UBND TỈNH LÀO CAI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI
GIÁO TRÌNH NỘI BỘ
MƠN HỌC: MÚA TÍNH CÁCH
NGÀNH: NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN MÚA DÂN GIAN DÂN TỘC
Lào Cai, năm 2017
1
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép
dùng ngun bản hoặc trích dùng cho các đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
2
LỜI GIỚI THIỆU
Múa Tính Cách nước ngồi là một trong những mơn học nằm trong chương
trình giảng dạy của khoa Nghệ thuật, là một bộ môn cung cấp những kiến thức và hiểu
biết cơ bản về ngôn ngữ, phong cách múa của một số dân tộc trên thế giới như: Nga,
Ba Lan, ý, Hunggari, Tây Ban Nha, Zigan… thông qua các động tác, những bài tập vịn
gióng và ở giữa sàn, các hình thức múa Dân gian, múa Sân khấu, các thể loại múa đơn,
múa đôi và múa tập thể.
Múa Tính cách nước ngồi được đưa vào chương trình giảng dạy nhằm mục
đích giúp cho học sinh làm quen với những chất liệu múa của một số nước trên thế
giới với tiết tấu âm nhạc đa dạng, qua đó làm tăng sự nhanh nhạy trong việc tiếp thu
ngôn ngữ múa nói chung, tăng khả năng biểu hiện tình cảm và cảm xúc âm nhạc của
học sinh để khi kết thúc mơn học, học sinh có thể múa được những điệu múa của một
số dân tộc trên thế giới, một số trích đoạn từ các vở vũ kịch nổi tiếng, có khả năng
phân biệt và thể hiện rõ nét những phong cách múa khác nhau của từng dân tộc.
Múa Tính Cách nước ngoài cũng giống như múa Dân gian dân tộc Việt Nam,
quan trọng nhất là phải toát lên được cái “hồn” dân tộc, động tác chỉ là phương tiện để
thể hiện “hồn” dân tộc đó để cho người xem biết được mình là ai, mình múa cái gì?…
Thiếu đi “hồn” dân tộc đồng nghĩa với việc không phân biệt được phong cách múa đặc
trưng của các dân tộc hay tộc người khác nhau.
Lào Cai, năm 2017
Người biên soạn
Hà Văn Trung
3
MỤC LỤC
BÀI 1. Phần cơ bản trong gióng với giầy da có đệm gót .........................................................................5
I. Lý thuyết .......................................................................................................................................... 5
1. Bài tập trong gióng .......................................................................................................................5
2. Các bước thực hiện.......................................................................................................................6
II. Thực hành ....................................................................................................................................... 7
BÀI 2. Phần cơ bản ngồi gióng với giầy da có đệm gót .........................................................................8
I. Lý thuyết .......................................................................................................................................... 8
1. Vấn đề chung................................................................................................................................8
1.1. Adagio (chậm) ...........................................................................................................................8
1.2. Allegro (Nhanh) ........................................................................................................................9
2. Các bước thực hiện.....................................................................................................................10
II. Thực hành ..................................................................................................................................... 10
BÀI 3. Phần múa dân gian Nga ..............................................................................................................11
I. Lý thuyết ........................................................................................................................................ 11
1. Các vũ điệu dân gian Nga ..........................................................................................................11
2. Các bước thực hiện.....................................................................................................................13
II. Thực hành ..................................................................................................................................... 13
BÀI 4. Phần múa Tây Ban Nha ..............................................................................................................15
I. Lý thuyết ........................................................................................................................................ 15
1. Các vũ điệu Tây Ban Nha ..........................................................................................................15
2. Các bước thực hiện.....................................................................................................................23
II. Thực hành ..................................................................................................................................... 23
BÀI 5. Phần múa Di-gan ........................................................................................................................24
I. Lý thuyết ........................................................................................................................................ 24
1. Đặc điểm vũ điệu Di-gan ...........................................................................................................24
2. Các bước thực hiện.....................................................................................................................27
II. Thực hành ..................................................................................................................................... 28
BÀI 6. Phần múa Trung Quốc ................................................................................................................29
I. Lý thuyết ........................................................................................................................................ 29
1. Khái quát chung .........................................................................................................................29
2. Các bước thực hiện.....................................................................................................................37
II. Thực hành ..................................................................................................................................... 37
BÀI 7. Phần múa Ấn Độ ........................................................................................................................38
I. Lý thuyết ........................................................................................................................................ 38
1. Các vũ điệu Ấn Độ .....................................................................................................................38
2. Các bước thực hiện.....................................................................................................................43
II. Thực hành ..................................................................................................................................... 43
4
BÀI 1. Phần cơ bản trong gióng với giầy da có đệm gót
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được các ngun tắc múa trong gióng.
- Thực hiện được các động tác trong gióng.
Nội dung chính:
I. Lý thuyết
1. Bài tập trong gióng
Bài tập thứ nhất: Plie ở các vị trí chân.
Trong bài tập này, thân trên, tay và đầu đều tham gia làm việc. Các bắp thịt và
các khớp của chân duỗi ra, co vào trong một nhịp độ chậm và chắc chắn- Cơ thể học
sinh thông qua sự khởi động các bắp thịt sẽ chuẩn bị cho các động tác phức tạp hơn.
Buổi học rất hợp lý với sự bắt đầu của động tác này.
Bài tập thứ hai: Battements tendus nối tiếp với Battements Jetes- luyện tập tư
thế duỗi thẳng và độ mở của chân. Trong động tác này có sự tham gia của các nhóm
bắp thịt lớn nhỏ. Đây là động tác cơ bản luyện sức cho chân.
Battements tendus Jetes có liên quan khăng khít với Battements tendus; do đó,
hai động tác này tiến hành liên tục tiếp theo nhau. Tốc độ tiến hành so với Battements
tendus sẽ nhanh gấp hai lần.
Bài tập thứ ba: Rond de jambe par terre (trong các lớp nhỡ và các lớp lớn kết
hợp với Grand rond de jambe jetes). Grand de jambe jetes là một động tác phức tạp
tiếp theo Rond de jambe parterre nhưng có đá chân ở độ cao 900
Cả hai động tác này kết hợp với nhau trong bài tập (với mức độ phức tạp khác
nhau) sẽ có hiệu quả lớn để phát triển sự linh hoạt và bất động của khớp xương hơng,
từ đó ảnh hưởng rất nhiều đến độ mở của chân.
Trong phần kết thúc của tổ hợp Rond de jambe, Port de brass nhằm chuẩn bị
cho thân trên và tay ở những bài tập tiếp theo, chúng sẽ phải tham gia trong phạ vi
rộng và phức tạp hơn.
Bài tập thứ 4: Battements fondus. Đây là động tác đầu tiên mà chân trụ sẽ phải
kiễng gót để chuẩn bị cho những động tác sau này phải dùng nhieuf sức hơn.
Fondus rèn luyện độ mềm mại, tính đàn hồi khi ngồi xuống đứng lên, điều đó
rất cần thiết trong phần hảy sau này. Động tác này có thể so sánh như sự kéo căng và
nén lại của một sợi dây cao su.
Có thể kết hợp fundus với frappe và doublee frappe là những động tác tiến hành
sắc gọn, có sức. Nó sẽ luyện tập các bắp thịt và gân phản ứng nhanh gọn, tương phản
với những động tác mềm mại.
5
Bài tập thứ 5: Rond de jambe en lair. Rèn luyện sự linh hoạt của khớp đầu gối
và làm cho các bộ phận dây chằng có sức đàn hồi.
Rond de jambe en lair- chuyển động đường tròn của chân ở độ cao 450 hoặc
900. Có thể kết hợp với quay Sur le cou de pied. Ở đây diễn ra quá trình làm việc qua
lại của các bắp thịt và dây chằng. Rond de jambe en lair 900 sẽ luyện sức của hơng và
giúp chân có khả năng làm việc lâu ở độ cao này (với sự mử của xương hông)
Bài tập thứ 6: Petitts battements sur le cou de pied- rèn luyện sự nhanh nhẹn,
linh hoạt phần dưới của chân (tư đầu gối đến các ngón chân) trong khi phần trên hồn
tồn bất động và mở. Có thể kết hợp Petits battements với quay và chuyển hướng.
Bài tập thứ 7: Battements developpes- đây là động tác khó nhất của bài học; nó
tiến hành ở độ cao 900 hoặc hơn nữa nên đòi hỏi sự chuẩn bị nhiều mặt.
Developpes phát triển độ xoạc và sức của xương hông để giúp học sinh có thể
giữ được chân trên độ cao tối đa.
Developpes chuẩn bị cho cơ thể bước vào các Adagio phức tạp ở giữa sàn,
thậm chí cả phần nhảy, tại đó sức của xương hơng phải đầy đủ, vị trí chân phải chính
xác khi lên khỏi sàn và plie phải mềm mại sau khi nhảy.
Bài tập thứ 8: Grand battements fetes.
Động tác này tích cực phát triển độ xoạc của chân hơn ở Developpes, chân đá
mạnh và cao. Do đó, thúc đẩy sự phát triển các bắp thịt và gân phía bên trong của đùi,
tăng cường sự làm việc của khớp xương chậu.
Nhìn lại tồn bộ mục đích của các bài tập trong gióng chúng ta thấy mỗi một
động tác địi hỏi các bắp thịt, các khớp xương chậu, khớp đầu gối được rèn luyện các
tính năng khác nhau và bổ sung cho nhau. Sau đó, bài tập tiến hành trên ½ bàn chân, tổ
hợp dần dần phức tạp; nhiều động tác dần dần được tăng nhanh (thí dụ: Rond de jamb
en lair petits battemants sur le cou de pied bắt u tp vi tit tu ẵ, sau ú ẳ v 1/8
của nhịp.
Cường độ làm việc của bài học đòi hỏi chân trụ phải chịu đựng sự căng thẳng
(duỗi thẳng chân trụ, đảm bảo độ mở, đứng trên ½ bàn chân, và chịu đựng sức nặng
của cơ thể).
Thân trên trong tất cả các bài tập phải luôn gữ tư thế thẳng đứng và vươn lên,
trừ trường hợp đòi hỏi phải uốn lưng hoặc chuyển hướng theo yêu cầu của tổ hợp.
Tay trong các động tác thơng qua các vị trí, tư thế để rèn luyện sự mềm mại,
tính gợi cảm và hỗ trợ cho thân trên.
Tất cả mọi khả năng sử dụng chuyển động của đầu đều có thể kết hợp trong
mọi động tác của bài tập, kể từ bài tập đầu tiên ở trong gióng.
2. Các bước thực hiện
- Bước 1. Chuẩn bị
+ Trang phục
+ Giầy
6
+ Tự khởi động
- Bước 2. Thực hiện các động tác cơ bản
- Bước 3. Thực hiện động tác liên tục.
II. Thực hành
PHIẾU THỰC HÀNH
1. Thực hành động tác trong gióng
PHIẾU THỰC HÀNH
Cơng việc: Thực hành động tác trong gióng
Bước công
việc
Nội dung
Yêu cầu kỹ thuật
Trang thiết
bị
Bước 1
Chuẩn bị
- Đúng, đủ trang
phục
Không
Bước 2
Thực hành động
tác đơn lẻ
Đúng chuẩn
Không
Bước 3
Thực hiện động
tác liên tục
- Thực hiện đúng
Không
động tác với âm nhạc
- Thực hiện được
liên tục nhiều lần
7
Ghi chú
BÀI 2. Phần cơ bản ngồi gióng với giầy da có đệm gót
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được các ngun tắc múa ngồi gióng.
- Thực hiện được các động tác ngồi gióng.
Nội dung chính:
I. Lý thuyết
1. Vấn đề chung
Bài tập ở giữa sàn cũng có mục đích ý nghĩa và sự phát triển như bài tập trong
gióng. Trình tự của nó trên cơ bản cũng như vậy. Thực hiện bài tập ở giữa sàn phải
chú ý hết sức đến độ mở của chân và độ ổn định cân bằng của cơ thể (đặc biệt khi
đứng trên ½ bàn chân khơng có sự hỗ trợ của gióng). Sự chính xác khi đặt trọng tâm,
sự vươn cao của thân trên cả hai chân hoặc một chân, sự cân bằng, độ mở của xương
hông chân động,… Đố là những điều kiện cơ bản để đạt được độ ổn định cân bằng.
Trong quá trình tập luyện trước gương, không nên tập trung sự chú ý tới một bộ
phận nào đó của cơ thể, cần thiết phải chú ý tới tư thế tổng thể và dáng dấp của chân.
Ngồi sự cảm thụ thơng qua thị giác, cần phải có cảm giác bên trong sao cho chính
xác.
Các động tác: plie ở mọi vị trí và các loại developpes, demi rond de jambe
developpes, Adagionhor, động tác Battements ten dú, jettes, fondus và Grand
battements jettes là những bài tập cơ bản cần tập hàng ngày.Rond de jamb parterre,
Rond de jamb en l’air, Battements jappes, doubles jrappes vaf petits battements, Sur le
cou de pied… Có thể kết hợp với động tác cơ bản khác.
1.1. Adagio (chậm)
Adagio- Câu múa được hình thành từ những loại Developpes khác nhau, các
bướ chuyển hướng chậm trong các tư thế (tour lent) các Pordt de beas, các loại
Renverse, grand fouette, quay Sur le couu de pied và quay trong các tư thế lớn.
Những động tác của Adagio sẽ học dần theo trình tự. Trong các lớp nhỏ,
Adagio được hình thành từ những dạng releve lent ở độ cao 90o đơn giản nhất,
Developpes, Port de bras, tiến hành với tốc độ chậm trên cả bàn chân trụ.
Các lớp nhỡ Adagio được phức tạp hóa bằng các bước chuyển hướng ở tư thế
lớn; độ cân bằng trong các tư thế ở độ cao 90o với sự kiếng gót chân trụ, các loại chuẩn
bị quay và quay trong các tư thế lớn, quay Sur le cou de pied, sự chuyển tiếp từ tư thế
này sang tư thế khác… Tốc độ của Adago sẽ nhanh hơn so với các lớp nhỏ.
Trong các lớp lớn khái niệm Adagio mang theo tính chất ước lệ. Nó có thể tiến
hành khơng những trong tiết tấu cố định mà có thể tăng nhanh lên, trong cấu tạo có sự
khác biệt: Có thể đưa vào Adagio các động tác quay lớn, quay renverse, fouette và một
vài loại nhảy.
8
Ở đây Adagio đã chuẩn bị cho cơ thể tiến tới Allegro- Tiết tấu tăng nhanh và có
động lực gần gũi với Allegro. Ý nghĩa của Adagio rất lớn; nó kết hợp hàng loạt động
tác trong một dây xích hài hòa, phát triển và củng cố các dáng dấp tư thế của múa cổ
điển Châu Âu.
Nếu như trong các lớp nhỏ và nhỡ Adagio rèn luyện sự ổn định cân bằng, các
thói quen điều khiển thân trên hết sức thoải mái (khi làm các bước chyển tiếp từ tư thế
này sang tư thế khác) luyện cho động tác tay gợi cảm và mềm mại… Trong các lớp
lớn ta sử dụng các động tác kỹ thuật khó trong Adagio kết hợp với kiễng gót chân trụ.
Chúng kết hợp với nhau theo nhiều dạng phức tạp để chuẩn bị cho những động tác sau
này.
Trên sân khấu, giữa phong cách mú của nam và nư có những nét khác nhau
riêng, chúng ta ít gặp Adgio của nam như một hình thức múa. Tuy nhiên, cũng như nữ,
việc học Adagio hết sức cần thiết vì nó liên quan chặt chẽ đến phần nhảy, nhất là các
loại nhảy lớn, tạo ra cho họ các tư thế đẹp chuẩn xác.
Trong kết cấu với âm nhạc, việc xây dựng Adagio phải đặc biệt chú ý sao cho
phù hợp với câu nhạc. Adagio nhỏ được xây dựng trên cơ sở một câu nhạc khơng ít
hơn 4 nhịp 4/4 hoặc 8- 12 nhịp. Adagio lớn từ 12-16 nhịp. Để sử dụng Adagio âm
nhạc phải rõ ràng về tiết tấu, nhịp điệu và vuông vắn về kết cấu.
Những động tác mạnh (quay trong các tư thế lớn, Grand fouette, renverse, quay
Sur le cou de pied…và hàng loạt các động tác khác) bao giờ cũng bắt đầu ở phách
mạnh của nhịp (hoặc phách 1 hoặc phách thứ 3). Nếu động tác bắt đầu ở phách yếu
của nhịp (phách 2 hoặc phách 4) thì sự nhất quán trong cấu tạo giữa âm nhạc và múa
sẽ bị phá hủy.
Các loại động tác liên kết hoặc động tác bổ trợ như Pas de bourie, passe thường
vào phách yếu của nhịp.
1.2. Allegro (Nhanh)
Nhẩy- Phần khó nhất cua bài tập. Tất cả những gì địi hỏi ở phần bài tập trong
gióng và ở giữa sàn đều có liên uqan trực tiếp đến phần nhảy và thúc đẩy sự phát trển
của phần này rất nhiều.
Độ nhảy phụ thuộc vào sức của các bắp thịt chân, tính đàn hồi, sự chắc chắn
của các dây chằng bàn chân, đầu gối, các ngón chân, vào sự phát triển của gân (ở phía
gót chân)… Điều chủ yếu nhất là phải biết kết hợp demi plie với sức bật khi bắt đầu
nhảy lên cho hài hịa. Thân trên ln giữ chắc và có cảm giác nâng lên trong q trình
nhảy. Tay cũng giúp nhiều cho nhảy, nhất là khi ở trên không, khi lấy đà và két thúc ở
plie.
Trong năm thứ nhất các bài tập đã tạo dần những yếu tố để bước vào tập phần
này như độ mở, tính đàn hồi của plie, tư thế đầu, tay, thân trên.
Nhảy ở vị trí 1- 2 và 5 sẽ học 2 tay vịn gióng (temps leve) sau đó tiếp tục
changement de pied- Echappe- Assamblejete… Mỗi loại nhảy này khi mới học đứng ở
tư thế hai tay vịn gióng khơng q hai tuần lễ. Sau đó tiến hành ở giữa sàn.
Trong tất cả các lớp, nhưng tổ hợp nhảy đầu tiên cần phải được cấu tạo từ
những loại nhảy nhỏ từ hai chân rơi xuống hai chân, để chuẩn bị cho những loại khó
9
hơn, từ hoay chân rơi xuống một chân. Chuyển tiếp từ nhảy nhỏ sang nhảy lớn cần
phải có q trình. Những nhảy lớn không phức tạp sẽ kết hợp trong tổ hợp cùng với
những nhảy nhỏ.
Tiếp tho sau là những nhảy lớn có kỹ thuật khó hơn: Saute de basque, cabriolle
(trong các lớp lớn của nam nó được phức tạp hóa bằng đập chân, quay chuyển hướng
và quay trong khơng trung). Sau khi tiến hành các tổ hợp từng nhóm nhảy nhỏ kết hợp
với đập chân.
Tiết tấu các bài tập phần nhảy do giáo viên quy định sao cho phù hợp với yêu
cầu cụ thể của chương trình từng lớp.
Tất nhiên sẽ phải có sự khác biệt giữa các lớp. Tất cả những động tác nhảy mới
học đều phải tiến hành theo tiết tấu chậm. Tiết tấu sẽ tăng lên tùy theo mức độ thuần
thục của động tác.
2. Các bước thực hiện
- Bước 1. Chuẩn bị
+ Trang phục
+ Giầy
+ Tự khởi động
- Bước 2. Thực hiện các động tác cơ bản
- Bước 3. Thực hiện động tác liên tục.
II. Thực hành
PHIẾU THỰC HÀNH
1. Thực hành động tác ngồi gióng
PHIẾU THỰC HÀNH
Cơng việc: Thực hành động tác ngồi gióng
Bước cơng
việc
Nội dung
u cầu kỹ thuật
Trang thiết
bị
Bước 1
Chuẩn bị
- Đúng, đủ trang
phục
Không
Bước 2
Thực hành động
tác đơn lẻ
Đúng chuẩn
Không
Bước 3
Thực hiện động
tác liên tục
- Thực hiện đúng
Không
động tác với âm nhạc
- Thực hiện được
liên tục nhiều lần
10
Ghi chú
BÀI 3. Phần múa dân gian Nga
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được các nguyên tắc, đặc điểm múa dân gian Nga.
- Thực hiện được các động tác múa dân gian Nga.
Nội dung chính:
I. Lý thuyết
1. Các vũ điệu dân gian Nga
1.1. Vũ điệu ngẫu hứng điệu nhảy truyền thống của Nga
Đây được biết đến là vũ điệu điển hình của Nga. Vũ điệu này rất đa dạng vì nó
có thể thay đổi theo địa phương từng vùng. Điệu nhảy này rất phổ biến đối với tất cả
người dân nước Nga, với điệu nhảy này các vũ công không bị ràng buộc bởi bất cứ yếu
tố nhất định nào.
Vũ điệu này là cơ hội để các vũ công chuyên nghiệp thể hiện khả năng phong
phú của mình. Các điệu nhảy ngẫu hứng dân gian cũng là những yếu tố kiến khán giả
bất ngờ và thích thú trước sự sáng tạo của các vũ cơng.
1.2. Vũ điệu trị chơi loại hình khiêu vũ đặc biệt của Nga
Vũ điệu trò chơi được xem là một loại hình vũ điệu đặc biệt của dân tộc Nga.
Điệu nhảy này giúp phản ánh các mặt khác nhau của cuộc sống. Các hiện tượng thiên
nhiên ( bão tuyết, mưa gió…) Các sinh vật xung quanh ( Các lồi chim, gấu,…).
11
Vũ điệu trị chơi loại hình khiêu vũ đặc biệt của Nga. Điệu nhảy này thể hiện sự
vật giản dị của cuộc sống tự nhiên. Vũ điệu trò chơi thể hiện cuộc sống sinh hoạt đầy
màu sắc của người dân Nga. Ở đó người ta có thể cảm nhận được nhịp sống đang sinh
sơi, tình u đối với những điều bé nhỏ, giản dị nhất của cuộc sống muôn màu nơi đây.
1.4. Điệu nhảy nổi tiếng của nga kharavot
Vũ điệu Kharavot là vũ điệu truyền thống, đặc trưng của người Nga. Đây được
xem là quốc vũ của đất nước Nga. Đây là điệu nhảy mang tính đại chúng cao, khơng
giới hạn số lượng người tham gia. Kharavot là vũ điệu phổ biến khắp cộng đồng.
Vũ điệu này được thể hiện ở khắp nơi, và bất kỳ dịp nào trong năm giống như
các điệu nhảy truyền thống khác. Vũ điệu này đòi hỏi sự gắn kết cao đối với những
người tham gia. Khi nhảy điệu Kharavot các vũ công cùng nắm tay nhau hoặc cùng
cầm một chiếc khăn, một vòng hoa.
1.5. Vũ điệu quân đội điệu nhảy truyền thống của Nga
Đây là hình thức khiêu vũ phổ biến trong quân đội. Vũ điệu này gồm 4 loại
chính: nhào lộn, thanh trượt, Stokes và chuyển động tại chỗ, nhảy và bánh xe. Nhào
lộn được các quân nhân sử dụng chủ yếu như một chiến thuật di chuyển. Thanh trượt
là kiểu di chuyển dựa vào gót chân và đầu gối.
12
Vũ điệu quân đội này thể hiện tinh thần nghệ thuật. Là cách giải trí của quân
nhân sau những giờ làm nhiệm vụ căng thẳng. Điệu nhảy này giúp nâng cao tinh thần
quân dân và giảm bớt phần khô khan nhờ những vũ điệu đặc sắc.
1.6. Điệu nhảy nổi tiếng của nga mesemba
Điệu nhảy Mesmeba được mô tả là “ một điệu nhảy của người Brazil duyên
dáng. Điệu này này được phát triển từ những năm 1830. Kết hợp điệu nhảy của những
người da đen và những động tác lắc và quay của điệu lundu bản xứ.
Điệu nhảy là sự kết hợp điệu Maxixe, đây cũng là một điệu nhảy gốc Brazil.
Mesmeba được mệnh danh là điệu nhảy của tiệc tùng và lễ hội. Người nhảy Samba
mặc trang phục rất thoáng, màu sắc rực rỡ, vui nhộn, mặt mày tươi rói, lắc vai, lắc
bụng, lắc hơng rất nhịp nhàng.
2. Các bước thực hiện
- Bước 1. Chuẩn bị
+ Trang phục
+ Giầy
+ Tự khởi động
- Bước 2. Thực hiện các động tác cơ bản
- Bước 3. Thực hiện động tác liên tục.
II. Thực hành
13
PHIẾU THỰC HÀNH
1. Thực hành vũ điệu dan gian Nga
PHIẾU THỰC HÀNH
Công việc: Thực hành vũ điệu dan gian Nga
Bước công
việc
Nội dung
Yêu cầu kỹ thuật
Trang thiết
bị
Bước 1
Chuẩn bị
- Đúng, đủ trang
phục
Không
Bước 2
Thực hành động
tác đơn lẻ
Đúng chuẩn
Không
Bước 3
Thực hiện động
tác liên tục
- Thực hiện đúng
Không
động tác với âm nhạc
- Thực hiện được
liên tục nhiều lần
14
Ghi chú
BÀI 4. Phần múa Tây Ban Nha
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được các nguyên tắc, đặc điểm múa dân gian Tây Ban Nha.
- Thực hiện được các động tác múa dân gian Tây Ban Nha.
Nội dung chính:
I. Lý thuyết
1. Các vũ điệu Tây Ban Nha
1.1. Sardana
Nguồn gốc của Sardana khơng hồn tồn rõ ràng - một số người tin rằng chúng
có từ thời La Mã cổ đại - nhưng hầu hết đều đồng ý rằng nó xuất hiện từ thế kỷ 19,
điệu nhảy đã lan rộng ở các vùng Empordà, Roselló và Garrotxa của Catalan. Điệu
nhảy được thực hiện bởi một vịng trịn gồm những người đàn ơng và phụ nữ xen kẽ
nắm tay và nhảy theo nhịp điệu đến một ban nhạc sống được gọi là cobla. Đây là một
điệu nhảy nhóm phổ biến được biểu diễn tại các lễ kỷ niệm và các cuộc tụ họp công
cộng và đã trở thành một biểu tượng của bản sắc Catalan .
Sardana, điệu nhảy đặc trưng của Catalonia
1.2. Flamenco (Ngọn lửa)
Trong quá trình du học tại Tây Ban Nha bạn khơng thể không biết đến nét đẹp
của điệu nhảy Flamenco - một nét đẹp riêng của nền văn hóa Tây Ban. Flamenco là
một thể nhạc và điệu nhảy xuất phát từ Andalusia Tây Ban Nha. Nhạc Flamenco có
15
đặc điểm ở các đoạn rất nhanh nhưng chi tiết (điển hình là cách búng ngón tay phải
trịn đều và nhanh khi chơi đàn guitar flamenco).
Người ta không biết flamenco có từ khi nào nhưng chỉ được sử dụng nhiều vào
thế kỷ 19 và thường có liên hệ đến dân du mục châu Âu. Flamenco được coi là đặc sản
của đất nước Tây Ban Nha. Người Tây Ban Nha yêu thích âm nhạc, nhảy múa và đặc
biệt là vũ điệu Flamenco nóng bỏng, quyến rũ.
Điệu Flamenco là sự pha trộn giữa vũ đạo của dân Digan, kết hợp với múa Ả
Rập và âm nhạc dân gian miền Andalucia. Đặc điểm của điệu nhảy Flamenco là những
tư thế riêng biệt, tiếng búng hay vỗ tay và tiếng giày gõ nhịp điệu trên sàn nhảy
(thường là sàn gỗ).
Du khách đến Tây Ban Nha có thể thưởng thức điệu nhảy này ở bất cứ nơi đâu
trên đất nước này. Chủ đề của vũ điệu Flamenco thường là Thượng đế, phụ nữ và tình
yêu... Người nhảy sẽ gõ chân xuống nền và đánh ngón tay để phát ra tiếng kêu có tiết
tấu và thể hiện điệu nhảy sơi động bằng hình thế.
Có thể nói âm nhạc và vũ điệu flamenco mang đậm phong cách đặc trưng của
nền vǎn hóa Tây Ban Nha hơn bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác. Trong tiếng đàn
guitar réo rắt, những cô gái Tây Ban Nha xinh đẹp cống hiến cho du khách những điệu
múa hết sức nồng nhiệt và rực lửa.
Cùng các vũ công và nhạc sỹ, nữ đạo diễn sẽ truyền tải cảm xúc thông qua buổi
diễn và đem đến người xem cảm nhận mới nhất về loại hình nghệ thuật Flamenco.
Điệu nhảy mê hoặc, uyển chuyển này được so sánh với điệu nhảy của những chú chim.
Có tới hơn 50 điệu hát khác nhau, gọi là Palos, điệu hát nào cũng bốc lửa và
mãnh liệt. Phần quan trọng nhất trong điệu nhảy này là sự kết hợp giữa những bước
dậm chân dứt khoát, tung váy, tiếng vỗ tay và tiếng gõ giày theo nhịp
điệu. Flamenco thường được biểu diễn trong đám cưới hoặc những sự kiện quan trọng.
16
Cùng với Lễ hội đấu Bị tót, vũ điệu Flamenco đã trở thành một trong những
điểm thu hút du khách từ khắp các châu lục trên thế giới, và tất nhiên khơng ngoại trừ
các bạn du học sinh.
Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, đây là một trong những tác phẩm văn hóa nổi tiếng
nhất từ Tây Ban Nha, flamenco thực tế khơng chỉ là một điệu nhảy: đó là một hình
thức nghệ thuật được UNESCO cơng nhận là một phần của kiệt tác di sản truyền
miệng và phi vật thể của nhân loại. Nó nổi lên giữa các cộng đồng gypsy của
Andalusia và được biểu diễn bằng một hỗn hợp ca hát, chơi ghi-ta, nhảy múa, chụp
ngón tay và vỗ tay.
Vũ cơng flamenco ở Seville
1.4. Muiđeira
Một điệu nhảy được tìm thấy ở khu vực phía tây bắc của Galicia, muiđeira là
một ví dụ về ảnh hưởng của người Celtic đối với văn hóa địa phương ở khu vực này
trên thế giới. Một trong những điểm tương đồng rõ ràng nhất với âm nhạc Celtic là
việc sử dụng một loại bagpipe được gọi là gaita để biểu diễn âm nhạc đi kèm. Có
nhiều loại khu vực của muiđeira, bao gồm muiđeira de Chantada .
17
Vũ công Mũi
1.4. Paso doble (Dốc bay)
Một trong những điệu nhảy nổi tiếng của Tây Ban Nha, paso doble là một điệu
nhảy có nhịp độ nhanh dựa trên nhịp điệu và chuyển động của một trận đấu bị. Nó
cũng được sử dụng trong bộ binh Tây Ban Nha để thiết lập tốc độ diễu hành, cũng như
trong các bộ phim hài từ thế kỷ 18, mặc dù nguồn gốc của nó thực ra là tiếng Pháp. Là
một điệu nhảy khiêu vũ, nó thường được biểu diễn theo cặp, một nam và một nữ, trước
đây được cho là đại diện cho matador - hoặc đấu sĩ.
18
1.5. Bolero
Bolero là một loại hình khiêu vũ được tìm thấy ở cả Cuba và Tây Ban Nha - mặc dù cả
hai đều có nguồn gốc riêng biệt. Bolero Tây Ban Nha được cho là đã xuất hiện ở Tây
Ban Nha vào thế kỷ 18 do kết hợp của hai điệu nhảy hiện có là Sevillana và c
ontradanza. Điệu nhảy có nhịp độ vừa phải và được đi kèm với nhạc guitar và castanet,
và thường được biểu diễn bởi một nghệ sĩ độc tấu hoặc một cặp vợ chồng. Mặc dù
điệu nhảy đã phần nào lỗi thời, nhưng nó vẫn có ý nghĩa trong lịch sử khiêu vũ Tây
Ban Nha.
1.6. Fandango
Cái tên fandango haya mà hầu hết mọi người sẽ nghe đến - là một điệu nhảy có nhịp
độ nhanh được thực hiện trong các cặp vợ chồng và cho thấy sự tương đồng với
bolero. Theo truyền thống, nó được đi kèm với guitar, vỗ tay và castanet, làm cho nó
trở thành một buổi biểu diễn sơi động, lễ hội - đặc biệt là các điệu nhảy ngắn hơn được
gọi là fandanguillos .
Pierre Chasselat, 'Le Fandango', khoảng năm 1810
1.7. Zambra
Zambra thường được coi là một loại flamenco xuất hiện từ khắp thành phố Granada ở
Andalusia, nơi nó được biểu diễn tại các đám cưới ngày xưa. Khơng giống như
flamenco, nó được nhảy bằng chân trần và có nhiều điểm tương đồng với múa bụng Ả
19
Rập - mà nó có chung tổ tiên - và vũ cơng thường để lộ bụng của mình bằng cách buộc
áo dưới ngực.
20
Zambra, một điệu nhảy flamenco được biểu diễn bởi người Roma ở Granada
1.8. Jota
Jota là một điệu nhảy tồn tại ở các dạng khác nhau ở nhiều khu vực của Tây Ban Nha,
bao gồm Aragon, Valencia, Catalonia và Galicia, trong mỗi trường hợp, nó phản ánh
văn hóa và lịch sử địa phương. Một trong những nổi tiếng nhất là Aragonese jota, xuất
hiện từ thế kỷ 18 và đặc biệt thời trang trong thế kỷ 19. Ở dạng thuần khiết nhất, điệu
nhảy đặc biệt phức tạp, bao gồm các động tác chân nhanh và nhảy nhỏ.
1.9. Sevillana
Như tên gọi, Sevillana là một loại nhạc và điệu nhảy dân gian bắt nguồn từ thành phố
Seville phía nam Tây Ban Nha và có những điểm tương đồng với điệu nhảy Andalusia
21
chính khác: flamenco. Tuy nhiên, Sevillanas ít trang trọng và ít địi hỏi thể chất hơn
flamenco, có nghĩa là chúng có thể được trình diễn bởi mọi người ở mọi lứa tuổi và
giới tính, khiến chúng trở nên đặc biệt phổ biến tại các lễ hội ở miền nam Tây Ban
Nha.
Phụ nữ biểu diễn Sevillana trên đường phố ở Tây Ban Nha
1.10. Zarzuela
Không chỉ là một điệu nhảy, zarzuela là một hình thức biểu diễn trữ tình phổ biến bao
gồm bài hát và điệu nhảy. Có niên đại từ thế kỷ 17, điệu nhảy này sau đó đã được phổ
biến vào thế kỷ 19 một phần nhờ vào tác phẩm của Francisco Barbieri và Nhà hát
Zarzuela ở Madrid. Sau khi không được ủng hộ trong cuộc Nội chiến Tây Ban Nha, nó
đã được hồi sinh trong những năm 1950 và 60, và tiếp tục được trình diễn tại các rạp
trên tồn quốc ngày nay.
Một màn trình diễn zarzuela hiện đại
22
2. Các bước thực hiện
- Bước 1. Chuẩn bị
+ Trang phục
+ Giầy
+ Tự khởi động
- Bước 2. Thực hiện các động tác cơ bản
- Bước 3. Thực hiện động tác liên tục.
II. Thực hành
PHIẾU THỰC HÀNH
1. Thực hành vũ điệu Tây Ban Nha
PHIẾU THỰC HÀNH
Công việc: Thực hành vũ điệu Tây Ban Nha
Bước công
việc
Nội dung
Yêu cầu kỹ thuật
Trang thiết
bị
Bước 1
Chuẩn bị
- Đúng, đủ trang
phục
Không
Bước 2
Thực hành động
tác đơn lẻ
Đúng chuẩn
Không
Bước 3
Thực hiện động
tác liên tục
- Thực hiện đúng
Không
động tác với âm nhạc
- Thực hiện được
liên tục nhiều lần
23
Ghi chú
BÀI 5. Phần múa Di-gan
Mục tiêu
Sau khi học xong bài này, người học có khả năng:
- Trình bày được các nguyên tắc, đặc điểm múa dân gian Di-gan.
- Thực hiện được các động tác múa dân gian Di-gan.
Nội dung chính:
I. Lý thuyết
1. Đặc điểm vũ điệu Di-gan
Digan, một dân tộc đặc biệt. Những con người say mê ca hát, yêu cuộc sống tự
do và ln sống hết mình cho hiện tại. Một dân tộc trải qua những tấn bi kịch đầy khổ
đau nhưng lại có sức sống mãnh liệt, họ sống như thể chưa từng có ngày hơm qua, đau
thương và chết chóc chẳng làm họ quên đi hy vọng, niềm tin vào cuộc sống. Có một
bản nhạc rất nổi tiếng được viết riêng cho họ. Đó chính là bản Zigeunerweisen (Vũ
khúc Digan)
Người Di-gan hoặc người Rom, là một dân tộc thuộc nhóm sắc tộc ẤnArya (Indo-Aryan), sống thành nhiều cộng đồng ở tại các quốc gia trên khắp thế giới.
Người Di-gan có dân số khoảng 15 đến 20 triệu người. Tên dân tộc còn gọi
là Rrom hay Rroma, và theo tiếng Anh là Romani. Người Di-gan nói tiếng Digan, cịn
gọi là tiếng Romani, một ngơn ngữ thuộc ngữ chi Ấn-Arya trong ngữ hệ ẤnÂu.[6] Tiếng Digan có nhiều biến thể khác nhau do các cộng đồng Digan tản mác khắp
thế giới Âu - Mỹ.
Trong văn học hiện đại và dân gian, người Di-gan vẫn được cho là các cộng
đồng du cư tại các thàmh phố thị trấn. Tuy nhiên, ngày nay đa số họ đang sống định
cư. Các cộng đồng người Di-gan sinh sống nhiều không những tại các vùng đất lịch sử
của họ tại Nam Âu và Đông Âu, mà cịn tại châu Mỹ và Trung Đơng.
Các bằng chứng di truyền học và ngôn ngữ học xác định người Di-gan có
nguồn gốc ban đầu từ một nhóm người nói tiếng Hin-di ở Rajasthan, Haryana,
và Punjab phía bắc Ấn Độ. Nhiều từ ngữ và quy tắc ngữ pháp trong ngơn ngữ của
người Di-gan có những đặc điểm gần như giống y hệt tiếng Hin-di. Các dữ liệu gene
được phân tích từ 13 cộng đồng người Di-gan ở khắp châu Âu cho thấy những người
Di-gan rời miền bắc Ấn Độ khoảng 1.500 năm trước. Những người Di-gan hiện sống ở
châu Âu đã di cư qua vùng Balkans bắt đầu từ khoảng 900 năm trước
Một bản nhạc được đánh giá là kiệt tác âm nhạc thế giới, là chuẩn mực của
những bản violin huyền thoại, là một tuyệt phẩm đỉnh cao mà bất kì một nghệ sĩ violin
nào cũng đều khát khao chinh phục và thể hiện thành công.
24
Một kiệt tác khắc họa câu chuyện của dân tộc Digan do nhà soạn nhạc tài ba
Sarasate người Tây Ban Nha (1844-1908) là một bản nhạc nổi tiếng về người Digan
được viết cho đàn violin và dàn nhạc. Tác phẩm đã khắc họa một cách đặc sắc cuộc
đời, tính cách và nội tâm của người Digan.
(Ảnh minh họa: YouTube)
Câu chuyện xúc động được dệt lên từ âm thanh làm nên tuyệt phẩm thế giới
Giai điệu đầu tiên của bản nhạc là âm thanh dữ dội, giống như một sự thảng
thốt, hoang mang và bất ngờ. Diễn biến tâm trạng được miêu tả qua âm thanh, người
nghe dễ dàng cảm nhận được sự đau khổ, nỗi buồn thê thảm bởi bi kịch đột ngột đổ ập
xuống một dân tộc đang rất yên bình. Những âm thanh đầu tiên ấy dội xuống giống
như bắt đầu một tấn bi kịch, một tai họa đang giáng xuống những người du mục. Ta
như thấy được bước chân khiêu vũ trong nền nhạc say mê, tiếng hát và vỗ tay cùng
tiếng cười rộn rã bỗng nhiên tắt lịm; họ đứng đó chứng kiến thảm cảnh, đau khổ tột
cùng nhưng lại không thể nào chống lại, không thể thoát khỏi sự tra tấn, đàn áp; ánh
mắt đầy bất lực của người dân Digan được gói gọn trong tiếng violin.
Những giai điệu tiếp theo chính là tâm trạng của những người Digan, diễn tả
nỗi đau thương và giằng xé, một nỗi đau không bút nào tả xiết, như cào cấu tâm can,
khơng để họ có bất cứ một sự bấu víu nào, khiến xung quanh bao phủ một màn đêm
dày đặc.
Những giai điệu mang theo sự biến tấu của âm thanh đi cùng cảm xúc. Cuộc
chạy trốn khỏi sự khốc liệt của những bóng ma tàn ác. Chúng ập tới lấy đi những nụ
cười, lấy đi niềm hạnh phúc và cả những giai điệu yêu đời của một dân tộc đang say
sưa nhảy múa dưới ánh trăng hiền hòa.
Ngỡ tưởng rằng bị đàn áp, bị giết hại, bị đánh đuổi là ngọn lửa thù hận trong
tâm hồn của người dân Digan sẽ bùng cháy. Ấy thế mà người ta lại thấy những nụ cười
và những lời ca của họ trên lưng của những chú ngựa trong suốt chặng đường trốn
chạy. Khi họ phải rời bỏ làng mạc quê hương, phải chịu cảnh màn trời chiếu đất,
nhưng người dân Digan vẫn yêu đời, vẫn nhảy múa bên những ngọn lửa bập bùng. Họ
25