Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

TL mon LSLLBC lịch sử các quan điểm phân chia thể loại tác phẩm báo chí ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.45 KB, 22 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN: LỊCH SỬ LÝ LUẬN BÁO CHÍ

Đề tài
LỊCH SỬ CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN CHIA THỂ LOẠI
TÁC PHẨM BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Như tác giả Trần Quang đã từng viết: “Đối với những người làm báo
thì việc nắm chắc lý luận thể loại là rất quan trọng. Bởi vì lý luận thể loại sẽ là
cơng cụ giúp cho họ biết sử dụng những tư liệu cần thiết, vừa và đủ để xây
dựng một tác phẩm báo chí. Mặt khác, khi một tác phẩm được thực hiện đúng
theo những yêu cầu của nội dung và hình thức thể loại thì sẽ tăng thêm tính
hấp dẫn đối với người đọc”1. Vì thế mà hầu hết các chương trình đào tạo nghề
báo ở nước ta đều dựa trên cơ sở nhận diện các thể loại để triển khai thành các
mơn học (như: tin, phóng sự, điều tra, bình luận, ghi nhanh…), nhờ đó người
học sẽ bước đầu hình dung ra cách sáng tạo các tác phẩm của mình.
Tuy nhiên, có một thực tế là trên báo chí hiện nay, nhất là trên báo
mạng điện tử, có khơng ít những tác phẩm chưa đạt chất lượng, một phần là
do chưa vận dụng được hết các ưu thế của thể loại tác phẩm mà mình đang
viết. Vấn đề này được cho là vì khơng phải người viết nào cũng có thể hiểu
rõ, cũng như vận dụng được các đặc điểm thể loại báo chí.
Bên cạnh đó, theo các nhà nghiên cứu, báo chí nước ta vẫn chưa có sự
thống nhất về quan điểm phân chia các thể loại tác phẩm báo chí. Thực trạng
này đã gây ra một số khó khăn đối với việc dạy và học, cũng như nghiên cứu
hay sáng tạo tác phẩm báo chí nói chung. Đây có thể coi là một trong những
bất cập của lý luận báo chí ở nước ta.


Xuất phát từ những điểm trên và trên cơ sở nhận thức về lý luận cũng
như thực tiễn về báo chí nước ta hiện nay, tôi nhận thấy việc nghiên cứu về
các thể loại tác phẩm báo chí là cần thiết. Do đó, trong khn khổ tiểu luận
này, tơi xin trình bày vấn đề “Lịch sử các quan điểm phân chia thể loại tác
phẩm báo chí ở Việt Nam”.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
1 Các thể loại báo chí chính luận, Trần Quang, 2005, tr.11.

2


Hệ thống thể loại tác phẩm báo chí là một vấn đề phức tạp với nhiều
quan điểm khác nhau. Trong vịng 50 năm qua, vấn đề này vẫn ln thu hút
được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu lý luận báo chí trong nước.
Cùng với việc dịch thuật một số sách nước ngồi thì nhiều bài viết và cơng
trình nghiên cứu của các tác giả nổi tiếng trong lĩnh vực báo chí học đã lần
lượt ra đời. Nhưng do chưa có điều kiện thâm nhập, tiếp cận nên người viết
mới chỉ tham khảo được một số cuốn sách, giáo trình, bài viết đề cập tới vấn
đề này, như: “Luận bàn về thể loại báo chí” của tác giả Đinh Hường, đăng
trên Tạp chí Người làm báo, tháng 2-2004; “Các thể loại báo chí chính
luận” của tác giả Trần Quang, được xuất bản tại Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, năm 2005; “Lịch sử nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam” của tác
giả Trần Thế Phiệt, Đề cương bài giảng cho các lớp cao học và NCS, Phân
viện báo chí và Tuyên truyền; và một số bài viết, bài nghiên cứu trên các
trang web như: , .
3. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
-

Phạm vi nghiên cứu:
Tiểu luận tập trung nghiên cứu các quan điểm về việc phân chia


hệ thống các thể loại tác phẩm của báo chí Việt Nam.
-

Giới hạn nghiên cứu:

Tiểu luận tập trung nghiên cứu vấn đề phân chia hệ thống các thể loại tác
phẩm báo chí ở Việt Nam từ năm 1965 đến nay.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ
-

Mục tiêu:
Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống cơ sở lý luận về vấn đề

phân chia thể loại tác phẩm báo chí ở Việt Nam, tiểu luận sẽ đưa đến cái nhìn
bao quát hơn về vấn đề này trong lịch sử phát triển báo chí nước ta, giúp
người đọc có hiểu biết tồn diện về hơn các thể loại báo chí ở nước ta hiện
nay, từ đó tạo cơ sở giúp người đọc tiếp cận dễ dàng hơn với các vấn đề lý
luận báo chí khác.
3


-

Nhiệm vụ:
Tiểu luận sẽ tổng hợp một cách hệ thống và đi sâu phân tích các

quan điểm về việc phân chia hệ thống các thể loại tác phẩm báo chí ở Việt
Nam từ trước tới nay, qua đó, đưa ra quan điểm chung nhất, phổ biến nhất
hiện nay (được áp dụng tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành báo chí lớn

trong nước).
5. Cơ sở luận và phương pháp nghiên cứu
-

Cơ sở luận:
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà
nước về báo chí, các kết quả nghiên cứu khoa học về thể loại tác phẩm báo
chí và các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan khác của các tác giả
trong nước.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử để nghiên cứu. Bên cạnh đó, phương pháp nghiên cứu
cụ thể được sử dụng trong tiểu luận là phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phương pháp này được người viết sử dụng từ đầu đến cuối tiểu luận này.
Tiểu luận tập trung tổng hợp và phân tích dựa trên các tài liệu
tham khảo chính là sách và các nghiên cứu về lý luận báo chí nước ta trong
hơn 10 năm trở lại đây của các nhà xuất bản, ngoài ra còn tham khảo thêm
các bài viết được đăng trên các trang web đã được Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp phép. Do đó thơng tin thu được từ các tài liệu tham
khảo này có tính ổn định, có độ tin cậy cao, và phù hợp với đề tài tiểu
luận.

6.
-

Ý nghĩa của tiểu luận
Về mặt lý luận :


4


Tiểu luận góp phần làm rõ thêm vấn đề thể loại trong việc phân
chia tác phẩm báo chí, đóng góp thêm vào hệ thống lí luận báo chí cái nhìn
bao quát về lịch sử các quan điểm phân chia hệ thống thể loại tác phẩm báo
chí ở Việt Nam.
-

Về mặt thực tiễn :

Tiểu luận đã phân tích, đánh giá được thực trạng phân chia hệ thống thể loại
tác phẩm báo chí ở nước ta hiện nay cũng như ảnh hưởng của tình trạng này
đối với hoạt động báo chí chun nghiệp trong nước.
7.

Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung
tiểu luận có kết cấu gồm 3 chương:
Chương I: Các khái niệm liên quan.
Chương II: Lịch sử các quan điểm phân chia thể loại tác phẩm báo
chí ở Việt Nam .
Chương III: Hệ thống thể loại tác phẩm báo chí ở Việt Nam hiện nay.

NỘI DUNG
Chương I
5



CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
1. Thể loại:
Theo từ điển tiếng Việt giải thích thì: “Thể loại là hình thức sáng tác
văn học, nghệ thuật phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng
ngơn ngữ,…Văn học có nhiều thể loại: tự sự, trữ tình, kịch,…”.
Theo từ điển Bách khoa tồn thư Liên Xơ thì: “Thể loại là khái qt
hóa những đặc điểm của một nhóm lớn các tác phẩm có cùng thuộc tính về
nội dung, hình thức, cách biểu hiện tác phẩm của một thời đại, một giai đoạn,
một dân tộc hay một nền nghệ thuật thế giới”.2
2. Thể loại báo chí:
Theo từ điển Bách khoa tồn thư Việt Nam thì thể loại báo chí là những
tác phẩm báo chí có chung tính chất và các dấu hiệu đặc trưng về nội dung và
hình thức thể hiện cơ bản, được phân chia dựa trên phương thức phản ánh
hiện thực, sử dụng ngôn từ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung, mang
tính chính trị - tư tưởng nhất định. Ví dụ: thể loại tin tức, chính luận, phỏng
vấn, phóng sự, v.v…
Đây là một cách hiểu chung chung về thể loại báo chí mang tính học
thuật, cịn trên thực tế, không phải tất cả những tác phẩm trên báo đều đáp
ứng được các tiêu chí của thể loại báo chí, vì “thể loại” là khái niệm để chỉ
một chỉnh thể của một hình thức ổn định, tương ứng với một loại nội dung
tương đối ổn định nào đó mà hoạt động báo chí với các sản phẩm của nó lại
khơng “ổn định” như vậy.
Như vậy, theo như cách hiểu này thì chỉ có những tác phẩm nào đáp
ứng được những tiêu chí của thể loại với tư cách là một chỉnh thể mới được
coi là thể loại.

Chương II
LỊCH SỬ CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN CHIA THỂ LOẠI
2 Các thể loại báo chí chính luận, Trần Quang, 2005, tr.11.


6


TÁC PHẨM BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM
1. Sự hình thành thể loại tác phẩm báo chí
Có thể nói vấn đề nhận diện các thể loại báo chí ở nước ta đã được đặt
ra từ 50 năm trước. Ngày 15-11-1965, trong Chỉ thị của Ban Bí thư Trung
ương Đảng đã nêu rõ: Báo chí của ta có ba thể tài chính là:
- Thể tài nghị luận (bao gồm xã luận, luận văn tuyên truyền, bình luận
v.v…).
- Thể tài tin tức (bao gồm tin, thông tấn, tường thuật v.v…).
- Thể tài phản ánh (bao gồm phóng sự, điều tra, ký sự v.v…).
Chỉ thị này đã đặt nền tảng cơ bản cho cách “chia ba” đối với hệ thống
thể loại báo chí nói chung.
Từ 1970 đến 1980, vấn đề phân loại tác phẩm báo chí vẫn tiếp tục được
nêu ra với những ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, trong tất cả những quan niệm
đã từng được nêu ra vẫn có một điểm chung. Đó là tán thành việc phân loại và
khẳng định: hệ thống thể loại báo chí ở nước ta bao gồm ba nhóm thể loại.
Tuy nhiên, về tên gọi của mỗi nhóm thì vẫn cịn tồn tại những cách gọi tên
khác biệt. Có người gọi đó là các nhóm Tin tức – Nghị luận – Phản ánh, người
khác gọi là Thông tin – Chính luận – Phản ánh, hay Thơng tin – Nghị luận –
Diễn tả…
2. Một số quan niệm phân loại báo chí tiêu biểu
Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay, nếu xét theo trình tự thời
gian, có thể nêu ra một số quan niệm phân loại báo chí tương đối tiêu biểu sau
đây:
- Năm 1992, trong cuốn sách Ký báo chí, người viết đã nêu ý kiến đề
xuất quan niệm chia ba gồm các loại thể: “Thơng tấn - Chính luận – Ký báo
chí”. Về sau trong những lần tái bản của sách này và một số cuốn sách khác,
tác giả đã điều chỉnh lại các thuật ngữ là: “Thơng tấn báo chí - Chính luận báo

chí - Ký báo chí”.

7


- Năm 1995, các tác giả cuốn Tác phẩm báo chí tập I của Khoa Báo chí,
Phân viện Báo chí và Tuyên truyền đã nêu ra cách chia gồm ba loại thể:
“Thơng tấn – Chính luận – Thơng tấn nghệ thuật”.
- Năm 1999, trong cuốn sách Từ lý luận đến thực tiễn báo chí, PGS.TS.
Tạ Ngọc Tấn nêu quan niệm phân chia tác phẩm báo chí thành ba loại: “loại
tác phẩm thơng tin; loại tác phẩm chính luận; loại tác phẩm chính luận - nghệ
thuật”.
- Năm 2000, trong cuốn sách Các thể loại chính luận báo chí, tác giả
Trần Quang đề xuất cách chia gồm: “Nhóm thơng tấn – Nhóm chính luận –
Nhóm chính luận – nghệ thuật”.
- Năm 2004: Trong bài viết “Luận bàn về thể loại báo chí” (Tạp chí
Người làm báo tháng 2-2004), TS Đinh Hường cũng nêu quan niệm phân chia
thể loại báo chí thành ba nhóm: “Nhóm các thể loại báo chí thơng tấn, Nhóm
các thể loại báo chí chính luận, Nhóm các thể loại chính luận – nghệ thuật”.
- Cũng trong năm 2004: Trong tập đề cương bài giảng “Lịch sử nghiên
cứu lý luận báo chí ở Việt Nam”, PGS.TS. Trần Thế Phiệt nêu ra cách “chia
bốn” gồm: “Thơng tấn; Chính luận; Thơng tấn- nghệ thuật (Ký báo chí); Các
tác phẩm văn nghệ trên báo”.
Ngồi ra cũng cịn một số ý kiến khác nữa trong cách phân loại hoặc
đưa ra những thuật ngữ khác nhau (đã được cơng bố trên các tạp chí và sách
tham khảo trong những năm vừa qua).
3. Sự khác biệt với lý luận báo chí nước ngồi
So sánh với lý luận báo chí ở một số nước khác, dường như họ không
chú ý lắm đến việc phân loại mà chỉ quan tâm đến kỹ năng sáng tạo tác phẩm.
“Trong lý luận báo chí Mỹ, Pháp, úc, Thụy Điển… người ta khơng khơng

dành thời gian giải thích những đặc điểm của tin, phỏng vấn mà chỉ tập trung
chủ yếu vào việc dạy cho phóng viên cách làm tin, làm phỏng vấn như thế
nào”3. Cịn với một số những nền báo chí quan tâm đến việc phân loại cũng có
3 Nhận diện hệ thống thể loại báo chí ở nước ta, PGS.TS. Đức Dũng, .

8


những cách thức tiếp cận rất khác nhau. Chẳng hạn, có nơi lấy tin làm thể loại
hạt nhân và cho rằng các thể loại còn lại đều là các dạng khác nhau của tin.
Quan niệm này đã dẫn đến các thuật ngữ: “Tin phóng sự”, “Tin đặc tả”, “Tin
phỏng vấn”, “Tin tường thuật” v.v…

9


Chương III
HỆ THỐNG THỂ LOẠI TÁC PHẨM BÁO CHÍ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Dựa trên cơ sở những nghiên cứu trên thì hệ thống thể loại tác phẩm
báo chí ở nước ta hiện nay có thể chia thành ba nhóm thể loại sau đây:
1. Nhóm các thể loại Thơng tấn báo chí
Trong nhóm này tập hợp một số thể loại có nhiệm vụ thông tin (dưới sự
chi phối của các yêu cầu của tính xác thực, thời sự) mà trong đó thể loại tin
giữ vị trí hàng đầu. Bên cạnh tin cịn có một số thể loại khác như bài thơng
tấn, tường thuật, điều tra, ghi nhanh, phỏng vấn sự kiện, phóng sự sự kiện v.v..
Đặc điểm nổi bật nhất của các thể loại trong nhóm này là chúng đều thể hiện
rõ năng lực thông tin sự kiện thời sự. Sự kiện được thơng tin trong các thể loại
thuộc nhóm này được biểu hiện với những cấp độ khác nhau, nhưng dù ở cấp
độ nào thì cũng phải đáp ứng các yêu cầu về tính thời sự và tính xác thực tối

đa.
- Thể loại tin: chúng ta đã biết đây là một trong những thể loại cơ bản
nhất trong các thể loại báo chí. Đặc điểm nổi bật nhất của tin là ở chỗ: nó có
nhiệm vụ thơng báo một cách kịp thời nhất về những sự kiện mới nhất, dưới
một hình thức ngắn gọn, chặt chẽ nhất. Trong tin khơng có sự xuất hiện của
nhân vật, khơng có cái tơi tác giả, khơng sử dụng ngơn ngữ giàu hình ảnh,
cảm xúc và bút pháp, giọng điệu linh hoạt, sinh động như nhiều thể loại báo
chí khác.
- Bài thơng tấn: là một thuật ngữ thể loại không mới nhưng trước đây ít
được sử dụng trong lý luận báo chí nước ta. Đối tượng phản ánh của thể loại
này là những sự kiện, vấn đề, tình huống, hồn cảnh, con người… xác thực,
tiêu biểu trong đời sống. Thông tin trong bài thông tấn chủ yếu là mơ tả, trình
bày, phân tích để tái lập một bức tranh trung thực về các vấn đề và sự kiện.

10


Nó giúp cho cơng chúng nhận biết về các mối liên hệ phong phú bên trong
cùng với xu hướng vận động của các vấn đề và sự kiện trong đời sống. Về
hình thức, bài thơng tấn có thường được trình bày một cách ngắn gọn, chặt
chẽ, ngôn ngữ trực tiếp, cụ thể, chính xác, gắn liền với sự thật. Cũng giống
như tin, trong bài thông tấn tác giả không xuất hiện trực tiếp ở ngơi thứ nhất,
và khơng đóng vai trò là nhân vật trần thuật (được hiểu là tác giả, là nhân
chứng khách quan, là người trực tiếp chứng kiến và thuật lại toàn bộ những sự
thật).
- Tường thuật: là thể loại báo chí có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện mới
(giống như các thể loại tin và ghi nhanh). Đặc điểm cơ bản về phương diện
nội dung và hình thức của nó là trình bày trung thực sự kiện một cách chính
xác, cặn kẽ, tỷ mỷ theo đúng tiến trình diễn biến có thật của sự kiện đó. Trong
tường thuật, tác giả đóng vai trị là người chứng kiến sự kiện và thuật lại một

cách tường tận, với một thái độ khách quan. Cấu trúc của bài tường thuật
chính là cấu trúc của sự kiện. Ngơn ngữ trong tường thuật chủ yếu là kể, tả lại
một cách chi tiết, đơi chỗ xen kẽ những lời bình nhằm tạo điều kiện cho công
chúng hiểu đúng về sự kiện.
- Điều tra: là thể loại báo chí có nhiệm vụ trả lời những câu hỏi mà
cuộc sống đang đặt ra thông qua một hệ thống các bằng chứng, các luận cứ
kết hợp ít nhiều với lý lẽ. Chính hệ thống các bằng chứng là yếu quyết định
tạo ra sự tin cậy của công chúng đối với tác phẩm điều tra. Bằng chứng trong
bài điều tra hết sức đa dạng. Đó có thể là các con số, chi tiết, dữ kiện, văn
bản, chứng từ, những quan sát trực tiếp, băng ghi âm, ảnh chụp… Tuy nhiên,
điều quan trọng là tác giả bài điều tra phải có nhiệm vụ chỉ ra được bản chất
của các bằng chứng đó thơng qua một cách trình bày với logic nhất và với
một văn phong có phần đơn giản cả về ngôn từ, bút pháp và giọng điệu.
- Ghi nhanh: việc xác định vị trí của đã có những ý kiến khác nhau. Có
ý kiến cho rằng bản chất của ghi nhanh là thông tin miêu tả một sự kiện thời
sự diễn ra trong không gian cụ thể. Vì thế xếp ghi nhanh vào loại thơng tấn
11


hợp lý hơn, phù hợp với thực hiện hoạt động sáng tạo của nhà báo. Quả là
trong thực tế, ghi nhanh chỉ phản ánh các sự kiện mới (giống như tin, tường
thuật) nên xếp nó ở nhóm các thể loại có ưu thế về thơng tin sự kiện là hợp lý.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng trong một số trường hợp, trong những tác
phẩm thuộc thể loại này lại có sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật trần thuật và
nhất là ở năng lực miêu tả, diễn tả sự kiện một cách giàu hình ảnh. Trong
trường hợp đó, nên coi đây là những tác phẩm có tính chất giao thoa giữa
nhóm các thể loại Thơng tấn báo chí với nhóm thứ ba là nhóm các thể loại Tài
liệu – nghệ thuật.
- Phỏng vấn sự kiện: là một dạng của thể loại phỏng vấn. Hình thức của
thể loại này là những câu hỏi, đáp do tác giả thực hiện đối với các nhân chứng

xoay quanh một chủ đề cụ thể nào đó. Phỏng vấn sự kiện phải gắn liền với
việc phản ánh một sự kiện mới (có thể là đã xảy ra, đang xảy ra, sắp xảy ra)
nhưng có nhiều ý nghĩa và có liên quan đến nhiều người. Nhiệm vụ của phỏng
vấn sự kiện là làm sáng tỏ những khía cạnh xung quanh sự kiện đó, cung cấp
cho công chúng thông tin khách quan và trung thực để học có thể điều chỉnh
hành vi, nhận thức của mình. Không giống với các dạng phỏng vấn khác,
phỏng vấn sự kiện thường cung cấp cho công chúng những tài liệu, chi tiết rất
xác thực, cụ thể về sự kiện, tạo cơ sở cho những hành động xã hội của họ.
- Phóng sự sự kiện: là một một dạng khá phổ biến trong phóng sự hiện
đại. Cũng giống như tin, ghi nhanh, tường thuật hay phỏng vấn sự kiện, dạng
phóng sự này chỉ có nhiệm vụ phản ánh các sự kiện (mới, tiêu biểu, nổi bật,
có ý nghĩa…). Điểm khác biệt của nó so với các dạng phóng sự khác là trong
tác phẩm thường khơng có sự xuất hiện của nhân vật trần thuật, của ngôn ngữ,
bút pháp, giọng điệu sinh động. Tuy nhiên, quá phản ánh sự kiện của dạng
phóng sự này phải đáp ứng được yêu cầu của tính góc độ và ít nhiều sử dụng
lối viết đặc tả nhằm làm cho sự kiện được phản ánh một cách ấn tượng.

12


2. Nhóm các thể loại Chính luận báo chí
Đây là một nhóm bao gồm các thể loại có nhiệm vụ đánh giá, phân tích,
giải thích, bàn luận về những sự thật của đời sống. Thế mạnh chủ yếu của các
thể loại trong nhóm thể loại này biểu hiện ở năng lực thông tin lý lẽ. Tất nhiên
lý lẽ phải gắn liền với những sự kiện thời sự. Nói cách khác, đây là nhóm
khơng chỉ có nhiệm vụ thơng tin về sự thật mà cịn có nhiệm vụ phân tích, lý
giải, bàn luận, đánh giá những sự thật đó trên cơ sở của một thái độ rõ ràng
nhằm hướng dẫn, điều chỉnh dư luận.
Trong nhóm này có các thể loại như bình luận, xã luận, điều tra, bài phê
bình, phỏng vấn vấn đề… Trong đó, thể loại bình luận giữ vai trị là hạt nhân

vì nó đã thể hiện sinh động nhất những đặc điểm cơ bản của cả nhóm. Chúng
ta sẽ lần lượt điểm qua những nét tiêu biểu nhất của các thể loại đó.
- Bình luận: là một thể loại có chức năng giải thích, đánh giá, phân tích
về những sự thật tiêu biểu của đời sống. Đối tượng phản ánh của bình luận có
thể là các sự kiện, hồn cảnh, tình hình, hiện trạng tiêu biểu của đời sống,
đang cần được làm sáng tỏ và được định hướng. Với nghệ thuật lập luận mềm
dẻo, linh hoạt bằng cách kết hợp giữa các bằng chứng, luận cứ, luận điểm, tác
phẩm bình luận có thể thuyết phục cơng chúng hiểu và hành động theo hướng
mà người viết bình luận hướng tới.
- Xã luận: là thể loại đã từng được coi “là ngọn cờ chỉ đạo, là pháp lệnh
hàng ngày (hoặc trong thời gian trước mắt)” của một tờ báo. Nó có nhiệm vụ
quán triệt tư tưởng trung tâm của một số báo, nêu ra những nhiệm vụ cần kíp
phải làm ngay. Mặc dù có ý kiến cho rằng xã luận là một bài bình luận quan
trọng nhất trình bày quan điểm, đường lối của tờ báo đối với những vấn đề
thời sự, chính trị trước mắt, nhưng có thể thấy rằng thể loại này có phạm vi
phản ánh và đối tượng phản ánh rộng hơn bình luận. Nó thường xuất hiện
trước một biến cố hay một chủ trương hành động lớn có tác động đến tồn xã
hội. Chức năng của xã luận là định hướng trên một phạm vi rộng lớn, do đó
nó thể hiện tiếng nói chính thức của tờ báo (và sau nó là của Đảng, của Nhà
13


nước hoặc của cơ quan, ngành chủ quản của tờ báo). ở các loại báo chính trị,
xã luận có vai trị rất quan trọng. Cùng với bình luận, nó thể hiện rõ nhất ý
chí, thái độ chính trị của tờ báo.
Cần nhấn mạnh rằng: mặc dù có nhiều điểm gần gũi – nhất là ở năng
lực thông tin lý lẽ, nhưng giữa bình luận và xã luận vẫn có khác biệt. Tác
phẩm xã luận thường đề ra các nhiệm vụ chính trị, cịn một bài bình luận
khơng nhất thiết phải là chỉ thị để hành động. Các bài xã luận thường có cấu
trúc theo phương pháp diễn dịch – từ một vài luận điểm, triển khai thành

những nội dung lớn có tính chất định hướng rộng, cịn bình luận chủ yếu đi
theo phương pháp quy nạp. Nó rút ra kết luận thông qua việc bàn luận về
những cái cụ thể.
- Phê bình: là một thể loại thuộc nhóm các thể loại Chính luận báo chí.
Nhiệm vụ của nó là bày tỏ thái độ (khen, chê) của tác giả về những vấn đề –
chủ yếu là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, đang đặt ra trong cuộc sống.
Người viết phê bình phải nhìn thấy những điều mà người khác khơng (hoặc
chưa) nhìn thấy. Nền tảng của một bài phê bình là sự phân tích, lập luận trên
cơ sở của một thái độ công tâm, khách quan. Kiến thức, kinh nghiệm, vốn
sống và cá tính sáng tạo của người viết bài phê bình được thể hiện rất rõ qua
phương pháp triển khai các luận cứ, luận chứng và qua các yếu tố khác như
ngôn từ, giọng điệu của tác phẩm.
- Trong thực tiễn của đời sống báo chí nước ta có một dạng bài thơng
tin lý lẽ đặc biệt, có vị trí rất quan trọng nhưng lại khơng được tính đến trong
hệ thống các thể loại báo chí. Đó là “bút chiến” – một thể loại đặc biệt, thể
hiện mạnh mẽ tính chiến đấu của tác phẩm báo chí trước những vấn đề nóng
bỏng của đời sống chính trị, xã hội. Trong bối cảnh vẫn đang có hàng chục đài
phát thanh và báo chí tiếng Việt từ bên ngồi chĩa mũi nhọn xun tạc, cơng
kích đất nước ta, thể loại bút chiến có thể tham gia trực diện vào cuộc đấu
tranh tư tưởng quan trọng này. Trong bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế
giới, bút chiến càng có vai trò quan trọng, trở thành một trong những thể loại
14


xung kích trong cuộc đấu tranh để bảo vệ những giá trị tốt đẹp mà chúng ta
đang hướng tới. Hoàn tồn có thể coi bút chiến là một trong những thể loại
quan trọng trong nhóm các thể Chính luận báo chí.
- Trong nhóm này cịn có dạng bài “Phỏng vấn vấn đề”. Dạng phỏng
vấn này thường được thực hiện khi một sự kiện, sự việc đã xảy ra, và công
chúng đã được thơng tin về sự việc sự kiện đó. Nhiệm vụ của bài phỏng vấn

thuộc dạng này là làm sáng tỏ những khía cạnh, những vấn đề chưa được làm
rõ xung quanh một sự kiện, sự việc nổi bật nào đó (chẳng hạn: một lễ hội lớ;,
một cuộc gặp quan trọng; một cuộc họp cấp cao; một vụ tai nạn; một cây cầu
bị sập; một trận lũ quét hay bão lốc gây hậu quả nghiêm trọng; một vụ tham ô
tài sản lớn mới bị phát hiện v.v… Trong trường hợp này, người ta cũng có thể
viết một bài bình luận và tác giả sẽ là người đưa ra các nhận xét. Nhưng nếu
có một nhân chứng nào đó có khả năng làm được điều này, đó sẽ là cơ hội cho
một bài phỏng vấn vấn đề ra đời. Như vậy, dạng bài phỏng vấn này khơng có
nhiệm vụ thơng tin sự kiện mà khả năng thông tin lý lẽ. Do đó, có thể coi nó
như một dạng giao thoa giữa nhóm Thơng tấn báo chí với nhóm Chính luận
báo chí.
3. Nhóm các thể loại Tài liệu – nghệ thuật
Khơng hồn tồn giống với hai nhóm nêu trên, các thể loại trong nhóm
này có nhiệm vụ mơ tả, diễn tả một cách có hình ảnh, có cảm xúc và giọng
điệu về những sự thật đời sống. Nói cách khác, vẫn trên cơ sở của những sự
thật (xác thực, thời sự), các thể loại trong nhóm này có phương pháp phản ánh
linh hoạt, sinh động do đã kết hợp được những đặc điểm của cả bên trong và
bên ngoài hệ thống thể loại báo chí. Về hình thức thể hiện, trong các tác phẩm
thuộc nhóm này thường có vai trị quan trọng của nhân vật trần thuật và sử
dụng ngôn từ, bút pháp, giọng điệu giàu chất văn học.
Thể loại được coi là hạt nhân của nhóm này là phóng sự. Ngồi ra trong
nhóm này cịn có các thể loại có hình thức thể hiện sinh động, giàu tính chất
văn học như phỏng vấn chân dung, ký chân dung, ký chính luận, thư phóng
15


viên, sổ tay phóng viên, nhật ký phóng viên cùng với một vài biến thể khác
nữa. Điều đáng lưu ý là một dạng của thể loại tiểu phẩm cũng có thể được xếp
vào nhóm này. Tiểu phẩm, về bản chất là một thể loại văn học với nhiều dạng
khác nhau (văn xuôi, đối thoại, văn vần hoặc là sự kết hợp giữa ba dạng đó).

Tuy nhiên nếu tác phẩm tiểu phẩm lấy đối tượng phản ánh là người thật, việc
thật và đáp ứng được yêu cầu thông tin xác thực, thời sự và tính định hướng
trực tiếp (vốn là những đặc trưng cơ bản của tác phẩm báo chí) thì có thể coi
nó như một dạng giao thoa giữa tiểu phẩm văn học với nhóm các thể Tài liệu
– Nghệ thuật này.
- Phóng sự : so với các thể loại báo chí khác, phóng sự là thể loại có thể
kết hợp những tính chất văn học một cách hiệu quả trong quá trình phản ánh
một hiện thực thời sự và xác thực, thơng qua vai trị quan trọng của nhân vật
trần thuật, của các nhân chứng và bút pháp, ngôn ngữ, giọng điệu sinh động,
giàu hình ảnh và cảm xúc. Về nội dung, phóng sự phản ánh hiện thực dưới
dạng một bức tranh sống động, vừa có tính khái qt, vừa rất cụ thể, chi tiết,
sống động. Đây là thể loại rất thích hợp với những đề tài có tính nhân văn sâu
sắc.
- Phỏng vấn chân dung: là một dạng của phỏng vấn, có nhiệm vụ tái tạo
chân dung những con người tiêu biểu, nổi tiếng. Trong đó, tác giả (người hỏi)
cũng nổi lên với vai trò như một người đối thoại, trị chuyện, tâm tình, gợi mở
để nhân vật bộc lộ những suy nghĩ, chính kiến, nỗi niềm… sâu kín nhất. So
với các dạng phỏng vấn ở hai nhóm thể loại ở trên, dạng phỏng vấn chân dung
này có thế mạnh trong việc đi sâu vào những khía cạnh riêng tư, thầm kín của
đối tượng trả lời phỏng vấn. Do đó, cũng giống như phóng sự chân dung hay
ký chân dung, dạng bài này có thế mạnh trong việc tái tạo chân dung con
người và giàu tính nhân văn. Trong phỏng vấn chân dung, đối tượng được
phỏng vấn tự nói về mình nên tác phẩm thường có độ tin cậy và có chiều sâu.
- Ký chân dung: là một thuật ngữ thể loại báo chí được sử dụng lần đầu
tiên ở nước ta trong cuốn Ký báo chí (do Nhà xuất bản Thông tin ấn hành năm
16


1992) và đến nay đã trở nên rất thông dụng trong nghiên cứu lý luận và giảng
dạy, học tập báo chí ở nước ta. Thuật ngữ này có mối liên quan với thuật ngữ

“Chân dung văn học” của lý luận văn học. Ký chân dung là một thể loại báo
chí có nhiệm vụ chủ yếu là phản ánh về những con người tiêu biểu, điển hình
trong đời sống. Con người (cá nhân hoặc tập thể) là đối tượng phản ánh chủ
yếu trong tác phẩm ký chân dung và chính điều đó đã cho thấy đây cũng là
một trong những thể loại rất giàu tính nhân văn (giống như tác phẩm phóng sự
chân dung). Tất nhiên, con người ở đây thường phải gắn với những hành
động, việc làm tiêu biểu và được đặt trong một bối cảnh điển hình có ý nghĩa
thời sự. Trong ký chân dung, đặc tả được sử dụng như một trong những bút
pháp quan trọng để khắc hoạ tính cách, phẩm chất của nhân vật.
- Ký chính luận: tuy được xếp vào nhóm các thể loại Tài liệu – nghệ
thuật nhưng thực ra, nó là một thể loại nằm trong khu vực giao thoa giữa hai
nhóm Tài liệu nghệ thuật và Chính luận báo chí. Điều này có ngun nhân
chính từ những đặc điểm cơ bản của thể loại. So với các thể loại khác, ký
chính luận có nhiệm vụ vừa thơng tin sự thật, vừa thơng tin thái độ, lý lẽ, cách
đánh giá trực diện của tác giả về sự thật đó. Về bố cục, thể loại này thường có
hai phần rõ rệt, phần đầu thường được bố trí những những luận cứ và trên cơ
sở phân tích, đánh giá luận cứ đó, tác giả đi đến những kết luận thể hiện rõ
cách nhìn nhận mang tính cơng dân của mình. Cũng xin được lưu ý rằng:
thuật ngữ “ký chính luận” được sử dụng lần đầu tiên trong cuốn Ký báo chí và
đến nay cũng đã trở nên thông dụng trong nghiên cứu lý luận và giảng dạy,
học tập báo chí giống như thuật ngữ “ký chân dung” đã nêu trên.
- Một số thể loại khác như thư phóng viên, sổ tay phóng viên và nhật
ký phóng viên cũng thể hiện những đặc điểm riêng trên cơ sở tuân thủ đặc
điểm chung của nhóm các thể loại Tài liệu - nghệ thuật. Điểm chung của các
thể loại này là: chúng đều phản ánh trực tiếp về những sự việc, tình huống,
vấn đề… có liên quan đến nghề nghiệp, cơng việc của người phóng viên. Thư
phóng viên là những tác phẩm báo chí có nhiệm vụ trình bày, phản ánh những
17



sự thật thời sự dưới hình thức thư từ (đơi khi chỉ có tính chất giả định). Sổ tay
phóng viên và nhật ký phóng viên là những ghi chép riêng tư của phóng viên
trong q trình hoạt động thực tiễn. Những ghi chép có thể chỉ là riêng tư
nhưng khi được đăng tải trên mặt báo (tức là khi đã được xã hội hố) thì phải
đáp ứng được những u cầu chung của tác phẩm báo chí về tính xác thực,
tính thời sự, tính định hướng. Tuy nhiên, trong một chừng mực nào đó, tác giả
vẫn có thể sử dụng cách viết khá sinh động với ngôn từ, bút pháp, giọng điệu
giàu chất văn học. Sự khác biệt giữa hai thể loại này thể hiện ở chỗ: nhật ký
phóng viên ghi theo trật tự thời gian với một mật độ chi tiết dày đặc, cịn sổ
tay phóng viên lại chú ý hơn vào những khoảnh khắc, những ấn tượng, cảm
nghĩ hoặc những thời điểm quan trọng nào đó mà người phóng viên thu thập
được trong q trình hoạt động thực tiễn.
Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, trong hệ thống hệ thống thể loại báo
chí với ba nhóm như đã nêu ở trên, các thể loại có thể tồn tại độc lập nhưng
cũng có thể giao thoa với các thể loại (và các loại thể) ở trong và ở bên ngoài
hệ thống. Trong số đó, trừ một số thể loại tương đối ổn định, các thể loại khác
ít nhiều đều có sự giao thoa, chuyển hố lẫn nhau. Đó là một hiện tượng bình
thường trong đời sống các thể loại báo chí.
Có thể lấy ví dụ bằng thể loại phỏng vấn. Như đã trình bày ở trên, thể
loại này là một ngoại lệ vì nó khơng hồn tồn thuộc vào một nhóm thể loại
nào. Tuỳ vào từng tác phẩm cụ thể, tác phẩm phỏng vấn sẽ thuộc vào một
nhóm thể loại nào đó. Tương tự như vậy, thể loại phóng sự tuy được coi là hạt
nhân của nhóm các thể Tài liệu – nghệ thuật nhưng một dạng của nó là phóng
sự sự kiện vẫn có thể được xếp vào nhóm các thể Thơng tấn báo chí. Điều này
được thể hiện rất rõ trên các loại hình báo phát thanh, truyền hình (ở phương
Tây), trong đó tác phẩm phóng sự sự kiện (cịn được gọi là phóng sự thời sự)
thường chỉ có thời lượng từ 50 giây đến một phút rưỡi.
Những thể loại thể hiện sự giao thoa như trên rất phổ biến trong thực tế.
Một tác phẩm báo chí có thể là kết quả từ sự giao thoa của nhiều thể loại khác
18



nhau. Trong đó, có thể có một thể loại nào đó nổi lên giữ vai trị chủ yếu và ta
có thể gọi tên thể loại của tác phẩm đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,
chúng ta không thể xác định rõ rệt tính chất thể loại của một bài báo vì nó
được viết ra trong sự giao thoa hồ trộn của nhiều thể loại. Đối với những
trường hợp như vậy, tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá tác phẩm báo chí đó
là độ xác thực và khả năng đáp ứng những yêu cầu về tính thời sự và tính định
hướng trực tiếp…

19


KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu nêu trên, có thể thấy việc phân chia hệ thống thể
loại tác phẩm báo chí ở nước ta đã có lịch sử trịn 50 năm kể từ ngày Ban Bí
thư Trung ương Đảng đặt nền tảng cơ bản cho cách “chia ba” đối với hệ thống
thể loại báo chí nói chung (năm 1965).
Hệ thống này hiện đang tồn tại trên cơ sở của ba nhóm thể loại với
những tính chất, nhiệm vụ khơng hồn tồn giống nhau:
- Nhóm thứ nhất - nhóm các thể loại Thơng tấn báo chí tập hợp một
số thể loại có nhiệm vụ thơng tin.
- Nhóm thứ hai - nhóm các thể loại Chính luận báo chí có nhiệm vụ
bàn luận, giải thích, phân tích, đánh giá để trả lời những câu hỏi
cuộc sống đang đặt ra.
- Nhóm thứ ba - nhóm các thể loại Tài liệu – nghệ thuật diễn tả một
cách sinh động, ấn tượng về những sự thật xác thực và thời sự bằng
giọng điệu giàu chất văn học và sự xuất hiện trực tiếp của nhân vật
trần thuật trong tác phẩm. (Về tên gọi của nhóm này, hiện đang tồn
tại những ý kiến khác nhau).

Bên cạnh đó, về các thể loại có mặt trong ba nhóm cũng cịn nhiều bất
đồng.
Từ những điều trên cho thấy việc hình thành nên một quan niệm thống
nhất về hệ thống thể loại tác phẩm báo chí là yêu cầu thiết yếu cho công tác
nghiên cứu, dạy, học và hành nghề viết báo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
20


1. Trần Quang, Các thể loại báo chí chính luận, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội, 2005.
2. Đức Dũng, Nhận diện hệ thống thể loại báo chí ở nước ta,
.
3. Đinh Hường, Luận bàn về thể loại báo chí , Tạp chí Người làm báo,
tháng 2-2004.
4. Trần Thế Phiệt, Lịch sử nghiên cứu lý luận báo chí ở Việt Nam, Đề
cương bài giảng cho các lớp cao học và NCS, Phân viện báo chí và Tuyên
truyền.

21


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
NỘI DUNG.......................................................................................................5
Chương I. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN.................................................5
1. Thể loại:.........................................................................................................5
2. Thể loại báo chí:............................................................................................5
Chương II. LỊCH SỬ CÁC QUAN ĐIỂM PHÂN CHIA THỂ LOẠI TÁC

PHẨM BÁO CHÍ Ở VIỆT NAM...................................................................6
1. Sự hình thành thể loại tác phẩm báo chí.......................................................6
2. Một số quan niệm phân loại báo chí tiêu biểu...............................................6
3. Sự khác biệt với lý luận báo chí nước ngoài.................................................7
Chương III. HỆ THỐNG THỂ LOẠI TÁC PHẨM BÁO CHÍ Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY.............................................................................................9
1. Nhóm các thể loại Thơng tấn báo chí............................................................9
2. Nhóm các thể loại Chính luận báo chí........................................................12
3. Nhóm các thể loại Tài liệu – nghệ thuật......................................................14
KẾT LUẬN....................................................................................................19
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................20



×