Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Lý thuyết truyền thông, công chúng của mạng xã hội zing me – mạng xã hội việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (392.25 KB, 23 trang )

Mục Lục
1, Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................................................1
2, Tình hình nghiên cứu đề tài.................................................................................................................3
3, Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.....................................................................4
4, Cơ sở lý luận của phương pháp nghiên cứu........................................................................................5
5, Ý nghĩa nghiên cứu của tiểu luận.........................................................................................................5
6, Kết cấu của tiểu ln............................................................................................................................6
PHÂN NƠI DUNG..........................................................................................................................................7
1, Cơng chúng là gì?..................................................................................................................................7
2, Tông quan về mạng xa hôi Zing Me...................................................................................................10
3, Số liêu thống kê về công chúng của mạng xa h ôi Zing Me: ..............................................................13
4, Đánh giá về mạng xa hôi Zing Me......................................................................................................16
5, Tư viêc sư dụng mạng xa hôi nhân xet về ứng xư truyền thông của công chúng ...........................18
PHÂN BA: KÊT LUÂN...................................................................................................................................20
1, Tại sao mạng xa hôi thu hút được sư quan tâm của công chúng? ...................................................20
2, Mạng xa hôi là “con dao hai lươi”.....................................................................................................21
a.Khả năng ứng dụng.........................................................................................................................21
b. Nguy cơ...........................................................................................................................................22
3, Kết Luân..............................................................................................................................................22
TAI LIÊU THAM KHAO:................................................................................................................................23

PHẦN MỞ ĐẦU
1, Tính cấp thiết của đề tài
Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sư
phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi cá thể trong xã

23


hội. Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khác nhau, tùy
theo từng góc nhìn đối với truyền thông. Tuy nhiên có thể tóm lại một định nghĩa


chung nhất về truyền thông như sau:
- Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm,
… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường
hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái đô
phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/ nhóm/ công đồng/ xã hôi.
- Truyền thông đại chúng là một hiện tượng xã hội ngày càng chi phối sâu
sắc và toàn diện đến mọi lĩnh vưc của đời sống xã hội, trên bình diện vĩ mô cũng
như trong việc hình thành nhân cách của mỗi con người. Trong xã hội hiện đại,
các thế lưc chính trị, các nhà kinh doanh, các nhà hoạt động văn hóa – xã hội,…
đều quan tâm, khai thác và sử dụng truyền thông đại chúng như là một công cụ
không thể thiếu. Mặt khác, công chúng xã hội cũng dưa vào truyền thông đại
chúng để bày tỏ ý kiến, để tham gia ý kiến về các vấn đề xã hội và thưc hiện
quyền được thông tin, quyền tư do ngôn luận của mình.
Do tác động và chi phối đến số đông nên truyền thông đại chúng được
hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau, tùy theo sư cảm nhận và góc độ tiếp cận.
Nhìn từ bình diện giao tiếp, người ta cho rằng truyền thông đại chúng là
kênh giao tiếp đại chúng với đặc trưng bản chất là nhiều người tham gia về
những chủ đề mà họ quan tâm, với tần suất ngày càng gia tăng.
Dưới góc nhìn và tiếp cận từ các phương tiện kỹ thuật, người ta cho rằng
truyền thông đại chúng là tổ hợp các kênh truyền thông chuyển tải thông điệp tới
đông đảo nhân dân.

23


Cũng chính vì truyền thông mang trong mình những vai trị vơ cùng to lớn
như vậy nên việc nâng cao chất lượng truyền thông luôn là vấn đề được cả xã hội
quan tâm. Trách nhiệm ấy ngày một đè nặng lên vai những người làm công tác
truyền thông, nhất là trong thời buổi khoa học công nghệ hiện đại đang phát triển
rưc rỡ như hiện nay.

Để làm tốt nhiệm vụ truyền thông, công việc đầu tiên và cũng là cuối cùng
của người truyền thông chính là nghiên cứu công chúng. Công chúng vừa là mục
tiêu vừa là yếu tố quyết định trong quy trình truyền thông. Vì thế nghiên cứu
công chúng không ngoài mục đích nào khác là nâng cao hiệu quả truyền thông.
Chúng ta đang sống trong một thế giới mà vấn đề truyền thông đã lên đến một
mức độ nhanh chóng lạ lùng. Những phát minh tân kỳ của kỹ thuật đã làm cho
báo chí, phim ảnh, truyền thanh, truyền hình... có một ảnh hưởng lớn trong đời
sống con người. Bởi đó, vấn đề nghiên cứu công chúng của truyền thông nói
chung rất khó khăn. Trong phạm vi nghiên cứu của tiểu luận, tôi đã lưa chọn
khảo sát công chúng của mạng xã hội Zing Me – mạng xã hội Việt có lượng công
chúng đông nhất. Việc khảo sát này ít nhiều sẽ đem đến cái nhìn rõ hơn về công
chúng của một mạng xã hội. Và từ những khảo sát, đánh giá chúng ta có thể phần
nào hiểu rõ hơn nhưng lợi ích cũng như những bất cập của một mạng xã hội –
trào lưu đang rất thịnh hành hiện nay.
2, Tình hình nghiên cứu đề tài
Nhìn chung, trên cả hai hướng nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thưc
nghiệm, giới nghiên cứu truyền thông trên thế giới và Việt Nam đã tiếp cận dưới
nhiều góc độ, nhiều quan điểm và phương pháp nghiên cứu, đều đề cao vai trị
tác đợng tích cưc trở lại của cơng chúng đối với truyền thông; đề cao việc nghiên
cứu công chúng - đối tượng tác động của truyền thông; coi đây là một bộ phận,

23


một khâu không thể thiếu trong khi nghiên cứu truyền thông đại chúng như một
quá trình; là hoạt động có ý nghĩa sớng cịn đới với các cơ quan trùn thông trên
phương diện hoạch định chiến lược phát triển cũng như phương diện tác nghiệp
hằng ngày.
Ở Việt Nam, rất ít những công trình nghiên cứu tác động của các mạng xã
hội. Các công trình thường chỉ nghiên cứu riêng rẽ tác động của từng loại hình

báo chí (báo in, truyền hình, phát thanh...). Mặt khác, ý nghĩa của việc nghiên
cứu công chúng và thưc tế việc sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam hiện nay, là
những gợi mở ban đầu đối với chúng tôi khi chọn nghiên cứu vấn đề này.
3, Mục đích, đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Hiện nay, mạng xã hội (social networks) đã và đang trở nên phổ biến. Các
hoạt động thường nhật của mọi người (đặc biệt là giới trẻ) ngày càng bị ảnh
hưởng, chi phối bởi mạng xã hội. Các nghiên cứu về công chúng của mạng xã
hội đã không ngừng phát triển nhằm khai thác những thế mạnh của mạng xã hội
nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng.
- Đối tượng nghiên cứu: Mạng xã Hội Zing Me (Http:// me.zing.vn).
+ Zing Me là sản phẩm lớn tiếp theo của Zing ra đời vào tháng 9/2009. Zing
Me là nơi nơi để người dùng kết nối và giải trí, đồng thời cung cấp nền tảng tích
hợp chung cho các dịch vụ của VNG và nhiều công ty khách ở Việt Nam. Đến
tháng 11/2010, Zing Me đã vượt lên các đối thủ trong, ngoài nước trở thành
mạng xã hội Việt có lượng người sử dụng nhiều nhất.
Zing Me là mạng xã hội lớn nhất tại Việt Nam, việc nghiên cứu công
chúng của mạng xã hội này sẽ giúp chúng ta có được sư nhìn nhận và đánh giá

23


một cách khoa học từ nhiều góc độ về những ảnh hưởng và tác động của mạng
xã hội đối với giới trẻ ở Việt Nam hiện nay.
4, Cơ sở lý luận của phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình khảo sát, phân tích và đánh giá. Người viết đã trưc tiếp đi
sâu, khai thác vấn đề thông qua một số phương pháp khoa học sau.
- Đưa ra khái niệm công chúng, vì sao phải nghiên cứu công chúng.
- Giới thiệu sơ qua về mạng xã hội Zing Me.
- Phân tích, đánh giá, khảo sát công chúng của mạng xã hội Zing Me.
Tiểu luận có sử dụng các phương pháp khảo sát thưc tế và nghiên cứu tài liệu

liên quan để đi tới kết luận.
5, Ý nghĩa nghiên cứu của tiểu luận
a. Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần chứng minh và làm phong phú thêm
những lí thuyết, khái niệm về công chúng của truyền thông, cụ thể hơn là công
chúng của một mạng xã hội.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Đây có thể coi là tiền đề Giúp sinh viên theo đuổi lĩnh vưc truyền thông có
thêm kiến thức liên quan đến lĩnh vưc cơng chúng.
Hiểu được vai trị to lớn của truyền thông đại chúng đối với sư phát triển
của xã hội.

23


6, Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm 3 phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung:
+ Công chúng là gì?
+ Tổng quan về mạng xã hội Zing Me
+ Số liệu thống kê về công chúng của mạng xã hội Zing Me
+ Đánh giá về mạng xã hội Zing Me
+ Từ việc sử dụng mạng xã hội nhận xét về ứng xử truyền thông của
công chúng
- Phần Kết luận

23



PHẦN NỢI DUNG
1, Cơng chúng là gì?
Cơng chúng là mợt tập hợp xã hội rộng lớn, được cấu thành bởi nhiều giới,
nhiều tầng lớp xã hội khác nhau và đang sống trong những mối quan hệ xã hội
nhất định. Khi nghiên cứu công chúng của một phương tiện truyền thông nào đó
thì phải tìm hiểu họ gắn liền với bối cảnh điều kiện sống và các mối quan hệ xã
hội của họ.
Khái niệm công chúng là mối quan tâm hàng đầu của những nhà nghiên
cứu dư luận xã hội. Để khuôn định khái niệm công chúng, người ta thường lấy
khái niệm đám đông để làm cơ sở. Theo R. E. Park thì đám đông và công chúng
có một sư giống nhau cơ bản: cả hai đều là cách thức để thích nghi và thay đổi xã
hội - các dạng xã hội tạm thời để từ đó hình thành nên những tổ chức mới. Cả
đám đông và công chúng không phải là các nhóm chặt chẽ nhưng có thể là một
trong những giai đoạn mở đầu cho quá trình hình thành nhóm.
Robert Park cho rằng đám đông được xác định bởi những cảm nhận mang
tính tình cảm, trong khi đó công chúng được xác định bởi sư bàn luận về tính
hợp lý và sư đối lập. Đám đông hình thành để đáp lại những tính cảm được chia
sẻ; dư luận được tổ chức để đáp lại một vấn đề. Tham gia vào mợt đám đơng chỉ
địi hỏi "khả năng cảm nhận và đồng cảm", trong khi tham gia vào một nhóm
công chúng còn đòi hỏi "khả năng suy nghĩ và tranh luận với người khác". Hành
vi của công chúng có thể được định hướng một phần bởi hướng tình cảm được
chia sẻ, nhưng "khi công chúng không dừng ở việc bình luận thì nó lại tan rã
hoặc bị thay đổi hoàn toàn trong đám đông".
Blumer cho rằng "thuật ngữ công chúng được sử dụng để chỉ một nhóm
người (a) đối mặt với một sư kiện, (b) chia rẽ trong quan điểm của họ về việc

23


làm thế nào để các quan điểm của họ gặp nhau, và (c) liên quan đến việc bàn

luận về vấn đề ấy". Sư không nhất trí và sư bàn luận xung quanh một vấn đề cụ
thể đem lại sư tồn tại cho công chúng. Một vấn đề gây áp lưc lên mọi người địi
hỏi có những hành đợng tập thể để phản ứng lại, nhưng họ chuẩn mưc, hay
những luật lệ rõ rằng để xác định loại hành động nào nên được thưc hiện. "Công
chúng là một dạng nhóm không định hình về kích thức và tư cách thành viên đối
với một vấn đề; thay vì sẵn có hành động quy định, công chúng liên quan đến
một nỗ lưc tiến tới một hành động, và do đó bị áp đặt sáng tạo ra hành động của
công chúng".
Như thế, để hiểu một cách đơn giản và có thể ứng dụng để thao tác được
trong nghiên cứu xã hội học, chúng ta có thể xem công chúng là một loại đám
đông - một nhóm người phân tán, có một mối quan tâm chung, liên quan hoặc
tập trung về một dư luận (hay một ý kiến). Công chúng là khối người phân tầng
(cũng như xã hội), sư phân tầng này dưa trên những khác biệt về kinh tế, khả
năng hiểu biết, tôn giáo, tuổi tác,...
Trong xã hội hiện đại, các công chúng hình thành xung quanh rất nhiều
vấn đề khác nhau: các chính sách về đất đai, về giá, về thưc phẩm bị ô nhiễm, về
những bộ phim, hôn nhân đồng tính, tham nhũng.... Cho dù, các thành viên của
một công chúng đôi khi được tổ chức - ví dụ, Hội những người hâm mộ câu lạc
bộ bóng đá Real Madrid, Thể Công hay một câu lạc bộ nào đó - thì trong nhiều
trường hợp, công chúng không được tổ chức. Do vậy, rất khó xác định qui mô
thành viên của một nhóm công chúng.
Bất chấp thành phần mơ hồ và cấu trúc lỏng lẻo của nó , một công chúng
là có sức mạnh và quan trọng. Công chúng tạo nên những thông tin và liên kết
những thông tin về đối tượng mà họ quan tâm. Sở dĩ câu lạc bộ Real Madrid
được quan tâm ngày càng nhiều, và sư phát triển của câu lạc bộ ngày càng lớn kể
23


cả về tài chính là do những nhóm công chúng ngày càng phát triển của họ.
Những kênh truyền hình cũng nhờ uy tín của câu lạc bộ này mà có thêm được

nhiều thu nhập,...
Bàn đến công chúng của dư luận xã hội, chúng ta có mấy điểm đáng quan
tâm sau:
+ Công chúng bao gồm những người thuôc mọi thành phần xã hôi, bất kể
địa vị, nghề nghiệp, trình đô học vấn hay tầng lớp xã hôi nào
+ Là những cá nhân nặc danh
+ Các thành viên của công chúng thường cô lập nhau xét về mặt không
gian, không ai biết ai, mà cũng không có những sự tương tác hay những mối
quan hệ gì gắn bó với nhau
+ Hầu như không có hình thức tổ chức gì, hoặc nếu có thì cũng rất lỏng
lẻo, và do đó nó khó mà có thể tiến hành môt hoạt đông xã hôi chung nào được
Công chúng của các phương tiện truyền thông đại chúng không bao giờ là
môt khối người thuần nhất, đồng dạng với nhau. Đây là môt thực thể rất phức
tạp, bao gồm nhiều nhóm, nhiều giới, nhiều tầng lớp và giai cấp xã hôi khác
nhau, với những đặc trưng đa dạng và những quyền lợi dị biệt và nhiều khi mâu
thuẫn nhau.
+ Công chúng của dư luận xã hôi là những nhóm người có sự quan tâm
đến những vấn đề nhất định. Các nhóm này rất đa dạng và là đối tượng đáng
quan tâm khi nghiên cứu xã hôi học về dư ḷn xã hơi theo những khía cạnh sau:
những nhóm công chúng nào quan tâm đến vấn đề gì? nguyên nhân xã hôi của
các mối quan tâm đó?

23


+ Họ chia sẻ quan điểm về các vấn đề mà họ cùng quan tâm trên nhiều cơ
sở trong đó yếu tố lợi ích được xem là cơ sở quan trọng nhất.
+ Thái đô của công chúng đối với môt vấn đề không thuần nhất. Các
quan điểm của họ có sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau. Dư luận xã hôi được
hình thành trên cơ sở của sự trao đổi, tranh luận giữa các luồng tư tưởng trong

công chúng về các vấn đề xã hôi cụ thể.
2, Tổng quan về mạng xã hội Zing Me
Zing Me là một sản phẩm của tập đoàn VNG được ra mắt vào tháng 08
năm 2009. Với hơn 8,2 triệu người dùng, hiện nay Zing Me là một trong những
mạng xã hội phổ biến và được giới trẻ yêu thích nhất tại Việt Nam.
Kể từ khi ra mắt, Zing Me nhanh chóng trở thành ngôi nhà chung của
đông đảo giới trẻ, đặc biệt là thế hệ 9x – thế hệ của kỉ nguyên bùng nổ
Internet. Zing Me chú trọng tới các tính năng đặc trưng của một mạng xã hội
như kết bạn, chat trưc tuyến, viết blog, lập câu lạc bộ. Bên cạnh đó, các thành
viên còn có thể tham gia diễn đàn, nghe nhạc, xem phim, chia sẻ ảnh và tham
gia các trò chơi trưc tuyến. Ngoài việc xây dưng thế giới ảo,Zing Me cịn
thường xun tở chức các sư kiện đới với người sử dụng của mình nói riêng hay
cộng đồng nói chung và nhận được nhiều phản hồi tích cưc.

23


Giao diện của mạng xã hội Zing Me
Zing Me cũng là mạng xã hội đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng công nghệ
web thời gian thưc, cho phép các hãng thứ ba phát triển ứng dụng cho nền tảng
của mình, làm phong phú thêm nội dung cho hệ thống. Phiên bản di
động của Zing Me cũng đã xuất hiện trên siêu thị ứng dụng trưc tuyến App Store
của Apple để phục vụ thành viên mọi nơi mọi lúc. Nắm bắt thị hiếu của giới trẻ,
sáng tạo trong cách thức quản lí, Zing Me đã nhanh chóng vượt qua Facebook
về số lượng thành viên chỉ sau một thời gian ngắn ra mắt. Hiện tại, đứa con của
VinaGame đã cán mốc gần 8.2 triệu người với hàng trăm triệu lượt truy cập mỗi
ngày.

23



Hiện nay, trung bình mỗi ngày Zing Me có khoảng 3.4 triệu bình luận, 1
triệu hình ảnh được chia sẻ, gần 15.000 blog. Nội dung mà người dùng Zing Me
tạo ra trong mợt ngày thậm chí cịn lớn hơn nợi dung mà các diễn đàn lớn của
Việt Nam có được trong nhiều năm hoạt động của mình.
Zing Me được xây dưng cho cộng đồng người Việt, là nơi để cộng đồng
bạn trẻ Việt Nam có thể chia sẻ cảm xúc trưc tuyến, kết nối bạn bè với nhiều
tính năng được tích hợp trong sản phẩm: viết blog, chia sẻ hình ảnh và âm nhạc,
chat trưc tuyến, game cùng nhiều chức năng khác...
Trong thời gian qua, cộng đồng Zing Me đã có nhiều hoạt động tác động
lớn và tích cưc đối với giới trẻ như: chiến dịch hưởng ứng Giờ Trái đất, tổ chức
cuộc thi “Viết lời yêu thương” gây quỹ từ thiện giúp đỡ trẻ em bị nhiễm HIV, tổ

23


chức Tiết học Xanh cho học sinh phổ thông trung học, giao lưu, tặng quà cho
các trẻ em khuyết tật, mồ cơi, tở chức c̣c thi Lưu bút học trị, giao lưu kỹ năng
sống cho sinh viên, tổ chức Lễ hội Khi tôi 18, Tiếp sức mùa thi, Khoảnh khắc
tình ngụn, Triệu kết nới đến Trường Sa… Zing Me cịn tổ chức các cuộc thi
dành cho giới trẻ như Ngôi sao ngày mai, Gương mặt sinh viên, Duyên dáng
sinh viên, SV 2012…
Tất cả những hoạt động đều được đông đảo bạn trẻ nhiệt tình tham gia đã
mang lại nhiều đóng góp tích cưc cho xã hội.
3, Số liệu thống kê về công chúng của mạng xã hội Zing Me:

23


Thống kê từ Google Analytics

Theo số liệu thống kê thì số lượng công chúng của MXH Zing Me không
ngừng tăng lên và độ tuổi của công chúng của MXH Zing chủ yếu là độ tuổi từ
13-24 tuổi (đây chủ yếu là những công chúng trẻ, là học sinh, sinh viên)

23


Thống kê của Zing
Theo số liệu thống kê mới nhất, tháng 6/2012 mạng xã hội Zing me đã đạt
8.2 lượt truy cập mỗi tháng, cao thứ hai ở Việt Nam chỉ sau mạng xã hội
Facebook với 8,5 triệu lượt truy cập.

23


4, Đánh giá về mạng xã hội Zing Me
Đầu năm 2012, Vinalink Media đã công bố báo cáo xếp hạng Top 100
Mạng xã hội và các trang web cộng đồng lớn nhất Việt Nam. Theo đó, nếu chỉ
xét riêng các mạng xã hội nội và ngoại tại Việt Nam, Facebook đang giữ vị trí
dẫn đầu (xếp thứ 2 ở Top bảng xếp hạng chung, sau Youtube). Sau đó là đến Zing
Me, Google Plus, Go.vn với vị trí lần lượt là 3, 4 và 13 trong top 100.
Giống với 2 vị trí dẫn đầu của Vinalink, bản báo cáo của hãng nghiên cứu
thị trường Cimigo công bố tháng 4/2011 chỉ ra rằng năm 2010, 70% số người sử
dụng mạng xã hội ở Việt Nam là thành viên của Facebook, tăng mạnh so với năm
2009 chỉ có khoảng 47%. Mạng xã hội Zing Me đã tăng gấp 3 lần trong vòng 1
năm và leo lên đứng thứ 2, chiếm gần 20% số lượng người sử dụng mạng xã hội.
Bản báo cáo người dùng Internet (NetCitizens) Việt Nam 2011 được Hãng
nghiên cứu thị trường Cimigo thưc hiện trong khoảng thời gian từ tháng 1112/2010 với hơn 6.200 cuộc phỏng vấn qua điện thoại ở 12 thành phố tại Việt
Nam.
Tuy nhiên ngược lại với 2 bản báo cáo trên, theo báo cáo ComScore

công bố số liệu mới nhất về thị trường trưc tuyến Việt Nam vào tháng 8/2011,
Zing Me hiện dẫn đầu về số lượng thành viên tại Việt Nam với hơn 3 triệu
thành viên, theo sau là Facebook với khoảng 1,4 triệu thành viên, tiếp đến là
một số mạng xã hội nhỏ khác như Tamtay, Banbe,...

23


Mặc dù lượng truy cập của Zing Me cao hơn hẳn so với Facebook (17
triệu lượt ghé thăm so của Zing Me với 11 triệu lượt của Facebook- số liệu
Google Ad Planner) nhưng mạng xã hội Facebook lại hơn hẳn Zing Me ở điểm
mức độ tương tác của các thành viên Zing Me chỉ bằng 2/3 và mức độ ảnh hưởng
thì thua xa so với Facebook, chỉ bằng khoảng 1/2.
Sở dĩ có sư chênh lệch giữa mức độ tương tác, ảnh hưởng giữa Facebook
và Zing Me là do độ tuổi các thành viên tham gia 2 mạng xã hội này. Cụ thể,
trong khi các thành viên của Facebook có độ tuổi chủ yếu từ 16 - 29 tuổi thì độ
tuổi những thành viên của Zing Me là 14 - 21 tuổi. Do đó, mức độ ảnh hưởng
của những vấn đề bàn tán trên Facebook có sức lan rộng hơn Zing Me.
Ngoài ra, cịn có mợt ngun nhân khác là 70 - 80% người dùng của Zing
Me vào để chơi game và đồng thời sử dụng các tính năng mạng xã hội khác,
trong khi với Facebook, tỷ lệ người chơi game rất thấp, chỉ 30-40% (còn lại là
những người sử dụng duy nhất tính năng mạng xã hội của Facebook). Chưa kể

23


đến, độ tuổi thành viên của Facebook thường là 8X trở lên nên online nhiều hơn
so với thành viên Zing Me dẫn đến thời gian tương tác lớn hơn hẳn.
Mặc dù vậy, Điểm nổi bật nhất là Zing Me đưa Blog ra thành một mục
riêng, tương tư Note của Facebook nhưng hỗ trợ viết thuận tiện hơn nhiều: thanh

công cụ chỉnh cỡ chữ, kiểu chữ, tải ảnh ngay từ máy hoặc URL được đặt ngay
trên đầu trang, chứ không mang phức tạp “soạn HTML” như Facebook. Tại đây,
người dùng cũng có thể nghe nhạc trưc tiếp, đăng ảnh, gửi thiệp...
Việc lôi kéo vô số “sao” như Kasim Hoàng Vũ, Khổng Tú Quỳnh, Đàm
Vĩnh Hưng… lập tài khoản Zing Me cũng là một chiêu thu hút những người hâm
mộ đến với mạng này, bởi không ở đâu, những cuộc nói chuyện trưc tiếp với
người nổi tiếng lại thân tình và dễ dàng đến thế.
Trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu của cợng đồng, Zing Me cịn mở
các chức năng Blog, Photo để mọi người đều xem được (hiện nay giống như
Facebook, các mục này của Zing Me chỉ hiển thị khi người xem đã add bạn bè).
Ngoài ra, Zing Me là một phần của Zing - tích hợp các dịch vụ thư điện tử, chia
sẻ nhạc, video… khá tiện ích.
5, Từ việc sử dụng mạng xã hội nhận xét về ứng xử truyền thông của công
chúng
Công chúng thông thường có rất nhiều cách thức khác nhau trong việc tiếp
xúc và sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng. Từ việc mua báo ở đâu
và như thế nào, đọc báo nào, đọc mục gì, đọc như thế nào, để làm gì…cho đến
việc tiếp cận với truyền thông đa phương tiện như thế nào (đặc biệt là trong thời
đại Internet bùng nổ như hiện nay), sử dụng các phương tiện truyền thông đại
chúng vào mục đích gì?...

23


Giải thích về vấn đề ứng xử truyền thông của công chúng ta có thể đưa
ra nhưng đánh giá như sau:
+ Giai đoạn mê mẩn: khi phương tiện truyền thông vừa chào đời, công
chúng thường tỏ ra rất hào hứng, phấn khích.
+ Giai đoạn bão hịa: cơng chúng bắt đầu chán vì đã theo dõi quá nhiều
+ Giai đoạn trưởng thành: việc theo dõi phương tiện truyền thông này đã

đi vào tập quán trong nếp sống hàng ngày cảu họ. Lúc này họ bình tĩnh trở lại và
sử dụng phương tiện này một cách hợp lý hơn, công chúng biết phê bình nội
dung chương trình này hay đề mục khác, biết chọn lọc nhửng cái cần xem, và
khôi phục lại những tập quán cũ đã có từ trược trong việc sử dụng ngân sách thời
gian.
Việc gia tăng thu nhập đồng nghĩa với việc điều kiện tiếp cận với các
phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng dễ dàng hơn. Theo một cuộc điều
toàn cảnh Internet Việt Nam năm 2010 được Yahoo và công ty khảo sát thông tin
Kantar Media công bố vào ngày 20/05/2010 thì đọc tin tức thời sư qua mạng
đang là hoạt động phổ biến nhất tại Việt Nam, có 97% người lưa chọn khi online.
Cũng theo đó, số liệu do Bộ Thông tin và truyền thông công bố hồi cuối năm
ngoái thì Việt Nam hiện có 23,2 triệu người sử dụng Internet và là nước có tỷ lệ
tăng trưởng Internet nhanh nhất khu vưc.

23


PHẦN BA: KẾT LUẬN
Từ việc khảo sát mạng xã hội Zing Me chúng ta có thể rút ra những kết luận như
sau:
1, Tại sao mạng xã hội thu hút được sự quan tâm của công chúng?

Trong thời đại ngày nay, mỗi người chúng ta ít nhiều "tồn tại" ở 2 thế giới
khác nhau cùng một lúc: thế giới đời thưc, và thế giới số (digital world, online,
cyberspace). Trong cái thế giới số đó, ít nhất chúng ta có thể tương tác thơng qua
email. Hơn thế nữa, ta cịn tham gia vào các cộng đồng mạng xã hội, như
facebook, Zing Me, twitter,.... Các trang social networks này đã mang lại cho
người cơ hội cập nhật thông tin về bạn bè của mình thỏa mãn đươc nhu cầu
"keep in touch" giữa bạn bè.
Những người bạn đã lâu không gặp, hay ở xa xôi cách trở, rất khó để có

thể gọi điện, thăm hỏi, hay chí ít là biết được họ đang làm gì, khỏe không? Chỉ
cần bạn ấy thường xuyên post comment lên homepage của bạn thì ta cũng yên
tâm là họ vẫn khỏe.
Thứ hai, đó là nhu cầu chia sẻ thông tin, hay nói một cách "hài hước" là
tính khoe khoang của con người. Tôi có 1 cái áo mới, tôi muốn khoe với bạn bè.
Tiếp đến, là tính thích được tâng bốc. Sau khi khoe xong 1 bức hình lên, hầu hết
các cá nhân đều muốn nhận được "like" từ bạn bè, hoặc comment tốt cho bức
hình đó.
Đã là con người thì ai cũng có đủ các tính tham, sân, si, hỷ, nộ, ái, ố. Một
khi đã vướng một hoặc nhiều nỗi niềm trong 7 tính trên thì sẽ dẫn đến nhu cầu
muốn chia sẽ, tâm sư, để vơi đi tâm trạng, tìm lại sư cân bằng hoặc chí ít là giảm

23


nhẹ cường độ. Mà lúc đó trên mạng xã hội, (Zing Me chẳng hạn) sẽ có hàng trăm
bạn bè của mình online và sẵn sàng chia sẻ. Điều này càng làm cho mạng xã hội
trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.
Ngoài ra, do có một lượng lớn đọc giả là bạn bè, nên trong kinh doanh, các
doanh nghiệp muốn thông qua kênh này để tìm kiếm thêm khách hàng. Hơn nữa,
sư giới thiệu của bạn bè bao giờ cũng tin cậy hơn so với những mẫu quảng cáo
"ép đọc" đập vào mắt độc giả thông qua các show quảng cáo trên TV hay popup.
2, Mạng xã hội là “con dao hai lưỡi”
a. Khả năng ứng dụng
- Trong giáo dục: Thử duyệt qua website của các trường đại học trên thế
giới, ít nhiều họ đều có 1 kênh thông tin qua mạng xã hội. Vì ở nơi đó, các
trường có thể tiếp cận sinh viên ở cấp độ thân thiện hơn rất nhiều so với những
giao tiếp "formal" trong trường.
- Trong kinh doanh: một trong những ưu điểm của mạng xã hội là thông
tin lan truyền rất nhanh, thông qua kênh bạn bè nên độ tin cậy cao hơn so với

những thông tin quảng cáo trên TV hay trên web. Điều này khiến các doanh
nghiệp xem mạng xã hội là một nơi lý tưởng để tìm kiếm khách hàng, quảng bá
sản phẩm.
- Tìm kiếm sư trợ giúp: Không ai biết hết mọi điều, do đó, khi bạn không
hiểu vấn đề gì, có thể post 1 câu hỏi ngay lên status của mình, thế là bạn sẽ nhận
được rất nhiều tư vấn từ bạn bè của mình. Mạng xã hội luôn là một kho thông tin
vô cùng lớn.

23


b. Nguy cơ
- Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng chứa đưng tiềm tàng
những nguy cơ. Đơn cử đó là nguy cơ về an ninh thông tin: Một khi bạn đã tham
gia vào mạng xã hội, các thông tin cá nhân của bạn có thể bị khai thác một cách
trái phép để nhằm mục đích không lành mạnh mà bản thân bạn không hề hay
biết.
- Thứ hai, đó là sư riêng tư - privacy: sư riêng tư có thể bị xâm phạm khi
thông tin của bạn bị chia sẽ trên mạng xã hội, cho dù bạn không hề muốn. Ví dụ:
bạn chụp hình chung với 1 nhóm bạn của mình, sau đó, một trong các bạn ấy lại
tag (gán nhãn) bạn vào và chia sẽ cho những người khác nữa cùng biết. Thế là
khơng cịn gì là riêng tư nữa.
- Với mạng xã hội Zing Me chẳng hạn, hệ thớng cịn cho phép bạn sử dụng
các hàm lập trình (API) để truy xuất những thông tin của bạn, bạn của bạn
(friend of a friend) để lấy thông tin.
3, Kết Luận
Tóm lại, tài nguyên quý giá nhất của mạng xã hội đó là thông tin của cá
nhân tham gia vào mạng, các mối liên hệ của họ cũng như các tri thức mà người
dùng đang nắm giữ. Những thông tin này là vô cùng lớn và sẽ rất hữu ích nếu
được khai thác một cách hiệu quả và cũng sẽ là rất nguy hiểm nếu được sử dụng

sai mục đích.
Với sư phát triển như vũ bão của CNTT, các vấn đề về mạng xã hội đã
đang và sẽ được nghiên cứu giúp mang lại nhiều khám phá thú vị, phục vụ tốt
hơn đời sống con người.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Truyền thông – lý thuyết và kỹ năng cơ bản – PGS.TS Nguyễn Văn Dững
- Báo Chí -Truyền thông hiện đại – PGS.TS Nguyễn Văn Dững
- Google Analytics ( />- Alexa ( />- Mạng xã hội Zing Me (Http:// me.zing.vn)

=> HẾT <=

23



×