Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.93 KB, 18 trang )

-------------------------------------------------------------------------------------Câu 1: Nêu cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Phân tích nội dung cơ sở
thực tiễn hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?

Contents


Câu 2: Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ cơ sở lý luận nào? Làm rõ
ảnh hưởng của giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam đến sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh?<trang 16>
Trả lời:
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành từ cơ sở lý luận
Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Tinh hoa văn hoá nhân loại
Chủ nghĩa Mác - Lênin

1, Cơ sở lý luận: Tư tưởng Hồ Chi Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam có cơ sở từ
lý luận từ chủ nghĩa Mác – Lênin về Đảng Cộng sản, đặc biệt là học thuyết về
Đảng kiểu mới của V.I. Lênin.
Trong q trình xây dựng học thuyết về cách mạng vơ sản, c. Mác và Ph. Ăngghen
chú ý tới việc thành lập các Đảng Cộng sản ở những nước tư bản chủ nghĩa để
lãnh đạo giai cấp vô sản và quần chúng lao động lật đổ chế độ tư bản chủ nghĩa
tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
Trong giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, vấn đề dân tộc và thuộc địa được đặt ra như
một vấn đề bức thiết, Lênin phát triển nhiều luận điểm của c. Mác về cách mạng
trong điều kiện các nước thuộc dịa. Luận điểm về Đảng kiểu mới của Lênin khơng
chỉ nhằm xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, giải phóng giai cấp vơ sản rồi giải
phóng quần chúng lao động, giải phóng con người mà cịn nhằm trước hết giải
phóng dân tộc rồi giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Lênin nhấn mạnh vai
trò của Đảng Cộng sản ở các nước thuộc địa trong việc giải quyết quyền lợi giai
cấp gắn liền với quyền lợi dân tộc: giải quyết vấn đề dân tộc và vấn đề dân chủ
trên lập trường cách mạng triệt để của giai cấp vô sản.


/Năm 1919. V.I. Lênin sáng lập ra Quốc tế III – Quốc tế Cộng sản bộ tham mưu
của giai cấp vô sản thê giới. Từ đây, cùng với lý luận của Lênin, Quốc tế Cộng sản
đóng vai trị quan trọng thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc theo con đường
cách mạng vơ sản.


Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin khơng chỉ tìm thấy ở đây con đường
cứu nước đúng đắn, mà còn nhận thức được sự cần thiết phải có một đảng cách
mạng chân chính lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc theo con đường cách
mạng vơ sản. Cuối tháng 12-1920, Người đã tán thành Quốc tế III và là người dân
thuộc địa duy nhất tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự phát triển
lơgích tất yếu của tư duy Nguyễn Ái Quốc từ khi ra đi tìm đường cứu nước và đến
với Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa Mác – Lênin
2, Ảnh hưởng của giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam đến sự hình thành tư
tưởng Hồ Chí Minh
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các
giá trị truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. Đó là:
Ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường,
bất khuất... tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước;
Là tinh thần tương thân, tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng dân tộc;
Thủy chung, khoan dung, độ lượng; là thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài,
tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú văn hóa dân tộc...
Chủ nghĩa truyền thống yêu nước là truyền thống tình cảm cao quý nhất, là chuẩn
mực đạo đức cơ bản của dân tộc thúc giục HCM ra đi tìm đường cứu nước.
HCM đúc kết chân lý về vai trò của chủ nghĩa yêu nước.

Câu 3: Kể tên các mốc thời gian và tên gọi của các thời kì hình thành và phát
triển tư tưởng Hồ Chí Minh? Phân tích thời kì hình thành tư tưởng u nước
và có chí hướng tìm con đường cứu nước mới?< trang 22>
Trả lời:

1, Các thời kỳ hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh
+ Thời kỳ trước 1911: Hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước
+ Thời kỳ 1911-1920: Tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc


+ Thời kỳ 1921-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng về cách mạng Việt Nam
+ Thời kỳ 1930-1945: Vượt qua thử thách, kiên trì giữ vững lập trường cách mạng
+ Thời kỳ 1945-1969: Tư tưởng HCM tiếp tục phát triển và hồn thiện
2, - Phân tích thời kì hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cứu nước:
+ Ảnh hưởng của người cha (cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, nhà nho cấp tiến có
lịng u nước, thương dân, đặc biệt là tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn
cho các cải cách chính trị xã hội); người mẹ - bà Hồng Thị Loan (đức tính nhân
hậu đảm đang, sống chan hòa); mối quan hệ tác động của chị gái Nguyễn Thị
Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm (lòng yêu nước, thương nòi).
+ Quê hương Nghệ Tĩnh: vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lao động, đấu tranh
chống giặc ngoại xâm.
+ Người tận mắt chứng kiến cuộc sống nghèo khổ, bị bóc lột của đồng bào, nhìn
thấy tội ác của thực dân Pháp, thái độ ươn hèn của phong kiến Nam triều.
+ Hồ Chí Minh có sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, sớm nhận ra hạn chế của các
con đường cứu nước của các bậc tiền bối, tự định ra cho mình hướng đi mới, phải
đi ra nước ngồi, xem nước Pháp và các nước khác, sau đó trở về giúp đồng bào.
Câu 4: : Phân tích nội dung của vấn đề độc lập dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh?<trang 35-38>< giống câu 5 bên kia>
Trả lời:
Dân tộc là vấn đề rộng lớn. Mác-Ănghen không đi sâu giải quyết vấn đề dân tộc vì
thời đó ở Tây Âu vấn đề dân tộc đã được giải quyết trong cách mạng tư sản. Trong
giai đoạn quốc tế chủ nghĩa, cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận
của cuộc cách mạng vô sản thế giới. Mác, Ănghen và Lênin đã nêu những quan
điểm biện chứng giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và
phương pháp luận cho việc xác định chiến lược, sạh lược của các Đảng Cộng sản

về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Nhưng trong điều kiện từ đầu thế kỷ XX trở đi, cần


vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận Mác-Lênin cho phù hợp với thực tiễn,
chính Hồ Chí Minh là người đáp ứng yêu cầu đó.
1. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
1.1 Tất cả các dân tộc trên TG đều bình đẳng
- TT này của HCM thể hiện rõ trong hành động và trg rất nhiều bài nói, bài viết của
mình, song rõ nhất và tập trung nhất là ở “Tuyên ngôn độc lâp” khai sinh ra nước
VNDCCH năm 1945.
.- Thiên tài HCM là người đã sử dụng Tun ngơn TS để đấu tranh cho lợi ích của
dân tộc mình, biến quyền tự do, bình đẳng, hạnh phúc cá nhân theo kiểu TS thành
quyền bình đẳng của cả dân tộc VN, của các dân tộc trên TG, ko phân biệt màu da,
chủng tộc.
1.2 Độc lập dân tộc phải là độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn.
- Một dân tộc khơng những có quyền bình đẳng với các dân tộc khác trên thê giới
mà còn phải được hửong nền độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn. Chỉ khi nào được
hưởng độc lập thật sự thì dân tộc đó mới thật sự bình đẳng.
- Độc lập thật sự, độc lập hồn tồn theo Hồ Chí Minh phải đảm bảo những nguyên
tắc sau:
+ Dân tộc đó có đầy đủ chủ quyền quốc gia về chính trị, kinh tế, an ninh và toàn
vẹn lãnh thổ.
+ Mọi vấn đề chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt Nam giải quyết.
Mọi sự ủng hộ giúp đỡ Việt Nam đấu tranh giành độc lập tự do đều được nhân dân
Việt Nam hoan nghênh ghi nhớ song nhân dân Việt Nam không chấp nhận bất cứ
sự can thiệt thô bạo nào.
+ Giá trị và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc phải thể hiện ở quyền tự do hanh
phúc của nhân dân. Theo Người, quyền độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, là trên
hết. Dù có phải hy sinh đến đâu cũng phải giành và giữ cho được độc lập.
1.3 Độc lập dân tộc trong hịa bình chân chính



+ Hồ Chí Minh ln giơ cao ngọn cờ đấu tranh giành độc lập, bảo vệ chủ quyền
quốc gia.
+ Hồ Chí MInh là hiện thân của khát vọng hịa bình, tư tưởng này của Người được
thể hiện rất rõ mỗi khi nên độc lập dân tộc bị đe dọa.
Câu 5: Nêu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc?
Phân tích: “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con
đường cách mạng vô sản”?< giống câu 7 bên kia> < trang 38-45>
Trả lời:
A, Nội dung tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc
-

Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường +
Cách mạng vô sản Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Việt Nam
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ông cha ta đã chiến đấu rất anh dũng, sử
dụng nhiều con đường khác nhau nhưng đều bị thất bại, đất nước lâm vào
“tình hình đen tối tưởng như ko có đường ra”.

=> Điều chứng tỏ rằng, những con đường giải phóng dân tộc dưới ngọn cờ tư
tưởng phong kiến hoặc tư tưởng tư sản là không đáp ứng được yêu cầu khách
quan là giành độc lập, tự do của dân tộc do lịch sử đặt ra.
- Cách mạng giải phóng dân tộc trong điều kiện của Việt Nam muốn thắng lợi
phải do ĐCS lãnh đạo
+ Người khẳng định muốn làm cách mệnh: “ trước phải làm cho dân giác
ngộ…phải giảng lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu” “ Cách mệnh phải hiểu trong
triều thế giới, phải bày sách lược cho dân. Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung,
muốn tập trung phải có đảng cách mệnh.”
Đầu năm 1930, Người sáng lập ra Đảng Cộng ản Việt Nam một chính Đảng của
giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam được xây dựng theo nguyên tắc Đảng kiểu

mới của Lênin, lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam
cho hành động, có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, mật thiết liên lạc với


quần chúng. Như vậy ĐCSVN là đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao
động là của dân tộc Việt Nam.
ĐCSVN là Đảng của Bác Hồ, là Đảng của mình và đều gọi Đảng là “Đảng
ta”. Nười đã xây dựng được một Đảng CM tiên phong phù hợp với thực tiễn VN.
Đảng đã nắm ngọn cờ lãnh đạo duy nhất đối với CM VN và trở thành nhân tố hàng
đầu bảo đảm cho mọi thắng lợi của cách mạng.
-

Cách mạng giải phóng dân dộc phải dựa trên lực lượng đại đồn kết tồn
dân, lấy liên minh cơng-nơng làm nên tảng

+ CM là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức. Năm 1924 Hồ Chí Minh đã nghĩ đến
một cuộc khởi nghĩa vũ trang toàn dân. Để thắng lợi phải có tính chất cuộc khởi
nghĩa quần chúng chứ khơng phải một cuộc nổi loạn của một hai người. Vì vậy
phải đồn kết tồn dân. Sỹ cơng nơng thương đều nhất trí chống lại cường quyền
nhưng tromg sự tổng hợp rộng rãi đó Người ln nhắc nhở khơng được qn cốt
lõi của nó là cơng nơng. Phải nhớ cơng nơng là người chủ CM, là gốc CM
Về lực lượng giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh phân tích: cuộc kháng chiến của ta
là cuộc kháng chiến toàn dân, phải động viên tồn dân, vũ trang tồn dân. Dân tộc
cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghã lá sĩ, nông, công, thương đều nhất trí
chống lại cường quyền.

-Cách mạng giải phóng dân tộc cần chủ động sáng tạo, có khả năng giành thắng
lợi trước cách mạng vơ sản ở chính quốc
+ Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân, CM
thuộc địa có tầm quan trọng đặc biệt. Nhân dân các dân tộc thuộc địa có khả năng

CM to lớn. Theo Người, phải “ Làm cho các dân tộc thuộc địa, từ trước đến nay
vẫn cách biệt nhau, hiểu biết nhau hơn và đoàn kết lại để đặt cơ sở cho một liên
minh phương Đông tương lai, khối liên minh này sẽ là một trong những cái cánh
của CMVS”


-

Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng phương pháp bạo
lực cách mạng
+ Hình thức của bạo lực CM bao gồm cả đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ
trang nhưng phải “ tùy tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu
tranh CM thích hợp, sư dụng đúng và khéo kết hợp các hình thức đấu tranh
vũ trang và đấu tranh chính trị để giành được thắng lợi cho CM.”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực CM khác hẳn với tư tưởng hiếu chiến
của thế lực đế quốc xâm lược. Xuất phát hòa bình, từ tình yêu thương con
người, quý trọng sinh mạng con người, Người luôn tranh thủ khả năng
giành và giữ chính quyền ít đổ máu.

B, Phân tích: “Cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành thắng lợi phải đi
theo con đường cách mạng vô sản”:
+ Rút ra bài học từ sự thất bại của các con đường cứu nước trước đó.
+ Khi nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới, Hồ Chí Minh nhận thức: cách
mạng tư sản là “không đến nơi”.
+ Bản sơ thảo lần thứ nhất về vấn đề dân tọc và vấn đề thuộc địa của Lê nin
+ Cách mạng tháng Mười Nga vừa là cuộc cách mạng vơ sản, vừa là cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc.

Câu 6: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh: “Cách mạng giải phóng dân
tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi

trước cách mạng vơ sản ở chính quốc”?< trang 42-43>< giống câu 8>
Trả lời:
Tư tưởng HCM về cách mạng giải phóng dân tộc gồm các luận điểm sau:
- Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi cần phải đi theo con đường cách
mạng vơ sản
- Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do đảng cộng sản lãnh đạo


- Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc gồm tồn dân tộc - Cách mạng giải
phóng dân tộc cần chủ động sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước CMVS
chính quốc
- Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng bạo lực cách mạng
Trong đó, Quan điểm cách mạng giải phóng dân tộc phải chủ động … vơ sản ở
chính quốc : là một luận điểm mới của HCM.
Câu 7: Nêu những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng cộng sản Việt
Nam? Phân tích nguyên tắc: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng
tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”?< trang 66>< giống 1 nửa câu 10 >
Trả lời:
1, Những vấn đề nguyên tắc trong hoạt động của Đảng Cộng Sản Việt Nam
Có 5 nguyên tắc hoạt động ĐCS VN bao gồm:
+ Nguyên tắc tập trung dân chủ
+ Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
+ Nguyên tắc tự phê bình và phê bình
+ Nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác
+ Đoàn kết thống nhất trong Đảng
2, Phân tích nguyên tắc “ Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin làm nền tư tưởng và
kim chỉ nam cho hành động”
Ý thức hệ cộng sản theo mô thức stalinít được Đảng Cộng sản chọn lựa để giải
quyết “hệ vấn đề” nói trên, tuy mang trong bản thân những “căn tính” nguy hiểm,
nhưng do phải tập trung vào nhiệm vụ quan trọng nhất trong thời kỳ giành độc lập

là chống sự đô hộ của thực dân nên chưa có điều kiện để bộc lộ, trái lại, theo tác
giả, đã chứa đựng nhiều điều tích cực trong động lực lẫn phương pháp tranh đấu.
Tác giả đã dành nhiều đoạn trình bày luận cứ này: tiếp thêm sức mạnh cho chủ
nghĩa yêu nước nội tại một lý tưởng mới về cơng bằng xã hội, tìm chỗ dựa có thể
tin cậy ở bên ngoài để hỗ trợ cuộc tranh đấu bên trong, khai thác được lực lượng
quần chúng đông đảo bên dưới làm chỗ dựa, tập trung được sức mạnh vào bộ tham
mưu chỉ huy để giành chiến thắng v.v…


Việc đánh giá các mặt tích cực lẫn tiêu cực của tác giả với cái ý thức hệ chính
thống của chế độ đã giữ được sự ôn tồn, khách quan để thuyết phục nhưng cũng
khơng vì thế mà kém quyết liệt, triệt để. Với tư cách là một nhà nghiên cứu, những
vấn đề ơng đặt ra là hồn tồn mang tính chất học thuật nghiêm chỉnh. Điều này
cho chúng ta biết cách đây đã rất lâu rồi, Nguyễn Kiến Giang là một trong những
người đã tạo ra xu hướng nghiên cứu đứng từ phía bên trong, trực diện yêu cầu
Đảng Cộng sản xem xét lại tính chính đáng của học thuyết mệnh danh “MácLênin” trước tình hình mới của đất nước và thế giới.
Không nên biến chủ nghĩa Mác-Lênin thành một vật phân chia xã hội về mặt tinh
thần và tư tưởng để loại bỏ nhau. Theo hệ tư tưởng nào, đó là quyền của mỗi
người, mỗi tổ chức và quyền đó phải được tơn trọng, miễn là đừng biến học thuyết
mình theo thành một sự độc quyền và độc tơn. Lợi ích chung của dân tộc, của đất
nước q lớn để mỗi người không lao vào những sự đối địch nhau về tư tưởng dẫn
tới chỗ chia rẽ đáng tiếc. ĐCSVN đề xướng đại đồn kết và hịa hợp dân tộc, theo
tinh thần cùng nhau tìm những điểm tương đồng và tôn trọng những điểm khác
nhau. Chỉ mong sao điều đó sớm trở thành hiện thực trên đất nước ta.
Câu 8: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng đội ngũ cán
bộ, đảng viên?< trang 70>< giống câu 11 bên kia>
Trả lời:
A, Vị trí vai trị cơng tác cán bộ
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: Trong q trình xây dựng Đảng, công tác
cán bộ là một trong những công tác chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, có vai trị

quyết định thành cơng tới tồn bộ cơng tác xây dựng lực lượng cách mạng của
Đảng.
B, Những yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ Đảng viên
+ Tuyệt đối trung thành với Đảng
+ Nghiêm chỉnh thực hiện cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị
quyết của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng
+ Luôn luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng
+ Luôn luôn học tập nâng cao trình độ về mọi mặt


+ Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
+ Luôn luôn chịu trách nhiệm năng động sang tạo
+ Luôn là những người ln ln phịng, chống các tiêu cực
Câu 9: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước trong
sạch, vững mạnh?< trang 81>
Trả lời:
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn xây dựng Nhà nước trong sạch vững mạnh,
hiệu quả, trước hết phải tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo
đức. Trong suốt 24 năm ở cương vị đứng đầu Nhà nước, Người luôn chú trọng giáo
dục đạo đức nhưng cũng khơng ngừng nâng cao vai trị, sức mạnh của luật pháp.
Theo Người, một nền chính trị đạo đức và đạo đức cao nhất là “hết lòng hết sức
phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi
việc.”
Người rất đề cao phép nước, “nhân trị” đi đơi với “pháp trị”. Người hết lịng
thương u, dạy bảo cán bộ, nhưng kẻ nào lạm dụng tình thương của Người, làm
hại đến tính mệnh và tài sản của nhân dân, làm mất thanh danh, uy tín của Đảng và
Nhà nước, thì dù họ có là cách mạng kỳ cựu, là bộ trưởng, thứ trưởng… vẫn phải
được đem ra xét xử theo đúng pháp luật để đề cao phép nước.
Bên cạnh đó, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn xây dựng Nhà nước trong sạch,
vững mạnh và có hiệu quả phải kiên quyết chống ba thứ “giặc nội xâm” là tham

nhũng, lãng phí, quan liêu. Từ rất sớm, Người đã chỉ ra ba thứ “giặc nội xâm”,
“giặc trong lòng”, những căn bệnh mà chúng ta phải kiên quyết chống, nếu không
sẽ dẫn chúng ta đến nguy cơ suy thối, đổ vỡ khơng lường hết được. Người nói:
“Tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh
của thực dân và phong kiến… nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ
của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính…
Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi việt gian, mật thám”. Người chỉ ra mối quan hệ
giữa đánh thù trong và gặc ngồi: “Tham ơ, lãng phí, quan liêu là một thứ “ giặc ở
trong lòng”. Nếu chiến sĩ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống
giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình”. Người nói: “Vì những
người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc
thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với
công việc thì trọng hình thức mà khơng xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn
đề. Chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy chứ không kiểm tra đến
nơi đến chốn”… thành thử có mắt mà khơng thấy suốt, có tai mà khơng nghe thấu,


có chế độ mà khơng giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững… Thế là bệnh quan
liêu ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ơ, lãng phí, thì trước mắt phải tẩy sạch
bệnh quan liêu”.
Khi nghiên cứu tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước, đọc lại những gì
Người đã viết, đã nói về xây dựng Nhà nước, chúng ta càng thấy những việc,
những vấn đề mà Người đã đề cập đến trong lĩnh vực này vẫn cịn ngun giá trị,
cịn mang tính thời sự nóng hổi đối với cơng cuộc xây dựng Nhà nước ta hiện nay.
Những tư tưởng đó của Người rất cần chúng ta nghiên cứu, kế thừa và phát huy
trên con đường xây dựng một Nhà nước pháp quyền mạnh mẽ, trong sạch, vững
mạnh và có hiệu quả.
Câu 10: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trị đại đồn kết dân tộc?
< giống câu 14>< trang 88>
Trả lời:

-

Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành cơng
của cách mạng. Hồ Chí Minh cho rằng, cuộc đấu tranh cứu nước của nhân
dân ta cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bị thất bại có một nguyên nhân sâu
xa là cả nước đã khơng đồn kết được thành một khối thống nhất.

-

Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều
chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những
đối tượng khác nhau, nhưng đại đồn kết dân tộc ln ln được Người
nhân thức là vấn đề sống còn của cách mạng.

-

Hồ Chí Minh đã đưa ra nhiều luận điểm về vấn đề đoàn kết dân tộc, đoàn
kết quốc tế: Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành cơng; Đồn kết là
điểm mẹ; điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt; Đoàn kết,
đoàn kết, đại đồn kết; Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng.
- Đồn kết khơng phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng đoàn kết
là tư tưởng cơ bản, nhất qn, xun suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.

- Đồn kết quyết định thành cơng cách mạng vì: đồn kết tạo nên sức mạnh, là
then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ
mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một mối thống nhất.Giữa
đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mơ, mức độ của thành cơng.
- Đồn kết phải ln được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng.



b. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
-

Đối với Hồ Chí Minh, yêu nước phải thể hiện thành thương dân, khơng
thương dân thì khơng thể có tinh thần u nước. Dân ở đây là số đơng, phải
làm cho số đơng đó ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành,
sống tự do, hạnh phúc.

-

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc, chúng ta khơng chỉ
thấy rõ việc Người nhấn mạnh vai trò to lớn của dân mà cịn coi đại đồn
kết dân tộc là mục tiêu của cách mạng. Do đó, tư tưởng đại đồn kết dân
tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng.

-

Xem dân là gốc, là lực lượng tự giải phóng nên Hồ Chí Minh coi vấn đề
đồn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân để tạo ra sức mạnh là vấn đề cơ bản
của cách mạng. Hồ Chí Minh cịn cho rằng, đại đồn kết dân tộc không chỉ
là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ
hàng đầu của cả dân tộc.

-

Câu 11: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng của khối đại
đoàn kết dân tộc?< trang 89>< giống câu 15>

Trả lời:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khái niệm “Dân” và “Nhân dân”, có nội hàm rất
rộng, vừa được hiểu là một tập hợp đông đảo quần chúng, vừa được hiểu là mỗi
con người Việt Nam cụ thể và dùng để chỉ “mọi con dân nước Việt”, mỗi một
người “con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số,
người tín ngưỡng với người khơng tín ngưỡng, khơng phân biệt “già, trẻ; gái, trai;
giàu, nghèo; quý, tiện”. Cho nên “Dân” được hiểu là chủ thể của đại đoàn kết dân
tộc.
Đại đoàn kết là cơ sở để thực hiện khối đoàn kết toàn dân, với ý nghĩa là thực
hiện đoàn kết tất cả những người Việt Nam đang sống ở trong nước và đang định
cư ở nước ngoài và cho dù định cư ở nước nào thì người Việt cũng khơng bỏ được
cái gốc dân tộc.
Mẫu số chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc là nền độc
lập, thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân và


nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, cũng đồng thời là nền tảng của khối đại
đoàn kết toàn dân là liên minh cơng, nơng và lao động trí óc.
Điều kiện thực hiện đại đoàn kết dân tộc.
Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân phải kế thừa truyền thống yêu nước –
nhân nghĩa – đoàn kết của dân tộc. Truyền thống này được hình thành, củng cố và
phát triển trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước hàng ngàn năm của cả dân
tộc, trở thành giá trị bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của mỗi
con người Việt Nam.
Phải có lịng khoan dung, độ lượng với con người. Hồ Chí Minh chỉ rõ, trong
mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng đồng đều có những ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt,
mặt xấu… Cho nên, vì lợi íc của cách mạng cần phải có lòng khoan dung độ
lượng, trân trọng cái phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi con người mới có thể tập hợp,
quy tụ rộng rãi mọi lực lượng.
Để thực hiện đoàn kết rộng rãi cần có niềm tin vào nhân dân. Với Hồ Chí
Minh, yêu dân, tin dân, dựa vào dân, sống, đấu tranh vì hạnh phúc của nhân dân là

nguyên tắc tối cao. Nguyên tắc này vừa là sự tiếp nối truyền thống dân tộc “nước
lấy dân làm gốc”, “chở thuyền và làm lật thuyền cũng là dân”, đồng thời là sự quán
triệt sâu sắc nguyên tắc mácxít “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”.
Câu 12: Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về sự cần thiết phải đồn kết quốc
tế?< trang 95>
Trả lời:
-

-

Thực hiện đoàn kết quốc tế nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh
thời đại tạo sức mạnh tổng hợp cho cách mạng
+ Thực hiện đoàn kết quốc tế để tập hợp lực lượng bên ngồi, tranh thủ sự
đồng tính, ủng hộ và sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh của các trào lưu cách mạng thời đại.
+ Sức mạnh của chủ nghãi yêu nước là ý thức tự lực tự cường dân tộc, sức
mạnh của tinh thần đồn kết, của ý chí đấu tranh anh dũng, bất khuất cho
độc lập tự do.
+ Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc rế, là cơ sở cho việc
thực hiện đoàn kết quốc tế.
Thực hiện đồn kết quốc tế nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục
tiêu cách mạng
+ HCM chỉ ra rằng: - Chủ nghĩa yêu nước chân chính phải được gắn liền
với chủ nghĩa quốc tế vô sản


- Đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đồn kết qc
tế thực hiện đồn kết quốc tế là vì sự nghiệp chung của nhân loại tiến bộ vì
các mục tiêu cách mạng của thời đại
+ Khi nắm được đặc điểm của thế hệ mới: HCM đã hoạt động không mệt

mỏi để phá thế đơn độc của cách mạng Việt Nam, gắn cách mạng Việt Nam
với cách mạng thế giới
+ Phát huy triệt để sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc
trong đấu trnh giành độc lập tự do
+ Kiên trì đấu tranh để củng cố và tăng cường đoàn kết giữa các lực lượng
cách mạng thế giới đấu tranh cho mục tiêu chung: hòa bình, độc lập, dân
chủ và chủ nghĩa xã hội
+ Trong tư tưởng HCM, thực hiện đoàn kết quốc tế kết hợp chủ nghĩa yêu
nước với chủ nghĩa cách mạng vô sản nhằm góp phần cùng nhân dân thế
giới thực hiện mục tiêu cách mạng của dân tộc và thời đại
-

-

-

Các lực lượng cần đoàn kết
+ Sự đoàn kết giai cấp vô sản quốc tế là một đảm bảo vững chắc cho thắng
lợi của chủ nghĩa cộng sản
+ Chủ trương đoàn kết giai cấp vô sản ở các nước đàon kết giữa các đảng
cộng sản xuất phát từ tính tất yếu về vai trị của giai cấp vơ sản trong ngày
nay
+ Gắn cuộc đấu tranh giành độc lập với mục tiêu hịa bình tự do và cơng lý
Hình thức đồn kết
+ Thành lập Đơng Dương độc lập đồng minh Hình thành mặt trận đoàn kết
Việt Miên Lào. Mặt trận nhân dân Á Phi với Việt Nam, mặt trận nhân dân
thế giới với Việt Nam chống đế quốc xâm lược. Củng cố mối quan hệ đoàn
kết hữu nghị, hợp tác nhiều mặt theo tinh thần: “ vừa là đồng chí, vừa là
anh em” với các nước khác.
Nguyên tắc đoàn kết quốc tế

+ Đoàn kết trên cơ sở thống nhất mục tiêu và lợi ích có tình, có lý
+ Đồn kết trên cơ sở độc lập tự chủ tự lực tự cường
Câu 13: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về quan hệ giữa văn
hóa với các lĩnh vực khác?< gần giống câu 16>< trang 108>
Trả lời:


Về lẽ sinh tồn cung như mục đích của cuộc sống, loài người mới phát minh
ra ngon ngữ, chữ viết đạo đức pháp luật, khoa học tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày và những sinh hoạt về ăn
mặc, ở và các phương thức sử dụng. Tồn những sáng tạo và phát minh đó
tức là văn hóa, văn hóa là sự tổng hợp nhiều phương thức sinh hoạt cùng
với biểu hiện của nó mà lồi người đã sinh sản ra nhằm thích ứng với
những nhu cầu đời sống và sự đòi hỏi của sinh tồn
Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới
+ Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường
+ Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
+ Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân
trong xã hội
+ Xây dựng chính trị: Dân quyền
+ Xây dựng kinh tế
Vai trị và vị trí của văn hóa
+ Văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng
+ Văn hóa khơng thể đứng ngồi mà phải ở trong kinh tế và chính trị, phải
phục vụ chính trị và phát triển kinh tế
Các tính chất của văn hóa: Tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng
Chức năng của văn hóa đó là:
+ Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp
+ Mở rộng hiểu biết và nâng cao dân trí
+ Bồi dưỡng những phẩm chất phong cách và lối sống cao đẹp, lành mạnh,

hướng con người đến chân thiện mỹ để hoàn thiện bản thân
Câu 14: Nêu quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo
đức cách mạng? Phân tích chuẩn mực “Trung với nước, hiếu với
dân”?< giống câu 18>< trang 116>
Trả lời:
A, Quan điểm về những chuẩn mực của đạo đức cách mạng:
+ Trung với nước, hiếu với dân
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư
+ Thương u con người, sống có tình nghĩa
+ Có tinh thần quốc tế trong sáng
B, phân tích chuẩn mực “ Trung với nước, Hiếu với dân”
- Trung với nước, hiếu với dân
Trong mối quan hệ đạo đức thì mối quan hệ giữa mỗi người với đất nước,
với nhân dân, với dân tộc là mối quan hệ lớn nhất. Trung, hiếu là phẩm
chất đạo đức quan trọng nhất, bao trùm nhất.


+ Trung, hiếu là những khái niệm đã có trong tư tưởng đạo đức truyền
thống Việt Nam và phương Đông, song có nội dung hạn hẹp, phản ánh bổn
phận của dân đối với vua, con đối với cha mẹ: “Trung với vua, hiếu với cha
mẹ”.
+ Hồ Chí Minh đã mượn khái niệm cũ và đưa vào nội dung mới: “Trung
với nước, hiếu với dân”, tạo nên một cuộc cách mạng trong quan niệm về
đạo đức.
Trung với nước là tuyệt đối trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ
nước, trung thành với con đường đi lên của đất nước; là suốt đời phấn đấu
hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì CNXH, nhiệm vụ nào cũng hồn
thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Trung với nước phải gắn liền hiếu với dân. Vì nước là nước của dân, cịn
nhân dân là chủ của đất nước. Đây là chuẩn mực đạo đức có ý nghĩa quan

trọng hàng đầu. Hiếu với dân thể hiện ở chỗ thương dân, tin dân, gắn bó
với dân, kính trọng và học tập nhân dân, lấy dân làm gốc, phục vụ nhân
dân hết lòng.
Đối với cán bộ lãnh đạo, Hồ Chí Minh u cầu phải nắm vững dân tình,
hiểu rõ dân tâm, thường xuyên quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân
trí.
Câu 15: Phân tích quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị của con
người?< trang 126>
Trả lời:
– Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp
cách mạng.
Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một
cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn
thể to lớn, nghĩ mãi khơng ra”‘. Đặc biệt là lịng sốt sắng, hăng hái của dân
để thực hiện con đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc
rằng với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lịng
u nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những
chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi.
– Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng: phải coi
trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người
Ở Hồ Chí Minh, có sự cảm nhận, thơng cảm sâu sắc với thân phận những
người cùng khổ và nô lệ lầm than. Nhưng không phải là sự cảm thơng kiểu
tơn giáo; ngược lại, người có niềm tin vững chắc và trí tuệ, bản lĩnh của


con người, ở khả năng tự giải phóng của chính bản thân con người. Người
làm hết sức để xây dựng, rèn luyện con người và quyết tâm đấu tranh để
đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho con người.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Hồ Chí Minh đã nhận rõ: “Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”, “có

dân thì có tất cả”…
Niềm tin vào sức mạnh của dân cịn được nhận thức từ mối quan hệ giữa
nhân dân với Đảng và Chính phủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Nếu khơng có nhân
dân thì Chính phủ khơng đủ lực lượng: nếu khơng có Chính phủ thì nhân
dân khơng có ai dẫn đường. Đảng lãnh đạo nhưng nhân dân là chủ. Dân
như nước, bộ đội như cá. Lực lượng bao nhiêu là nhờ ở dân hết.
Hồ Chí Minh tin ở dân cịn xuất phát từ niềm tin vào tình người. Đã là
nguời cộng sản thì phải tin nhân dân và niềm tin quần chúng sẽ tạo nên sức
mạnh cho người cộng sản. Người nói: dân tộc ta là một dân tộc anh hùng.
Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức,
có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Giữa con người – mục tiêu và con người – động lực có mối quan hệ biện
chứng với nhau.
Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và
tổ chức. Đó là chủ nghĩa cá nhân. Thứ vi trùng rất độc này đẻ ra hàng trăm
thứ bệnh: thói quen truyền thống lạc hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bảo thủ,
rụt rè khơng dám nói. khơng dám làm, khơng dám đề ra ý kiến, tóm lại
không dám đổi mới và sáng tạo.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×