Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận; căn cứ phân chia và các dạng tin được sử dụng trên đài phát thanh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.66 KB, 14 trang )

Tiểu luận môn: Tin phát thanh.
Đề tài: Căn cứ phân chia và các dạng tin được sử dụng trên đài phát thanh
hiện nay.
Bài làm:
Phần I: Lý luận.
I: Mở đầu
Báo chí ngày nay đã và đang làm tốt vai trò chuyển tải tin tức, thông tin
sự kiện đến người đọc. Thông tin báo chí mang đến cho cơng chúng những cái
nhìn đúng đắn, sâu sắc. Cùng với các loại hình truyền thông khác, phát thanh là
phương tiện thông tin đại chúng cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Ra
đời vào những năm cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, phát thanh thực sự trở
thành phương tiện truyền thơng hữu ích. Phát thanh ngày càng thể hiện rõ vai
trò to lớn và thiết thực trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và thực sự trở
thành diễn đàn của nhân dân. Hàng ngày, hàng giờ những tin tức mới mẻ được
truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Những tin tức ấy không
đơn thuần là đưa đến những cái chưa biết mà chúng còn mang tính thuyết phục
và tính định hướng, giáo dục ý thức chính trị, tư tưởng cho quần chúng, hun
đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.
“Trong hệ thống thể loại báo chí, tin là thể loại xuất hiện đầu tiên và
cũng là thể loại được sử dụng với số lượng lớn. Trên báo in, tin chiếm 60-70%
nội dung thông tin. Báo phát thanh với tính đặc trưng và tính ưu việt của loại
hình truyền thơng nhanh nhạy, tin phát huy được thế mạnh vốn có và trở thành
một thể loại chủ lực của báo phát thanh. Hầu hết các đài phát thanh của Anh,
Pháp, Mỹ, Thuỵ Điển... đều có bản tin ngắn dưới 5 phút xen kẽ các chương
1


trình để kịp thời thơng tin tới thính giả những thông tin mới mẻ nhất”. Tin tức
là một thể loại khơng thể thiếu trong báo chí nói chung và phát thanh nói riêng.
Tuy nhiên, trong thể loại tin cũng được chia ra thành nhiều dạng tin khác
nhau như: tin vắn, tin ngắn, tin thuật, tin tổng hợp… Mỗi dạng tin đều có đặc


điểm phù hợp với tính chất cũng như trường hợp cụ thể được dùng trong phát
thanh. Nội dung bài tiểu luận đề cập đến các cách phân dạng tin dùng trong
phát thanh ngày nay, cũng như đặc điểm, thế mạnh và hạn chế của từng dạng
tin đó.
II. Nội dung.
“Ở Việt Nam, tin phát thanh (trên Đài Tiếng nói Việt Nam) chiếm số
lượng lớn trong tổng thời lượng chương trình của đài. Ngồi chương trình thời
sự lúc 6 giờ, 12 giờ, 18 giờ, 23 giờ cịn có các bản tin đầu giờ; các chương trình
chuyên đề về một mảng nào đó cũng đều có phần tin của riêng mình.”
Có thể nói tin giữ vai trị chủ lực trong thể loại báo chí. Chính vì thế
mạnh này mà ngay từ khi ra đời thể loại tin phát thanh đã phát triển không
ngừng và đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức, phân loại đa dạng hơn, được
hàng triệu thính giả quan tâm theo dõi. Hiện nay tin phát thanh ngày càng đa
dạng, phong phú nhưng chưa được nghiên cứu và áp dụng một cách có hệ
thống, nhất là ở các đài huyện.
Trong thực tiễn, các đài phát thanh cấp huyện không ngừng đổi mới, nâng
cao nội dung cũng như chất lượng của chương trình, sử dụng nhiều thể loại
khác nhau nhằm đem đến cho công chúng sự thoải mái trong q trình tiếp
nhận thơng tin. Vậy q trình thơng tin đạt hiệu quả nhất đòi hỏi phải viết tin
như thế nào? Làm thế nào để viết được một tin hay là cả một nghệ thuật. Muốn
2


viết một tin hay thì người phóng viên cần có hiểu biết về các thể loại tin, các
cách dùng thể loại ấy sao cho phù hợp nhất. ngoài ra, nắm được cách phân chia
dạng tin cũng giúp người viết tìm ra được quy luật viết loại tin gì, đối với sự
kiện gì…
Tin là thể loại xuất hiện sớm nhất, đồng thời với sự xuất hiện của báo
chí. Sự xuất hiện của tin gắn liền với nhu cầu nhận biết về cái mới của con
người, giúp con người hiểu biết về thế giới mà họ đang sống. tin có nhiệm vụ

phản ánh những sự kiện mới, những sự kiện có thực, tiêu biểu, mới xảy ra
trong cuộc sống. cùng với thể loại ghi nhanh, tin là thể loại đặc biệt thích hợp
với phát thanh. “Điều đó có nguyên nhân gắn liền với những đặc điểm của tin
và khả năng phát huy tối đa những đặc điểm đó trên báo phát thanh – một loại
báo chí có năng lực thơng tin thời sự hơn hẳn loại báo chí nào khác. Đặc điểm
cơ bản của tin phát thanh là : đơn giản, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nghe, dễ hiểu, dễ
nhớ”
Có nhiều cách để phân chia thành các thể loại tin khác nhau, tuỳ vào
mục đích của phóng viên. Các dạng phân chia chủ yếu được dùng là:
- Phân chia theo lĩnh vực phản ánh: tin thời sự, tin chính trị, tin kinh tế,
tin văn hố, an ninh, quốc phịng thể thao…
- Theo tiêu chí tính thời sự: tin thời sự, tin tư liệu, tin sống…
- Theo tiêu chí phương thức thực hiện: tin thu thanh, tin điện, tin
telêch, tin fax…

3


- Theo mức độ phản ánh: tin vắn, tin ngắn, tin sâu, tin bình, tin tường
thuật, tin tổng hợp…
- Đặc điểm phát thanh chia ra hai loại tin là tin có tiếng động(tin thời
sự) và tin khơng có tiếng động.
Trong báo chí nói chung và phát thanh nói riêng, các dạng tin được sử
dụng linh hoạt theo yêu cầu của thơng tin, về mức độ quan trọng, tính cấp thiết
cũng như ý đồ của nhà báo. Trong các cách phân chia kể trên, cách phân chia
theo mức độ phản ánh mang những đặc điểm chung của báo chí và cách phân
chia cuối cùng là tin có tiếng động và tin khơng có tiếng động mang đặc trưng
của phát thanh.
2.1 Phân chia theo mức độ phản ánh của tin.
2.1.1 Tin vắn.

Về hình thức, tin vắn là tin rất ngắn, cấu tạo một vài câu trong đó đề cập
đến thơng điệp cơ đọng nhất về thông tin sự kiên. Độ dài của tin vắn chỉ
khoảng 30 đến 60 chữ ( thời luợng từ 10 đến 20 giây trên sóng phát thanh).
“Đã là tin vắn thì dung lượng phải ít, khơng có mào đầu, ngơn ngữ thơng báo
và thường khơng có tính thời sự cấp bách lắm, khơng có đầu đề. Tuy nhiên, nói
như vậy khơng có nghĩa là tin vắn để lưu hết tuần này sang tuần khác, vì tuy là
khơng có tính thời sự cấp bách nhưng vẫn phải có tính thời sự như tính chất
chung của tin.
Tin vắn khơng có đầu đề nhưng để, nhưng để cho tờ báo không đều đều
gây tâm lý không thuận lợi cho người đọc tin, cho nên những tin thời sự vắn
4


chúng ta vẫn in đậm nơi xảy ra. Lại có tin vắn với đầy đủ đặc điểm nội dung
của loại tin vắn đăng trên các mục chuyên đề như khoa học – kỹ thuật, văn hố
– văn nghệ,… thì lại rút tít và cách rút tít của những tin này gây ra sự tị mị”
Tin vắn có những đặc điểm chính:
- Thường thơng báo về những chi tiết, tính chất, bước vận động mới
phát hiện, mới xảy ra của sự kiện quan trọng đang diễn ra.
- Mục đích của tin vắn là chuyển tải những thông điệp ngắn gọn, cô
đọng về những chi tiết, bình diện quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất
của sự kiện mang tính thời sự. nó chỉ tập trung khắc hoạ quy mơ, hình
thức của sự kiện và một vài chi tiết biểu thị tính chất hay ý nghĩa của
sự kiện.
- Tin vắn có nhiệm vụ thông báo vắn tắt về những sự việc, sự kiện mới
xảy ra trong đời sống. do dung lượng ngắn nên chỉ có thể trả lời câu
hỏi : chuyện gì?, các gì?, ở đâu?, khi nào?, ai?. Tồn bộ nội dung của
tin vắn thường chỉ gói gọn trong một hoặc hai câu, khơng có lời bình,
có thể có hoặc khơng có tít.
Ưu điểm của tin vắn là dễ nhớ, dễ bố trí, sắp xếp trong các bản tin, các

chương trình phát thanh . tuy nhiên, chính do sự ngắn gọn nên tin vắn chỉ có
thể thơng báo về sự kiện một cách vắn tắt, không đầy đủ. Trong nhiều trường
hợp do yêu cầu sử dụng, người ta dễ dành cắt bỏ đoạn sau cuat tin vắn, mà
khơng ảnh hưởng đến hình thức của nó.

5


Trong cuốn “Hướng dẫn cách viết báo” cho rằng: thông tin trong tin vắn
là thông tin thô, khô khan, được chọn lọc từ số tối thiểu, bị hạn chế trong việc
nêu lên những sự kiện và khơng có bình luận
2.1.2 Tin ngắn
Tin ngắn là loại tin có các thành phần kết cấu tương đối đầy đủ, trong đó
phản ánh những thơng điệp đặc trưng về nội dung hình thức của sự kiện thời
sự. so với tin vắn, tin ngắn trả lời tương đối trọn vẹn về sự kiện bằng cách trả
lời đầy dủ những câu hỏi cơ bản của tác phẩm báo chí. Tin ngắn có thời lượng
lớn hơn tin vắn, có thể dao động từ 600 đến 1000 chữ, cuối tin có thể có lời
bình. Khơng chỉ vậy, tin ngắn cịn có thể được sử dụng trong trường hợp phải
thơng tin liên tục về một sự kiện có tính quan trọng và cơng chúng đang có nhu
cần tìm hiểu từng bước đi, từng chi tiết mới của sự kiện đó. Tin vắn cũng như
tin ngắn, địi hỏi tính khách quan, không liên quan đến ai, dừng lại ở sự việc,
khơng bình luận. đặc điểm khác biệt của tin vắn và tin ngắn là tin ngắn có tít,
nhằm thể hiện nội dung tác phẩm tin, cũng như thu hút sự chú ý của thính giả.
Tin ngắn thường được viết theo mơ hình hình tháp ngược, mơ hình viên
kim cương.
2.1.3 Tin thuật
Tin tường thuật thường được sử dụng để phản ánh những sự kiện quan
trọng nổi bật như các cuộc mit tinh, đại hội lớn, các buổi lễ kỉ niệm long trọng,
các buổi lễ khởi công hay khánh thành các công trình lớn, các lễ hội truyền
thống, các buổi biểu diễn nghệ thuật…

6


Tin tường thuật thường có thời lượng lớn hơn tin ngắn, co thời lượng
60s, có khi nhiều hơn trên sóng phát thanh. Tin thuật có thể bám sát theo tiến
trình diễn biến có thật của sự kiện. khác với tin vắn và tin ngắn, tin tường thuật
dùng để phản ánh nhứng sự kiện lớn, nổi bật có sự quan tâm của đơng đảo
cơng chúng. Tường thuật mang tính khách quan, để tránh khỏi sự nhạt nhẽo và
buồn tẻ, người ta thường chú ý đến đề tài, lựa chọn một khía cạnh hoặc một
phong cách độc đáo. Thường thì khơng cần phải sao chép lại tất cả, chỉ chọn ra
những chủ đề chính.
Tin tường thuật thường tập trung khai thác mạch vận động chủ yếu nhất
của sự kiện thông qua những chi tiết nổi bật nhất, quan trọng nhất. chi tiết
trong tin tường thuật là biểu hiện nổi bật nhất, quan trọng nhất. chi tiết trong
tường thuật là biểu hiện cụ thể của sự phán đoán, nhận định về đặc điểm, ý
nghĩa của sự vận động đó. Phương pháp thể hiện chung của tin tường thuật là
kể, kết hợp mô tả. trong khi kể và tả về sự kiện, nhà báo vẫn có thể bộc lộ thái
độ, quan điểm của mình thông qua việc lựa chọn các chi tiết, qua những nhận
định, đánh giá trực tiếp. Trật tự thời gian trong tin tường thuật là rất quan trọng,
đòi hỏi những chi tiết của sự kiện lần lượt xuất hiện theo trình tự khách quan.
Thông thường tin tường thuật được kết cấu theo hình chữ nhật, mỗi đoạn
là một vài chi tiết hay sự kiện. đảm bảo đúng trật tự thời gian thông qua những
chi tiết chủ yếu nhất là yêu cầu nghiêm ngặt trong viết tin tường thuật.
2.1.4 Tin tổng hợp
Dạng tin này được dùng để thông báo đồng thời về đồng loạt những sự
việc, sự kiện có tầm quan trọng như nhau. Chi tiết trong tin tường thuật được
7


bố trí theo một trật tự nào đó cho cơng chúng dễ tiếp nhận nhất. trong một số

trường hợp, tin tổng hợp có thể được cấu trúc như một bản tin bao gồm những
tin vắn nối tiếp nhau.
Nhà báo Hữu Thọ cho rằng, tin tổng hợp là loại tin tóm tắt những nét cơ
bản trong thời gian nhất định. Đó là “tóm tắt tin trong ngày”, “thời sự thế giới
tuần qua”, “tình hình sản xuất thoìư gian qua, tổng hợp tin từng ngày, từng
vùng, hoặc từng vấn đề trong từng thời gian.
Thính giả theo dõi tin thời sự hàng ngày nhưng không phải ai cũng theo
dõi tất cả, ngay cả những người theo dõi thường xuyên cũng muốn có cái nhìn
tổng quát trong thời gian để ổn định nhận thức của mình. Người làm báo cũng
cần thơng tin tổng hợp để cung cấp cho tính giả bức tranh đầy đủ hơn, hướng
thính giả đến một suy nghĩ có đầy đủ dữ kiện hơn.
Vì những mục đích đó, cho nên người viết tin tổng hợp phải có khă năng
bao quát bằng những tài liệu tổng hợp và chi tiết, kèm theo năng lực phân tích.
Nghĩa là trong tin phải có yếu tố chất lượng chứ không phải con số cộng.
việc thông báo tổng hợp tình hình sản xuất trong một thời gian là cần, đối với
cả lĩnh vực công nghiệp và nơng nghiệp, nhưng thường bị phê bình là tin tiến
độ đọc rất chán, chính vì kể lể mà khơng nhấn mạnh vấn đề do trình độ tổng
hợp phân tích của người viết.
Gọi là tin tổng hợp nhưng lại phải nắm u cầu thơng tin sự kiện cụ thể
nhanh chóng… là đặc điểm của tin. Cho nên tin tổng hợp vẫn lấy sự kiện cụ
thể có chọn lọc làm trung tâ, để chứng minh cho ý định phân tích của người
viết tin tổng hợp.
8


2.2 Phân chia theo đặc trưng của báo phát thanh
Trong phát thanh, tin là thể loại chiếm ưu thế lớn. Nếu như truyền hình
có thế mạnh về thể loại tường thuật, báo in có sở trường về phân tích, bình
luận… thì phát thanh có thế mạnh về đưa tin. Tin trong phát thanh có đặc điểm
quan trọng để phân dạng các loại, trong đó có hai dạng cơ bản là tin có tiếng

động (bao gồm âm nhạc, tiếng nói của nhân chứng) và tin khơng có tiếng động(
tin thời sự).
Đặc trưng của phát thanh là chuyển tải thông tin qua phương tiện duy
nhất là âm thanh, nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền thanh
nên những người dân ở những miền xa xôi hẻo lánh cũng có thể nắm bắt kịp
thơng tin về mọi mặt đời sống chính trị, văn hố, xã hội của đất nươớc và trên
thế giới.
Trong một chương trình phát thanh có nhiều thể loại như tin, phóng sự,
ghi nhanh, điều tra ... trong đó tin ln chiếm phần lớn trong mỗi chương trình.
Tin phát thanh ngồi việc lựa chọn những thơng tin nóng hổi, cập nhật thơng
tin nhanh cịn đặc biệt chú ý cách thể hiện với lối nói ngắn gọn, trực tiếp dễ
hiểu, phát âm chính xác sẽ tạo cho chươơng trình phát thanh có sức hấp dẫn
với thính giả, tin ln thể hiện đươợc thế mạnh của mình trong hệ thống các
thể loại báo chí.
Âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc) là phương tiện
chuyển tải duy nhất của phát thanh, trong đó tiếng động là những âm thanh
sống động chân thực của cuộc sống, tiếng động có giá trị thơng tin trực tiếp, nó
làm tăng tính chân thật, xác thực của thơng tin. Thơng qua tiếng động người
nghe có thể xác định được khơng gian, thời gian và hình dung ra bối cảnh của
9


vấn đề, sự kiện. Trong một số trường hợp tiếng động tự nó đã có thể thơng tin
một cách chính xác về một vấn đề sự kiện nào đó. Tiếng động có vai trị quan
trọng trong việc tạo nên sự hấp dẫn, lơi cuốn và sống động trong mỗi chơương
trình phát thanh. Tiếng động thường được sử dụng nhiều trong các chương
trình phóng sự, ghi nhanh, điều tra...
Trong những năm gần đây tin có tiếng động cũng bắt đầu được sử dụng
nhiều trên đài phát thanh nhất là trong các chương trình thời sự của Đài Tiếng
nói Việt Nam, trong các chuyên mục. Với dạng tin phát thanh có sử dụng tiếng

động đã làm cho chương trình phát thanh trở nên phong phú, sinh động và đặc
biệt hấp dẫn lôi cuốn người nghe.
Tuy nhiên tin có tiếng động trong chương trình phát thanh vẫn cịn hạn
chế, đặc biệt ở các đài huyện có xuất hiện nhưng cịn rất ít và nó đang đươợc
sử dụng bởi những kinh nghiệm đơn lẻ của các phóng viên được rút ra trong
q trình tác nghiệp, nên nó chưa khẳng định hết được năng lực cũng như hiệu
quả của dạng tin này trong quá trình thơng tin
2.2.1 Tin có tiếng động
Tin có tiếng động là thể loại tin thường xuất hiện trong các chương trình
phát thanh hiện nay. Khơng chỉ bao gồm tiếng nói của phát thanh viên, của
phóng viên mà cịn có cả tiếng nói của nhân chứng. Điều đó làm tăng tính hấp
dẫn của tin tức. Đồng thời, tiếng động trong tin còn làm tăng độ chân thực, tính
lơi cuốn người nghe, như được tái hiện lại khơng khí của sự kiện.
Tin có tiếng động ngày càng trở nên phổ biến trên sóng phát thanh hiện
nay bởi những thế mạnh nhất định của nó. Khơng chỉ cung cấp tin tức, sự kiện
trong sự nhanh chóng mà cịn mang đến cho thính giả khơng khí của sự kiện,
làm sự kiện trở nên sinh động và lôi cuốn hơn.
10


Tin có tiếng động thường được sử dụng cho hầu hết các thể loại tin: tin
vắn, tin ngắn, tin thuật, tin tổng hợp. tuy nhiên, do cấu tạo hình thức vào nội
dung của tin vắn là rất ngắn, nên tin vắn thường là những tin khơng có tiếng
động trên sóng phát thanh.
2.2.2 Tin khơng có tiếng động
Tin khơng có tiếng động là thể loại tin được thể hiện qua giọng của phát
thanh viên, biên tập viên, khơng có tiếng nói của nhân chứng. Tin khơng có
tiếng động thường được sử dụng để phát những chương trình thời sự, các chùm
tin tức nhằm mục đích thơng báo cho người nghe về sự kiện đang diễn ra.
Tin khơng có tiếng động mặc dù khơng có những nét sinh động như tin

có tiếng động, dễ gây nhàm chán do khô khan, nhưng vẫn được sử dụng trong
việc đưa tin thời sự, mang tính thơng báo.
Hiện nay, tin khơng có tiếng động thường được dùng để phát các tin tức
thời sự, chủ yếu là tin vắn và một phần tin ngắn.

11


III. Kết luận

Tin là thể loại rất phổ biến trên báo chí, đặc biệt trên sóng phát thanh. Có
nhiều cách để phân tin ra thành các dạng khác nhau. “ Mỗi loại hình cùng với
sự phát triển của nó, có sự phân loại. văn hố có tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ…
âm nhạc có giao hưởng, ca khúc, ca kịch…hội hoạ có sơn dầu, sơn mài, sơn
lụa, kí hoạ… báo chí cũng có nhiều thể loại: tin, ghi nhanh, tường thuật phóng
sự, điều tra…Tin trong báo chí cũng có nhiều cách để phân dạng…chúng ta
cần nghiên cứu phương pháp sáng tạo chung, nhưng lại cũng cần nghiên cứu
phương pháp sáng tạo của từng thể loại. mỗi thể loại thì cái chung phải thể hiện
trong cái đặc thù, trong cái đặc thù lại có cái chung. Đã đến lúc chúng ta khơng
thể nói tính nọ tính kia để áp đặt cho các thể loại, mà phải nói từng thể loại, với
đặc điểm thể hiện các tính chất của báo chí xã hội chủ nghĩa như thể nào?”
Tiểu luận đi sâu tìm hiểu các dạng tin phổ biến nhất trong báo chí: tin
vắn, tin ngắn, tin thuật và tin tổng hợp. Mỗi loại tin có những đặc điểm riêng,
có những hình thức thể hiện cũng như nội dung phản ánh, phù hợp với yêu cầu
và tính chất của sự kiện, cũng như ý đồ của người viết. nắm được đặc trưng các
thể loại tin giúp cho người viết có thể sử dụng linh hoạt các thể loại đó trong
tác phẩm tin của mình.
Tiểu luận cịn tìm hiểu đặc trưng nhất của thể loại tin trên sóng phát
thanh hiện nay là tin có tiếng động và tin khơng có tiếng động. Đây là đặc điểm
cơ bản của thể loại tin trên phát thanh hiện nay. Tin khơng có tiếng động chủ

yếu là các tin tức thời sự, cịn tin có tiếng động là những tin tổng hợp, tin ngắn,
tin thuật…
12


Các thể loại tin với những tính chất, đặc điểm phong phú trong hình
thức, đa dạng trong cách thể hiện ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu tiếp nhận
thông tin của cơng chúng thính giả. Cùng với sự đổi mới trong cách thể hiện
các tin trong phát thanh, thông tin ngày càng được chuyển tải sinh động, lôi
cuốn, để phát thanh ngày càng làm tốt nhiệm vụ đưa thông tin một cách nhanh
chóng nhất, hiệu quả nhất.

13


Tài liệu tham khảo
1. Th.S Vũ Thuý Bình, Tin và kĩ năng làm tin, Đề cương bài giảng.
2. L.A Vaxilépva, Chúng tôi làm tin, NXB Thông tấn, Hà Nội 2004.
3. Hữu Thọ, Công việc người viết báo, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội,
2000.
4. Jean – Luc Martin – Lagardette, Hướng dẫn cách viết báo, NXB Thông
tấn, Hà Nội, 2004.
5. Khoa báo chí - Phân viện Báo chí và tuyên truyền, Nhà báo bí quyết kỹ
năng – nghề nghiệp, NXB Lao động, Hà Nội 1998.
6. Đài tiếng nói Việt Nam, Báo phát thanh, NXB Hà Nội, 2009.
7. Đức Dũng, Lý luận báo Phát thanh, NXB Văn hố thơng tin, Hà Nội,
2003.
8. website vietnamjournalism.com.
9. website khohangtonghop.com.
10. website myopera.com.

11. website baomoi.com.vn.
12.website songtre.vn

14



×