
khoảng từ 0,8 – 1mS/cm cho cây con và khoảng từ 1,2 - 1,5mS/cm cho cây lớn.
- Đất được cày phơi ải từ 7-10 ngày sau mỗi vụ trồng, cày sâu 35-45 cm,
bừa nhỏ mịn, khử tuyến trùng bằng Ethoprophos 10% (2-3 kg Mocap
hạt/1000m2), khử vi khuẩn bằng calcium hypochlorite (3 kg/1000m2)
- Lên luống cao 20-25cm, mặt luống khoảng 1,2m, bề mặt luống bằng
phẳng, tưới ẩm trước khi trồng cây.
- Tiêu chuẩn cây giống: Độ tuổi cây trong vườn ươm nếu trời ấm từ 12-15
ngày, nếu trời lạnh từ 18-20 ngày; chiều cao cây: 5-8cm; đường kính cổ rễ: 2,510


4mm; có 6-8 lá thật. Cây phải khỏe mạnh, khơng dị hình, ngọn phát triển tốt,
khơng có biểu hiện nhiễm sâu bệnh hại.
- Bón phân: Nhu cầu phân bón cho cây hoa cúc trong 1vụ/1000m2 như sau:
- Phân hữu cơ: 200–300kg (có thể sử dụng phân trùn quế hoặc bounceback,
Dynamic…). Hoặc có thể sử dụng phân chuồng hoai mục: 10 - 12 m3.
- Trichoderma: 1kg

- Magie Sulphate: 5kg
- Vôi: 70 - 100 kg, tùy theo độ pH của đất
- Phân hóa học (theo lượng nguyên chất): 250kg N – 160kg P2O5 – 200kg
K2O.
Có thể sử dụng phân đơn (ure, supper lân, ka li) hoặc phân hỗn hợp (các
loại NPK, DAP, …) quy đổi theo liều lượng nguyên chất như trên.
-Trồng và chăm sóc
+Mật độ trồng
- Mật độ trồng: Tùy thuộc vào mùa vụ và đặc tính giống mà bố trí mật độ
trồng cho thích hợp.
+ Đối với những giống cúc đơn (chỉ để 1 bông trên cành), khoảng cách là:
10 x 14cm hoặc 12 x 14cm, mật độ 55.000 - 60.000 cây/1000m2.
+ Đối với những giống cúc chùm (để nhiều hoa trên cành), trồng với
khoảng cách là: 10 x 16cm hoặc 12 x 16 cm, mật độ 45.000 – 50.000
cây/1000m2
- Kỹ thuật trồng
- Kỹ thuật trồng: Không nên trồng quá cạn hoặc quá sâu: Lấp khoảng 2/3
bầu đất là thích hợp, khi trồng cây yêu cầu phải đặt cây vuông góc với mặt đất.
- Cắm cọc, rải ống tưới nhỏ giọt, thả lưới :
- Mỗi luống cắm 2 cọc đầu luống và 2 cọc cuối luống, các cọc được chôn
xuống đất 40cm, cọc vừa có tác dụng canh thẳng luống vừa cố định hệ thống
lưới đỡ cây.
- Lưới được thả cố định bởi các cọc sắt ở 2 đầu luống.
+ Tưới nước: Đối với cây mới trồng: Tùy thuộc vào cấu trúc đất và ẩm độ
đất, mùa nắng hay mùa mưa và lượng bốc hơi nước hằng ngày mà có chế độ
11


tưới thích hợp, thơng thường lần tưới đầu tiên - khoảng 10m3/1.000m2nước, sau
đó giảm dần 5m3 - 7m3/1.000m2 nước cùng với phân bón được hồ tan cho

những lần tưới sau.
3.3. Khuyến nghị, ý kiến cá nhân:
- Cần có những dụng cụ chun dụng hơn nữa.
- Cơng nhân cần có thái độ làm việc tích cực để đạt năng suất cao hơn.
- Vệ sinh sạch sẽ
- Đồ bảo hộ lao động vẫn chưa đạt mức cao nhất để đảm bảo sức khỏe cho
công nhân.

12



×