Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Bệnh cơ xương khớp Đau cứng khớp vai: di chứng nặng nề thường gặp Sau một pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.99 KB, 8 trang )

Bệnh cơ xương khớp


Đau cứng khớp vai: di chứng nặng nề thường gặp

Sau một lần té chống tay tưởng chừng không đáng kể, đi khám bác sĩ và chụp X
quang không thấy vấn đề gì nghiêm trọng, nhưng bạn cứ thấy đau vai âm ỉ. Một ngày
nào đó, bạn thấy đưa tay ra sau lưng hơi khó, giơ tay lên cao thấy vướng và đau nhói,
rồi tối ngủ cứ thấy nhưng nhức đặc biệt khi nằm đè lên vai đau và các động tác khớp
vai ngày càng không thoải mái, đau nhức tăng. Có thể bạn đã bị di chứng đau cứng
khớp vai sau chấn thương


Đây là di chứng nặng nề và khó điều trị nhất trong các bệnh lý ở khớp vai. Theo
các thống kê trên thế giới, đau cứng khớp vai xảy ra 3-5% dân số, tức trong 86 triệu
dân như ở Việt nam có thể có đến 2,5-4,3 triệu người bị di chứng này. Và chiếm trên
70% là phụ nữ. Di chứng này nếu không điều trị chuyên khoa đúng cách sẽ dẫn đến co
rút dày bao khớp vai gây mất chức năng, đau nhức kéo dài lan lên cổ hoặc xuống cả
cánh tay, teo cơ, xệ vai, loãng xương vai và giảm chất lượng cuộc sống.
Triệu chứng thường gặp là đau vai, hạn chế vận động vai: khó đưa tay sau lưng
lấy bóp trong túi quần, mặc áo ngực, chải đầu; không nằm để tay sát xuống giường
được; hoặc cứng khớp vai rõ rệt ở giai đoạn trễ.

Đau cứng khớp vai có thể xảy ra sau chấn thương, phẫu thuật, gãy xương vùng
vai, bệnh lý nội khoa, viêm, thoái hóa khớp hoặc không rõ nguyên nhân đặc biệt ở
người lớn tuổi. Theo các nghiên cứu, di chứng này thường liên quan đến các tình trạng
sau:
o Chấn thương vai: bong gân, dãn dây chằng, trật khớp.
o Bệnh lý gân chóp xoay vai: viêm, rách gân.
o Viêm khớp vai, viêm bao hoạt dịch chu vai.
o Gãy xương đòn, xương bả vai, cánh tay.


o Bệnh lý cột sống cổ, chèn ép thần kinh.
o Tiểu đường, bệnh lý tuyến giáp, hay các bệnh miễn dịch, nội khoa
khác…
o Sau mang đai nẹp bất động hay phẫu thuật xương khớp vùng vai.
Tại Việt nam, tỷ lệ bệnh nhân đau cứng khớp vai sau chấn thương chắc chắn
không ít do thói quen nắn sửa khớp không đúng cách, xoa bóp dầu nóng thuốc rượu,
hoặc vận động trị liệu và theo dõi sau điều trị phẫu thuật hoặc không phẫu thuật của
các bệnh nhân không được chú trọng và đúng cách.
Điều trị chứng đau cứng khớp vai bao gồm uống hoặc tiêm thuốc kháng viêm,
bất động trong giai đoạn đau cấp tính, tập vận động trị liệu không gây đau. Đối với
trường hợp nặng, mạn tính mà điều trị 2-3 tháng với các biện pháp trên không hiệu
quả, nội soi khớp hoặc mổ mở giải phóng khớp vai là chọn lựa tối ưu.
Nội soi khớp vai là phương pháp hiện đại, hiệu quả được ứng dụng rộng rãi trên
thế giới và tại Việt nam hơn 5 năm qua trong điều trị các chứng trật khớp vai tái hồi do
lỏng khớp, rách gân chóp xoay và các tổn thương vùng vai khác.
Đặc biệt nội soi khớp giúp giải phóng toàn bộ bao khớp dày xơ chai lấy lại tầm
vận động khớp vai, đồng thời điều trị triệt để các tổn thương khác trong khớp kèm theo
và tránh làm tổn thương thêm mô lành. Với chỉ 2-3 lỗ rạch da nhỏ thẩm mỹ, ít bóc tách
cắt mô, bệnh nhân ít đau sau mổ và tập vận động trị liệu sớm là ưu điểm của phương
pháp này. Sau mổ, bệnh nhân phải được theo dõi kỹ và tập phục hồi chức năng đúng
cách, thời gian phục hồi khoảng 2-3 tháng.
Tôi đã thực hiện thành công kỹ thuật này hơn 5 năm qua theo phương pháp
"pan capsular release" mà các nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng. Với phương
tiện chuyên dụng radiofrequency của Mỹ, toàn bộ bao khớp viêm dày dễ dàng được
giải phóng mà không làm tổn thương thêm các dây chằng gân cơ quan trọng trong
khớp và cấu trúc thần kinh mạch máu xung quanh khớp. Bệnh nhân chỉ nằm viện một
đêm, và tập vận động ngay ngày đầu sau mổ.

Để phòng tránh diễn tiến đau cứng khớp vai, khi bị đau hoặc chấn thương vùng
vai, chúng ta không nên xoa bóp thuốc rượu, dầu nóng, bất động quá mức hoặc nắn

sửa không đúng cách, nên đến khám và điều trị tại bác sĩ chuyên khoa khớp vai hoặc
các bệnh viện chuyên khoa.
Xử lý bong gân


Bong gân cổ chân là một trong những chấn thương thường gặp nhất khi chơi
thể thao. Khi đó dây chằng bị dãn hoặc rách làm cổ chân sưng và đau nhói, nhiều khi
đi không được.

Xử trí:
Lúc chấn thương, áp dụng ngay nguyên tắc RICE: Rest: ngưng chơi. Ice:
chườm túi nước đá lên vùng sưng đau 10-20 phút mỗi ba - bốn lần trong 48 giờ đầu.
Compression: dùng băng thun băng ép nhẹ cổ chân. Elevation: ngồi hoặc nằm kê chân
cao.
Bạn có thể uống thuốc giảm đau kháng viêm nhưng không nên xoa bóp dầu
nóng, rượu thuốc, đắp muối, vì như vậy sẽ làm máu bầm nhiều hơn và dây chằng lâu
lành. Nếu sau ba - năm ngày mà vẫn còn sưng đau, đi không được thì nên đến bác sĩ
chuyên khoa.
Tập phục hồi:
Vài ngày sau khi giảm sưng - đau phải tập phục hồi ngay.
1. Lấy lại tầm vận động và sự mềm dẻo của khớp: gập duỗi nhẹ nhàng cổ chân.
Sau năm - bảy ngày, bắt đầu tập bẻ cổ chân vào trong và ra ngoài. Làm bài tập kéo
căng (stretching) gân cơ bụng chân, gót chân.
2. Lấy lại sức mạnh cổ chân: sau khi tầm vận động đạt 60% - 70%, tập sức
mạnh gân cơ vùng cổ chân: đá chân với tạ, hoặc dây cao su chun giãn.
3. Tập thăng bằng: sau khi tầm vận động và sức mạnh cổ chân gần như hồi
phục hoàn toàn, tập đứng một chân trên chân đau, dang chân còn lại và hai tay, giữ
trong một đến hai phút.
Khi nào chơi thể thao lại? Khi cổ chân đã hết sưng, và cảm thấy không còn đau
khi vận động. Tuy nhiên, khi vận động nên mang băng, nẹp chuyên dùng cố định cổ

chân một thời gian.
Đau gót chân

Rất nhiều bệnh nhân đến với chúng tôi chỉ vì cái gót chân đau hành hạ. Đây là
một bệnh lý rất thường gặp, dễ mắc phải nếu không biết cách phòng ngừa, và khó điều
trị cũng như dễ tái phát nếu để lâu không được bác sĩ chuyên khoa chăm sóc.

Đau gót chân có nguyên nhân chủ yếu là do viêm cân gan chân. Cân gan chân
là 1 dãi sợi trắng như hình nang quạt, chạy từ gót cho đến các ngón chân. Nó làm bàn
chân có hình vòm để giảm sốc cho cơ thể khi bước đi cũng như chạy nhảy.
Triệu chứng
Đau vùng gót chân, đặc biệt khi sáng ngủ dậy bước chân xuống đất, và giảm
đau dần khi đi lại sinh hoạt trong ngày. Nhưng về sau, đau liên tục khi đi, hay chạy
nhảy chơi thể thao.
Nguyên nhân

Cân gan chân bị kéo căng quá mức, lập đi lập lại thời gian dài gây viêm, rách
ngay chỗ bám vào xương gót, lâu dài sẽ dẫn đến hình thành gai xương gót: Khởi động
bàn chân không kỹ trước khi vận động, làm cân gan chân ở trạng thái đông cứng chưa
kịp dãn thích nghi với động tác đi bộ, chạy nhảy.
- Mặt sân quá cứng, hoặc kỷ thuật bộ chân không chuẩn gây chấn động mạnh
lên vùng gót chân.
- Đi bộ, vận động chạy nhảy quá nhiều.
- Cơ thể tăng cân làm quá tải cân gan chân.
- Mang giày không phù hợp hoặc cấu tạo bàn chân bẹt bẩm sinh.
- Ngoài ra còn hay gặp ở phụ nữ đi giày bó, cao gót, hoặc ở tuổi tiền mãn kinh,
mãn kinh.
Điều trị



- Trước tiên là lót êm gót chân bằng miếng độn giày mềm. Đổi giày chuyên
dụng, phù hợp kích cỡ.
- Thực hiện các bài tập kéo căng cân gan chân và cơ bụng chân. Trước khi tập
nên ngâm chân nước nóng, sau khi tập nên chườm lạnh gót chân.
- Massage cân gan chân bằng bài tập lăn chân trên lon cứng hoặc cây tròn.
- Tập mạnh cơ bàn chân, cổ chân bằng cách dùng chân đạp giẻ lau nhà.
- Nghỉ chơi thể thao, hạn chế đi bộ. Uống thuốc kháng viêm giảm đau.
- Mang giày giữ cổ chân gập 90 độ khi ngủ sẽ làm giảm triệu chứng đau gót khi
bước xuống giường buổi sáng.
- Nếu sau 1 tuần vẫn còn đau với các biện pháp trên nên đến khám bác sĩ
chuyên khoa. Bệnh nhân sẽ được cho uống thuốc, vật lý trị liệu, hoặc tiêm steroid vào
cân gan chân.
- Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng hữu hiệu điều trị chứng đau gót chân mãn
tính. Chúng tôi nội soi gót chân, dùng phương tiện chuyên dùng và sóng radio cắt đốt
mô viêm, lấy bỏ gai gót.
Biện pháp phòng ngừa
- Làm nóng thật kỹ và thực hiện các động tác kéo căng trước khi chơi thể thao.
- Mang giày chuyên dùng, kích cỡ phù hợp, có miếng độn giày êm.
- Tránh chơi trên mặt sân cứng. Sửa lại bộ chân cho đúng kỷ thuật.
- Không nên đi bộ hay chạy bộ nhiều nhằm làm giảm cân. Trước khi tập đi bộ
phải tập kéo căng cơ bụng chân, cân gan chân.

×