Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

TIỂU LUẬN TIN PT MISS u

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.35 KB, 27 trang )

Môn: Tin Phát thanh


Phần 2: Tập hợp 10 tin hay nhất đã viết và nêu lý do chọn đề tài
Tin 1:
CƠ HỘI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO SINH VIÊN HỌC
VIÊN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Từ 10 đến 20/3/2010, khoa Phát thanh –Truyền hình, Học viên Báo chí và
Tun truyền đã đón tiếp bà Barbara Rowlands và Barbara Schofil, hai
chuyên gia của Đại học Tổng hợp Luân Đôn, Anh tham gia Hội thảo hợp
tác hỗ trợ sinh viên báo chí đáp ứng nhu cầu thời đại mới.
Hai bên đã làm việc, trao đổi và đưa ra biện pháp nâng cao kỹ năng, rèn
nghề cho sinh viên với tiêu chí chú trọng thực hành để đáp ứng xu hướng
đa phương tiện của xã hội.
Về phía Anh sẽ hỗ trợ tài chính để xây dựng giáo trình, chuyển giao huấn
luyện phương pháp dạy nghề, điều tra xã hội học từ sinh viên. Đây là cơ
hội để sinh viên tiếp cận phương pháp học tập chuyên nghiệp và thu được
kỹ năng nghề nghiệp phục vụ cơng việc của mình.
Lý do viết tin:
• Đây là sự kiện mới diễn ra của Học Viện.
• Sự kiện này có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của Học viện và
là cơ hội học tập, mang lại lợi ích cho sinh viên.
• Đưa tin kể trên giúp sinh viên nắm được các hoạt động của Học
viện và biết những cư hội mình nhận được từ hoạt động đó.
Tin 2:
HỢP TÁC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NHÀ BÁO TRONG
XU HƯỚNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
Từ thực trạng hơn 70% sinh viên ra trường làm trái ngành nghề ở Việt
Nam, trong khuôn khổ hợp tác trao đổi toàn diện các lĩnh vực, đặc biệt về
giáo dục, Đại học Tổng hợp Luân Đôn, Anh đã cử 2 chuyên gia Barbara
Rowlands và Barbara Schofil đến Việt Nam tham gia Hội thảo nhằm nâng


cao chất lượng đào tạo nhà báo đáp ứng yêu cầu thời đại mới.
Chương trình hợp tác dự định kéo dài 2 năm từ tháng 9/2009 đến tháng
9/2011 tại 3 trường: Học viên Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, Đại học Tổng hợp Hồ Chí Minh.

2


Tuần qua, từ mùng 10 đến 23/3/2010, khoa Phát thanh –Truyền hình, Học
viện Báo chí và Tun truyền đã đón tiếp các chuyên gia và được khảo sát
qua 3 mặt: chương trình đào tạo, kỹ năng giảng dạy, thiết bị giảng dạy. Từ
đó, hai bên thống nhất 4 biện pháp phát triển: để nhà báo phản biện chương
trình đào tạo, giúp đỡ, hướng dẫn sinh viên, nâng cao năng lực nắm bắt
thực tiễn cho giáo viên và tạo điều kiện thực hành cho sinh viên. Về phía
Anh sẽ hỗ trợ tài chính xây dựng giáo trình, chuyển giao, huấn luyện
phương pháp dạy nghề và điều tra xã hội học từ sinh viên.
Đây là cơ hội để sinh viên được học tập, rèn luyện để đáp ứng nhu cầu xã
hội.
Lý do viết tin:
• Đây là hoạt động thiết thực, mang tính thời sự, kéo dài 2 năm,
có ý nghĩa cho các trường Đại học và chất lượng đầu ra của sinh
viên.
• Từ đây sẽ mở ra hướng đi mới cho các trường Đại học và ghi
dấu cho quan hệ hợp tác trao đổi toàn diện các lĩnh vực, đặc biệt
là giáo dục của Việt Nam và các nước.
• Trong khi Báo chí Việt Nam đang nỗ lực phát triển thì đây là cơ
hội tốt để đào tạo, rèn nghề cho các nhà báo tương lai nên việc
đưa tin này thể hiện sự quan tâm tới chất lượng đào tạo nhà báo
thời đại mới và mang lại hy vọng cho Báo chí trong tương lai.
Tin 3:

Tin vắn:
Ngày 27/1/2010, Đội thanh niên xung kích Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã nhận các mẫu đăng ký hợp lệ dự tuyển vào Đội của sinh viên
K29. Đây là hoạt động cần thiết để củng cố lực lượng, giúp Đội ngày càng
phát triển, thu hút đông đảo các bạn sinh viên, hứa hẹn những cuộc phỏng
vấn trực tiếp sôi nổi để tuyển chọn những sinh viên đầy tiềm năng vào ngày
30 và 31/1/2010.
Lý do viết tin:
• Đây là hoạt động Đồn mới, đang diễn ra của Học viện.
• Đội thanh niên xung kích là đại diện cho thanh niên toàn Học
viện nên việc tuyển chọn các bạn sinh viên mới vào sẽ giúp hoạt
động của Đội thêm năng động, sôi nổi và hiệu quả.

3




Việc đưa tin về việc tuyển chọn thành viên cho Đội xung kích
là nên làm và nên cập nhật để các bạn sinh viên trong trường,
đặc biệt là các bạn K29 được biết, tham gia, hưởng ứng và theo
dõi.

Tin 4:
KHAI ẤN ĐỀN TRẦN
Đêm 27, rạng sáng 28/2 (tức đêm 14, rạng Rằm tháng Giêng), khoảng 5
vạn người đã đổ về khu di tích Đền Trần (phường Lộc Vượng, Thành phố
Nam Định) để dự lễ khai ấn. Dù lượng khách đông hơn mọi năm do vào
cuối tuần, thời tiết thuận lợi, tuy nhiên, quy mô tổ chức qui củ và cải tiến
hơn.

Mọi người chen lấn để xin được ấn thiêng do Phó Chủ Tịch Quốc hội
Huỳnh Ngọc Sơn và Phó Thủ Tướng Nguyễn Thiện Nhân trực tiếp đóng ấn
phát cho du khách. Tuy nhiên, hơn 1800 cán bộ, chiến sĩ công an, quân sự,
bảo vệ dân phố đã nỗ lực cùng các cơ quan chức năng đảm bảo an toàn trật
tự cho buổi lễ trọng thể này cho đến khi kết thúc.
Lý do viết tin:
• Khai ấn Đền Trần là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng thường niên
rất được quan tâm, mở đầu cho những hoạt động lễ hội đầu năm
mới.
• Do lượng du khách mỗi năm đông nên vấn đề an ninh trật tự rất
được các du khách chú ý vì vậy thơng tin về hoạt động khai ấn
và an ninh của buổi lễ là thơng tin hữu ích cho người đọc, người
nghe.
• Hơn nữa, năm nay có sự góp mặt của các đồng chí cán bộ cấp
cao trực tiếp đóng ấn và trao cho người dân nên tơn thêm phần
trang trọng của buổi lễ,thể hiện sự quan tâm tới vấn đề tôn giáo
của Đảng, Nhà nước với nhân dân. Vì vậy việc đưa tin này là
cần thiết và nên làm.
Tin 5:
KHAI HỘI YÊN TỬ - QUẢNG NINH
Ngày 23/2/2010 (tức ngày 10 tháng Giêng âm lịch) đã khai mạc lễ hội
chùa Yên Tử tại Quảng Ninh. Theo dự đoán, lễ hội Yên Tử sẽ đón khoảng
3 triệu lượt du khách đến tham quan.

4


Để phục vụ du khách, nhiều cơng trình lớn nhỏ đã được xây dựng và có
nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, phần nghi lễ đậm đà bản sắc dân tộc
được tổ chức đã lôi cuốn và ghi dấu ấn trong lịng du khách.

Lý do viết tin:
• Lễ hội n Tử cũng là hoạt động văn hóa, tín ngưỡng thường
niên, hơn nữa Quảng Ninh là địa điểm thu hút khách du lịch nên
những thông tin về lễ hội đầu xuân ln thu hút bạn đọc.
• Các cơng trình mới xây dựng để phục vụ lễ hội cũng làm người
đọc, người nghe quan tâm.
Tin 6:
TRAO GIẢI HỘI THI “KỂ CHUYỆN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC
HỒ CHÍ MINH”
Chiều thứ 6, 16/11/2009, tại Hội trường lớn Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã diễn ra lễ trao giải Hội thi “kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” với sự góp mặt của đơng đảo các thầy cô và các bạn sinh viên.
4h30, lễ trao giải bắt đầu. Thầy Phạm Xuân Mỹ, đại diện ban tổ chức đã
phát biểu tổng kết hội thi. Thầy nhấn mạnh những thành cơng của cuộc thi
đó là sự góp mặt của 43 báo cáo viên của 20 chi bộ với bài được chuẩn bị
công phu, chu đáo, hấp dẫn. Tuy nhiên thầy cũng chỉ ra yếu kém về chủ đề
chưa bám sát, những đề cương và sự tham gia thiếu sót của các chi bộ.
23 báo cáo viên đã được biểu dương, đã có 7 giải khuyến khích, 4 giải
ba, 3 giải nhỉ đã được trao cho các thí sinh. Giải nhất đã được trao cho báo
cáo viên Dỗn Thị Chín (khoa Triết học) và Lê Thị Khánh Ly (khoa Xây
dựng Đảng).
Lý do viết tin:
• Hội thi “kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Học
viện là hoạt động bổ ích cho sinh viên.
• Thời điểm tổ chức Hội thi là thời điểm hưởng ứng làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh nên Hội thi cũng là hoạt động
hưởng ứng phong trào này.
• Là trường Báo chí nên những hoạt động kể trên là vơ cùng cần
thiết, thông tin về Hội thi cũng là chỉ ra được những ưu điểm và
hạn chế của các chi bộ, cá nhân tham gia thi.

• Từ những thơng tin về cuộc thi đã diễn ra, Đoàn trường Học
viện sẽ có những cái nhìn mới và những thay đổi để phù hợp
hơn cho lần tổ chức sau.

5


• Việc biểu dương các cá nhân, tập thể đoạt giải cũng là thông
báo về kết quả của cuộc thi.
Tin 7:
NỮ SINH BÁO CHÍ KHẲNG ĐỊNH TÀI SẮC
Vương miện “Press Beauty 2010” của Học viện Báo chí và Tuyên
truyền đã được trao cho thí sinh Nguyễn Thị Phương Thanh lớp Truyền
hình 28A1 trong đêm 7/4/2010 với sự hân hoan, vỡ òa của người xem.
Phương Thanh đã thể hiện thành công cả 3 phần thi trong đêm chung
kết: phần thi Áo dài –Tài năng -Ứng xử và đã là đại diện tiêu biểu của nữ
sinh Báo chí năm nay.
Cơ Vũ Thúy Bình, thành viên Ban Giám khảo cho biết : “cuộc thi năm
nay được tổ chức quy mơ hơn, các thí sinh đã thể hiện mình xuất sắc, để lại
ấn tượng cho Ban Giám khảo và người xem, hy vọng từ những cuộc thi
như thế này, các bạn sẽ khẳng định mình tốt hơn, hiểu và yêu nghề báo để
rồi trở thành những nữ nhà báo hiện đại, thành công.”
Lý do viết tin:
• “Press Beauty” là cuộc thi vẻ tài đẹp tài năng nữ sinh Báo chí
của Đồn trường Học viện nhằm tìm kiếm gương mặt đại diện
cho nữ sinh Báo chí.
• Hoạt động này của Đồn trường khơng chỉ thu hút sinh viên
trong Học viện mà còn được các sinh viên của các trường Đại
học, Cao đẳng toàn thành phố quan tâm vì gương mặt, vẻ đẹp,
tri thức của các sinh viên này cũng làm đẹp thêm giới sinh viên.

Thông tin về người đoạt vương miện của Học viện là rất cần
thiết.
• Qui mơ của cuộc thi năm nay lớn hơn, có những nổ lực trong tổ
chức và tuyển chọn nên thông tin về cuộc thi sẽ đáp ứng những
kỳ vọng về chất lượng của sự đầu tư đó.
Tin 8:
TÀI NĂNG NỮ SINH BÁO CHÍ TỎA SÁNG
19h30 ngày 7/4/2010 tại Hội trường lớn Học viện Báo chí đã diễn ra
cuộc thi chung kết “Press Beauty” trong khơng khí sơi nổi, ấm cúng.
Trải qua 3 phần thi: Trang phục Áo dài –Tài năng -ứng xử, Ban Giám
khảo đã chọn ra được gương mặt xuất sắc nhất trong 10 thí sinh dự thi
6


chung kết. Đó là bạn Nguyễn Thị Phương Thanh, lớp truyền hình 28A1,
bạn đã gây ấn tượng với Ban Giám khảo ngay từ vòng đầu tiên và trong
đêm chung kết, bạn đã chiếm chọn tình cảm của người xem.
Cuộc thi diễn ra thành công và để lại nhiều ấn tượng, suy ngẫm cho
người xem. Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, thành viên Ban Giám khảo hồ hởi
nhận xét: “Các bạn thí sinh năm nay tài năng, xinh đẹp và đây là một cơ hội
để các bạn khẳng định mình, tích lũy kinh nghiệm, vốn sống để là những
phụ nữ, nhà báo hiện đại, thành công trong tương lai.”
Lý do viết tin: Như lý do của tin 7
Tin 9:
SƠ KẾT BA THÁNG HỢP TÁC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
“SĨNG TRẺ”
Sáng 13/4/2010, tại Đài Phát thanh –Truyền hình Hà Nội, lãnh đạo
khoa Phát thanh –Truyền hình, đại diện giáo viên, sinh viên Học viện Báo
chí và Tun truyền đã có buổi sơ kết 3 tháng thực hiện sản xuất chương
trình cho Đài Hà Nội với ơng Vũ Ngọc Minh, Phó Tổng giám đốc Đài

nhằm đánh giá chất lượng chương trình để triển khai những bước hợp tác
tiếp theo.
Về phía Đài Phát thanh –Truyền hình Hà Nội, ông Vũ Ngọc Minh
đánh giá: qua 13 chương trình, “Sóng trẻ” đã có chỗ đứng trong lịng thính
giả và nhận được phản hồi tích cực từ người nghe, đặc biệt là các bạn sinh
viên. Bên cạnh đó, cơ Vũ Thúy Bình, đại diện khoa Phát thanh –Truyền
hình đã chỉ ra những hạn chế trong khâu chuẩn bị tin bài, sản xuất chương
trình làm ảnh hưởng đến chất lượng chương trình.
Từ đó, hai bên thống nhất chủ đề cho các chương trình tiếp theo cùng
hướng khắc phục, hỗ trợ cho sinh viên về tài chính, thiết bị và kinh nghiệm
để nâng cao chất lượng “Sóng trẻ” hơn nữa.
Lý do viết tin:
• Hoạt động hợp tác sản xuất chương trình cho Đài Hà Nội là
hoạt động của Khoa Phát thanh –Truyền hình, có sự tham gia
của thầy cơ và sinh viên của Khoa, có ý nghĩa đến q trình
giảng dạy, thực hành, rèn nghề cho sinh viên.
• Qúa trình sản xuất và những buổi sơ kết cần được đưa tin để
Khoa, thầy cơ và các bạn sinh viên nhìn nhận và rút kinh
nghiệm cho những lần hợp tác tiếp theo.
• Tin tức về buổi sơ kết trong việc hợp tác sản xuất chương trình
sẽ mang lại kinh nghiệm, những phản hồi từ phía người nghe,
7


động lực cho các bạn sinh viên tiếp tục đóng góp bài vở và học
cách dàn dựng, sản xuất chương trình thêm chuyên nghiệp hơn.
Tin 10:
LỄ HỘI XUÂN HỒNG CHO NHỮNG YÊU THƯƠNG
7h sáng 6/3/2010, hội Xuân Hồng –sự kiện văn hóa xã hội đặc biệt được
mong chờ nhất dịp đầu Xuân mới đã diễn ra tại sân vận động Quốc gia Mỹ

Đình.
Với thơng điệp “Sẻ chia giọt máu đào –Trao niềm hy vọng”, lễ hội đã
thu hút nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên tham dự và đã có nhiều hoạt
động giải trí lý thú, xác lập những kỷ lục yêu thương như: thu gom 3060
đơn vị máu, chiếc khăn len dài 51,3 m; bức tranh kỷ niệm Đại lễ 1000 năm
Thăng Long –Hà Nội với 2779 miếng ghép từ những người tham gia hiến
máu nhân đạo.
Đại diện cho Viện huyết học –truyền máu Trung ương và hội Thanh niên
vận động hiến máu nhân đạo Hà Nội –hai đơn vị phối hợp tổ chức, PGS
.TS. Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và Truyền máu Trung
ương phát biểu: “Có thể nói, chưa có một lễ hội nào tại Việt Nam lại mang
nhiều ý nghĩa nhân văn, nhân đạo như tại lễ hội Xuân Hồng bởi ở đó tình
người được tỏa sáng và thăng hoa nhất; lễ hội Xuân Hồng ngày hôm nay
diễn ra thật ngoại mục và ấn tượng, ngoại mục vì nó rất to lớn, ấn tượng vì
nó rất đẹp, thấm đẫm lịng nhân ái và trách nhiệm với cộng đồng.”
Lý do viết tin:
• Lễ hội Xuân Hồng là hoạt động lớn, qui mô; nơi để những
người dân có thể hiến máu tình nguyện để giúp đỡ những người
bệnh đang cần máu.
• Lễ hội mang tính nhân văn sâu sắc, một hoạt động ý nghĩa kỷ
niệm 1000 năm Thăng Long –Hà Nội.
• Vì những giá trị vật chất, tinh thần lễ hội mang lại nên việc
thông tin là vơ cùng cần thiết.
• Những thơng tin về lễ hội góp phần đưa hoạt động này đến gần
hơn với công chúng, để đông đảo thêm lực lượng người tình
nguyện hiến máu , tơn vinh giá trị nhân văn cao đẹp của lễ hội.
• Thơng tin về kết quả của lễ hội đem lại niềm vui cho chính Ban
tổ chức cũng như những người tham gia lễ hội, là niềm khích lệ
tinh thần cho tất cả những người có mặt, tham gia ngày lễ này.


8


Phần 1: Lý thuyết

Tiểu luận
Môn: Tin Phát thanh
ĐẶC ĐIỂM, MỨC ĐỘ, HOÀN CẢNH SỬ DỤNG; ĐIỂM
MẠNH VÀ HẠN CHẾ CỦA TIN CĨ CẤU TRÚC HÌNH
THÁP XI

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Vũ Thúy Bình
Họ và tên sinh viên: Lê Thị Hải Yến
Lớp: Phát thanh K29

Hà Nội ngày 25 tháng 6 năm 2010
9


MỤC LỤC
Phần 1: Đặt vấn đề
1.1: Tầm quan trọng của tin trên báo.
1.1.1: Vài nét lịch sử.
1.1.2: Tầm quan trọng của tin trong đời sống xã hội và trong hệ thống
các thể loại báo chí.
1.2: Tin trên báo chí.
1.2.1: Các dạng tin và mơ hình cấu trúc.
1.2.2: Giới thiệu nội dung chính của bài tiểu luận:
Tìm hiểu về tin có cấu trúc hình tháp xi.
Phần 2: Nội dung

2.1: “Cấu trúc hình tháp xi” là gì?
2.2: Đặc điểm, mức độ, hồn cảnh sử dụng cấu trúc hình tháp xi.
2.3: Điểm mạnh và hạn chế của tin có cấu trúc hình tháp xi.
2.4: So sánh cấu trúc viết tin hình tháp xi với các mơ hình cấu trúc tin
hiện đại, thực tế về việc sử dụng các mơ hình cấu trúc tin trên báo hiện nay.
Phần 3: Kết luận
Tài liệu tham khảo

10


Phần 1: Đặt vấn đề
1.1: Tầm quan trọng của tin trên báo
1.1.1: Vài nét lịch sử
Từ trước khi có báo chí, trong cuộc sống đã tồn tại tin tức với sự kiện,
hiện tượng, tình huống mới xảy ra hoặc mới xuất hiện, được chuyển tải
dưới hình thức như khói lửa hay tiếng tù và, chiêng, trống, mõ, thanh
la...Sự xuất hiện của báo chí để đáp ứng nhu cầu thơng tin của con người
hiện đại và tin đã trở thành một trong những thể loại cơ bản, thông dụng
nhất, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống các thể loại báo chí. Nó phản
ánh nhanh về những sự kiện thời sự có ý nghĩa trong đời sống với ngơn ngữ
cơ đọng, ngắn gọn, trực tiếp và dễ hiểu…
So với các thể loại báo chí khác, tin là thể loại xuất hiện sớm nhất, đồng
thời với sự xuất hiện của báo chí (cuối thế ký XVI). Sự xuất hiện của tin
gắn liền với nhu cầu nhận thức về cái mới của con người, giúp con người
hiểu biết về thế giới mà họ đang sống và thơng qua đó, giúp họ hành động
phù hợp với những lợi ích và sự tồn tại của chính bản thân họ.
Khái niệm “tin” được hiểu như một thể loại báo chí, gắn liền với sự ra đời
và phát triển của báo chí. So với tất cả các thể loại khác, tin là thể loại phổ
biến nhất, năng động nhất và thể hiện rõ nhất sự nhạy bén, tính xác thực

của báo chí trong việc phản ánh một hiện thực luôn vận động, biến đổi.
Qua hơn 4 thế kỷ phát triển, thể loại tin đã có những biến đổi cả về nội
dung và hình thức. Theo sự vận động, phát triển của thời gian, nhận thức
của con người cũng phát triển. Nhu cầu về thông tin cũng trở nên phong
phú, gắt gao hơn. Bởi thế, sự thể hiện tin tức cũng trở lên sáng tạo, đổi mới
đa dạng, phong phú hơn.
Mỗi quốc gia, mỗi vùng đất, mỗi con người đều có đặc điểm, ưu thế và
thuộc những nền văn hóa, chính trị khác nhau. Vì vậy quan điểm, cách tiếp
nhận, xử lý thông tin ở mỗi nơi, mỗi người là khác nhau. Bởi thế, cách
truyền đạt, thể hiện thông tin qua tin tức của các cơ quan báo chí ở các
quốc gia cũng khác nhau. Các quốc gia khác nhau và từng loại hình báo chí
khác nhau sử dụng thể loại tin theo những yêu cầu về mục đích riêng, tạo
sự phù hợp với cơng chúng tiếp nhận và thực hiện chức năng, tơn chỉ, mục
đích của từng nền báo chí, từng loại hình báo chí.
11


1.1.2: Tầm quan trọng của tin trong đời sống xã hội và trong hệ thống
các thể loại báo chí
Trong thời đại chúng ta, báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến, tác
động từng ngày, từng giờ vào xã hội, quan hệ tới từng địa phương, tổ chức,
từng thành viên của xã hội.
Trước hết, báo chí ra đời và phát triển do nhu cầu khách quan của xã hội
về thông tin –giao tiếp. Vấn đề thông tin –giao tiếp xuất hiện ngay trong
q trình hình thành xã hội lồi người. Đó là điều kiện để tạo nên những
mối quan hệ xã hội giữa người với người. Thiếu thông tin –giao tiếp, con
người và xã hội lồi người khơng thể hình thành và phát triển.
Có nhiều khái niệm về tin nhưng khi nói đến tin (hay tin tức) báo chí, có
thể hiểu theo hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là những thông điệp về các sự kiện,
hiện tượng trong đời sống hiện thực chứa đựng trong các sản phẩm báo chí

(tờ báo, bản tin, chương trình phát thanh –truyền hình). Nghĩa thứ hai của
thuật ngữ này là nói đến một thể loại báo chí. Theo nghĩa này, tin là một thể
loại thơng dụng nhất trong báo chí. Nó phản ánh nhanh những sự kiện thời
sự có ý nghĩa trong đời sống xã hội với ngôn ngữ cô đọng, ngắn gọn, trực
tiếp và dễ hiểu. Và đi liền với sự vận động, phát triển của xã hội, nhu cầu
thông tin –giao tiếp của người đọc, người nghe ngày càng tăng về số lượng
và chất lượng. Nhịp sống hiện đại, đòi hỏi con người lựa chọn hình thức
thơng tin nhanh gọn, trực tiếp, dễ hiểu, dễ nhớ…sao cho với một lượng thời
gian vật chất nhỏ nhất có thể tiếp thu được một lượng thông tin lớn nhất.
Đây là những yêu cầu bức thiết thể hiện năng lực, thế mạnh của tin.
Tin có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới chứ khơng có nhiệm vụ đi sâu
vào giải quyết các vấn đề mặc dù xét cho cùng thì một sự kiện bao giờ cũng
tốt ra một vấn đề nào đó và ngược lại, một vấn đề chỉ có thể được hình
thành trên cơ sở các sự việc, sự kiện. Nói đến tin là nói đến sự kiện. Sự
kiện là đối tượng nhận thức, phản ánh của thể loại tin, đồng thời là nội
dung của tin. Tuy nhiên, không phải mọi sự kiện đều trở thành đối tượng
phản ánh của tin. Tin báo chí quan tâm đến sự kiện thời sự cấp bách.
Theo qui luật tâm lý nói chung, đứng trước một sự kiện, hiện tượng nào
đó, nhu cầu hiểu biết của con người thường từ đơn giản đến phức tạp, từ
quy mơ hình thức đến các mối quan hệ nội dung bên trong. Nhu cầu hiểu
biết ấy có thể biểu đạt thành một chuỗi các câu hỏi mà người làm thông tin
luôn cố gắng trả lời nhanh, rõ ràng, đầy đủ.

12


Lịch sử báo chí đã chứng minh: Sự xuất hiện của báo chí đã đáp ứng nhu
cầu thơng tin của con người hiện đại và tin đã trở thành một trong những
thể loại cơ bản, thông dụng nhất, giữ vai trị quan trọng trong hệ thống các
thể loại báo chí.

1.2: Tin trên báo chí
1.2.1: Các dạng tin và mơ hình cấu trúc.
Trong những chức năng của báo chí thì chức năng thơng tin đóng vai trị
quan trọng hơn cả. Sức mạnh của báo chí có được là do ý nghĩa thơng tin
mà báo chí đem lại trong đời sống xã hội hiện đại. Khai thác được thông tin
và biết cách thể hiện, xử lý thơng tin sẽ có ý nghĩa quyết định đến sự thành
công của những bài báo, tạo tên tuổi, uy tín cho tờ báo.
Có nhiều dạng thức, thể loại để báo chí có thể truyền thơng tin đến người
đọc. Căn cứ vào các tiêu chí: nội dung, mục đích, phương pháp phản ánh
có thể chia thể loại tin thành các dạng cơ bản, phổ biến như: tin vắn, tin
ngắn, tin thuật và tin tổng hợp. Với mỗi sự kiện, hiện tượng; phóng viên,
nhà báo, cộng tác viên…có thể chọn lựa cho mình thể loại, dạng tin giúp
truyền tải thông tin hiệu quả nhất đến người đọc, người nghe. Và việc lựa
chọn mơ hình cấu trúc cho các dạng tin ấy tùy thuộc vào các yếu tố:
-

Tính chất mức độ, tầm quan trọng của sự kiện.
Tầm quan trọng của các chi tiết tạo nên sự kiện.
Quan điểm của người đưa tin.
Mong đợi của công chúng cũng như tâm lý tiếp nhận của họ.

Việc lựa chọn dạng và mô hình của tin phải được đặt trên cơ sở của việc
xác định đúng chi tiết quan trọng nhất của sự kiện. Chi tiết quan trọng nhất
phải ở vị trí có tính chất then chốt trong tồn bộ những chi tiết, dữ kiện và
nó phải chỉ ra khía cạnh căn bản nhất của sự kiện. Việc xác định chi tiết
quan trọng nhất để nhấn mạnh nó cịn phụ thuộc vào thái độ chính trị, vốn
văn hóa và quyền lợi của bản thân người viết.
Tất cả các mơ hình đều nhằm vào phục vụ tốt nhất nhu cầu và thị hiếu
tiếp nhận của người đọc, người nghe trong hoàn cảnh cụ thể. Tất cả sự thể
hiện đó đã góp phần tạo ra sự phong phú, đa dạng của thể loại tin, truyền

tải thơng tin trên báo chí.
Người ta có thể viết tin, bài theo các mơ hình. Đây chính là một trong
những điểm rất khác biệt giữa báo và viết văn. Có thể liệt kê một số mơ
hình cấu trúc tin như: mơ hình tháp xi, mơ hình tháp ngược, mơ hình
đồng hồ cát, mơ hình kim cương, mơ hình chữ nhật, …
13


Một tác phẩm báo chí có thể chỉ được viết theo một trong những mơ hình
nêu trên nhưng cũng có thể vận dụng kết hợp các mơ hình trong một sự
thống nhất riêng biệt nào đó. Mơ hình có thể được sử dụng độc lập nhưng
cũng có thể được sử dụng trong sự kết hợp với nhau một cách linh hoạt.
Như vậy, các mơ hình nêu trên chỉ là những mơ hình cơ bản mà người viết
báo có thể khai thác sử dụng.
Ngồi những mơ hình nêu trên, một số cách viết theo những mơ hình
khác như: hình “trứng ngỗng”, hình “bình đựng nước”, hình “con cá”, hình
“vịng trịn khép kín”…
Việc viết tác phẩm báo chí theo mơ hình mới chỉ là một trong những thao
tác đầu tiên. Những tác phẩm hay thường khơng chịu gị bó theo khn
mẫu có sẵn.
1.2.2. Giới thiệu nội dung chính bài tiểu luận: Tìm hiểu về tin có cấu
trúc hình tháp xi.
Bất cứ một tác phẩm báo chí nào, bao gồm cả tin đều phải trả lời được
những câu hỏi liên quan đến sự kiện, sự việc, vấn đề, con người, hoàn cảnh
mà người viết muốn truyền đạt và công chúng muốn biết. 1 tin đúng là tin
hình thành theo cơng thức 5W+H và tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
Công thức 5W hay 5W+H chỉ tương đối, sự sáng tạo của người viết
là quan trọng, tức là trả lời những câu hỏi trên không nên cứng nhắc, rập
khuôn, mà phải linh hoạt, chủ động, tùy thuộc vào mức độ giá trị sự kiện.
Một tin báo chí được coi là đúng khi trả lời được từ 4W trở lên (who,

what, when, where) và có thể them yếu tố how khi cần.
-

Riêng trường hợp who phải tn thủ các ngun tắc sau:





Ai có chức vụ cao nhất, đứng trước.
Ai có lien quan nhất, đứng trước.
Ngang nhau, xếp theo A, B, C…
Đối ngoại và quốc tế, tiền chủ hậu khách.

Từ những tiêu chí viết tin đúng, kết hợp với các nguyên tắc, cách thức
sắp xếp thông tin tạo ra những sáng tạo trong việc viết tin, cụ thể là trong
việc tạo mơ hình cấu trúc cho tin.
Muốn cho thơng tin của một tác phẩm có giá trị cao và mang lại kết quả
như mong muốn thì việc đạt được cả 3 yêu cầu về tính độc đáo, đại chúng,
14


và tính hợp thời là điều kiện quy định. Trong đó, tính độc đáo và hợp thời
là quan trọng nhất. Thông tin của tác phẩm sẽ mất giá trị nếu bỏ qua một
trong hai u cầu này. Vì thế nó đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo từ người viết.
Và việc tìm hiểu các cấu trúc tin khơng ngồi mục tiêu đáp ứng nhu cầu về
tính độc dáo, hợp thời ấy.
Cấu trúc thông tin là vấn đề cụ thể của cách bố trí, sắp xếp của một tác
phẩm nhất định. Nó liên quan đến ý định của nhà báo khi muốn phát đi
những thơng tin theo thứ tự nào đó để tác phẩm có hiệu quả cao nhất.

Cơ sở để hình thành cấu trúc một tác phẩm là tính thực tiễn, nghĩa là bằng
cách nào để tác phẩm tác động nhiều nhất đến công chúng. Việc phát đi
những thông tin nào và với mục đích nào cần căn cứ vào khả năng và nhu
cầu thực tế của công chúng. Làm sao để họ có thể tiếp nhận thơng tin đầy
đủ và xử lý chủ động, sáng tạo. Việc lựa chọn thơng tin có giá trị là u cầu
tối thượng của báo chí nhưng tạo ra một cấu trúc hợp lý cũng không kém
phần quan trọng. Cả hai yếu tố này đều phục vụ cho mục đích là thơng tin
khơng chỉ “nhập vào” mà còn “hoạt động” trong đầu độc giả, khán giả,
thính giả. Những thơng tin có chất lượng cao sẽ được công chúng tiếp nhận
và trong sự “xô đẩy” với những cái nhận thức từ trước, sẽ có khả năng tăng
cường sự hiểu biết và hình thành những quan điểm cần thiết.
Khi một tác phẩm báo chí được thực hiện tốt về nội dung và hợp lý về cấu
trúc thì tác phẩm đó có thể chỉ chứa đựng những thông tin phản ánh (mô tả)
nhưng trong sự cọ sát với những thơng tin đã có trước đó, có thể sẽ khai
thác được những yếu tố khác như giá trị hoặc tiêu chuẩn.
Từ sự quan trọng của việc lựa chọn các mơ hình cấu trúc cho tin và do
tính phân hóa của đề tài nên trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ tìm hiểu về
mơ hình “hình tháp xi”. Đây là một cấu trúc truyền thống, đơn giản và là
khởi nguồn cho những cấu trúc tin hiện đại.
Dựa trên sự tìm hiểu về đặc điểm, mức độ, hồn cảnh sử dụng; điểm mạnh
và hạn chế của tin có cấu trúc hình tháp xi, chúng ta sẽ có cách hiểu và
sự lựa chọn phù hợp những cấu trúc tin khác nhau cho các bài viết.
Xuất phát từ nhu cầu của người đọc, người nghe hiện đại, và việc tìm
hiểu những ưu điểm, hạn chế của các cấu trúc tin, chúng ta sẽ biết cách sắp
xếp thông tin cho hấp dẫn, thu hút, đơn giản mà dễ được tiếp nhận nhất. Đó
là sự khắc phục, sáng tạo trong q trình thể hiện tin tức, bắt đầu cho hàng
loạt những mơ hình cấu trúc tin mới mẻ, linh hoạt về sau và cũng là thành
cơng trong q trình tìm hiểu, trau dồi để rèn luyện kỹ năng viết tin.
Phần 2: Nội dung
15



2.1: “Cấu trúc hình tháp xi” là gì?
Với cấu trúc hình tháp xi, các chi tiết trong tin được tổ chức theo trật tự
tầm quan trọng tăng dần. Thông tin về bối cảnh sẽ được nêu đầu tiên, tiếp
đến những thông tin quan hệ trực tiếp tới kết quả của sự kiện và phần cuối
cùng là thông tin bản chất, quan trọng nhất.
Ví dụ 1:
“Bác Trần Văn Quốc (49 tuổi) là kiện tướng diệt chuột của xã Đình Chu,
huyện Lập Thạch.
Năm 1998, xã Đình Chu diệt được hơn 7 ngàn con chuột. Riêng bác
Quốc diệt được 2 ngàn con.
Bác Quốc diệt chuột bằng phương pháp bẫy thủ cơng. Gia đình bác có
gần 100 cái cạm bẫy chuột. Một ngày, bác đặt bẫy hai lần. Lần đầu đặt từ
chiều. Đến 9 giờ tối đi thu bẫy và đặt bẫy lần hai. Mờ sáng hôm sau lại đi
thu bẫy. Mỗi ngày như vậy, bác thu được từ 3 đến 5 kg chuột.
Số chuột bắt được, bác Quốc chặt lấy đuôi nộp cho xã để ghi thành tích.
Cịn thân chuột, bác chế biến làm thức ăn cho lợn. Năm 1998, gia đình bác
Quốc thu gần 5 triệu đồng tiền bán lợn.”
( Tin ngày 10.4.1999 –Đài Phát thanh –Truyền hình Vĩnh Phúc)
Ví dụ 2:
“Bạn Trần Văn Hinh là học sinh nghèo vượt khó vươn lên và là tấm
gương tiêu biểu của xã Nghĩa Sơn, Nghĩa Hưng, Nam Định.
Mười hai năm học bạn luôn là học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Những
năm học tại khoa Chất lượng cao của Đại học Xây dựng, bạn luôn là sinh
viên giỏi với số điểm tổng kết trên tám phẩy và năm thứ ba, bạn đã thực
hiện được mơ ước du học của mình tại Đại học É cole des Ponts Paris
Tech với học bổng toàn phần.
Ngày 18/6 vừa qua, bạn đã nhận tấm bằng tốt nghiệp của Đại học É cole
des Ponts Paris Tech. Đây là thành quả xứng đáng cho nghị lực, quyết tâm

bền bỉ vượt lên hồn cảnh khó khăn của bạn. Bạn cho biết sẽ phấn đấu hơn
nữa để có thể giúp đỡ được những người con hiếu học có điều kiện học
tập và cùng góp sức vì sự phát triển của q hương, đất nước.”
16


Ví dụ 3:
“Chiều thứ sáu ngày 16/11/2009, tại Hội trường lớn Học viện Báo chí và
tuyên truyền đã diễn ra lễ trao giải hội thi “kể chuyện về tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh” với sự góp mặt của đơng đảo các thầy cô và các bạn
sinh viên.
4h30, lễ trao giải bắt đầu. Thầy Phạm Xuân Mỹ, đại diện Ban tổ chức đã
phát biểu tổng kết hội thi. Thầy nhấn mạnh những thành cơng của cuộc thi
đó là sự góp mặt của 43 báo cáo viên của 20 chi bộ với bài được chuẩn bị
công phu, chu đáo, hấp dẫn. Tuy nhiên, thầy cũng chỉ ra yếu kém về chủ đề
chưa bám sát, những đề cương và sự tham gia thiếu sót của các chị bộ.
23 báo cáo viên đã được biểu dương; đã có 7 giải khuyến khích, 4 giải
ba, 3 giải nhì đã được trao cho các thí sinh. Giải nhất đã được trao cho
báo cáo viên Doãn Thị Chín (khoa Triết học) và Lê Thị Khánh L (khoa Xây
Dựng Đảng).”
Mơ hình cấu trúc hình tháp xi được mơ tả như sau:


Chi tiết đáng chú ý



Chi tiết liên quan đến sự kiện




Chi tiết quan hệ trực tiếp với sự kiện



Chi tiết quan trọng nhất.

2.2: Đặc điểm, mức độ, hồn cảnh sử dụng cấu trúc tin hình tháp xi.
Mơ hình tháp xi là một trong những mơ hình rất phổ biến trong những
thời kỳ trước. Đây là cách viết truyền thống, đơn giản, như cách viết của
một bài văn thơng thường.
Ví dụ 1:
“Sáng 6/3/2010 đã diễn ra hội Xn Hồng –sự kiện văn hóa xã hội đặc
biệt được mong chờ nhất dịp đầu Xuân mới.
Với thông điệp: “sẻ chia giọt máu đào – trao niềm hy vọng”, lễ hội đã
thu hút nhiều bạn trẻ, đặc biệt là sinh viên tham dự tại sân động Quốc gia
Mỹ Đình. Đã có nhiều hoạt động giải trí lý thú, xác lập những kỷ lục yêu
17


thương như: thu gom 3060 đơn vị máu, chiếc khăn len dài 51,3 m; bức
tranh kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long –Hà Nội với 2779 miếng ghép
từ những người tham gia hiến máu nhân đạo…
Lễ hội đã diễn ra ngoại mục nhất từ trước đến nay từ quy mô tổ chức đến
kết quả thu được. Lễ hội Xuân hồng kết thúc, với số lượng người tham
gia lên tới 6.200 người và thu được 3.060 đơn vị máu, vượt chỉ tiêu so với
dự kiến ban đầu (3.000 đơn vị máu). Đây thực sự là ngày hội của tình
yêu thương, lịng nhân ái, tơn vinh nghĩa cử cao đẹp đối với cộng đồng.”
( Tin về Ngày hội Xuân Hồng, 6/3/2010)
Tin nói trên có bố cục giống một bài văn thơng thường, đó là 3 phần: mở

đầu, thân bài và kết luận. Trong các chi tiết, thông tin đã đưa ra, vấn đề
được quan tâm và dễ nhớ hơn cả đó là về số đơn vị máu thu được sau ngày
hội, số người tham gia ngày hội. Và thông tin về sự vượt chỉ tiêu so với dự
kiến ban đầu lại tin lắng đọng lại trong lòng người đọc, người nghe sau
những thông tin liên quan về ngày hội. Tất cả đã làm tơn vinh ý nghĩa của
ngày hội đó là tình yêu thương, nhân ái, vì cộng đồng.
Hình biểu hiện của mơ hình giống như một hình tháp với chân đế chắc
chắn, cho thấy thứ tự: mở đầu tác phẩm là những chi tiết phụ, không quan
trọng. Mức độ quan trọng và tính hấp dẫn của các chi tiết, dữ kiện tăng dần
lên và có sức nặng nhất ở phần kết, tạo cái kết ấn tượng.
Ví dụ 2:
“Press Beauty – Tài sắc nữ sinh Báo chí 2010” là cuộc thi lần đầu tiên
do Liên chi Báo chí và Liên chi Phát thanh truyền hình phối hợp tổ chức.
Cuộc thi được sự chỉ đạo trực tiếp từ Đoàn TNCS HCM Học viện Báo chí
và tuyên truyền, Ban chủ nhiệm khoa Báo chí và Ban chủ nhiệm khoa Phát
thanh - Truyền hình.
Cuộc thi đã trải qua vòng chọn hồ sơ, vòng sơ khảo: thi tài năng và
hùng biện, hoạt động tiền chung kết: dành cho 10 thí sinh xuất sắc, có sự
giúp đỡ của các bạn nam đồng hành; Miss Thể Thao, Miss Thân Thiện.
19h30 ngày 7/4/2010, tại Hội trường lớn Học viện Báo chí và tuyên
truyền đã diễn ra cuộc thi chung kết “Press Beauty” trong khơng khí sơi
nổi, ấm cúng.
Qua 3 phần thi: trang phục Aó dài –Tài năng -Ứng xử, Ban giám khảo
đã chọn ra gương mặt xuất sắc nhất trong 10 thí sinh dự thi vịng chung
kết. Đó là bạn Nguyễn Thị Phương Thanh, lớp Truyền hình 28A1. Bạn
18


đã là chủ vương miện năm nay, là gương mặt nữ sinh tiêu biểu của sinh
viên Báo chí.”

Thơng tin quan trọng nhất của tin này đó là: trong đêm chung kết, bạn
Nguyễn Thị Phương Thanh là chủ nhân vương miện “Press Beauty –Tài
sắc nữ sinh Báo chí 2010”. Đây là cái chân đế vững chắc. Các thông tin ở
phần đầu có thể lược bỏ vì nó khơng quan trọng với người đọc, người nghe.
Khi bỏ đi, chúng không làm ảnh hưởng đến phần chân đế của tin; giúp
thơng tin có tính cập nhật, ngắn gọn và dễ tiếp nhận hơn.
Thời kỳ trước, đặc biệt là giai đoạn đầu, chưa cập nhật, phát triển của báo
chí; khi việc chuyển tải tin tức vẫn cịn những khó khăn, điều kiện tiếp
nhận, xử lý thơng tin cịn hạn chế, mơ hình này được sử dụng phổ biến trên
báo chí ở các dạng khác nhau ví dụ dạng bài phản ánh nhân vật, hiện tượng
hay dạng bài suy ngẫm, tin sâu, phóng sự,…Đây được coi là mơ hình cổ
điển, truyền thống và vẫn được áp dụng chủ yếu tại Việt Nam.
Trong hoàn cảnh bùng nổ thông tin và yêu cầu về sự nhanh nhạy, tức
thời của tin tức hiện nay; cùng với sự trao đổi thông tin, chuyển giao công
nghệ, kỹ thuật làm báo với nước ngồi, mơ hình này ít được sử dụng và
dường như khơng được ưa chuộng. Thay vào đó là những mơ hình mới,
chúng bổ sung ưu điểm và khắc phục hạn chế của mơ hình tháp xi, tạo sự
thay đổi về cách truyền đạt cũng như tiếp cận tin tức của cơng chúng và tỏ
ra có ưu thế nhất định.
2.3: Điểm mạnh và hạn chế của tin có cấu trúc hình tháp xi.
Tìm hiểu những điểm mạnh và hạn chế của tin có cấu trúc hình tháp xi
sẽ lý giải được những xu hướng chọn lựa mơ hình cấu trúc tin hiện đại của
các nhà báo, phóng viên và hiểu hơn tâm lý người đọc người nghe –những
đối tượng trực tiếp tiếp nhận và xử lý thông tin.
Trước tiên là những điểm mạnh của cấu trúc hình tháp xi:
• Sự hấp dẫn ngày càng tăng ở cuối tin, người đọc chỉ cần đọc phần
cuối là nắm được thông tin chính.
• Mơ hình này giúp người đọc có thể nắm được nhiều hơn q trình,
diễn biến của thơng tin bởi vì thơng tin về bối cảnh sẽ được nêu lên
đầu tiên, tiếp đến là những thông tin quan hệ, liên quan trực tiếp đến

kết quả của sự kiện; phần cuối mới là thông tin bản chất, quan trọng
nhất.

19


Nhưng ngay trong điểm mạnh của cấu trúc hình tháp xi lại xuất hiện
những hạn chế của cấu trúc này.
• Chính bởi vì những thơng tin quan trọng của tin nằm ở cuối tác phẩm
nên sẽ gây khó khăn cho những người đọc, người nghe. Đặc biệt là
đối với thính giả báo phát thanh thì việc chờ nghe đến thơng tin quan
trọng sẽ gây tâm lý đợi chờ, nhàm chán, làm khó cho việc tiếp nhận,
xử lý thơng tin. Cịn đối với bạn đọc thì có thể làm chủ trang báo,
lướt đến phần cuối tác phẩm, tuy nhiên cũng có ảnh hưởng đến thời
gian. Cuộc sống ngày này hiện đại, vận động nhanh, trình độ nhận
thức, xử lý của con người cũng nhạy bén, sắc sảo và gắt gao hơn.
Đôi khi họ cũng chỉ lướt qua tít của bài viết chứ khơng có thời gian
và kiên nhẫn để đọc hết tồn bộ tác phẩm. Vì vậy tính tức thời, hấp
dẫn, nhanh gọn và đơn giản ln là những tiêu chí cần được đặt lên
hàng đầu.
• Trong các chương trình phát thanh –truyền hình, cấu trúc tháp xi
của các tin bài sẽ gây khó khăn cho việc cắt những đoạn chương
trình để bổ sung những thơng tin mới, quan trọng.
• Tiếp đến, đặc biệt trong phát thanh, giữa hai chương trình phát thanh
có những khoảng trống khó xác định chính xác, mà các biên tập viên,
phát thanh viên có tốc độ nói khơng hồn tồn giống nhau cho nên
cấu trúc này rất khó cho những người điều chỉnh thời lượng một cách
chính xác.
Theo cuốn “ Cẩm nang viết tin” của Peter Eng và Jeff Hodson thì cần
phải làm sao để người nghe hiểu được đầy đủ câu chuyện ngay từ lần đầu

nghe. Chỉ chọn những thông tin thông tin quan trọng từ tài liệu, một cuộc
họp báo hay lấy chủ đề chính từ những sự kiện phức tạp. Trình bày thơng
tin chính hay chủ đề chính này trong một hoặc hai câu của bài. Làm như
vậy thì thính giả sẽ hiểu ngay lý do vì câu chuyện quan trọng hoặc thú vị và
họ sẽ tiếp tục nghe.
Tất cả xuất phát từ thực tế về nhu cầu, cách hưởng thụ, tìm kiếm và tiếp
nhận thông tin của con người. Nhịp sống năng động, hối hả địi hỏi con
người lựa chọn thơng tin nhanh gọn, trực tiếp, dễ hiểu, dễ nhớ…thời gian
nghe đọc ít nhất nhưng thu được nhiều thông tin nhất. Chính vì vậy nên cấu
trúc hình tháp xi dần khơng phù hợp với cách đưa tin hiện đại với thời
lượng ngắn mà thông tin vô cùng đa dạng, cập nhật. Bởi thế, những nhà
báo, phóng viên, biên tập viên đã có những sáng tạo để cải thiện kỹ năng
20


đưa tin, phù hợp nhu cầu, thị hiếu của người đọc, người nghe. So sánh và
đánh giá về các mô hình cấu trúc tin mới với cấu trúc hình tháp xuôi sẽ cho
ta thấy sự khác biệt và những ưu điểm, hạn chế sâu sắc hơn.
2.4: So sánh cấu trúc viết tin hình tháp xi với các mơ hình cấu trúc
tin hiện đại, thực tế về việc sử dụng các mơ hình cấu trúc tin trên báo
hiện nay.
Như đã trình bày ở phần 1, có rất nhiều mơ hình cấu trúc để trình bày một
tin tức. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa báo chí và viết văn.
Có thể liệt kê một số mơ hình cấu trúc tin như: mơ hình tháp xi, mơ
hình tháp ngược, mơ hình đồng hồ cát, mơ hình kim cương, mơ hình chữ
nhật, …
Một tác phẩm báo chí có thể chỉ được viết theo một trong những mơ hình
nêu trên nhưng cũng có thể vận dụng kết hợp các mơ hình trong một sự
thống nhất riêng biệt nào đó. Mơ hình có thể được sử dụng độc lập nhưng
cũng có thể được sử dụng trong sự kết hợp với nhau một cách linh hoạt.

Như vậy, các mơ hình nêu trên chỉ là những mơ hình cơ bản mà người viết
báo có thể khai thác sử dụng.
Ngồi những mơ hình nêu trên, một số cách viết theo những mơ hình
khác như: hình “trứng ngỗng”, hình “bình đựng nước”, hình “con cá”, hình
“vịng trịn khép kín”, “hình xốy ốc”,…
Tất cả đều nhằm đạt được mục tiêu đưa thông tin đến công chúng một
cách tức thời, nóng hổi và giúp người đọc, người nghe dễ dàng tiếp nhận
nhất. Ngoài ra, sự thể hiện sáng tạo và thực tế những thơng tin cũng góp
phần làm tờ báo, chương trình thêm đắt giá, được chú ý dõi theo thường
nhật.
Việc viết tác phẩm báo chí theo mơ hình mới chỉ là một trong những thao
tác đầu tiên. Những tác phẩm hay thường khơng chịu gị bó theo khn
mẫu có sẵn.
Dưới đây là một số mơ hình cấu trúc tin thường được sử dụng hơn. Từ
những đặc điểm, ưu điểm, hạn chế của chúng, soi vào cấu trúc tin hình tháp
xi sẽ cho ta những đánh giá, cái nhìn chính xác hơn về cấu trúc hình tháp
xi.
1) Mơ hình hình tháp ngược:
21


Trong tin thường khi kết thúc sự việc lại là mở đầu của tin. Có nghĩa là ví
dụ, nếu cuộc tranh luận của Liên hợp quốc diễn ra với những bài diễn văn
trong hai ngày và kết thúc bằng một cuộc bỏ phiếu vào ngày thứ ba thì kết
quả của cuộc bỏ phiếu sẽ là phần mở đầu của tin. Bởi vậy, cấu trúc của tin
có 2 yếu tố cơ bản: Phần mào đầu và thân tin. Những điều quan trọng nhất
của tin được đề cập trong phần mào đầu, những chi tiết kém quan trọng hơn
cùng tài liệu minh họa và các tài liệu khác tạo thành thân tin. Chính trong
thân tin, những điều quan trọng hơn sẽ được nêu ra ở phần đầu tiên. Vì vậy,
cấu trúc của tin là hình tháp ngược; là ngược lại hồn tồn của mơ hình cấu

trúc hình tháp xi.
Cấu trúc hình tháp ngược có những lợi thế riêng. Trước hết, nó cho phép
biên tập viên chương trình dễ dàng cắt những đoạn chương trình để bổ sung
những tin mới, quan trọng. Thứ hai, giữa các chương trình có các khoảng
trống khó xác định. Cho nên cấu trúc này giúp người thực hiện, biên tập
điều chỉnh nhanh, chính xác hơn.
Mơ hình này được mơ tả như sau:





Chi tiết quan trọng nhất
Chi tiết có liên quan trực tiếp
Chi tiết quan trọng hơn
Chi tiết tạo bối cảnh.

Hoặc một cách mơ tả khác:
• Chi tiết quan trọng nhất
• Chi tiết quan trọng
• Chi tiết ít quan trọng
• Bối cảnh.
So sáng mơ hình cấu trúc hình tháp xi và mơ hình hình tháp ngược qua
ví dụ, ta dễ dàng nhận thấy sự khác nhau.
Lấy lại ví dụ đã nêu của mơ hình cấu trúc hình tháp xi ở trên:
“Bác Trần Văn Quốc (49 tuổi) là kiện tướng diệt chuột của xã Đình
Chu, huyện Lập Thạch.
Năm 1998, xã Đình Chu diệt được hơn 7 ngàn con chuột. Riêng bác
Quốc diệt được 2 ngàn con.
22



Bác Quốc diệt chuột bằng phương pháp bẫy thủ công. Gia đình bác có
gần 100 cái cạm bẫy chuột. Một ngày, bác đặt bẫy hai lần. Lần đầu đặt từ
chiều. Đến 9 giờ tối đi thu bẫy và đặt bẫy lần hai. Mờ sáng hôm sau lại đi
thu bẫy. Mỗi ngày như vậy, bác thu được từ 3 đến 5 kg chuột.
Số chuột bắt được, bác Quốc chặt lấy đuôi nộp cho xã để ghi thành tích.
Cịn thân chuột, bác chế biến làm thức ăn cho lợn. Năm 1998, gia đình bác
Quốc thu gần 5 triệu đồng tiền bán lợn.”
( Tin ngày 10.4.1999 –Đài Phát thanh –Truyền hình Vĩnh
Phúc)
Và đây là cách viết theo mơ hình tháp ngược từ tin trên:
“Năm 1998, gia đình bác Trần Văn Quốc đã thu được gần 5 triệu đồng
tiền bán lợn cùng danh hiệu kiện tướng diệt chuột của xã Đình Chu, huyện
Lập Thạch.
Chỉ bằng phương pháp bẫy thủ công với gần 100 cạm bẫy chuột, một
ngày bác bẫy hai lần là chiều và 9h tối nhưng bác đã diệt được 2 ngàn con
chuột trên tổng số 7 ngàn con của cả xã.
Đây vừa là thành tích bác đem lại cho xã, vừa là lợi ích bác đem lại cho
gia đình bằng cách sử dụng thân chuột làm thức ăn cho đàn lợn nhà.”
Rõ ràng, tin viết theo mơ hình hình tháp ngược dễ nắm bắt và ngắn gọn
hơn tin theo hình tháp xi mặc dù cùng nội dung thông tin. Đây là sự cải
biến tích cực, đem lại lợi ích tiếp nhận cho cơng chúng.
2) Mơ hình cái thang:
Khi các chi tiết trong một tin có giá trị ngang nhau, người viết có thể sử
dụng mơ hình “cái thang” hay cịn gọi là mơ hình “hình chữ nhật”.
Ví dụ:
“Sản lượng cao su hiện nay của cả nước đạt mức 200 ngàn tấn 1 năm và
tăng trưởng 15% mỗi năm. Nhưng mới chỉ có 20% số nguyên liệu đó được
sử dụng vào sản xuất cơng nghiệp trong nước, phần cịn lại xuất khẩu dưới

dạng thơ, giá trị thu về thấp. Trong khi đó, nước ta phải nhập khẩu một
23


lượng lớn các loại săm lốp ôtô trong năm nay và 40 ngàn bộ vào năm 2000
thay thế phần lớn hàng nhập khẩu.”
(Thời sự kinh tế Đài TNVN 26.2.2000)
Sử dụng cấu trúc này thường khó khăn cho cơng tác biên tập, trong việc
giới thiệu hoặc tóm tin. Tuy nhiên quá trình phản ánh lại giúp thính giả có
cái nhìn đầy đủ, tồn diện về các khía cạnh của sự kiện.
Mơ hình cấu trúc cái thang được mơ tả như sau:





Chi tiết 1
Chi tiết 2
Chi tiết 3
Chi tiết 4

…Tất cả các mơ hình đều nhằm vào phục vụ tốt nhất nhu cầu và thị hiếu
tiếp nhận của cơng chúng; khán, thính giả trong những hồn cảnh cụ thể.
Tuy nhiên, nhìn nhận lại, có thể thấy rằng cấu trúc viết tin hình tháp xi
có thể vẫn tồn tại tốt hơn ở loại hình báo in hoặc báo mạng, khi mà người
đọc có thể xem lại tin tức nhiều lần và có thời gian đọc tin. Và cũng bởi tin
trên báo in thường chọn q trình để phản ánh. Cịn đối với báo phát thanh
hoặc truyền hình thì do áp lực về thời gian, các chương trình chỉ phát 1 lần;
khi phát lại thì thơng tin bớt cập nhật hơn; hơn nữa, đặc điểm của báo là
chọn thời điểm để tạo nên quá trình đó nên u cầu đầu tiên là phải đơn

giản, ngắn gọn và dễ hiểu, dễ nhớ. Vì vậy mơ hình tháp ngược, là đảo
ngược, phát triển của tháp xi, dù ra đời sau nhưng vẫn tỏ rõ ưu thế hơn
hẳn.
Và thực tế, hiện nay, một trong những mơ hình cấu trúc viết tin được ưa
chuộng và dùng nhiều nhất chính là mơ hình cấu trúc viết tin hình tháp
ngược.
Như vậy, kỹ năng thể hiện tin được bắt đầu từ việc lựa chọn mơ hình, trên
cơ sở xác định ý nghĩa xã hội và năng lực tác động của sự kiện trong mối
quan hệ với cơng chúng. Cấu trúc hình tháp xi cũng như các mơ hình cấu
trúc viết tin khác, khi vận dụng với các sự kiện, hiện tượng, nhân vật và đặt
trong thời điểm nhất định sẽ phát huy được thế mạnh của mình. Lúc này,
vai trị của phóng viên trong sự chọn lựa cấu trúc tin tức là vô cùng quan
trọng.

24


Tuy nhiên, đúng như những nhận định, việc viết tác phẩm báo chí theo
mơ hình mới chỉ là một trong những thao tác đầu tiên. Những tác phẩm hay
thường không chịu gị bó theo khn mẫu có sẵn. Chính bởi thế đã tạo lên
sự đa dạng trong cấu trúc viết tin. Nhưng khơng thể phủ nhận vai trị quan
trọng của những cấu trúc truyền thống, cổ điển như mơ hình cấu trúc viết
tin hình tháp xi, bởi chính từ những mơ hình cấu trúc ấy làm nên nền
tảng, cơ sở phát triển cho các mơ hình cấu trúc viết tin sau này.
Phần 3: Kết luận
Tin là thể loại phản ánh nhanh, đáp ứng nhu cầu được biết tức thời của
thính giả về một sự kiện thời sự.
Nhanh chóng tiếp cận và khai thác dữ liệu trong quá trình viết tin là
những kỹ năng quan trọng nhất để thu thập tin tức, tiếp theo đó, lựa chọn
mơ hình cấu trúc thích hợp để trình bày tin chính là khâu quyết định sự

thành công của tin tức. Tin tức đến với người đọc, người nghe, lắng đọng
về thông tin và ý nghĩa chính là thành quả của những nhà báo, phóng viên,
biên tập viên. Vì vậy việc thu thập thơng tin; học hỏi và sáng tạo, tìm ra
những kỹ năng, cấu trúc, mơ hình viết tin hợp lý, phù hợp nhất với từng
loại tin là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.
Những tìm hiểu và kiến thức rõ ràng, chắc chắn về các mơ hình, cấu trúc
tin chính là chìa khóa thành cơng cho việc trình bày, thể hiện tin tức. Đó là
kỹ năng, là q trình rèn luyện để có thể viết tin chuyên nghiệp, hiệu quả.
Tìm hiểu về những đặc điểm, mức độ, hoàn cảnh sử dụng; điểm mạnh và
hạn chế của tin có cấu trúc hình tháp xi cũng khơng nằm ngồi những
mục tiêu kể trên. Nắm bắt được chúng sẽ tạo điều kiện tốt để nhìn nhận,
đánh giá và chọn lựa được mơ hình cấu trúc phù hợp để viết tin. Từ đó sẽ
tạo sự đa dạng, linh hoạt trong việc thể hiện tin; đồng thời cũng là những
trải nghiệm cho những sự thể hiện mới mẻ với các mơ hình cấu trúc của tin
khác cũng như việc kết hợp các mơ hình cấu trúc tin để truyền thơng tin
đến người đọc, người nghe.
Từ những tìm hiểu đã nêu ở trên, có thể nói dù cịn những hạn chế khi
đưa thông tin đến người tiếp nhận nhưng những điểm mạnh của mơ hình
cấu trúc viết tin hình tháp xi cùng sự ra đời sớm, gắn bó khá lâu với báo
chí nước nhà cũng đã tạo nên một thời kỳ cho cấu trúc này. Nó là nền tảng,
xuất phát, phát triển của những mơ hình sau này, đặc biệt là mơ hình hình
tháp ngược.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×