Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Giáo trình Công tác xã hội nhóm (Nghề Công tác xã hội)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.36 KB, 51 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM
NGHỀ: CƠNG TÁC XÃ HỘI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCĐCGNB ngày…….tháng….năm
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình

Ninh Bình
1


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
pháp dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

2


MỤC LỤC
Bài 1. Một số vấn đề chung về CTXH nhóm
1. Khái niệm về cơng tác xã hội nhóm
2. Mục đích của cơng tác xã hội nhóm
Bài 2. Tiến trình CTXH nhóm
1. Thành lập nhóm
2. Quan sát, nhận diện các vấn đề của nhóm
3. Lên kế hoach can thiệp nhóm


4. Tổ chức, điều phối các hoạt động của nhóm
5. Lượng giá
Bài 3. Hoạt động nhóm
1.Hoạt động nhóm
2. Phát triển nhóm qua các giai đoạn
3. Thực hiện vai trò điều hành nhóm của nhân viên xã hội
4. Giải quyết những hiện tượng thường nảy sinh trong nhóm
TÀI LIỆU THAM KHẢO

3


LỜI NĨI ĐẦU
Cơng tác xã hội nhóm là mơ đun quan trọng của nghề Công tác xã hội. Mô
đun sẽ cung cấp những kiến thức về công tác xã hội theo nhóm nhân vụ hay nhóm
đối tượng.
Những tiền đề lý luận và thực tiễn đều được vận dụng trên Công tác xã hội
nhóm. Cụ thể như đặc trưng Cơng tác xã hội nhóm, tiến trình cơng tác xã hội nhóm,
hoạt động nhóm…
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở tham khảo và sử dụng tài liệu của một
số giảng viên, nhà nghiên cứu về Công tác xã hôi cá nhân và nhóm. Giáo trình này
đã được Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng nghề Cơ giới Ninh Bình xét duyệt.
Là giáo trình được biên soạn lần đầu tại Trường, do đó khơng tránh khỏi
những thiếu sót, chúng tơi mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng
nghiệp và bạn đọc để giáo trình ngày càng hồn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nhóm biên soạn:
Phạm Thanh Bằng
Đỗ Thu Hằng
Nguyễn Thị Lành

Lê Hùng Cường

4


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Cơng tác xã hội nhóm
Mã mơ đun: MĐ 20
Vị trí tính chất của mơ đun:
- Vị trí: Cơng tác xã hội nhóm là mơ đun chun mơn nghề quan trọng trong
chương trình đào tạo của nghề công tác xã hội. Mô đun này được học sau khi đã
học các môn học, mô đun cơ sở.
- Tính chất: Là mơ đun chun mơn nghề bắt buộc.
Mục tiêu mô đun:
- Về kiến thức
+ Nêu được kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng điều phối nhóm.
+ Nêu được những đặc điểm tâm lý nhóm.
+ Trình bày và vận dụng các phương pháp nhóm trong thực tế.
- Về kỹ năng:
+ Vận dụng các kỹ năng cơ bản của công tác xã hội nhóm với các tình huống
cụ thể.
+ Thực hành tiến trình cơng tác xã hội nhóm vào các tình huống.
+ Vận dụng tiến trình cơng tác xã hội nhóm vào các hoạt động trợ giúp đối tượng
+ Vận dụng kỹ năng giải quyết các vấn đề nhóm vào thực tế.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tơn trọng, chấp nhận, thấu cảm với hồn cảnh và vấn đề của đối tượng.
+ Quan tâm, chia sẻ, hợp tác thúc đẩy nhóm phát triển
Nội dung mơđun:
BÀI 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM
Mã bài: MĐ20-B01


Mục tiêu của bài:
- Kiến thức:
Nêu được những kiến thức chung liên quan tới cơng các xã hội nhóm và
phân biệt được các loại nhóm trong cơng tác xã hội.
- Kỹ năng:
+ Nhận diện được các dạng nhóm trong công tác xã hội
5


+ Vận dụng linh hoạt các kỹ năng công tác xã hội nhóm với các nhóm trong
cơng tác xã hội
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện sự tôn trọng, tận tâm khi làm
việc với thân chủ
Nội dung bài:
1. Khái niệm về cơng tác xã hội nhóm
1.1. Khái niệm
- Khái niệm nhóm
Nhóm là một vấn đề hết sức gần gũi trong đời sống con người. Để định nghĩa về nhóm thì có rất
nhiều quan điểm khác nhau dựa trên nền tảng lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.
*Theo quan điểm giải thích cổ điển: “Một nhóm được định nghĩa như là hai hay nhiều người có
tương tác với một người khác nhau theo cách mỗi một người đều gây ảnh hưởng và chịu ảnh
hưởng bời mỗi người khác” (Từ điển Xã hội học)
* Dưới góc độ nhìn nhận của các nhà tâm lý học: nhóm được xem là chủ thể các hiện tượng tâm
lý xã hội, ở đây các hiện tượng tâm lý xã hội hình thành, phát triển và diễn ra hết sức phức tạp.
Trong giáo trình tâm lý học xã hội đưa ra hai khái niệm về nhóm: Nhóm lớn và nhóm nhỏ:
Nhóm lớn là “Tập hợp đơng người liên kết với nhau trong q trình hoạt động sống, tạo ra
những giá trị, chuẩn mực và đặc điểm tâm lý chung có khả năng điều chỉnh, định hướng và điều
hòa tâm lý, hành vi của cá nhân”. Nhóm lớn được gắn với đặc trưng qua dấu hiệu định lượng
(đông người và qua dấu hiệu xã hội như giai cấp, dân tộc, nghề nghiệp cùng với tính lịch sử

khách quan của sự hình thành và tồn tại của nhóm trong q trình phát triển xã hội.
Nhóm nhỏ là: “Một tập hợp người nhất định có quan hệ qua lại trực tiếp với nhau thường xuyên,
liên kết với nhau trong một hoạt động chung, tồn tại trong một khoảng khơng gian và thời gian
nhất định”. Nhóm nhỏ được xem là một nhóm xã hội/nhóm tâm lý ở mơi trường nhóm nhỏ này
con người hình thành nên các đặc trưng xã hội, các chuẩn mực ứng xử xã hội, các kiến thức và
kinh nghiệm xã hội.
-. Khái niệm nhóm xã hội
Theo các nhà xã hội học: “Nhóm xã hội là một tập hợp của những cá nhân được gắn kết
với nhau bởi những mục đích nhất định. Những cá nhân có những hoạt động chung với nhau trên
cơ sở cùng chia sẻ và giúp đỡ nhau nhằm đạt được những mục đích cho mọi thành viên” (Từ điển
Xã hội học phương tây hiện đại, 1990).
Theo tổng hợp quan điểm của các nhà tâm lý học, nhóm xã hội có ba dấu hiệu chung:
+ Có một số lượng người nhất định
6


+ Có một hoạt động chung, trong đó các thành viên có sự tương tác và ảnh hưởng qua lại
lẫn nhau.
+ Cơ sở tâm lý – xã hội của hành động nhóm là cùng chung hứng thú, nhu cầu, chung
mục đích thống nhất hành động và nhóm có thể trở thành chủ hoạt động khi 3 yếu tố trên có sự
thống nhất.
Như vậy, theo cách hiểu đơn giản, Từ khái niệm nhóm, nhóm lớn, nhóm nhỏ hay nhóm xã
hội, chúng ta có thể khẳng định cơng tác xã hội nhóm là nhóm nhỏ xã hội. Bởi đây là loại hình
nhóm nhấn mạnh đến những tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau về mặt tâm lý xã hội của
các thành viên trong nhóm. Nhóm nhỏ xã hội cung cấp cho các thành viên trong nhóm mơi
trường hoạt động để các thành viên đạt được mục đích của mình và của nhóm.
Nhóm nhỏ xã hội trong cơng tác xã hội nhóm là nhóm thân chủ bao gồm tập hợp từ hai cá
nhân thân chủ, những người dễ bị tổn thương cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp của công tác xã hội
trở lên. Bên cạnh đó, nhóm cơng tác xã hội cần được xác định là nhóm nhân viên xã hội, tình
nguyện viên, các nhà chun mơn...thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ thân chủ.

-Khái niệm phương pháp công tác xã hội nhóm
Các tác giả Toseland và Rivas (1998)đã đưa ra một định nghĩa bao quát được bản chất của
công tác xã hội nhóm “Cơng tác xã hội nhóm là hoạt động có mục đích với các nhóm nhiệm vụ
và trị liệu nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu tình cảm xã hội và hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động này
hướng trực tiếp tới cá nhân các thành viên trong nhóm và tới tồn thể nhóm trong một hệ thống
cung cấp dịch vụ”.
*Trong Từ điển Công tác xã hội của Barker (1995), công tác xã hội nhóm được định nghĩa là:
“Một định hướng và phương pháp can thiệp công tác xã hội, trong đó các thành viên chia sẻ
những mối quan tâm và những vấn đề chung họp mặt thường xuyên và tham gia vào các hoạt
động được đưa ra nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể. Đối lập với trị liệu tâm lý nhóm, mục
tiêu của cơng tác xã hội nhóm không chỉ là trị liệu những vấn đề về tâm lý, tình cảm mà cịn là
trao đổi thơng tin, phát triển các kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi các định hướng giá trị và
làm chuyển biến các hành vi chống lại xã hội thành các nguồn lực hiểu quả. Các kỹ thuật can
thiệp đều được đưa vào q trình cơng tác xã hội nhóm nhưng khơng hạn chế kiểm soát những
trao đổi về trị liệu”.
Khái niệm trên có đưa ra sự khác biệt giữa cơng tác xã hội nhóm và trị liệu tâm lý nhóm ở
việc “phát triển các kỹ năng xã hội và lao động, thay đổi định hướng giá trị và làm chuyển biến
hành vi chống lại xã hội”. Để kiểm chứng cho những khác biệt trên, chúng ta tìm hiểu khái niệm
về trị liệu tâm lý, trong đó bao gồm cả trị liệu tâm lý nhóm. Từ điển Cơng tác xã hội (Barker,
1991) nêu: “Trị liệu tâm lý là một hoạt động tương tác đặc biệt và chính thức giữa một nhân viên
xã hội hay các nhà chuyên môn về sức khỏe tâm thần khác với thân chủ (cá nhân, hai người, gia
7


đình hay nhóm) ở đó mối quan hệ trị liệu được thiết lập để giúp giải quyết những biểu hiện của
rối nhiễu tâm thần, căng thẳng tâm lý xã hội, các vấn đề về quan hệ và những khó khăn gặp phải
trong mơi trường xã hội”. Như vậy, có thể thấy sự khác biệt lớn của trị liệu tâm lý nhóm và cơng
tác xã hội nhóm là ở những hoạt động mang tính chuyên sâu hơn và thường đưa các nhà tâm lý
học hay tâm thần học sử dụng trong q trình hỗ trợ, trị liệu thân chủ có những tổn thương sức
khỏe tâm thần và rối nhiễu tâm lý nghiêm trọng hơn.

Tuy nhiên, thuật ngữ “Trị liệu nhóm” (Group therapy) cũng thường được nhắc đến trong
chuyên môn công tác xã hội. Theo Reid (1997) “Trị liệu nhóm là một chiến lược can thiệp giúp
đỡ cá nhân có những rối nhiễu t́nh cảm và những vấn đề xã hội không điều chỉnh được bằng việc
nhóm hai hay nhiều cá nhân lại dưới sự chỉ dẫn của nhân viên xã hội hay các nhà trị liệu chuyên
nghiệp khác. Cá nhân được chia sẻ vấn đề của mình với các thành viên khác trong nhóm, thảo
luận cách thức giải quyết vấn đề, trao đổi thông tin và xem xét nguồn lực, kỹ thuật giải quyết vấn
đề và chia sẻ những trải nghiệm cảm xúc trong một mơi trường được kiểm sốt nhằm giúp cho
các cá nhân vượt qua được những khó khăn”.
Như vậy, từ các khái niệm trên cho thấy, trị liệu nhóm nhấn mạnh nhiều hơn vào cách
thức thực hiện trị liệu, độ chuyên sâu của các hình thức trị liệu, cịn cơng tác xã hội nhóm đề cập
đến phương pháp tiếp cận ở mức tổng thể. Và cũng theo nhiều tài liệu khác, thuật ngữ cơng tác
xã hội nhóm và trị liệu nhóm nhiều lần được sử dụng thay thế cho nhau, đặc biệt là trong các
trung tâm, cơ sở cung cấp các dịch vụ tham vấn. Ngay cả trong q trình phát triển của cơng tác
xã hội nhóm, cũng có giai đoạn trị liệu nhóm thường được nhắc đến như là thuật ngữ thay thế.
Mặc dù vậy, cũng đồng quan điểm với tác giả Nguyễn Thị Oanh, nhiều tác giả đề cập đến điểm
khác biệt lớn nhất của hai thuật ngữ trên chính là mức độ chuyên sâu của các kỹ thuật trị liệu hay
của các bài trắc nghiệm hỗ trợ q trình chẩn đốn những rối nhiễu của các thành viên. Những kỹ
thuật hay các bài trắc nghiệm này được sử dụng nhiều trong ngành tâm lý học.
Nói tóm lại, dù được định nghĩa trên phương diện nào thì cơng tác xã hội nhóm trước hết
phải được coi là một phương pháp can thiệp của công tác xã hội. Đây là một tiến trình trợ giúp
mà trong đó các thành viên trong nhóm được tạo cơ hội và mơi trường có các hoạt động tương
tác lẫn nhau, chia sẻ những mối quan tâm hay những vấn đề chung, tham gia vào các hoạt động
nhóm nhằm đạt được tới mục tiêu chung của nhóm và hướng đến giải quyết những mục đích của
các nhân thành viên giải tỏa những vấn đề khó khăn. Trong hoạt động cơng tác xã hội nhóm, một
nhóm thân chủ được thành lập, sinh hoạt thường kỳ dưới sự điều phối của người trưởng nhóm (có
thể là nhân viên xã hội và có thể là thành viên của nhóm) và đặc biệt là sự trợ giúp, điều phối của
nhân viên xã hội (trong trường hợp trưởng nhóm là thành viên của nhóm).
1.2 Đặc trưng và tầm quan trọng của cơng tác xã hội nhóm
1.2.1. Đặc trưng của cơng tác xã hội nhóm


8


- Đối tượng tác động của phương pháp này là tồn nhóm. Khác với cơng tác xã hội cá nhân, cơng
tác xã hội nhóm tác động đến tồn bộ các thành viên trong nhóm. Cơng tác xã hội nhóm đi theo
cách tiếp cận như một tổng thể tác động không phải chỉ là phép cộng đơn thuần của từng thành
viên. Điều này có thể được hiểu qua các hoạt động thực tiễn của cơng tác xã hội nhóm hướng đến
tồn thể các thành viên trong nhóm. Nhóm và ảnh hưởng của nhóm được dùng để giải quyết vấn
đề của các nhân và của nhóm.
- Cơng cụ tác động của nhóm chính là mối quan hệ, sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm.
Cơng tác xã hội nhóm nhấn mạnh vào sự tác động qua lại, tương tác giữa các thành viên trong
nhóm để xây dựng và củng cố nhân cách của các thành viên trong nhóm. Đặc trưng này khác biệt
với phương pháp công tác xã hội cá nhân khi công cụ tác động thay đổi cá nhân là quá trình trợ
giúp của người nhân viên xã hội.
- Vai trị của nhân viên xã hội trong tiến trình giúp đỡ nhóm thân chủ. Khác với cách tiếp cận trực
tiếp của nhân viên xã hội trong phương pháp công tác xã hội cá nhân trong phương pháp này,
nhân viên xã hội chủ yếu đóng vai trị tổ chức, điều phối, hướng dẫn, định hướng sinh hoạt
của nhóm. Ảnh hưởng của nhân viên xã hội trong hoạt động nhóm chủ yếu mang tính gián tiếp
thơng qua việc tạo mơi trường lành mạnh thúc đẩy các tương tác nhóm hướng đến sự thay đổi và
hỗ trợ trưởng nhóm điều hành nhóm. Vai trò nhân viên xã hội giảm dần và tương đối gián tiếp để
các thành viên trong nhóm có ảnh hưởng tích cực lên nhau. Tuy nhiên, ở những nhóm điều trị,
khi yêu cầu trị liệu sâu hơn, cần nhiều kiến thức và kỹ năng chun mơn hơn thì vai trị của nhân
viên xã hội trực tiếp hơn.
Những đặc trưng này có thể sử dụng trong cơng tác xã hội nhóm, đó là những vấn đề liên quan
đến việc giải quyết nhu cầu tương đối giống nhau của nhiều người. Ví dụ như sử dụng cơng tác
xã hội nhóm cho những trẻ em lang thang dạy các em kỹ năng sống và cách tránh xa những tệ
nạn xã hội tại thành phố nơi các em đến kiếm sống. Hầu hết các trẻ em lang thang này ở nơng
thơn do những hồn cảnh khác nhau phải bỏ nhà tìm đến thành phố kiếm việc làm gửi tiền về hỗ
trợ cho gia đình. Các em lúc bỏ nhà đi còn nhỏ lại đến một mơi trường thành thị vốn có rất nhiều
khó khăn và cạm bẫy, nên các em có nhu cầu bổ sung nhiều kiến thức và kỹ năng sống, đặc biệt

là nhu cầu cần bảo vệ mình tránh xa khỏi các tệ nạn xã hội. Vì vậy, cơng tác xã hội nhóm là cách
tốt nhất để hỗ trợ các em đáp ứng các nhu cầu chung về kỹ năng sống và cách bảo vệ bản thân.
Hay những người phụ nữ bị bạo hành thì cần tạo cho họ mơi trường nhóm để họ chia sẻ cảm xúc,
nỗi buồn, giúp lấy lại nghị lực và cùng học nhau các biện pháp ứng phó thích hợp trong cách đối
phó với người chồng gây ra bạo hành.
Bên cạnh đó, cơng tác xã hội nhóm cũng có thể được sử dụng trong việc xử lý những vấn đề nảy
sinh trong mối tương quan giữa hai hay nhiều người. Đơn cử như việc cải thiện các mối quan hệ
giao tiếp trong các thành viên trong nhóm thân chủ tại trung tâm/các cơ sở nuôi dưỡng tập trung.
Cơng tác xã hội nhóm được sử dụng đáp ứng nhu cầu chung nào đó của một số thân chủ ví dụ
9


như đáp ứng nhu cầu giải trí, nhu cầu nâng cao nhận thức về các quyền, sinh sản vị thành
niên...Công tác xã hội nhóm cịn được sử dụng khi xuất hiện yêu cầu công việc hỗ trợ một cách
gián tiếp thân chủ như yêu cầu vận động chính sách (biện hộ) và tổ chức các dịch vụ.
1.2.2. Tầm quan trọng của cơng tác xã hội nhóm
Cơng tác xã hội nhóm được coi là một trong những phương pháp can thiệp chính của nghề cơng
tác xã hội chun nghiệp trên thế giới. Nhân viên xã hội hiểu được những tác động tích cực và có
hiệu quả của tiến trình nhóm giúp cá nhân nâng cao chức năng xã hội. Công tác xã hội nhóm ra
đời dựa trên niềm tin hoạt động nhóm là một biện pháp tích cực xây dựng tính cách và thúc đẩy
sự phát triển của con người, đặc biệt là những con người yếu thế, có những rối nhiễu chức năng
xã hội. Trong những con người yếu thế, có những người dễ bị tổn thương, phương pháp làm việc
với nhóm có những tác động quan trọng đến việc hỗ trợ những thân chủ giải quyết vấn đề.
Những hoạt động nhóm sẽ giúp từng cá nhân nâng cao khả năng hoàn thành nhiệm vụ giảm bớt
những sự căng thẳng, lo âu và nhận ra giá trị bản thân mình từ đó giúp thân chủ nâng cao khả
năng giải quyết vấn đề và ngăn ngừa nảy sinh ra những vấn đề xã hội nghiêm trọng khác.
Cơng tác xã hội nhóm có nhiều lợi ích, có thể đưa ra bốn lợi ích lớn như sau:
- Cơng tác xã hội nhóm tạo ra cảm giác được thuộc về nhóm cho các thân chủ. Đây là một nhu
cầu cơ bản bậc 3 của con người được nhà tâm lý học Abraham H.Maslow đưa ra trong 5 bậc
thang nhu cầu của con người. Được tham gia vào sinh hoạt nhóm, thân chủ có những trải nghiệm

được thuộc về nhóm. Những trải nghiệm này thể hiện ở chính sự chấp nhận và được tơn trọng của
các thành viên trong nhóm đem lại cho mỗi cá nhân có được cảm nhận mình là một phần của
nhóm. Quan trọng hơn, q trình trải nghiệm nhóm, thơng qua các tương tác giúp thân chủ sẽ
thấy mình cũng quan trọng và có giá trị.
- Cơng tác xã hội nhóm tạo ra cơ hội để thử nghiệm thực tế. Trong nhóm các thành viên sẽ có cơ
hội thực hành thay đổi hành vi trước khi thực hiện những hành vi đó trong các tình huống thực
tiễn. Ðể từ ðó, thân chủ có ðýợc ý niệm những hành vi mới thay đổi này sẽ được chấp nhận ở
ngồi nhóm như thế nào.
- Cơng tác xã hội nhóm tạo ra sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Trong quá trình sinh hoạt nhóm, qua
q trình tương tác qua lại giữa các thành viên, các thành viên tạo ra sự gắn bó với nhau và với
nhóm. Mỗi thành viên có cơ hội được giúp và giúp đỡ người khác từ đó học cảm nhận về trách
nhiệm với người khác và với chính mình.
- Cơng tác xã hội nhóm tạo ra sức mạnh và nghị lực cho thân chủ. Trong nhiều trường hợp khi cá
nhân thân chủ đến với nhóm anh/chị ấy có cảm giác bất lực và vô vọng đối với vấn đề của mình,
với các hoạt động trong nhóm bày tỏ và chia sẻ những kinh nghiệm...dưới sự điều phối của nhân
viên xã hội giúp các thành viên nhận ra những điểm mạnh và lấy lại sức mạnh và nghị lực vươn
lên.
10


Tóm lại, cơng tác xã hội nhóm có vai trị quan trọng trong quá trình hỗ trợ thân chủ yếu thế có
những khó khăn trong xã hội. Vai trị quan trọng của cơng tác xã hội nhóm thể hiện ở những tác
động về mặt tâm lý tình cảm mang lại cho các cá nhân có khó khăn trong cuộc sống như giải tỏa
tâm tư, tình cảm, giúp họ lấy lại sự lạc quan, giá trị bản thân. Bên cạnh đó, cơng tác xã hội nhóm
cịn đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ cá nhân về mặt xã hội, giúp họ tự tin trong quản lý
cuộc sống của bản thân, của gia đình và hịa nhập hơn với cuộc sống xã hội.
2. Mục đích của cơng tác xã hội nhóm
Thơng qua sinh hoạt nhóm giúp các cá nhân thỏa mãn các nhu cầu tình cảm cơng nhận thuộc về
một nhóm xã hội, được quan tâm chăm sóc, được gắn bó, u thương…Đồng thời trong q trình
tương tác trong nhóm, cá nhân còn được học hỏi. Phát triển các kỹ năng và hồn thiện nhân cách.

Đó chính là mục đích của cơng tác xã hội nhóm.
- Cơng tác xã hội nhóm giúp các cá nhân thay đổi thái độ, hành vi tiêu cực để tăng cường
khả năng thích nghi.
Theo các nhà giáo dục học, giáo dục ở mọi cấp và trong mọi lĩnh vực phải nhằm 3 mục tiêu, đó là
sự thay đổi về:
Nhận thức: Thu nhận thêm kiến thức mới
Thái độ: Cảm xúc, cách nhìn, đánh giá cơng việc
Kỹ năng: Tăng cường khả năng giải quyết vấn đề
Các nhà giáo dục học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu và thấy vai trò quan trọng của giáo dục đối
với quá trình đi tới ba mục tiêu trên là giáo dục theo chiều ngang, nghĩa là học ở bạn. Cha ông ta
cũng đã từng dạy: Học thày không tày học bạn. Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch cũng đã từng dạy
chúng ta: Học ở trường, học ở sách vở, học ở bạn, học ở nhân dân. Chính những điều trên cho
thấy vai trị cơng tác xã hội nhóm rất quan trọng. Bằng áp lực của nhóm giúp con người gọt dũa
những hành vi, thái độ tiêu cực để hoà đồng, thích nghi với nhóm. Một người lề mề, chậm trễ vào
một nhóm có kỷ cương nề nếp sẽ giúp anh ta bớt lề mề, chậm chạp. Một anh chàng say rượu, bê
tha, sống giữa những người nghiêm túc sẽ buộc anh ta phải “gọt dũa” để hồ đồng với nhóm. Với
kinh nghiệm của cha ông ta và chứng minh của các nhà giáo dục học, chúng ta có thể áp dụng
tính tích cực của “Áp lưc nhóm” vào giáo dục để thay đổi hành vi của các đối tượng có hành vi
tiêu cực, lệch lạc.
Con người chỉ thay đổi hành vi tiêu cực, thay đổi nhận thức khi họ được “mắt thấy, tai nghe”. Bởi
vậy chúng ta hãy để họ được chứng kiến, chia sẻ ngay từ những người bạn, người trong nhóm của
họ. Chẳng hạn, khi các nhà giáo dơc tuyªn trun về kế hoạch hố của gia đình về tác dụng của
“Vịng tránh thai”, sẽ có tác dụng hơn nếu ta để chính những người đã áp dụng phương pháp này
tự nói lên, tự chia sẻ với những người trong nhóm. Vì được “mắt thấy, tai nghe”, được thấy
những người bạn vẫn an toàn, nên họ sẽ tự giác làm theo. Trong giáo dục cộng đồng, muốn
11


thuyết phục một nhóm về một hướng phát triển nào đó, tốt nhất là đưa vấn đề đó ra cho họ thảo
luận và đi đến kết luận hoặc đưa họ đi tham quan mơ hình thực tiễn. Khi họ đã thảo luận, bàn

bạc, thống nhất quan điểm thì họ sẽ dễ “thay đổi hành vi” để đi theo cái mới.
Dùng áp lực nhóm giáo dục thay đổi hành vi đặc biệt có tác dụng đối với các nhóm giáo
dục đồng đẳng của những người nghiện ma túy, gái mại dâ. Vì là những người đã trải nghiệm đã
có q trình vật vã, đau đớn họ dễ đồng cảm với nhau hơn.
Họ cũng dễ dàng phát hiện các dấu hiệu tái nghiện hoặc " phá ngang" của các thành viên.
Dùng những người đã cai nghiện thành công hoặc gái mại dâm đã hồn lương sẽ rất hiệu quả.
Bởi vì cùng trong hoàn cảnh như nhau, họ sẽ giúp đưa ra những biện pháp mà người chưa từng
mắc phải chưa chắc đã hình dung được. Mặt khác chính những tấm gương của những người bạn
đó đã khích lệ, động viên giúp các thành viên trong nhóm có quyết tâm hơn.
Những ứng dụng, tác dụng của nhóm cần phải có sự định hướng. Cần có nhân viên cơng tác xã
hội để sớm phát hiện sự “chệch hướng”, sự lôi cuốn các thành viên trong nhóm đi theo hướng
“xấu”, hướng “tiêu cực”
- Thơng qua sinh hoạt nhóm, giúp các cá nhân tăng cường khả năng xã hội hoá, ý thức được các
chuẩn mực đạo đức, xã hội, tăng cường khả năng hội nhập, khả năng giao tiếp, tăng lịng tin vào
người khác và chính bản thân mình để từ đó thực hiện tốt các chức năng xã hội của mỗi cá nhân
trong cộng đồng. Chúng ta khơng nên hiểu khái niệm: xã hội hố theo ý nghĩa thông thường,
nghĩa là lôi cuốn xã hội tham gia vào một hoạt động xã hội nào đó như xã hội hoá y tế, xã hội hoá
giáo dục. Trái lại, khả năng xã hội hoá theo ý nghĩa chun mơn ở đây là một q trình trên cơ sở
tương tác với gia đình hay các nhóm xã hội cơ bản khác nhau, mỗi con người sẽ nhập tâm, tuân
thủ các quy chuẩn bằng lời hoặc không bằng lời, tuân thủ các giá trị xã hội cao để trở thành một
công dân tốt. Cá nhân trở thành người tốt nếu biết học và làm theo điều hay lẽ phải, là nhờ khả
năng “thích nghi”, khả năng “tự điều chỉnh” để được nhóm tiếp nhận, để được gia đình thương
u, bạn bè yêu mến. Một em bé lớn lên trong một gia đình được quan tâm, thương u chăm sóc
lẫn nhau sẽ là nền tảng để hình thành nhân cách tốt. Lớn lên em sẽ biết chia sẻ đồ chơi với bạn
bè, biết nhường nhịn, quan tâm tới người khác. Đó chính là q trình xã hội hố, là nơi hình
thành, hồn thiện và phát triển nhân cách. Nhân cách con người càng lành mạnh, càng tốt khi
kinh nghiệm tương tác trong nhóm càng trở nên tích cực và mở rộng.
Trong Cơng tác xã hội nhóm với trẻ em, chúng ta thường thành lập các nhóm với mục đích vui
chơi, giải trí, sinh hoạt văn nghệ, dã ngoại, nhóm thi đấu thể thao… Điều quan trọng ở đây không
chỉ là nội dung sinh hoạt chuyên môn mà nhân viên công tác xã hội cần quan tâm đến tính chất

của mối tương tác giữa các trẻ vì qua những biểu hiện của các cá nhân để uốn nắn những hành vi
“lệch lạc”, định hướng thay đổi thái độ, hành vi theo chuẩn mực chung. Cơng tác xã hội nhóm
cũng nhằm giáo dục, tái xã hội hoá những trẻ đã trải qua những kinh nghiệm hoặc hành vi tiêu
cực như quậy phá, trộm cắp… Thông qua các hoạt động vui chơi giải trí với sự hỗ trợ của nhóm
12


nhân viên xã hội, trẻ tập tôn trọng luật chơi, tập hợp tác với nhau để tạo nên sự thành cơng của
một nhóm, trẻ phải đề cao tinh thần đồng đội “mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Tính ích
kỷ, đề cao cá nhân sẽ dần được thay thế bằng tinh thần đồng đội, tinh thần và thái độ dân chủ.
Nhân viên xã hội, thơng qua sinh hoạt nhóm sẽ phát hiện những người có tính ích kỷ, cá nhân và
sẽ sử dụng tương tác trong nhóm, dùng áp lực nhóm để gọt dũa, thay đổi những hành vi này để
nó có thể phát triển theo chiều hướng tích cực. Nhân viên xã hội có thể giúp các em tự xây dựng,
hình thành các quy tắc của nhóm như khơng nói tục, chửi thề, khơng đánh nhau, khơng gây mất trật tự ở
nơi cơng cộng, giữ gìn vệ sinh… Sự thay đổi hành vi dưới tác động của tập thể sẽ dễ dàng hơn khi có sự
tác động của nhân viên xã hội, khi nhân viên xã hội biết tác động thúc đẩy nhóm đồng thời chú ý tính “cá
biệt” của mỗi thành viên. Sự phát triển của mỗi cá nhân hài hồ với mục đích phát triển chung của nhóm
là yếu tố để nhóm trưởng thành, bền vững.
Cơng tác xã hội nhóm tạo ảnh hưởng, kiểm sốt nhóm tới hành vi cá nhân qua giám sát thái độ,
hành vi của các thành viên trong nhóm. Kỷ luật do nhóm đặt ra, mỗi cá nhân phải tuân theo và
rèn luyện tính kỷ luật của nhóm để được cả nhóm chấp thuận. Ngược lại, nếu cá nhân nào không
chịu “gọt dũa” khơng tn theo quy luật của nhóm sẽ bị “đào thải”
- Cơng tác xã hội nhóm cịn giúp các cá nhân tạo mối liên kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau:
"Một cây làm chẳng lên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".
Câu ca dao xưa đã đúc kết kinh nghiệm dân gian rằng nếu các cá nhân sống “đơn thương độc mã”
sẽ chẳng làm nên điều gì có ý nghĩa. Muốn làm nên việc lớn, con người cần phải biết liên kết lại.
Nếu có sức mạnh đồn kết, con người có thể “dời non lấp biển”. Mỗi con người đều có mặt mạnh
và mặt yếu, nhưng nếu có sự hợp tác trong nhóm thì sức mạnh đó sẽ nhân lên và những mặt yếu
sẽ được bù trừ bởi thế mạnh của người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, có nhiều cơng việc,

nhiều hoạt động mà một cá nhân khơng thể một mình làm được như chống chọi lại kẻ thù, đối
phó với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, hoặc đơn giản chỉ là một hoạt động thể dục thể thao. Nếu
một người độc diễn sẽ khiến khán giả thấy “nhàm chán”. Vì vậy, thơng qua sinh hoạt nhóm sẽ
giúp cá nhân tạo nên mối liên kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tạo nên sức mạnh để chiến thắng
hoàn cảnh. Điều này càng quan trọng hơn với các nhóm “yếu thế”, các nhóm trẻ “thiệt thịi”.
Khi thực hiện hoạt động cơng tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội cần thực hiện các hoạt
động giúp đỡ đều hướng đến những giá trị nhân văn cao cả. Tuy nhiên, có một số giá trị cần được
nhấn mạnh và xem là kim chỉ nam cho hoạt động hỗ trợ thân chủ. Theo Toseland và Rivas (1997)
trình bày và phân tích 5 giá trị, đánh giá là tối quan trọng trong q trình hỗ trợ cơng tác xã hội
nhóm:
(1) Sự tham gia và tạo lập mối quan hệ tích cực giữa những người khác khơng phân biệt tuổi, giới
tính, chủng tộc và tầng lớp xã hội. Giá trị này thể hiện quan điểm nâng cao năng lực giúp đỡ lẫn
13


nhau của các thành viên. Thông qua mối quan hệ giữa các thành viên giúp cho thành viên phát
triển, giúp họ hàn gắn tổn thương, đáp ứng nhu cầu giao tiếp, kết nối, và cảm nhận sự quan trọng
không thể thiếu của nhóm và cộng đồng.
(2) Sự hợp tác và cùng ra quyết định được đưa vào trong các nguyên tắc dân chủ. Giá trị này giúp
cho thân chủ được tiếp thêm sức mạnh và tăng cường năng lực. Thân chủ cảm thấy hài lòng với
bản thân và tin vào năng lực có thể thay đổi cuộc sống của họ. Đây là giá trị hết sức quan trọng
đối với các thân chủ của cơng tác xã hội, vì họ vốn có những tổn thương và thường có suy nghĩ
thiếu tích cực về bản thân.
(3) Khuyến khích những sáng kiến của cá nhân trong nhóm. Giá trị này tạo sự tơn trọng và đánh
giá đúng đóng góp của các thành viên sẽ làm gắn kết hơn các thành viên.
(4) Quyền tự do tham gia, bao gồm cả việc bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc về vấn đề quan tâm với cá
nhân thành viên hay nhóm có quyền tham gia vào tiến trình ra quyết định của nhóm.
(5) Cá biệt hóa cá nhân trong nhóm để những lo lắng của mỗi cá nhân trong nhóm được quan tâm
giải quyết.
Để thực hiện tốt cơng việc của mình, nhân viên xã hội bắt buộc phải tuân thủ tất cả những giá trị

đạo đức quy định trong nghề nghiệp. Nhân viên xã hội đôi khi thực hiện cơng tác xã hội nhóm
cần ln ln chú ý đến quy điều đạo đức chung. Các tác giả Corey và Corey (1997) đã cụ thể
hóa các quy điều đạo đức trong thực hành công tác xã hội nhóm ở ba khía cạnh sau:
+ Tinh thần thống nhất được thơng báo trước: Điều này có nghĩa là các thành viên trong nhóm
ngay từ trước khi tham gia sinh hoạt nhóm có quyền được thơng báo về mục tiêu, các hoạt động
và cả những khó khăn, thách thức có thể xảy ra trong q trình sinh hoạt nhóm. Sự tham gia của
các thành viên phải xuất phát trên tinh thần tự nguyện dựa trên việc cung cấp đầu đủ thơng tin về
sinh hoạt nhóm.
+ Năng lực lãnh đạo và trình độ đào tạo: Đây là quy điều quy định nhân viên xã hội cần có năng
lực quản lý, điều phối, lãnh đạo. Và quan trọng hơn họ phải là người được đào tạo, được trang bị
đầy đủ kiến thức, kỹ năng tác nghiệp.
+ Ứng xử phù hợp trong các cuộc họp nhóm: Quỳ điều này nhằm nói đến những nguyên tắc đạo
đức khi tiến hành các cuộc họp nhóm. Trước hết là việc xem xét tiến trình lựa chọn các thành
viên phù hợp. Tiếp đố đến việc người nhân viên hỗ trợ các thành viên trong nhóm xác định mục
tiêu, mục đích trị liệu của nhóm. Những vấn đề liên quan đến sự an toàn cả về thể chất và tinh
thần củ các thành viên trong nhóm. Các thành viên cần được đối xử cơng bằng và bình đẳng với
nhau. Nhân viên xã hội không được lợi dụng thân chủ ở bất cứ trường hợp nào đem lại lợi ích cá
nhân. Nhân viên xã hội cần nhận thức được khi nào cần chuyển giao một hoặc một số thân chủ
đến nơi trị liệu phù hợp hơn. Và sự cam kết gắn bó, hỗ trợ của nhân viên xã hội đến tồn bộ tiến
trình cơng tác xã hội nhóm.
Như vậy, để thực hiện tốt cơng tác xã hội nhóm, nhân viên xã hội phải hết sức lưu ý và ghi tâm
những giá trị đặc thù nhóm mang lại cho quá trình giải quyết vấn đề của thân chủ. Quan trọng
14


hơn, họ phải là người tuân thủ nghiêm ngặt quy điều đạo đức xuất phát từ việc đáp ứng nguyên
tắc đem lại lợi ích tốt nhất cho thân chủ.

BÀI 2: TIẾN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM
Mã bài: MĐ20-B02


Mục tiêu của bài
- Kiến thức :
Trình bày được việc thành lập, các giai đoạn phát triển của một nhóm cùng
những hiện tượng tâm lý thường xảy ra trong q trình nhóm phát triển và vận
động.
- Kỹ năng: Phát hiện và xử lý những hiện tượng nảy sinh trong nhóm
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện sự phối hợp, tin cậy để thúc đẩy
sự phát triển của nhóm, tơn trọng, cơng bằng trong hoạt động nhóm.
Nội dung của bài:
1. Thành lập nhóm
1.1. Các loại nhóm và các dạng nhóm trong cơng tác xã hội
1.1.1. Các loại nhóm
- Nhóm tự nhiên
Mỗi con người được sinh ra, được nuôi dưỡng để lớn lên, học được điều hay lẽ phải là
nhờ tương tác với cha, mẹ, anh chị em, ơng bà… Đó là gia đình, nhóm cơ bản nhất mà khơng có
nó thì trẻ khơng thành người được.
Q trình tương tác giữa con người với con người là quá trình giúp con người hình thành
và hồn thiện nhân cách.
Người ta gọi gia đình, nhóm bạn là nhóm cơ bản, đầu tiên có ảnh hưởng quan trọng
mang tính quyết định đối với sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân.
Quá trình xã hội hố diễn ra đầu tiên ở mơi trường xã hội nhỏ trong gia đình (là nơi hình
thành gốc nhân cách của đứa trẻ) dần dần mở rộng ra cả môi trường xã hội. Con người càng
tương tác với nhiều người, nhiều nhóm xã hội, tiếp xúc với nhiều thơng tin phong phú, đa dạng,
nhân cách con người qua đó càng được phát triển và hoàn thiện.
Thực chất, suốt cuộc đời mỗi con người ln tìm cách thoả mãn các nhu cầu từ vật chất
đến tinh thần, thơng qua các nhóm như gia đình, nhóm bạn thân ở trường học, cơ quan, khu phố,

15



thân tộc cùng với gia đình, nhóm bạn đồng niên, đồng mơn… Đây là nhóm tự nhiên có ảnh
hưởng tác động mang tính quyết định đối với sự hình thành nhân cách của con người.
- Nhóm được thành lập
Nhóm được thành lập là nhóm được tạo bởi sự quy định bằng văn bản hành chính, có tổ
chức như tổ học tập, lớp học chi đồn, phịng ban chun mơn, tổ lao động sản xuất, nhóm bạn
giúp bạn…
Trong số này có những nhóm đã có sẵn mà chúng ta được chỉ định gia nhập vào như
nhóm tín dụng tiết kiệm hoặc các câu lạc bộ. Tuy nhiên nhân viên xã hội và các đối tượng có thể
cùng nhau thành lập nhóm như nhóm bạn giúp bạn hay nhóm quỹ tín dụng phụ nữ…
Thơng qua các nhóm này, con người thoả mãn các nhu cầu cá nhân bằng các hoạt động
học tập, lao động sản xuất, hoạt động văn hoá…
.1.1.2. Các dạng nhóm cơng tác xã hội
Trong cuộc sống, con người tham gia vào rất nhiều nhóm khác nhau. Trong xã hội chúng ta cũng
thấy có rất nhiều loại nhóm khác nhau. Người ta có thể chia ra các dạng nhóm Cơng tác xã hội
như sau:
- Nhóm hỗ trợ
Là loại hình hoạt động nhóm đặt trọng tâm vào việc xây dựng mơi trường hỗ trợ, tương hỗ lẫn
nhau giữa các thành viên trong nhóm.
+ Đây là loại hình nhóm được đánh giá là đem lại thành cơng cho q trình giải quyết những vấn
đề của nhóm thân chủ, đặc biệt là để giải quyết những vấn đề liên quan đến giải tỏa tâm tư tình
cảm, hỗ trợ phát triển.
+ Nhóm hỗ trợ là nhóm sử dụng các chiến lược can thiệp hỗ trợ nhằm giúp các thành viên đối
phó được với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống và để nâng cao khả năng ứng phó của thân
chủ. Vì vậy, những thân chủ này sau khi tham gia nhóm có thể điều chỉnh một cách có hiệu quả
với các sự kiện căng thẳng có thể gặp phải trong tương lai.
Ví dụ như nhóm các trẻ em trong gia đình ly hơn gặp gỡ sinh hoạt để thảo luận về những ảnh
hưởng của sự ly hôn đến cuộc sống của các em. Hay nhóm những người nhiễm HIV/AIDS sinh
hoạt hỗ trợ nhau vượt qua những kỳ thị của người bình thường để tiếp tục sống và sống có ích.
+Hình thức sinh hoạt nhóm chủ yếu là giúp các thành viên chia sẻ, cảm thơng và trao đổi những

kinh nghiệm ứng phó với các sự kiện căng thẳng trong cuộc sống. Thông thường các hoạt động
của nhóm là nói về những sự kiện gây căng thẳng, chia sẻ những cảm xúc, trao đổi những cố
gắng ứng phó đã giúp họ vượt qua sự sợ hãi, cô đơn hay bị tách ra khỏi cuộc sống. Vai trò của
nhân viên xã hội là điều phối để nhóm chia sẻ những hy vọng và có động lực để hình thành kỹ
năng ứng phó.
16


- Nhóm giáo dục
Nhóm giáo dục là loại hình nhóm áp dụng trong công tác xã hội với mục tiêu cung cấp những
thông tin, nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng về những chủ đề liên quan đến
những vấn đề của thân chủ.
+ Nhóm giáo dục có thể được sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau như trong trung tâm bảo
trợ, cộng đồng, trường học, bệnh viện....
Những loại hình nhóm giáo dục có thể lấy ví dụ như nhóm giáo dục về kỹ năng sống; nhóm vị
thành niên với sinh hoạt về sức khỏe sinh sản vị thành niên; hay nhóm giáo dục về kỹ năng làm
cha, mẹ cho các ơng bố bà mẹ có khó khăn trong việc nuôi dạy con cái trong lứa tuổi vị thành
niên, nhóm cung cấp thơng tin và cách hỗ trợ trẻ em bị tự kỷ cho các bà mẹ có con bị tự kỷ...
Nói tóm lại, tất cả các nhóm giáo dục đều nhằm tới mục tiêu tăng cường kiến thức và kỹ năng cho
các thành viên. Trong quá trình sinh hoạt nhóm, nhóm có thể mời các chun gia chuyên sâu đến
trình bày và chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm. Nhóm giáo dục đánh giá cao sự trao đổi thảo luận
chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm xã hội giữa các thành viên trong nhóm.
- Nhóm giải trí
Nhóm giải trí là nhóm quy tụ những người có động cơ và mục đích sở thích giống nhau. Hoạt
động của nhóm tập trung vào mục đích vui chơi , giải trí.
+ Hoạt động của nhóm nhằm cung cấp những hoạt động vui chơi, giải trí có mục đích cho các
thành viên. Mục tiêu của loại hình nhóm này là để giúp các thành viên trong nhóm đáp ứng được
các nhu cầu cá nhân.
+ Nhóm giải trí là loại nhóm rất hữu hiệu cho q trình làm việc với nhóm trẻ em, trẻ vị thành
niên và những người già. Vì các hoạt động vui chơi giải trí đem lại cho các thành viên sự thoải

mái nên nhóm có thể lơi kéo được sự tham gia của các thành viên khó tính, hay quậy phá...
Thông qua các hoạt động vui chơi giải trí các thành viên trong nhóm học được các giá trị của
cộng đồng và các loại hình hành vi được chấp nhận, phát triển các kỹ năng giao tiếp giữa các cá
nhân và có cảm giác được thuộc về nhóm. Đồng thời nhóm thu hút các thành viên vào các hoạt
động bổ ích, hạn chế nảy sinh các hành vi tiêu cực do “nhàn cư vi bất thiện”. Các hoạt động giải
trí rất phong phú đa dạng: Văn nghệ, bóng đá, sinh hoạt hè, cắm trại, du lịch…Là cơ hội để mọi
người thể hiện tài năng, giao lưu học hỏi làm phong phú đời sống tinh thần, rất cần cho cuộc
sống.
- Nhóm trị liệu
Nhóm trị liệu là loại hình nhóm có các hoạt động giúp đỡ các thành viên thay đổi hành vi, vượt
qua được những vấn đề gây tổn thương lớn đến bản thân thân chủ hoặc phục hồi sau những sang
chấn về tâm lý, xã hội và tình cảm.
17


+ Nhóm trị liệu cũng giống như nhóm hỗ trợ nhấn mạnh đến yếu tố hỗ trợ các thành viên trong
nhóm, tuy nhiên nhóm khác với nhóm hỗ trợ là tập trung nhiều vào việc trị liệu và phục hồi.
Nếu vấn đề của nhóm khơng q lớn thì trị liệu nhóm sẽ đạt hiệu quả nhanh vì những người đồng
cảnh ngộ sẽ dễ cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau.
+ Nhóm trị liệu nhằm giúp các cá nhân chia sẻ cảm xúc, tình cảm với các thành viên khác, từ đó
hiểu rõ vấn đề của mình và có chiến lược giải quyết.
+ Cơng tác trị liệu nhóm thường dành cho những người được đào tạo chuyên môn. Họ được trang
bị kiến thức về tâm lý, hành vi con người và sử dụng các kỹ thuật năng động nhóm, tư vấn nhóm
để giúp đối tượng giải quyết những vấn đề của các thành viên trong nhóm.
- Nhóm tự giúp
Nhóm tự giúp là nhóm có tính chất tự nguyện với mục đích hỗ trợ lẫn nhau. Nhóm này thường
được thành lập với những người có cùng cảnh ngộ, tập trung lại để giúp đỡ lẫn nhau, cùng đáp
ứng những nhu cầu hay vượt qua những khó khăn, vươn lên hịa nhập cộng đồng.
+ Việc giúp đỡ của những người cùng cảnh ngộ, cùng hồn cảnh trong nhóm có giá trị
như là một phần thưởng tâm lý, niềm an ủi, động viên họ. Qua việc giúp người khác, họ cảm

nhận về hoàn cảnh của mình, ít bi quan hơn, nhìn nhận cuộc sống tích cực hơn, có giá trị hơn (ví
dụ nhóm người khuyết tật, nhóm phụ nữ nghèo, nhóm phụ nữ cơ đơn…)
+ Người điều hành nhóm tự giúp thường là thành viên của nhóm. Nhân viên xã hội tạo điều kiện
để họ tập hợp và hoạt động (hỗ trợ kỹ thuật).
1.2. Trình tự thành lập nhóm
- Quan sát để thành lập:
Nhân viên xã hội cần nhập cuộc để tìm hiểu nhóm xem ai từng chơi, từng liên kết với ai, ai thân
với ai, ai cùng quan điểm với ai để định hướng thành lập nhóm hướng tới mục tiêu đã định.
- Lựa chọn hoặc thành lập nhóm:
Dựa vào thực tế để lựa chọn ngay nhóm nếu nhóm đã có sẵn. Nếu chưa co nhóm thì thành lập
nhóm. Thành lập dựa vào việc quan sát và phân loại đối tượng
- Phân nhiệm vụ:
Dựa vào tính chất cơng việc và năng lực cá nhân để phân nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
2.Quan sát, nhận diện các vấn đề của nhóm
2.1. Một số hiện tượng tâm lý nhóm trong cơng tác xã hội
- Mục đích cá nhân và mục đích nhóm
18


Mục đích là đích cuối cùng mà cá nhân hay nhóm thực hiện các hoạt động để đạt tới nó. Nó có
thể là một ý tưởng hay một điều đã ợc cõn nhắc ra
Tt c cỏc nhúm u cú mục đích hoạt động riêng của nhóm đó và mọi thành viên tham gia vào
nhóm cũng có mục đích riêng của họ.
+ Mục đích của nhóm là do các thành viên thống nhất đề ra cho cả nhóm. Cịn mục đích cá nhân
là đích do mỗi thành viên của nhóm đề ra cho bản thân họ
+ Mục đích của tồn nhóm có thể là dài hạn hoặc ngắn hạn. Các mục đích ngắn hạn (mục tiêu cụ
thể) sẽ là các bước, các điểm đạt được để tiến tới, đạt được các mục đích dài hạn (mục tiêu tổng
quát)
+ Việc bàn bạc thống nhất đưa ra mục đích cho nhóm là rất quan trọng và cần thiết. Vì nó định
hướng các hoạt động của nhóm đi đúng hướng. Mục đích là kim chỉ nam cho hoạt động của cả

nhóm và cá nhân trong nhóm.
+ Hiệu quả hoạt động của nhóm được đo lường bằng các mục tiêu cụ thể.
Sự bất đồng quan điểm của các thành viên thường được giải quyết dựa trên quan điểm nào phù
hợp với mục tiêu chung của tồn nhóm (vì lợi ích chung).
Như vậy, mục tiêu nhóm tạo ra động lực thúc đẩy sự hợp tác của các thành viên để đi đến đích
nhất định.
Để huy động sự tham gia tích cực của các thành viên trong hoạt động của nhóm, điều cần thiết là
phải huy động mọi thành viên vào quá trình xây dựng, xác định mục tiêu hoạt động chung của
nhóm. Khi các nhóm viên chấp nhận sự hợp tác và mục tiêu do họ xây dựng lên, họ sẽ tích cực,
huy động khả năng và sức lực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Việc thu hút các thành viên tham gia xây dựng mục tiêu của nhóm sẽ giúp họ:
+ Có cơ hội để đồng hoá mục tiêu cá nhân với mục tiêu của cả nhóm
+ Nhận thức về các cách thức và tầm quan trọng của việc thực hiện các mục tiêu đã được lựa
chọn
+ Có trách nhiệm trong việc phấn đấu đạt được mục tiêu của cả nhóm
Mục tiêu của cả nhóm và mục tiêu của mỗi cá nhân cùng gắn bó, hài hồ, càng tạo ra sự đồng
lịng, dốc sức thực hiện.
Mục tiêu cá nhân có thể trùng với mục tiêu của nhóm nhưng cũng có thể khác mục tiêu chung.
Nếu mục tiêu cá nhân càng trùng khớp với mục tiêu của nhóm thì cá nhân dễ có xu hướng nhất
trí và hoạt động tích cực để đi đến mục tiêu chung.

19


Nếu mục tiêu cá nhân khác xa với mục tiêu chung của nhóm mà khơng thể có sự bàn bạc, thương
lượng được thì sẽ dẫn đến tình trạng “trống đánh xi, kèn thổi ngược” và hoạt động của nhóm sẽ
kém hiệu quả. Sự khác biệt càng nhiều thì nguy cơ tan rã càng lớn.
- . Xung đột nhóm
Va chạm và xung đột là hiện tượng xuất hiện trong nhóm, xuất phát từ mâu thuẫn, bất đồng ý
kiến giữa các cá nhân về nhận thức, tình cảm, tính cách, quyền lợi vật chất.

Va chạm, xung đột là q trình có tính khách quan trong sự phát triển của nhóm. Điều cần quan
tâm là những xung đột đó thể hiện ở mức độ nào và ảnh hưởng đến hoạt động nhóm ra sao. Cũng
không nên xem xung đột như một sự tranh chấp mà xem nó như là biểu hiện của sự khác biệt về
ý kiến và lợi ích.
* Nguyên nhân của xung đột: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến xung đột nhóm. Có thể kể ra
một số ngun nhân chính sau:
+ Xung đột cá nhân: nguồn gốc của sự xung đột này có thể là do sự bất đồng về quan điểm, cá
tính giữa các cá nhân trong nhóm. Mỗi cá nhân có một quan điểm, suy nghĩ riêng của mình.
Chính điều này đã dẫn đến sự căng thẳng trong nhóm
+ Xung đột do ràng buộc: Hai thành viên A và B tạo nên nhóm nhỏ trong một nhóm lớn. Những
khó khăn của nhóm lớn này dẫn đến xung đột giữa A và B. Ví dụ trong gia đình, những khó khăn
trong đời sống của bố mẹ chồng đã dẫn tới xung đột của cặp vợ chồng trẻ..
+ Xung đột do các nguyên nhân từ xã hội: Các nguyên nhân như kinh tế, văn hố, tơn giáo có thể
dẫn tới sự khác biệt, dẫn tới xung đột và căng thẳng trong nhóm.
Sự hình thành và phát triển xung đột: Bắt đầu từ sự khác biệt dẫn đến tranh luận. Nếu không giải
quyết được sẽ dẫn đến bất đồng, mâu thuẫn, phạm vi tranh cãi mở rộng, tính chất phức tạp hơn,
sâu hơn tạo ra hè ngăn cách và đi đến mâu thuẫn xung đột công khai. Hai bên không thống nhất,
không chấp nhận nhau, thậm chí đối kháng nhau. Nếu khơng sớm phát hiện, không sớm giải toả
sẽ dẫn đến tan rã nhóm.
* Ý nghĩa của va chạm xung đột
Vai trị của xung đột đối với nhóm được thể hiện ở hai khía cạnh:
- Thứ nhất xung đột có vai trị động lực, thúc đẩy sự phát triển của nhóm. Nhiều người coi xung
đột như ma sát - ma sát nhiều khi cũng có tác dụng. Ví dụ: ma sát của bánh xe giúp cho xe không
bị trơn trượt. Sự bàn bạc, cọ xát về quan điểm, chính kiến làm con người hiểu nhau hơn. Trong
một số chừng mực nhất định, xung đột làm cho nhóm phát triển tốt hơn. Qua những xung đột,
giúp giải toả tinh thần, mọi người hiểu nhau hơn, thơng cảm với nhau hơn, từ đó có sự hợp tác,
gắn bó chặt chẽ với nhau.
20



- Thứ hai: Xung đột theo chiều hướng tiêu cực cho nhóm, cản trở sự phát triển của nhóm. Đối với
những nhóm (đặc biệt là nhóm chính thức), xung đột liên miên, cao độ đã làm cho nội bộ của
nhóm phân hố, hoạt động của nhóm bị tê liệt dẫn tới lợi ích của cá nhân và nhóm khơng được
bảo đảm: ở những nhóm này, bầu khơng khí căng thẳng, các thành viên khơng hợp tác và dẫn đến
nhóm lỏng lẻo, tan rã.
Như vậy, ở một mức độ nhất định và ở những trường hợp nhất định, xung đột đóng vài trị tích
cực đối với nhóm, cịn khi xung đột ở mức cao, diễn ra liên tục thì xung đột trở thành trở ngại
cho sự phát triển của nhóm
* Giải quyết mâu thuẫn và xung đột nhóm
Mâu thuẫn xung đột là q trình có tính khách quan trong sự phát triển của nhóm: Phép biện
chứng duy vật của triết học Mác – Lênin đã chỉ rõ: mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi sự vật
và hiện tương, trong suốt quá trình phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng. Khơng có sự vật, hiện
tượng nào khơng có mâu thuẫn (Triết học Mác – Lênin – NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1990
trg 97)
Quan niệm đúng đắn về vấn đề mâu thuẫn trong tập thể (hay nhóm) là quan niệm mâu thuẫn như
một sự khác biệt. Sự khác biệt ở đây là về quan điểm, nhận thức, lợi ích, kể cả những phương
thức làm việc hay sở thích, lối sống….
Trong hoạt động nhóm, sự cọ sát về ý kiến, quan điểm sẽ thu được ý kiến hợp lý hơn, đúng đắn
hơn. Các mâu thuẫn này được xem là mâu thuẫn có tính xây dựng. Sẽ là khơng tốt khi nhóm bàn
bạc một nhiệm vụ, một chương trình hành động mà tất cả đều im lặng, khơng có ý kiến nào tranh
luận, cọ sát. Song mâu thuẫn có thể trở thành trở ngại cho hoạt động chung của nhóm, nếu nó
phát triển ở mức độ cao và xảy ra thường xun. Hoạt động của nhóm sẽ khơng thực hiện được
nếu ở đó ln tồn tại các phe đối lập, ln đấu tranh với nhau vì lợi ích riêng. Những mâu thuẫn
đó là mâu thuẫn tiêu cực, làm nhóm hoạt động kém hiệu quả đôi khi sẽ dẫn đến tan rã.
Trong q trình hoạt động của nhóm chúng ta cần biết khi nào sử dụng mâu thuẫn và khi nào cần
loại trừ nó để đảm bảo hoạt động chung của nhóm có hiệu quả.
*Phương pháp giải quyết các xung đột - các mâu thuẫn trong nhóm. Đối với những mâu thuẫn
gây cản trở cho sự phát triển của nhóm, người điều hành (lãnh đạo) nhóm cần tìm ra phương
pháp giải quyết kịp thời và thích hợp, có thể giải quyết mâu thuẫn theo các cách sau:
- Thứ nhất: Phương pháp áp chế hay cách tiếp cận “thắng thua”. Đây là phương pháp giành thắng

lợi cho một phía. Phái đa số, dùng sức mạnh của mình để áp đảo phái thiểu số. Một số nhóm hoạt
động khơng hiệu quả thường có khuynh hướng xử lý tranh cãi, va chạm theo hướng “bên thắng –
bên thua”, người được, người mất. Đây là phương pháp dễ dàng nhất nhưng ít làm các thành viên
nhóm thoả mãn, không “tâm phục, khẩu phục”.
21


Trong môi trường cạnh tranh cao, cá nhân thường đấu tranh với nhau và theo đuổi khuynh hướng
hoặc được, hoặc mất. Các thành viên cản trở nhau, đưa ra những nhận định cá nhân mà không
cần lắng nghe người khác. Mỗi bên phủ nhận nhu cầu, sự quan tâm của bên kia. Họ chỉ quan tâm
tới nhu cầu và lợi ích của riêng họ. Họ tìm mọi cách tạo ra sức mạnh để đánh bại bên kia.
Do vậy, ở những nhóm này, thường khơng đạt được mục tiêu lâu dài. Nhóm của những cá nhân
thua sẽ khơng có hoặc ít có động lực để đưa ra những nguồn lực thực hiện các cơng việc mà bên
thắng đưa ra. Nhóm sẽ có xu hướng phân chia thành các nhóm nhỏ.
Truyền thơng trong nhóm nhỏ trở nên yếu ớt, khơng chính xác, dễ bị nhiễu, dễ bị hiểu nhầm.
Tinh thần gắn bó, đồn kết giảm. Các thành viên bị thua sẽ khơng sẵn sàng ủng hộ cho người
thắng ngay cả khi họ có những sáng kiến.
Giải quyết mâu thuẫn theo phương pháp áp chế làm cho các cá nhân giải nghĩa sai những suy
nghĩ, hành động của phía bên kia và kết quả hoạt động của nhóm sẽ kém hiệu quả.
- Phương pháp thứ hai: Giải quyết mâu thuẫn bằng cách tiếp cận, giải quyết vấn đề. Đây là một
cách tiếp cận có hiệu quả được sử dụng trong việc giải quyết những mâu thuẫn trong nhóm. Một
nhóm hoạt động có hiệu quả thường xử lý theo cách này
Trong cách giải quyết này, các thành viên có khuynh hướng tìm kiếm sự hài lòng qua lại của các
bên. Các thành viên lắng nghe lẫn nhau, công nhận những nhu cầu, mong muốn của nhau và tạo
ảnh hưởng tới người khác bằng những thảo luận hai bên nhất trí. Cách giải quyết mâu thuẫn theo
hướng này tạo nên sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
Các bước trong giải quyết vấn đề:
+ Bước 1: Nêu ra và xác định nhu cầu của mỗi bên
+ Bước 2: Đưa ra các hướng giải quyết có thể
+ Bước 3: Đánh giá, phân tích mạnh - yếu của từng giải pháp

+ Bước 4: Lựa chọn giải pháp phù hợp đối với tất cả mọi người
+ Bước 5: Thực hiện giải pháp
+ Bước 6: Theo dõi, đánh giá sự lựa chọn và kết quả thực hiện các giải pháp đã chọn
Khuynh hướng xử lý này tạo ra những cơ hội để tìm ra những giải pháp có hiệu quả, tạo nên sự
nhất trí trong nhóm. Tác động của phương pháp giải quyết mâu thuẫn theo hướng tiếp cận giải
quyết vấn đề với nhóm là:
+ Tăng cường sự chấp nhận, gắn bó giữa các thành viên
+ Tăng cường lòng tin và giảm sự thù địch lẫn nhau
+ Tăng cường truyền thơng và sự gắn bó trong nhóm
22


+ Giúp các thành viên giải toả, thoả mãn cùng nhóm
+ Tạo ra sự tương tác tích cực giữa các thành viên
+ Tạo ra khơng khí tự do, tin tưởng, thể hiện những cảm xúc và nhu cầu cá nhân.
+ Giữ cho những tranh luận tập trung vào vấn đề hiện tại
+ Thúc đẩy sự sáng tạo nhóm: Đưa ra nhiều ý kiến hay
Tạo ra những tranh luận tích cực, vấn đề được đưa ra xem xét từ nhiều góc cạnh, nhiều người có
cơ hội nói lên quan điểm, ý kiến, đóng góp những ý tưởng hay cho việc giải quyết vấn đề của
nhóm.
Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm bằng cách tiếp cận giải quyết vấn đề là cách tạo cơ hội để các
thành viên tranh luận, cọ sát các quan điểm, chính kiến để chọn ra phương pháp hay hơn hoặc
cùng thống nhất cách làm, cách nghĩ,. Đây là những dịp để nhóm hồn chỉnh và trưởng thành.
- Thứ ba: Cách giải quyết mâu thuẫn theo phương pháp thoả hiệp. Đây là phương pháp chung
giữa các biện pháp khác. Ở đây mỗi bên từ bỏ, nhân nhượng cái gì đó để đem lại sự “bình n”
trong nhóm. Tìm hiểu nhu cầu của các bên và nhân nhượng để mỗi bên đều được thoả mãn nhu
cầu một phần. Phương pháp này thường được sử dụng khi trong nhóm nảy sinh mâu thuẫn do bất
đồng về lợi ích.,
Phương pháp này cũng có ưu điểm là giải quyết nhanh chóng một số mâu thuẫn và khơng gây
căng thẳng, ít tốn sức. Nhưng nó cũng có nhược điểm: có thể chấm dứt mâu thuẫn trước mắt

nhưng không thể giải quyết mâu thuẫn cơ bản nên có thể lại nảy sinh mâu thuẫn tiếp.
Sự thoả hiệp cũng chỉ có giới hạn và trong chừng mực nhất định. Vì vậy giải quyết những mâu
thuẫn trong nhóm phải giải quyết triệt để từ trong nhận thức của mỗi thành viên, mới tạo nên sự
đồng thuận lâu dài.
- Thứ tư: Phương pháp thống nhất
Thực hiện theo phương pháp này ,mỗi bên đặt vấn đề xuống bàn thương lượng và công nhận mâu
thuẫn của mỗi bên. Đây là phương pháp tốt nhất, cơng khai trình bày những bất đồng, những điều
chưa nhất trí và làm vừa lịng các phía mâu thuẫn (vì các ấm ức đã được nói ra cho đối phương
hiểu). Muốn thống nhất thì trước hết cần đem những khác biệt ra công khai, đưa ra những biện
pháp khắc phục sự khác biệt đó. Có thể tóm tắt phương pháp giải quyết mâu thuẫn theo cách này
theo các bước sau:
+ Cơng nhận mâu thuẫn cđa các bên – công khai mâu thuẫn
+ Nhận diện, công nhận nhu cầu, quan tâm mục đích của mỗi bên
+ Đưa ra các giải pháp khắc phục sự khác biệt và lợi ích của mỗi bên sẽ đạt được
+ Chọn những giải pháp đáp ứng nhu cầu, quan tâm mục đích của mỗi bên
23


+ Cùng nhau thực hiện các giải pháp đã chọn
Giải quyết mâu thuẫn theo phương pháp này có ưu điểm là nguyên nhân cội rễ của mâu thuẫn
được nhận diện, được phân tích và đưa ra giải pháp khắc phục.
Nhưng phương pháp giải quyết mâu thuẫn này tốn nhiều thời gian, sức lực, tinh thần và ý chí của
các bên
Nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn rất đa dạng song có một nguyên nhân quan trọng bậc
nhất là bất đồng về lợi ích. Lợi ích là vấn đề nhạy cảm nhất đối với mỗi con người. Phương pháp
giải quyết mâu thuẫn cũng rất đa dạng. Dù áp dụng phương pháp nào chăng nữa, nhưng vấn đề
lợi ích khơng được quan tâm, giải quyết thoả đáng thì khi đó mâu thuẫn sẽ khơng được giải quyết
triệt để. Sẽ gặp khó khăn nếu chóng ta chỉ nhấn mạnh và bám vào một phương pháp, vào một
cách giải quyết mà thiếu kỹ năng. Phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong nhóm là
cách tốt nhất để duy trì và phát triển nhóm vì mâu thuẫn là động lực của sự phát triển. Các kỹ

năng cần thiết để giải quyết mâu thuẫn trong nhóm là: Thấu cảm, lắng nghe, nhận diện, phân tích
mâu thuẫn, thuyết phục, thương lượng, chọn lựa và cụ thể hố giải pháp. Đồng thời, sử dụng áp
lực nhóm và sử dụng quyền lực một cách thích hợp vào trong từng hồn cảnh cụ thể, từng nhóm
cụ thể.
- . Hợp tác và cạnh tranh nhóm
+. Hợp tác nhóm
Một nhóm hợp tác là nhóm có sự giao tiếp cởi mở chân thành, tin tưởng, thu hút những
nguồn lực và có sự đoàn kết giữa các thành viên.
Sự hợp tác giữa các thành viên có ý nghĩa rất quan trọng trong sự giải quyết vấn đề của
nhóm.
Hợp tác nhóm sẽ tăng cường sự sáng tạo, sự phối hợp các nỗ lực, sự phân công lao động,
sự cam kết về tâm lý của thành viên. Đồng thời sự giúp đỡ , chia sẻ các nhận thức, kỹ năng , giá
trị của các cá nhân đối với nhóm. Những ý kiến sáng tạo, sự chấp nhận những khác biệt của nhau
cũng được tăng cường khi hợp tác nhóm.
+ Cạnh tranh nhóm
Cạnh tranh nhóm tồn tại khi mà các thành viên xem xét các mục tiêu cá nhân của họ khác
biệt, trái ngược nhau. Sự cạnh tranh sẽ ở mức độ cao khi mà chỉ một số thành viên trong nhóm
đạt được mục tiêu, cịn các thành viên khác thì khơng. Trong khi để đạt được mục tiêu của mình
họ tạo ra những ngăn cản làm cho người khác không thực hiện được mục tiêu của người đó.
Hậu quả của sự cạnh tranh nhóm:
+ Giảm tính sáng tạo nhóm
24


+ Giảm sự phối hợp các nỗ lực chung của nhóm
+ Giảm sự giúp đỡ chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm
+ Giảm tính đồn kết nội bộ
+ Làm tăng mức độ nhiễu thơng tin trong nhóm
+ Tăng mối nghi ngờ lẫn nhau
+ Lo lắng về sự thực hiện mục tiêu nhóm

+ Nhận thức đánh giá theo chiều hướng tiêu cực
+ Khơng chấp nhận hoặc khó chấp nhận những khác biệt của nhau.
Với những nhóm bộc lộ sự cạnh tranh cao, hoạt động sẽ kém hiệu quả. Nhân viên xã hội cần
quan sát, phát hiện sớm, kịp thời đưa ra phương án giải quyết.
-. Tranh luận và sự sáng tạo nhóm
Tranh luận là sự tranh cãi khi thảo luận về niềm tin, giá trị, quan điểm, suy nghĩ, nhận định, …
giữa các thành viên có ý kiến trái ngược nhau.
Tranh luận trong nhóm là một vấn đề tự nhiên. Nếu biết cách xử lý các cuộc tranh luận thì
chúng trở nên sáng tạo, thu hút được sự tham gia của các thành viên dẫn tới những quyết định có
chất lượng cao.
Những phản ứng mang tính cảm xúc trong tranh luận có thể là tích cực như: tị mị, phấn
chấn, kích thích, chấp nhận; cũng có thể là tiêu cực như: tức giận, ấm ức, phản đối, phá bỏ. Tác
dụng tích cực hay tiêu cực của tranh luận là phụ thuộc vào cách xử lý cuộc tranh luận đó.
Mỗi người khác nhau phản ứng với tranh luận theo những cách khác nhau:
+ Một số người thì né tránh
+ Người khác thì coi tranh luận như là sự kích thích tạo ra hứng thú.
+ Có người phản ứng với tranh luận như là sự tức giận vì có sự bất đồng về ý kiến cá nhân.
+ Có người coi tranh luận là cách để họ thể hiện mình, giải toả tâm lý.
Tranh luận có nhiều giá trị đối với nhóm. Nếu ta xử lý tranh luận một cách tích cực, nó sẽ
khuyến khích sự tị mị, những hứng thú, làm sâu sắc sự phân tích, tăng cường sự gắn bó chấp
nhận của thành viên nhóm, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề của nhóm. Khuyến khích các
thành viên tìm kiếm những lựa chọn mới, sáng tạo để đưa ra những quyết định có hiệu quả.
Thơng qua tranh luận, các thành viên xem xét lại những giá trị niềm tin của mình, học
cách giải quyết mâu thuẫn. Mặt khác, một số người trong nhóm lại khơng xử lý đúng đắn những

25


×