Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

TÌM HIỂU LỄ HỘI MỪNG LÚA MỚI CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.18 KB, 25 trang )

LỄ HỘI MỪNG LÚA MỚI
CỦA ĐỒNG BÀO DÂN
TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY
NGUYÊN


MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu vấn đề ................................................................................1
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................2
6. Đóng góp đề tài ....................................................................................................2
7. Bố cục của đề tài ..................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CỦA NGƯỜI BANA Ở THƠN HÀ
RI, XÃ VĨNH HIỆP, HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH ....................4
1.1 Điều kiện tự nhiên..............................................................................................4
1.2 Điều kiện xã hội .................................................................................................5
1.3 Tổng quan về người BaNa ở thôn Hà Ri,xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh,
tỉnh Bình Định .........................................................................................................6
1.3.1. Nguồn gốc và lịch sử cư trú .......................................................................6
1.3.2. Sinh hoạt kinh tế .........................................................................................6
1.3.3. Tổ chức xã hội của người Bana ..................................................................8
1.3.4. Đời sống văn hóa,vật chất và tinh thần. .....................................................8
CHƯƠNG 2: LỄ HỘI MỪNG LÚA MỚI CỦA NGƯỜI BANA Ở THÔN HÀ
RI,XÃ VĨNH HIỆP,HUYỆN VĨNH THẠNH,TỈNH BÌNH ĐỊNH .......................9
2.1. Tổng quan về lễ hội ..........................................................................................9
2.1.1. Khái niệm về lễ hội ....................................................................................9


2.1.2. Khái quát về lễ hội mừng lúa mới ..............................................................9
2.2. Diễn trình lễ hội ..............................................................................................10
2.2.1. Công tác chuẩn bị .....................................................................................10
2.2.2. Phần lễ trong lễ hội mừng lúa mới ...........................................................11
2.2.3. Phần hội trong Lễ hội mừng lúa mới........................................................14
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HĨA TRONG LỄ
HỘI MỪNG LÚA MỚI Ở THƠN HÀ RI,XÃ VĨNH HIỆP,HUYỆN VĨNH
THẠNH,TỈNH BÌNH ĐỊNH ..................................................................................16


3.1. Sự biến đổi của lễ hội mừng lúa mới ..............................................................16
3.2. Những giá trị văn hóa .....................................................................................16
3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị trong lễ hội mừng lúa mới...................................18
3.4. Một số giải pháp nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa của lễ hội mừng lúa
mới .........................................................................................................................18
KẾT LUẬN ..............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................22


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước ta có rất nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống,mỗi dân tộc có
những nét văn hóa riêng,có những phong tục tập quán riêng. Những nét văn hóa đã
làm nên nét đặc trưng độc đáo của từng dân tộc, từng địa phương mà nơi họ đang
sinh sống.
Trong các dân tộc dang sinh sống trên khắp mộ miền đất nước thì người BaNa là
một dân tộc thiểu số địa bàn cư trú chủ yếu ở Tây Nguyên. Đồng bào BaNa nằm rải
rác phía tây Tây Ngun thuộc huyện Vĩnh Thạnh ở đó đại đa số chiếm phần lớn là
người đồng bào còn Kinh chỉ chiếm rất ít. Là dân tộc có những nét văn hóa truyền
thống đặc sắc: Một trong những nét đặc sắc đó là lễ hội mừng lúa mới(Samook) của

người BaNa,là một giá trị văn hóa tồn tại xong hành cùng dân tộc BaNa từ xưa tới
nay. Lễ hội mừng lúa mới của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung
và lễ hội mừng ăn lúa mới của người BaNa nói riêng là một loại hình sinh hoạt văn
hóa truyền thống đặc sắc hiện vẫn được bảo tồn và tổ chức hàng năm,làm cho các
đồng bào dân tộc anh em đồn kết chung lịng xây dựng cuộc sống ấm no,hạnh
phúc. Do vậy,lễ hội mừng lúa mới đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc
sắc khơng thể thiếu trong đời sống cũng như phản ánh sinh hoạt đới sống văn hóa
vật chất và tinh thần.
2. Mục đích nghiên cứu vấn đề
Mục tiêu của đề tài này là nghiên cứu lễ hội mừng lúa mới,diễn trình thực
hiện trong q trình đánh giá về lễ hơi đó để từ đó rút ra những nét đặc sắc văn hóa
truyền thống có ý nghĩa đó.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lễ hội mừng lúa mới là một nghi lễ khá phổ biến mang tính đồn kết giữa
người với nhau và đặc biệt có một ý nghĩa rất sâu sắc đối với đồng bào BaNa nói
riêng và các dân tộc thiểu số ở Tây Ngun nói chung.
Bên cạnh tìm hiểu về phong tục tập qn thì tơi cịn phải nhìn nhận trong lịch
sử,kinh tế,văn hóa. Để từ đó có thể tổng quan được rằng nhờ sự phát triển về mọi
mặt nên sự tiếp thu văn hóa truyền thống vẫn khơng thể bỏ qua được đối với người
dân nơi đây. Bởi vì nét văn hóa đặc sắc đó đã cho người dân ở đây không thể lãng
quên truyền thống này được…

1


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Lễ hội mừng lúa mới(Samook) của
người BaNa K’riêm ở thôn Hà Ri,xã Vĩnh Hiệp,huyện Vĩnh Thạnh,tỉnh Bình Định.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lịch sử,diễn trình,ý nghĩa và những vấn đề liên
quan đến lễ hội này.

5. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau
đây:
+ Phương pháp thu thập và sử lý tài liệu: Là phương pháp chính được sử
dụng trong đề tài này. Trên cơ sở thu thập thông tin tư liệu từ nhiều lĩnh vực,nhiều
nguồn khác nhau liên quan tới đề tài nghiên cứu,người viết sẽ sử lý,chọn lọc để có
những kết luận cần thiết,có tầm nhìn khái qt về vấn đề nghiên cứu.
Ngồi nguồn tư liệu có sẵn là các cơng trình nghiên cứu của học giả liên quan đến lễ
hội nhân gian nói chung và lễ hội mừng lúa mới ở thơn Hà Ri,xã Vĩnh Hiệp,huyện
Vĩnh Thạnh,tỉnh Bình Định nói riêng. Ngồi ra tơi cịn sử dụng nguồn tài liệu báo
cáo, số liệu thống kê của chính quyền địa phương. Những tài liệu thu thập được tơi
phân tích xử lý nhằm có một cái nhìn tồn diện về khơng gian,thời gian và chủ thể
lễ hội.
+ Tiếp đó tơi tiến hành điền dã tại địa bàn. Trong quá trình điền dã,tôi sử
dụng phương pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Tôi tiến hành đơti đi điền dã
tại địa bàn nghiên cứu ở thôn Hà Ri,xã Vĩnh Hiệp,huyện Vĩnh Thạnh,tỉnh Bình
Định,vì lễ hội này diễn ra vào tháng 11 dương lịch hằng năm nên tôi không thể
tham gia trực tiếp quan sát tham dự được.
Tôi thực hiện phỏng vấn sâu với già làng và những người dân tham dự lễ
hội,thông qua cuộc phỏng vấn tôi đã thu thập tài liệu cho đề tài nghiên cứu của
mình.
Ngồi ra,trong q trình điền dã tại địa bàn tơi cịn sử dụng các phương pháp
kỹ thuật hỗ trợ như máy ảnh,máy ghi âm,để phục vụ trong nghiên cứu đề tài của
mình.Và nhất là nguồn gốc tư liệu truyền miệng qua quá trình tiếp xúc thực tế,qua
lời kể của dân làng bản địa nới đây là tập trung nhiều nhất.
6. Đóng góp đề tài
Góp phần giới thiệu Lễ hội mừng lúa mới của người BaNa K’Riêm ở Vĩnh
Thạnh,Bình Định. Giúp mọi người hiểu được phong tục,tập quán,tín ngưỡng của
đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung và của dân tộc BaNa ở Bình định
nói riêng. Từ đó nhận định rằng xun suốt thời gian dài mà chúng ta vẫn giữ nét

2


văn hóa truyền thống tốt đẹp đó khẳng định vai trò của lễ hội trong đời sống tinh
thần của con người. Từ đó,có phương hướn để giữ gìn,phát huy những giá trị văn
hóa lễ hội cổ truyền của dân tộc.
7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo,phụ lục,nội dung chính của
đề tài này được trình bày trong ba chương:
+ Chương 1: Tổng quan về tình hình ở thơn Hà Ri,xã Vĩnh Hiệp,huyện Vĩnh
Thạnh,tỉnh Bình Định.
Nội dung chính của chương này tập trung trình bày khái qt về địa bàn nghiên cứu.
Ngồi ra, tơi cịn tập trung tìm hiểu về tơn giáo tín ngưỡng đời sống văn hóa tinh
thần của người BaNa ở đây. Đây là chương mang tính chất nền tảng cho những nội
dung được trình bày trong chương 2 và 3 là những nội dung chính của đề tài.
+ Chương 2: Lễ hội mừng lúa mới của người BaNa
Trong chương này tôi tập trung nghiên cứu những nội dung của phần lễ như: Không
gian,thời gian và diễn trình ra lễ hội cũng như đưa ra những khái niệm lễ hội nói
chung và lễ hội mừng lúa mới nói riêng và đưa ra những quan niệm về lễ hội này.
Khẳng định lễ hội rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay bởi vì lễ hội mang tính
chất dân tộc hết sức mạnh mẽ là khâu nối liền giữa người với nhau.
+ Chương 3: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong lễ hội mừng lúa mới
Chương này làm rõ những biến đổi,những giá trị văn hóa được thể hiện trong lễ hội
mừng lúa mới. Từ kết quả nghiên cứu đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH CỦA NGƯỜI BANA Ở THƠN

HÀ RI, XÃ VĨNH HIỆP, HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.1 Điều kiện tự nhiên
Vĩnh Thạnh nằm phía tây bắc tỉnh Bình Định,tây và tây bắc giáp thị xã An
Khê và huyện K’Bang(Gia Lai),Kon PLong(Kon Tum),An Lão,Bình Định đơng và
đơng bắc nối liền các huyện Hồi Ân,Phù Mỹ,Phù Cát,phía nam sát huyện Tây Sơn
và Vân Canh. Vĩnh Thạnh là một huyện miền núi do điều kiện hồn lưu gió mùa kết
hợp với vị trí địa lý và điều kiện địa hình đặc biệt là dãy Trường Sơn có ảnh hưởng
lớn đến các yếu tố khí hậu của huyện. Ở đây có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và có
sự phân bố rõ rệt giữa mùa mưa và mùa khô. Hằng năm lại đối mặt thường xuyên
gây ra bão lụt. Mùa khô tại huyện Vĩnh Thạnh kéo dài gây nên hạn hán ở nhiều nơi
ở các thôn, xã của huyện. Điều đáng quan tâm hơn Vĩnh Thạnh là một huyện miền
núi nằm dọc theo lưu vực sông Kôn với chiều dài giới hạn phía Tây huyện giáp Gia
Lai chạy dọc dãy núi từ đèo An Khê lên KaNát với độ cao bình qn so với mực
nươc biển là 700m, phía đơng giáp Hồi Ân,Phù Cát khống chế bởi dãy núi từ Hịn
Khá tới cuối xã An Tồn(An Lão). Vĩnh Thạnh có thung lũng lớn nhất là thung lũng
sơng Kơn chảy từ Bưu Điện Vĩnh Sơn chảy ngược xuống tạo thành một thung lũng
rộng lớn,tạo điều kiện cho người dân thuận lợi cho việc trồng lúa nước…
Về kinh tế: Đời sống kinh tế của người dân vẫn cịn nhiều khó khăn,tổng số hộ
nghèo chiếm 49,7%. Cơ cấu kinh tế vẫn còn thấp chưa đủ điều kiện để vượt nghèo
đói, phát triển kinh tế xã hội còn thấp.
Phần lớn rừng và đất rừng chiếm ưu thế hơn 5.000 ha…Người dân sống
thuần nông trồng cây công nghiệp chủ yếu trồng các cây lâu năm để thu lợi nhuận
như điều(đào),bạch đàn,cây keo và cùng một số ít trồng tiêu để tăng thêm thu
nhập… cịn các cây ngắn ngày như lúa,mì(sắn),khoai,ngồi ra thì nhận khốn bảo
vệ rừng và một số nghề làm khai thác . Về nông nghiệp đã tăng 3,6%-5,7%,về công
nghiệp chủ yếu là khai thác gỗ,thương nghiệp chiếm rất ít.
Chăn ni tổng số heo nuôi hơn 300 con,do người dân biết cách áp dụng
khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi nên đạt hiệu quả rất cao trong thu nhập hàng
tháng. Ngày xưa,nuôi heo bằng cách thả rong cịn bây giờ hình thành nhiều trang
trại có quy mơ rộng lớn.

Về y tế và giáo dục: Ở xã Vĩnh Hiệp đã có trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân,trẻ em từ 1-6 tuổi đươc cấp thẻ bảo hiểm. Là nơi tập trung đi kiểm tra
sức khỏe của bà mẹ và là nơi tun truyền vận động thực hiện kế hoạch hóa gia
đình,bên cạnh cơng tác thư viện bảo vệ chăm sóc trẻ em,công ước quyền dành cho
4


trẻ em,việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em được quan tâm và phấn đấu
thực hiện đạt hiệu quả,thực hiện tốt việc khám và điều trị. Công tác tuyên truyền
quốc gia về phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống sốt rét và bảo vệ môi trường.
Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng,cơ sở vật chất tại làng phục vụ cho việc học tập
của từng cá nhân học sinh,tạo điều kiện giúp đỡ con em có gia đình chính sách,diện
khó khăn,neo đơn cho con em đồng bào dân tộc có cơ hội để học tập tốt .
Tồn huyện có nhiều cơ sở trường học hình thành phục vụ trong học tập của từng
thơn, xã, huyện.
1.2 Điều kiện xã hội
Bình Định là nơi hội tụ nhiều các dân tộc như Chăm,Hrê,Bana và một số
đồng bào dân tộc phía Bắc sang sinh sống…nhưng kinh chiếm đại đa số. Mỗi vùng
đồng bào phân bố từng vùng như: Chăm đa số ở Vân Canh,Hrê ở An Lão,Bana chủ
yếu ở Tây Sơn và Vĩnh Thạnh. Mặc dù có nhiều tộc người cùng sinh sống và mỗi
nơi đều mang lại traong mình bản sắc văn hóa riêng nhưng đều có điểm chung là
cùng tồn tại phát triển.
Chính sự cố kết một lối sống cộng đồng đã in sâu vào đời sống của những
con người nơi đây. Và cũng từ đây những phong tục truyền thống,nghệ thuật,kho
tang văn học dân gian và các lễ hội đã trở thành di sản văn hóa độc đáo.
Hầu như đại đa số cư dân được trang bị điện và nước đầy đủ cho từng hộ gia đình
phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho mọi người
An ninh trật tự được củng cố đảm bảo an toàn cho dân,bảo vệ đường phố
ngăn chăn các tệ nạn xã hội,giữ gìn trật tự an tồn giao thơng tạo thành cơ sở lành
mạnh. Hình thành nhiều cơ sở phục vụ lợi ích cho dân đáp ứng đúng yêu cầu dân đề

ra.
Nguồn lực lao động là chủ yếu để làm ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống hằng
ngày cho người dân nơi đây và tích lũy cho con cháu sau này. Người dân có ý thức
cố kết một cộng đồn thể rất cao tạo đà thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế. Chính sự
phát triển kinh tế, xã hội đã hình thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: Trung tâm ủy
ban.ban dân vận,thương binh xã hội,hội chữ thập đỏ,ngân hàng và phát triển nơng
thơn…Đó là một trong những tiềm năng rất lớn mọi mặt lĩnh vực.

5


1.3 Tổng quan về người BaNa ở thôn Hà Ri,xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh,
tỉnh Bình Định
1.3.1. Nguồn gốc và lịch sử cư trú
Người Bana là một dân tộc thiểu số thuộc ngữ hệ Môn – Khơme cư trú tập
trung đơng nhất ở 6 huyện miền núi Bình Định như: An Lão,Vân Canh,Phù
Cát,Hoài Ân,Tây Sơn,Vĩnh Thạnh.
Vĩnh Thạnh là nột huyện dân tộc miền núi nơi đây đại đa số là người đồng
bào Bana sinh sống là chủ yếu thuộc các con em dân tộc sống từ lâu đời sống theo
chiều của con sông Kôn. Người Bana k’riêm chiếm 20% dân số tại huyện Vĩnh
Thạnh là một trong 7 dòng Bana sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên,Phú Yên và
Bình Định. Với người Bana k’riêm họ tự nhận mình là người Bana vùng thấp để
phân biệt với người Bana sinh sống tại các tỉnh Tây Nguyên,nhưng phong tục tập
quán họ vẫn dùng giống nhau giữa hai vùng. Ở Bình Định,người Bana có khoảng
14.000 người,chủ yếu cư trú ở huyện miền núi Vĩnh Thạnh,phần còn lại ở rải rác ở
các huyện Vân Canh(Canh Liên),Tây Sơn,An Lão,Hoài Ân.Đa số các bản làng
Bana đều định canh định cư,xây dựng cuộc sống mới,việc dẫn thủy nhập điền sản
xuất lúa nước đã trở thành nhu cầu cấp thiết trong đời sống hiện nay. Song việc
nương rẫy gắn liền với lễ hội truyền thống như lễ bỏ mả,lễ mừng ăn lúa mới là
những nét văn hóa đặc sắc,có ý nghĩa thiêng liêng trong cộng đồng người Bana.

Vĩnh Thạnh có 7.647 người ở các làng dọc theo sơng Kôn.
1.3.2. Sinh hoạt kinh tế
Tổ chức sinh hoạt nương rẫy là chủ yếu. Nhưng phần lớn là canh tác trồng
lúa nước là quan trọng nhất. Các đồng bào ở thôn Hà Ri cư trú trong các buôn làng
như:
Nhà Rông:
Mỗi buôn làng Bana thường dựng một ngôi nhà sàn lớn được tranh trí rất đẹp
gọi là nhà Rơng (hay cịn goi là play). Đây là nơi sinh hoạt hội họp,là nơi diễn ra
các sự kiện quan trọng của buôn làng. Nhà Rơng của từng đồng bào đều có những
kiến trúc độc đáo riêng về văn hóa trang trí nhưng nhìn chung đều là ngôi nhà rất to
gấp 3,4 lần nhà sàn bình thường, mái to và dốc được dựng trên những cánh cột thật
to,thương là có 8 cây cột để làm trụ và giữ cân bằng cho nhà sàn. Mái lá được lợp
bằng tranh là chủ yếu. Bên trong nhà,những họa tiết chạm khắc hoa văn sặc sỡ,độc
đáo mang tính tín ngưỡng. Đó là những thú vật và cảnh sinh hoạt hằng ngày được
chạm khắc rất sinh động. Nhà Rông càng to càng đẹp chứng tỏ sự giàu manh của
buôn làng càng lớn. Nhà Rông là nơi hội tụ những ngày lễ lớn và còn là nơi hội tụ
của những chàng trai chưa vợ trong làng đến tập trung ngủ tại đây. Những người đã
6


nên vợ nên chồng khơng được ngủ tại đó. Làng Hà Ri hiện nay có hai nhà: nhà sàn
làm bằng cây rừng và nhà xây để giao lưu văn hóa giữa các làng này làng kia với
nhau. Không chỉ nhà sàn để cho buôn làng sinh hoạt mà nhà sàn cịn có thể là nơi
hội tụ giữa các dịng họ trong gia đình,họ hàng với nhau gắn chặt tình cảm. Trong
nhà sàn đó phải có một bên để bếp lửa giành cho sinh hoạt trong gia đình thể hiện
tình cảm gần gữi ơng bà,cha mẹ,anh chị em trong gia đình. Dưới nhà sàn để nuôi
gia súc,chứa củi,dụng cụ lặt vặt sử dụng trong gia đình...
Trang phục truyền thống:
Trang phục truyền thống của các tộc người ở Tây Nguyên nói chung và đồng
bào Bana nói riêng giống như một bức tranh với nhiều họa tiết và hoa văn độc đáo.

Đăc biệt trang phục Bana rất đẹp vì có nhiều hoa văn làm nổi bật đường nét kín đáo
của cơ thể của người phụ nữ.
Trang phục ngày lễ gồm: Váy và áo của người phụ nữ cịn đàn ơng mặc khố
là chủ yếu. Có sự tách biệt nhau khơng hịa thành làm một. Cách trang trí hoa văn
giữ váy và áo có sự giống nhau làm thành một bộ giữa màu sắc có sự hịa quyện lẫn
nhau. Có thể nói đây là một cơng trình dệt,thêu kết hợp với nghệ thuật,khi có lễ hội
đặc biệt thì họ đều mặc lễ phục này.
Ẩm thực:
Các món ăn đồng bào Bana chủ yếu được chế biến từ những con vật mà họ
chăn nuôi hay săn bắn như gà,lợn rừng,chim...cùng với các loại nông sản mà họ
trồng hái lượm giống như bao tộc người khác trên mảnh đất Việt Nam. Những
hương sắc của núi rừng có những chế biến riêng và cái khơng khí cộng đồng cũng
như đặc trưng văn hóa độc đáo đã làm nên một nghệ thuật ẩm thực rất khác lạ,bí ẩn.
Đồ uống của đồng bào Bana đặc trưng nhất và phổ biến nhất là rượu cần. Đó là một
thứ đồ uống khơng thể thiếu được trong các dịp lễ tết,đám cưới,hội hè,cúng gia
đình...
Tục cưới hỏi:
Phong tục hơn nhân của đồng bào Bana rất phong phú,đa dạng và độc đáo.
Cả hai bên nếu yêu thương nhau thật lòng sẽ ra mắt hai bên gia đình phải có sự chấp
nhận về phía họ. Lễ cưới,tiếng Bana gọi là ‘pơ koong’thường được tiến hành vào
dịp hè hoặc trong cuối năm,nghĩa là sau mùa thu hoạch. Ngày cưới bao giờ cũng là
ngày giữa tháng,ngày trăng tròn,ngày được coi là tốt nhất để tiến hành công việc
trọng đại. Đám cưới được diễn ra tại nhà, trong một ngày ra mắt tất cả bạn bè,họ
hàng,làng xóm trong một ngày đó,sau hơn lễ đám cưới vẫn tiếp tục diễn ra cùng với
sự góp vui trong tồn thể dân làng. Người ta quay quần bên chế rượu cần và thức ăn
được bày bên cạnh những chế rượu cần đó,những chi phí thủ tục tổ chức cưới hỏi
nhà nào nhà đó lo. Đây là một phong tục đẹp của cộng đồng dân tộc Bana.
7



1.3.3. Tổ chức xã hội của người Bana
Người Bana cư trú thành từng làng(play)với một khu đất riêng biệt như con
sông,khe suối,thung lũng nhằm phân biệt giữa buôn làng này với bn làng khác.
1.3.4. Đời sống văn hóa,vật chất và tinh thần.
Các dân tộc Bana ở Vĩnh Thạnh trong quá trình tồn tại và phát triển đã hình
thành nên những bản sắc văn hóa vừa mang đặc trưng riêng của cộng đồng,vừa
mang đặc trưng chung của từng khu vực,của quốc gia tộc người. Những bản sắc văn
hóa của người Bana rất phong phú và đa dạng được thể hiện trong các lĩnh vực văn
hóa sản xuất,văn hóa đảm bảo đời sống,văn hóa chuẩn mực xã hội. Những bản sắc
văn hóa đã trở thành nếp sống,trở thành các chuẩn mực gí trị được đồng bào giữ gìn
và lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác... Đó là những nét đẹp trong truyền
thống sả xuất,trong cách ăn,ở,mặc,trong cách đối sử,trong đời sống tâm linh hay
trong văn học nghệ thuật của đồng bào Bana. Người Bana trong quá trình sinh sống
đã có những ứng xử phù hợp với điều kiện tự nhiên,mơi trường rừng núi. Nhìn
chung hoạt động kinh tế trước đây của đồng bào chủ yếu dựa vào tự nhiên,mang
tính chất tự cung tự cấp. Sản xuất chủ yếu là để dùng chứ khơng để bán. Vì vậy,phát
triển trong mọi mặt lĩnh vực kinh tế,ni heo,ni bị,phát triển kinh tế vườn,các
nghề thủ cơng truyền thống... những nét văn hóa của đồng bào thể hiện qua cách
ứng xử trong cộng đồng làng bao trùm cụ thể là mối quan hệ giữ con người với con
người là lòng yêu thương quê hương,yêu lao động,là sự gắn bó với núi rừng với dân
tộc. Đó là sự mến khách,là tình cảm chân thành mộc mạc. Có tính bình đẳng,tính
dân chủ,tính cộng đồng trong cách ứng xử,tính bền vững trong đời sống hơn nhân
gia đình. Giá trị văn hóa cịn được thể hiện tính đa dạng tín ngưỡng,qua hệ thống lễ
hội và nhất là qua sự phong phú của các loại hình hoạt động nghệ thuật. Những lễ
hội đặc sắc của đồng bào Bana như lễ hội đâm trâu,lễ hội đầu xuân,lễ cúng sản xuất
nương rẫy,lễ cúng nước,lễ mừng lúa mới là những sinh hoạt văn hóa tinh thần
khơng chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh của đồng bào mà còn tác dụng củng cố ý thức
cộng đồng. Đặc biệt hiện nay trong đời sống văn hóa tinh thần cịn lưu giữ nhiều
văn hóa nghệ thuật. Đó là các chuyện kể,thơ ca dân gian,các loại bài múa,các hội
họa điêu khắc. Đó là sự phong phú của các loại hình nhạc cụ,của dàn nhạc cồng

chiêng. Những giá trị văn hóa trên đã trở thành niềm tự hào và cần được giữ lại cho
con cháu cho cả cộng đồng dân tộc Việt Nam.

8


CHƯƠNG 2: LỄ HỘI MỪNG LÚA MỚI CỦA NGƯỜI BANA Ở THƠN
HÀ RI,XÃ VĨNH HIỆP,HUYỆN VĨNH THẠNH,TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Tổng quan về lễ hội
2.1.1. Khái niệm về lễ hội
Khắp nơi trên thế giới,khơng dân tộc nào lại khơng có lễ hội. Lễ hội của một
cộng đồng một bản làng,một địa phương do dân chúng cùng đứng ra tổ chức. Từ
quy mơ nhỏ hẹp,có thể tiến lên thành hội của cả một vùng,hội của cả nước. Gọi là lễ
hội, vì thường thường có lễ thì có hội. Người dân mở lễ hội để là để tỏ tấm lịng
mình với các vị thần thánh,những lực lượng siêu trần bất tử đã tạo nên núi sơng,làng
xóm,những vị tổ tiên đã khai sáng. Đó là những người xưa đã có cơng lao dựng làng
bản,đánh giặc,chống thiên tai,dịch bệnh. Lễ hội phải có để hồi tưởng công lao của
các thần thánh,báo cáo những kết quả lao động sản xuất của con người,mà nhờ có
thần thánh khai đường mở lối để có cuộc sống yên vui. Lễ hội cũng là để thể hiện
một ước mơ,một nguyện vọng chung về cuộc sống no đủ giàu có,bình an. Trên cơ
sở khuynh hướng tâm linh,lễ hội được tổ chức nghiêm trang,thành kính với những
nghi thức,những lễ tiết đã được quy định từ lâu. Các dân tộc thiểu số ở Viêt Nam có
rất nhiều lễ hội. Người ta tổ chức những lễ hội nương rẫy. Có những hội mang tính
chất lễ hội nông nghiệp rất rõ ràng như các hội cầu mưa,hội mừng mưa rơi,hội cúng
thần lúa,cúng cơm mới. Có những hội nhằm tái hiện lịch sử,tôn vinh các anh hùng
cứu nước hay các anh hùng văn hóa. Lễ hội chính là hình thức cho ta thấy được một
cách sâu sắc và sinh động truyền thống văn hóa của một dân tộc hay một cộng
đồng. Qua lễ hội,ta còn nhận ra được khuynh hướng tâm linh,thẩm mĩ và cả những
nét đặc sắc riêng tư trong sinh hoạt của từng dân tộc. Với lễ hội,người dân luôn luôn
được sống một cuộc đời lý tưởng khác với cuộc sống hiện thực hàng ngày của họ.

Tóm lại: “Lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng diễn ra trên một
địa bàn dân cư trong thời gian và không gian xác định; nhằm nhắc lại một sự kiện,
nhân vật lịch sử hay huyền thoại, đồng thời là dịp thể hiện cách ứng xử văn hóa của
con người với thiên nhiên, thần thánh và con người trong xã hội”. Ngồi ra, lễ hội
cịn là bức tranh sinh động, tổng thể nhất về những sắc thái văn hóa bao hàm nhiều
giá trị khác nhau.
2.1.2. Khái quát về lễ hội mừng lúa mới
Cũng như các dân tộc khác ở Tây Nguyên người Bana ở làng Hà Ri có tín
ngưỡng đa thần,họ coi các vị thầ có ở mọi nơi và rất gần rũi với con người như thần
núi(Yang Kông),thần cây(Yang Loong),thần suối(Yang Đask),thần lúa(Yang Ba)..
9


Người Bana cư dân nơng nghiệp,kinh tế nương rẫy đóng vai trị chủ yếu. Đời sống
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Bana rất phong phú được thể hiện
trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Với người Bana lễ hội là một phần không thể
thiếu trong đời sống tinh thần. Do là một cư dân nông nghiệp nên các lễ hội của
người Bana thường xoay quanh chu kì của mùa vụ. Có rất nhiều lễ hộ khác nhau,lễ
hội đặc trưng nhất của người Bana là lễ mừng lúa mới(Sa Mook) hay còn gọi là lễ
ăn cơm mới.
Đây là lễ cúng mà người Bana quan niệm rằng Yang Ba(thần lúa) là vị thần
liên quan trực tiếp đến lương thực của cuộc sống cộng đồng.
Lễ mừng lúa mới chia làm hai phần cơ bản: phần lễ(cúng thần) và phần
hội(ăn cơm mới).
Quy mô,thời gian của lễ hội phụ thuộc vào điều kiện,năng suất thu hoạch sau
mùa vụ của từng gia đình và bà con trong làng. Lễ hội thường được tổ chức vào
sáng xớm. Nét độc đáo là lễ ăn cơm mới còn được tổ chức theo từng hộ gia đình. Lễ
hội mừng lúa mới là lễ cúng lớn,quan trọng nhất ,ở tỉnh Bình Định đồng bào thường
tổ chức vào tháng 11 âm lịch khi đã thu hoạch xong mùa màng rồi mới thực hiện
ngày lễ này. Gia đình nào xong xớm tổ chức trước,song sau cúng lễ sau,gia đình

được mùa,điều kiện khá giả thì lễ ăn cơm mới được tổ chức quy mô lớn kéo dài từ
đêm tới sáng. Lúc đầu chỉ cúng trong gia đình sau phát triển ra cả làng ở nhà dài
truyền thống hoặc cả vùng và trở thành hội lớn. Tuy nhiên,tất cả đều mang một ý
nghĩa là tạ ơn thần linh,cầu mong cho mọi điều may mắn đến với gia đình cũng như
trong làng.
Lễ vật hiến tế chủ yếu là heo,gà,dê nếu là của tập thể cịn nếu của cộng đồng
thì giết một con trâu dâng cho đấng thần linh của họ.
2.2. Diễn trình lễ hội
2.2.1. Cơng tác chuẩn bị
Sau khi thu hoạch lúa xong trong tồn thể bn làng từng gia đình bán bạc
với nhau trong việc tổ chức lễ đó để từ đó có thể thơng qua già làng hoặc trưởng
thơn nói chuyện trong các cuộc họp làng(play). Chuẩn bị trong vịng một tháng tất
cả mọi mặt,phân cơng từng người làm gì và kiếm gì những cơng việc có liên quan
tới lễ hội lớn này đặc biệt là đàn ông mang trách nhiệm lớn. Quy mô của lễ hội lớn
hay nhỏ thường phụ thuộc vào kết quả của vụ thu hoạch lúa được nhiều hay ít.
Sau đó, già làng sẽ làm lễ báo với thần linh ngày buôn làng tổ chức lễ hội.

10


Thơng thường, lễ hội có thể diễn ra trong một hoặc hai ngày với nhiều nghi
thức và nghi lễ khác nhau.
Gìa làng phân cơng cơng việc cho từng nhóm thành viên trong làng chuẩn bị
lễ vật và các vật dụng phục vụ nghi lễ.Mọi người được phân công chuẩn bị các đồ
cúng lễ như rượu cần, cơm lam, trâu, heo, gà; các vật dụng mang tính nghi thức như
xà gạc nghi lễ, lao đâm trâu; cùng với các loại nhạc cụ truyền thống không thể thiếu
như cồng, chiêng, trống, tù,….. Họ chuẩn bị trong vòng trước nửa tháng.
Lễ hội trong người Bana mang tính cộng đồng rất cao, hầu như mọi người
trong làng đều tham gia làm một hoặc nhiều công việc phục vụ cho lễ hội.
Những thanh niên trai tráng thường được giao các công việc nặng nhọc như

sửa chữa nhà dài, dựng cột cây nêu, giựt heo làm thịt,…. Các thiếu nữ thì giã gạo,
sàng gạo, sơi cơm, nướng gà,….
Thông thường, khi đến gần ngày cúng cơm mới, khơng khí chuẩn bị rộn ràng
từ đầu làng đến cuối làng. Quãng thời gian này, tại các làng người đồng bào Bana
tiếng giã gạo dập dìu từ khi ơng mặt trời mọc cho đến khi khuất sau núi.
Có điều trong quá trình chuẩn bị cho lễ hội, theo tìm hiểu, mọi phần việc hầu
như được người đàn ông quán xuyến . Từ công việc chuẩn bị rượu cần, mổ heo, giết
gà cho đến gánh nước, vào rừng chặt củi, mời khách. Người phụ nữ thường được ưu
ái hơn, chỉ lo tập trung cho việc sửa soạn váy áo hoa rực rỡ chuẩn bị cho lễ hội là
chủ yếu. Đám trẻ con trong làng thì háo hức chờ đợi, tung tăng vui chơi.
Để chuẩn bị cho lễ cúng, đàn ông Bana chọn những cây tre cao, thẳng đem
về khoảng sân để hành lễ. Chính giữa cây tre (hay cịn gọi là cây nêu) cắm chùm gai
mây tượng trưng cho bông lúa.
Do là một lễ hội nông nghiệp nên lễ vật trong lễ hội mừng lúa mới của người
Bana chủ yếu là các sản phẩm từ nông nghiệp được chế biến theo nhiều cách khác
nhau như rượu cần, cơm lam, trâu, heo, dê, gà. Lễ vật nhiều hay ít phụ thuộc vào sự
đóng góp của mọi người và kết quả thu hoạch của mùa màng năm ấy.
2.2.2. Phần lễ trong lễ hội mừng lúa mới
Ngày ăn cốm mới,trước khi tới nhà rông,từng gia đình cúng ở nhà mình .
Trong ngày lễ bắt buộc phải có con gà,rượu,cơm mới và cốm,nhà nào khá giả thì
mổ heo. Mời ơng trưởng lão biết cúng đến tại nhà,làm thủ tục khấn xong thì lấy
móc(cốm) bày trong mâm cơm cùng mời thầy cúng cùng ăn cơm chung gia đình.
Sáng hơm sau mời bạn bè,họ hàng và làng xóm vơ nhà mình làm phép. Tổ chức
ngày lễ này khơng chỉ có những người trong làng mà cịn mời khách cùng góp vui
11


trong làng. Xong bữa cơm gia đình tất cả các bà con trong làng ra nhà rông từ trẻ
đến già,các phụ nữ,thanh niên trai tráng,khoảng 3 giờ trên nhà rông,già làng đánh
kẻng thúc dục các gia đình cõng rượu ở nhà rơng. Nhà nào cũng phải cần có một

ghè rượu,mỗi ghè rượu mang vị rất khác nhau như có vị ngọt,vị chua,vị ngọt chua
và vị đắng mặc dù như vậy họ cõng xuống nhà rông cho mọi người thưởng thức
rượu của họ những ghè rượu được buộc ngay ngắn trong cột rượu nhà rông. Già
làng cúng Yang,cầu xin cho dân làng một năm mới bình an,khỏe mạnh,thóc lúa đầy
nhà,nhiều gà,nhiều heo,cúng xong dân làng cùng nhau xuống nhà rông nếm những
ghề rượu cần ngon và nói chuyện những khó khăn và thuận lợi trong năm nay để
năm sau cần phải khắc phục. Khơng chỉ người trong làng mà cịn có thêm người từ
làng khác đến chơi để thưởng thức ghề rượu và cũng để tán tỉnh bạn gái,bạn trai
khác làng. Mọi người ngồi quanh ghề rượu thay phiên nhau uống,lần lượt từ người
này đến người khác.
Khi khấn vái Yàng Ba(thần lúa) xong, gia chủ lấy máu gà nhỏ lên vựa lúa.
Với ý nghĩa cầu mong điều may mắn cho mọi người.
Sau đó họ cùng nhau vào tiệc ăn mừng, uống rượu cần và cần rượu được
truyền tay theo thứ tự già, trẻ, nam, nữ. Họ cùng nhau trò chuyện, ca hát kéo dài
suốt đêm.
Đối với lễ cúng làng, lễ hội mừng lúa mới (hay còn gọi là lễ ăn cơm mới- Sa
mook) là một hoạt động văn hóa, tín ngưỡng quan trọng nhất của người Bana nhằm
tạ ơn Yàng (Trời), khi lúa đầy bồ sau mùa thu hoạch.
Theo già làng Book Vước nói: “Sau khi được mùa lúa nhiều,đời sống nhiều
người dân được ấm no,hạnh phúc thì tạ ơn Yang rất là nhiều”. Trong chùm lễ hội
mừng lúa mới nghi thức đâm trâu là một phần quan trọng, không thể thiếu trong lễ
hội.
Ngày diễn ra lễ hội cây nêu bên trên có gắn biểu tượng hình bơng lúa buộc
các tua xanh đỏ được dựng tại một điểm trung tâm của làng để chào đón các vị thần
linh. Đối với người đồng bào Bana, cây nêu có một ý nghĩa lớn trong lễ hội vì nó là
bức thơng điệp của cả cộng đồng người gửi đến các thế lực siêu nhiên với nội dung
cầu an cho dân làng.
Già làng Book Vước cho biết thêm: “Lễ đâm trâu của người Bana nói riêng
và người thiểu số nói chung bao giờ cũng diễn ra với tinh thần cầu an giữa con
người với nhau, cần xóa bỏ hận thù; với Yàng, mong phù trợ cho mùa màng tươi

tốt; với thần ác (chạ) cầu xin đừng làm hại dân làng, đừng gây nên thiên tai, dịch
bệnh”.
12


Nói đến cây nêu, thực tế đây là một cây tre già có độ dài chuẩn nhất. Và trên
cây tre ấy là “đỉnh nêu” được làm theo hình chiếc phễu có bốn cánh. Hình phễu ấy
được tạo bởi hàng vạn thanh tre mỏng. Bốn cạnh chiếc phễu là bốn thanh tre mảnh
có khắc hình chim thú, cây cỏ, vót vuốt về phía ngọn để có thể uốn cong. Viền xung
quanh nó là những sợi chỉ đủ màu sắc. Tất cả được tão thành hình hoa sen.
Lễ hội thường diễn ra ở cánh đồng gần bon hoặc nơi rộng rãi và bằng phẳng.
Sáng sớm hơm đó, già làng đứng trước cây nêu thổi tù và tiếng hú vang dội
cả núi đồi báo hiệu ngày lễ bắt đầu, mời thần linh và dân làng đến tham dự lễ. Cả
làng tập trung tại nhà dài. Các chàng trai, cô gái chuẩn bị những trang phục truyền
thống đẹp nhất để tham gia lễ hội. Dân làng lần lượt gùi các lễ vật cúng gồm: gà,
vịt, rượu cần, lúa, bánh lá bày ra giữa cây nêu. Gìa làng tiến hành cúng.
Trong lễ hội, một con trâu đực được kết hoa ở trên đầu được buộc chắc chắn
vào cây nêu chính của lễ hội. Con trâu được người xem là linh hồn của lễ hội, trâu
là vật hiến sinh cho thần linh để cầu mong mùa màng tươi tốt. Dàn chiêng ngưng
đánh, già làng khấn Yàng.
Thời điểm diễn ra lễ hội chính, già làng cùng những người có uy tín cùng
tham gia q trình hành lễ. Các nghi thức cúng lễ được diễn ra theo nhiều gia đoạn.
Mỗi giai đoạn có một lời cúng và ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên các lời cúng hầu hết
đều mang ý nghĩa cảm ơn thần linh đã ban phát cho buôn làng một vụ mùa bội thu,
cầu xin thần linh phù hộ cho buôn làng ấm no.
Sau mỗi lần cúng, già làng lại bôi những lễ vật hoặc máu của vật hiến tế lên
cây nêu nhằm mục đích dùng cúng cho Yàng.
Sau khi đọc lời khóc trâu và vái tứ phía xong xi. Gìa làng bắt đầu lấy tiết
gà (đây là vật hiến trước khi làm lễ đâm trâu) bôi lên cây nêu – bức thông điệp cầu
an đã được gửi đi.

Dưới gốc cây nêu là những ghề rượu cần, vật hiến sinh, một chén cơm
nhỏ,…
Tiếng kèn sừng trâu trầm hùng lại vang xa. Họ đốt đống lửa to, bên cạnh đàn
ông đánh cồng chiêng, đàn bà hát múa, các cụ già thổi kèn bầu, kèn mơi,… Họ đi
vịng quanh theo con trâu
Gìa làng là người uy tín trong cộng đồng sẽ đứng ra thực hiện nghi thức đâm
trâu, di chuyển quanh khu vực cọc trâu. Gìa làng đại diện cho cả làng cầm xà gạc
chém bên chân trái con trâu, trâu đi thêm vài vòng nữa. Nam nữ thanh niên nhảy
múa sơi động, cồng chiêng inh ỏi. Gìa làng lại chém tiếp chân bên phải. Lúc này
13


con trâu chỉ còn lê được hai chân trước. Vài vòng sau già làng chém nốt hai chân
còn lại cho đến khi trâu khụy xuống. Tiếp đến, già làng cử ra một người khỏe mạnh
có uy tín trong làng dùng lao nhọn đâm thẳng vào tim trâu và chỉ đâm duy nhất một
mũi. Động tác đâm trâu phải có lực mạnh, chính xác sau cho trâu chết nhanh thì
mấy được coi là may mắn. Nếu trâu khơng chết thì đó sẽ là điều xui xẻo đối với cả
làng.Trâu sau khi chết được người ta nhét lá và đổ nước vào miệng với ý nghĩa cho
trâu ăn lần cuối trước khi về với thần linh. Máu của trâu được già làng và những
người có uy tín trong làng bơi lên cây nêu dâng cúng cho Yàng. Với người Bana
máu của trâu mang màu đỏ tượng trưng cho sự sống, sự sinh sôi nảy nở. Cũng là
mong ước một cuộc sống đầy đủ cho mọi người.
Phần đầu trâu được tách rời được buộc lên cây nêu với những nghi thức quan
trọng để tỏ lịng tơn kính với ý nghĩa dâng phần quan trọng nhất lên các Yang “ Ơi
Yang koong,Yang Đak(thần núi,thần sông,thần lúa) bây giờ chúng tôi đã thực hiện
lời hứa lúc mới bắt đầu trĩa lúa nếu lúa đạt năng suất nhiều thì chúng tơi đáp ứng lại
u cầu của ngài như(một con heo,một con gà,một ghề rượu) và mong Yang phù hộ
cho chúng con khỏe mạnh,hạnh phúc,làm ăn phát đạt thì năm sang năm chúng tơi sẽ
làm lớn hơn nữa”. Cùng với những lời cúng câu chúc cám ơn của buôn làng.
Đây là bài ca nghi lễ (bài cúng) để gọi thần linh đến chứng kiến lòng thành

của dân làng, để thần linh hưởng thụ lễ vật, sau đó phù hộ cho sức khỏe cộng đồng,
mưa thuận gió hịa, mùa màng tươi tốt.
Sau đó phần sương trán và sừng trâu được buộc chặt và để luôn tại cây nêu.
Trâu sau khi đâm họ bỏ lên đống lửa thui chín. Một nửa con trâu được xẻ ra từng
miếng nhỏ chia đều cho từng thành viên trong các hộ gia đình ở làng cùng một số
đồ cúng lễ, nửa còn lại xẻ ra ăn uống tại sân lễ.
2.2.3. Phần hội trong Lễ hội mừng lúa mới
Già làng mới tất cả mọi người lần lượt uống từng chum rượu cần, mỗi người
phải uống được một lượt của một chum và ăn một chút các món ăn trên mâm lễ.
Mỗi người uống rượu và ăn lễ xong đều nói những lời tốt đẹp để chúc gia đình
mạnh khỏe, mùa vụ bội thu…
Sáng ngày thứ hai,đoàn người gồm già làng đứng đầu cùng các thiếu nữ các
thanh niên trai tráng cùng nhau múa xung quanh cây nêu. Tiếng chiêng, tiếng trống
nổi lên. Trống to và chiêng có núm được đánh lên trước tiếp sau đó là trống chiêng
các loại đánh tiếp theo, và điệu nhảy nhanh dần rất mạnh mẽ, hung dũng. Cùng
nhau chơi múa,hát,hẹn hị bên những ghè rượu ngon: Chơ mrung sơ dro cúng mừng
lúa mới,có những lời chúc mọi người làm ăn no đủ,khỏe mạnh và hạnh phúc. Từ
14


người già đến người trẻ ai khơng biết uống thì phải làm phép,các em nhỏ phải lấy
một giọt rượu chấm vào trán,như vậy cũng đã uống rồi...
Điệu múa là điệu múa dành cho tất cả những chàng trai trong làng điều thể
hiện một cách nhuẫn nhuyễn, những động tác mạnh mẽ, dữ dội thể hiện sức mạnh
và tinh thần đoàn kết của đồng bào chống lại thú dữ phá hoại mùa mang của đồng
bào, tay cầm khiên và dao, những điệu múa như đi săn con thú trong rừng và chống
lại thú dữ bảo vệ dân làng.
Điệu múa có độ nhúng của phái nữ, bất kể già trẻ ai cũng biết điệu múa này.
Với dáng đi uyển chuyển, nhẹ nhàng nhưng búp măng rừng, hãy tượng trưng cho
nai rừng, trâu, biểu thị sức mạnh của thần linh và lòng chung thủy của người con gái

Bana, đồng thời hai tay như đón lấy những ân huệ mà Yang và các thần linh ban
cho dân làng với một niềm tơn kính, một mùa mới bội thu, dân làng no ấm.
Các chàng trai cơ gái múa điệu múa truyền thống của mình thể hiện rõ mối
quan hệ giữa con người với con người với các thế lực siêu nhiên. Qua đây ta có thể
hiểu được tín ngưỡng của đồng bào và niềm tin vào thần linh đất trời liên quan đến
cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên của họ.
Cả hai phái múa theo nhịp trống đi theo vòng tròn xung quanh cây nêu. Nhịp
điệu mỗi lúc một dồn dập , thúc dục nhiều hơn, điệu múa tiền hành nhiều lần, hòa
với tiếng hú vang lên càng làm cho khơng khí lễ hội trở nên sơi động.
Khách mời và dân làng càng hịa nhịp vào nhịp điệu dân ca Bana truyền
thống; nghi lễ đâm trâu để xem, lễ hội trở nên sôi nổi tưng bừng trong tiếng chiêng
trống rộn rã. Tiếng chiêng trống như nhịp đập của con tim của mọi người Bana,
đồng thời thể hiện sức mạnh giao tiếp với sức mạnh thiên nhiên, với thần linh.

15


CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HĨA TRONG
LỄ HỘI MỪNG LÚA MỚI Ở THƠN HÀ RI,XÃ VĨNH HIỆP,HUYỆN
VĨNH THẠNH,TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. Sự biến đổi của lễ hội mừng lúa mới
Cùng với những thay đổi khác về phương thức sản xuất,về tập quán,lối
sống...các lễ hội Tây Nguyên nói chung,lễ hội mừng lúa mới nói riêng,thực tế nhiều
năm ít thấy hiện diện trong cồng đồng các tộc người thiểu số ở Tây Ngun.
Bên cạnh đó khơng thể nhắc đến một nguyên nhân khác mang tính khách
quan từ phía các cấp chính quyền. Đó là những sai sót,vội vàng trong đánh giá mà
rất nhiều lễ hội dân gian đều được bị coi là mê tín dị đoan và cần bị xóa bỏ. Người
ta khơng giám khơi phục và tổ chức vì sợ bị coi là tun truyền mê tín. Hàng loạt lễ
hội dân gian lần lượt bị xóa bỏ hoặc bị rơi vào lãng quên. Bởi vì,tổ chức lễ hội
mừng lúa mới này theo người dân thì rất tốn nhiều kinh phí,tốn thời gian vì kinh phí

mua trâu có nhiều địa phương tự cấp hoặc là có sự hỗ trợ một nữa của ban lãnh đạo
tỉnh. Nên nhiều phong tục tập quán ngày càng mai một mất đi nhiều. Tới mai sau
con cháu sẽ không biết đến về văn hóa truyền thống dân tộc mình nữa. Đến Vĩnh
Thạnh bây giờ gặp một lễ hội mừng ăn lúa thì rất khó,vì đồng bào khơng tổ chức
thường xun vào mỗi năm như ngày xưa nữa. Đồng thời,đồng bào Bana hiện nay
cũng khơng làm lúa rẫy nửa một phần khơng có đất,một phần họ nghĩ làm lúa rẫy
không đáng thu nhập trong đời sống của từng người dân và giờ giống lúa rẫy rất
hiếm trong làng chỉ có một hoặc hai nhà mới có, người dân chủ yếu trồng cây nơng
nghiệp lúa nước là chủ yếu. Bởi vì,các văn hóa truyền thống bây giờ khơng cịn lưu
giữ như trước kia nữa càng ngày càng mất dần mất dần. Một phần cũng vì từng cá
nhân của mỗi người thiếu ý thức không đề cao văn hóa truyền thống tốt đẹp của
đồng bào mình,khơng có sự đồn kết giữa người lại với nhau những truyền thống đó
ngày càng nhạt dần theo năm tháng.
3.2. Những giá trị văn hóa
Nói đến giá trị (di sản) văn hóa truyền thống các dân tộc bản địa Bình Định
là nói đến những cái bất biến được duy trì trong suốt quá trình lịch sử làm thành cái
quý báu của nền văn hóa này. Những giá trị ấy tiếp tục tồn tại trong thời đại văn
minh và góp phần làm giàu cho bản cho bản thân dân tộc đó và cho đất nước.Lễ hội
16


thể hiện phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng,lễ hội mừng lúa mới ở Bình Định nói
chung và ở Vĩnh Thạnh nói riêng vẫn nằm trong hệ thống lễ hội cổ truyền của dân
tộc do đó nó cũng mang các giá trị và ý nghĩa của lễ hội nói chung,đó là vẻ đẹp của
sức mạnh cộng đồng,truyền thống đoàn kết với người với người lại với nhau được
thể hiện mạnh mẽ cố kết cộng đồng qua lễ hội. Đây là phẩm chất tốt đẹp của dân tộc
ta đã có được từ ngàn xưa. Các đồng bào đã có sự tương trợ,giúp đỡ lẫn nhau trong
những lúc khó khăn vất vả của cá nhân hoặc tập thể nào đó.
Lễ hội thể hiện giá trị thẩm mỹ cao bởi vì trong quá trình chuẩn bi cho lễ hội
phải mất thời gian nên khơng khí chung cả làng chuẩn bị rất kỹ lưỡng về mọi mặt

để tiến hành cho một lễ lớn này hơn nữa tâm trạng của từng người cảm thấy rất nơn
nóng trơng chờ vào ngày đó. Khơng gian tổ chức lễ hội trong khuôn khổ rộng lớn ở
giữa trung tâm nhà rơng đối diện đó là có cây cổ thụ rộng dày đặc tượng trưng cho
sức mạnh cho người dân nơi đây.
Đông đảo phần lớn là người dân trong làng ai cũng có tham gia nhiệt tình và
có cả các làng khác đều tập trung để chứng minh lễ diễn ra như thế nào? Tất cả
trai,gái,già,trẻ đều có vẻ phấn khởi ngồi ra cịn có sự tham gia của cá nhân cán bộ
được mời tham gia cùng bà con.
Trong quá trình giao lưu và hịa nhập, nhìn chung văn hóa vật chất các dân
tộc gốc Tây Nguyên ở Bình Định đã và đang chịu sự tác động và sức ép mạnh mẽ
của các phương tiện và lối sống hiện đại. Những ngơi nhà dài đang bị mất dần, hiện
chỉ cịn lại ở một số nơi vùng sâu, vùng xa của người Bana ở xã Vĩnh Sơn(Vĩnh
Thạnh).Các nghề truyền thống cũng bị mai một, duy chỉ có nghề dệt thủ cẩm cịn
được duy trì và đang được khơi phục có tính độc đáo, các nghề thủ cơng như: đan
lát, kim hồn, rèn sắt…, đặc biệt nhề dệt thổ cẩm, rất đa dạng, độc đáo, gây ấn
tượng bởi cách phối màu và đường nét hoa văn.
Rượu cần, một thức uống gắn bó từ lâu đời với người dân bản địa. Rượu cần
không chỉ là thức uống bình thường, mà là phương thức ứng xử văn hóa độc đáo
(nhất là trong dịp lễ hội). Vì vậy, rượu cần – một nghệ thuật ẩm thực đã trở thành
yếu tố văn hóa đặc sắc trong truyền thống văn hóa của cư dân bản địa.
Lễ hội là dịp để con người hội tụ chung vui,thể hiện ước muốn niềm tin đồng thời
cũng là dịp để thể hiện tài năng của mình về nhiều mặt nhất là về các hoạt động văn
hóa nghệ thuật. Lễ hội mang lại khoảng thời gian nhàn rỗi đáp ứng đời sống tinh
thần sau một năm làm việc vất vả,đây là dịp để con người lấy lại sự thăng
bằng,thanh thản cho cuộc sống. Là giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam,vốn là
một dân tộc cùng chung nguồn gốc cội nguồn,cùng chung bản sắc văn hóa.
17


Lễ hội thể hiện chức năng lưu giữ,tái hiện phẩm chất tốt đẹp của cộng đồng

đây là chức năng đặc thù và cơ bản nhất của lễ hội. Bởi thông qua lễ hội,lịch sử của
cộng đồng được tái hiện,làm sống lại sức mạnh có từ thuở cội nguồn của dân tộc.
3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị trong lễ hội mừng lúa mới
Trước tiên để giữ gìn và phát huy truyền thống,việc cần phải làm là giảng
dạy cho thanh niên các dân tộc hiểu và tự hào truyền thống của mình. Nhằm bảo tồn
và phát huy các phong tục,nghi lễ,văn hóa đặc trưng của đồng bào Bana. Từng xã
phải hình thành các câu lạc bộ múa,hát,nhạc dân tộc. Những giá trị văn hóa tộc
người đặc sắc chỉ có thể được giữ gìn và truyền cho chủ nhân tương lai đó là thế hệ
thanh niên,mọi sự hỗ trợ khi chính những cá nhân của các tộc người hiểu rõ và trân
trọng những giá trị truyền thống đặc sắc của đồng bào mình,mong muốn và quyết
tâm gìn giữ. Trong quá trình lưu giữ bản sắc của đồng bào mình,vừa qua huyện An
Lão đăng cai tổ chức ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc miền núi tỉnh Bình Định
gồm 6 huyện miền núi về biểu diễn,thi đấu phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho
biết: Ngày hội được tổ chức định kì hai năm một lần,đã trở thành nét sinh hoạt văn
hóa tinh thần khơng thể thiếu của đồng bào dân tộc BaNa,Chăm Hroi,Hrê trên địa
bàn tỉnh. Qua mỗi kì tổ chức,ngày hội đã giới thiệu được ngày càng nhiều vốn văn
hóa đặc sắc,phong phú,độc đáo,tăng cường đồn kết giữa các dân tộc anh em. Đây
cũng là một giải pháp của tỉnh trong việc bảo tồn và phát huy các văn hóa truyền
thống. Tự hào về văn hóa của dân tộc mình là động lực giúp người dân tộc thiểu số
thoát ra khỏi sự tự định kiến đã từ lâu tồn tại trong quan niệm và cách suy nghĩ.
Những thành viên trẻ đã thấy tự hào khi mình chính là người lưu giữ truyền thống
văn hóa của cha ơng và được cộng đồng đón nhận và tơn trộng. Tự hào về truyền
thống văn hóa,họ đã có những hoạt động cụ thể để đưa truyền thống văn hóa đó đến
mọi người và có hoạt động tích cực trong cộng đồng của mình. Như vậy,vấn đề cốt
lỗi trong cơng cuộc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc thiểu số tại tỉnh
Bình Định hiện nay,chính là khơi dậy,xây dựng lịng tự hào của thế hệ trẻ với chính
sách bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
3.4. Một số giải pháp nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa của lễ hội mừng lúa
mới
Những yếu tố trên đã tác động ảnh hưởng không nhỏ đến công tác bảo tồn,

phát huy các giá trị bản sắc văn hóa tryền thống của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Từ những thực trạng đã nêu ở trên, chúng ta cần phải có những giải pháp để giữ gìn,
bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Bình Định.

18


Tuy nhiên,đứng trước những thay đổi và yêu cầu mới,những giá trị truyền
thống của người Bana bên cạnh mặt tích cực,phát huy tác dụng cũng có những mặt
bộc lộ tiêu cực,cản trở trong cơng cuộc “cơng nghiệp hóa hiện đại hóa” vùng nơng
thơn,miền núi hiện nay,việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của Chăm,Bana,Hrê
của vùng đất này là rất quan trọng. Xây dựng các làng nghề truyền thống như nghề
đan lát, dệt thổ cẩm, rượu cần, cơm lam…phục vụ các khu du lịch tại các làng ven
thành phố.
Hỗ trợ, phục dựng các lễ hội truyền thống, duy trì tổ chức đối với dân tộc tại
chỗ và khuyến khích tinh thần, khả năng sáng tác cho các tầng lớp nhân dân. Ngành
văn hóa cần hỗ trợ xây dựng những kịch bản sử thi của các dân tộc trong quá trình
phục dựng, lưu giữ và phát triển. Tổ chức các lễ hội theo từng địa phương, từng cấp,
thu hút và tuyển dụng các thế hệ nghệ nhân trong việc lưu truyền văn hóa trong
đồng bào dân tộc Bình Định. Hỗ trợ xây dựng hồn thiện thiết chế văn hóa cơ sở,
duy trì các hoạt động giao lưu và phát triển văn hóa thể thao các dân tộc thiểu số tập
hợp, tạo điều kiện, giúp cho các nghệ nhân giỏi nghề, có tâm huyết có sân chơi sinh
hoạt, sáng tác và truyền nghề. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí và có chế độ thù lao cho
các nghệ nhân để mở lớp nghệ thuật như: đánh chiêng, đàn…nhằm lưu truyền cho
các thế hệ sau, nâng cao long tự hào của dân tộc, ý thức bảo tồn văn hóa cội nguồn,
nâng cao ý thức tự tôn dân tộc.
Nhà nước cần quan tâm tăng mức đâu tư cho văn hóa, bảo đảm đủ kinh phí
cho các chương trình mục tiêu phát triển văn hóa. Đẩy mạnh công tác sưu tầm, tiếp
tục tiến hành phục hồi và giữ gìn các sinh hoạt văn hóa, các lễ hội, các ngành nghề
truyền thống… song song với việc xây dựng chiến lược dài hạn cho việc bảo tồn và

phát huy văn hóa các dân tộc. Tăng cường hợp tác, giao lưu văn hóa để quảng bá
văn hóa các dân tộc trong phạm vi trong và ngoài tỉnh, quốc gia và quốc tế, nhằm
xây dựng các chương trình nghiên cứu, bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc
trên địa ban một cách hiệu quả.
Làm tốt công tác vận động đồng bào dân tộc thiếu số tham gia xây dựng và
thực hiện các quy ước thôn, làng trên cơ sở kế thừ tính tích cực của các luật tục phù
hợp và cụ thể hóa các quy định của luật pháp, trong đó khẳng định giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc và cương quyết giữ gìn, phát huy và phát triển các
giá trị văn hóa đặc sắc đó.
Mở rộng, khun khích việc dạy và học chữ của đồng bào dân tộc thiểu số;
biên soạn và lưu giữ các tác phẩm văn hóa lưu truyền cho các thế hệ mai sau.

19


Lựa chọn và xây dựng các mơ hình thí điểm các thơn, làng ở cấp xã, sau đó
nhân rộng mơ hình xã điểm, sửa chữa nâng cấp cơ sở và chất lượng hoạt động của
các nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, làng. Song song với giáo dục, bảo tồn tiếng nói,
chữ việt của người dân tộc thiểu số của tỉnh.

20


KẾT LUẬN
Những lễ hội mang tính chất hội lễ nơng nghiệp cũng rất dồi dòa ở các dân tộc thiểu
số. Sau những ngày mùa màng thu hoach,nên đã tổ chức những cuộc vui,thật sự là
để ca ngợi cuộc sống bình yên,để bộc lộ niềm phấn khởi vì đã được đền bù xứng
đáng,Sa mook cảu người Bana chính là những lễ hội có tính chất như vậy. Cịn có
những lễ hội,ý nghĩa sâu xa vẫn là để mừng thành quả lao động,nhưng lại đậm đà
trình độ nghệ thuật sáng tạo chứng tỏ người dân miền núi có tâm hồn phong phú,có

khả năng hình tượng hóa,tượng trưng hóa những sinh hoạt của mình. Mừng hạt
lúa,hạt cốm,mà người ta sáng tạo ra những bài bản,những âm thanh,để những động
tác giã cốm có thể thành ra một bản hòa tấu,một bản nhạc hẳn hoi thì thật là tài tình.
Lễ ăn cơm mới ở Bình Định là một nghi lễ tín ngưỡng đa thần. Nó không chỉ đơn
thuần là một nghi lễ cúng Yang mà mang trong mình những giá trị vơ cùng sâu săc.
Tồn tại cùng đồng bào qua hết mùa rẫy này sang mùa rẫy khác,mang theo khát vọng
cuộc sống ấm no,hạnh phúc. Qua thời gian với những thay đổi của cuộc sống
mới,cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đời sống con người được năng
cao,dần dần khơng cịn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nữa nên nghi lễ tốt đẹp này
đang dần bị lãng quên và mờ nhạt đi trong đời sống của người đồng bào nơi đây.
Tuy nhiên,lễ hội mừng lúa mới đang được khởi sướng lại đưa ra những đề xuất bảo
tồn. Nghi lễ hiện nay có những giải pháp nhằm bảo tồn,phát huy nghi lễ. Nghi lễ
này tơi mong muốn đóng góp một phần của mình trong việc bảo tồn giữu gìn một
nghi lễ dân gian với bao giá trị truyền thông quý báu này cần được lưu truyền cho
con cháu mai sau.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề văn hoá phong tục các dân tộc ít người ở Việt Nam,NXB Đại
học cần thơ,năm 2013.
2. Vũ Ngọc Khánh “truyền thống văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam,Nhà
xuất bản thanh niên

22


×