Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

CHUYÊN đề MẠNG TRUY cập QUANG đến THUÊ BAO GPON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 54 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
CHUYÊN ĐỀ MẠNG TRUY CẬP QUANG ĐẾN
THUÊ BAO GPON


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

Mục Lục
I)

Giới thiệu mạng truy cập tới thuê bao (FTTH) và GPON.................................................................................... 2
Khái niệm và ưu điểm FTTH........................................................................................................................ 2
Kiến trúc và thành phần của mạng PON....................................................................................................... 3
Các chuẩn mạng PON.................................................................................................................................. 4
GPON.......................................................................................................................................................... 5
Định nghĩa và viết tắt..................................................................................................................................... 5
Định nghĩa................................................................................................................................................... 5
Các chữ viết tắt............................................................................................................................................ 9
Kiến trúc mạng truy nhập quang.................................................................................................................. 12
Kiến trúc mạng........................................................................................................................................... 12
a) FTTB....................................................................................................................................................... 13
b) FTTH....................................................................................................................................................... 14
2)
Cấu hình mạng tham chiếu......................................................................................................................... 15
a) Giao diện nốt dịch vụ SNI........................................................................................................................ 16
b) Giao diện mạng người dùng UNI............................................................................................................. 17
c) Các dịch vụ.............................................................................................................................................. 17
d) Thiết bị đầu cuối đường dây OLT............................................................................................................. 18
e) Thiết bị đầu cuối mạng ONU/ONT........................................................................................................... 19
IV)
Các đặc tính cơ bản của GPON.................................................................................................................... 19


1)
Tốc độ bit................................................................................................................................................... 19
2)
Khoảng cách logic...................................................................................................................................... 20
3)
Khoảng cách vật lý..................................................................................................................................... 20
4)
Khoảng cách sọỉ quang chênh lệch............................................................................................................. 20
5)
Tỉ lệ chia.................................................................................................................................................... 20
V)
Cấu trúc phân lớp của mạng quang GPON................................................................................................... 20
1)
Lớp phụ thuộc phương tiện vật lý PMD...................................................................................................... 21
a) Tốc độ tín hiệu danh định......................................................................................................................... 21
b) Phương tiện vật lý và phương thức truyền................................................................................................ 21
c) Tốc độ bit................................................................................................................................................. 22
d) Mã hóa đường dây................................................................................................................................... 22
e) Bước sóng hoạt động............................................................................................................................... 22
f)
Nguồn phát tại giao diện Old và giao diện Oru........................................................................................ 23
g) Đường truyền quang giữa giao diện Old/Oru và giao diện Ord/Oru..............................................................25
h) Bộ thu tại giao diện Ord và Olu.................................................................................................................. 25
2)
Lớp hội tụ truyền dẫn GTC......................................................................................................................... 28
a) Tổng quan................................................................................................................................................ 28
b) Ngăn xếp giao thức trong mặt phẳng điều khiển/quản lý (C/M planes).....................................................30
c) Ngăn xếp giao thức trong mặt phẳng người dùng..................................................................................... 31
d) Các chức năng chính hệ thống GTC......................................................................................................... 33
e) Các chức năng của các phân lớp trong hệ thống GTC..............................................................................34

f)
Dòng lưu lượng và chất lượng dịch vụ QoS.............................................................................................. 35
g) Cấp phát băng tần động DBA.................................................................................................................. 39
h) Cấu trúc khung GTC................................................................................................................................ 42
VI)
Bảo vệ đối vói phần mạng quang thụ động PON.......................................................................................... 45
1)
Các dạng chuyển mạch bảo vệ.................................................................................................................... 46
2)
Đặc điểm và cấu hình mạng GPON kép...................................................................................................... 46
a) Các kiểu cấu hình chuyển mạch............................................................................................................... 47
b) Các đặc điểm........................................................................................................................................... 50
3)
Các yêu cầu đối với chuyển mạch bảo vệ.................................................................................................... 50
4)
Các trường thông tin yêu cầu trong khung OAM.........................................................................................51
5)
Bảo mật...................................................................................................................................................... 51
1)
2)
3)
4)
II)
1)
2)
III)
1)

Trang 1/52



Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

LỜI NĨI ĐẦU
Kiến trúc mạng viễn thơng ngày càng phát triển cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
hệ thống thông tin quang, cung cấp tốc độ rất cao để truyền dữ liệu với dung lượng lớn.
Một số thuận lợi của hệ thống thông tin quang là: dung lượng băng thông cao, truyền dẫn
với cự ly xa, đáng tin cậy. Những năm gần đây với sự phát triển của dịch vụ internet, đặc
biệt với các dịch vụ giá trị gia tăng tích hợp thoại và hình ảnh, dữ liệu ngày càng gia tăng.
Sự phát triển của các loại hình dịch vụ mới, đòi hỏi hạ tầng mạng truy nhập phải đáp ứng
các yêu cầu về băng thông rộng, tốc độ truy nhập cao. Cơng nghệ truy nhập cáp đồng điển
hình như xDSL đã được triển khai rộng rãi. Tuy nhiên, những hạn chế về cự ly và tốc độ
đã không đáp ứng được yêu cầu dịch vụ. Như vậy, mạng quang là một giải pháp cần thiết
và quan trọng trong vấn đề truyền dẫn. Trong đó, mạng quang thụ động PON (Passive
Optical Network) là một giải pháp triển vọng đầy hứa hẹn trong mạng truy nhập để làm
giảm bớt hiện tượng tắc nghẽn trong q trình cung cấp băng thơng cho các dịch vụ mà
địi hỏi băng thơng lớn. Mạng PON là mạng điểm đến đa điểm mà khơng có các thành
phần tích cực trong tuyến truyền dẫn từ nguồn đến đích, cơ bản thì nó bao gồm sợi quang
và các thiết bị thụ động. Điều này làm tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, phân phối thiết bị, cấp
nguồn và tận dụng được kiến trúc mạng quang hiện nay. Công nghệ truy nhập quang thụ
động GPON đã được ITU chuẩn hóa, hiện nay là một trong những công nghệ được ưu
tiên lựa chọn cho triển khai mạng truy nhập tại nhiều nước trên thế giới. GPON là công
nghệ hướng tới cung cấp dịch vụ mạng đầy đủ, tích hợp thoại, hình ảnh và số liệu với
băng thông lớn tốc độ cao. Do vậy GPON sẽ là công nghệ truy nhập lựa chọn triển khai
hiện tại và tương lai. Đề tài “Nghiên cứu mạng quang thụ động GPON” nhằm mục đích
tìm hiểu những đặc điểm kỹ thuật cơ bản của công nghệ GPON, ứng dụng và triển khai
công nghệ GPON trên mạng viễn thông.

Trang 2/52



Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

I) Giới thiệu mạng truy cập tới thuê bao (FTTH) và GPON

1) Khái niệm và ưu điểm FTTH
Trước đây các hệ thống mạng truy nhập được sủ dụng chủ yếu là cáp đồng, ứng
dụng cho các dịch vụ có lưu lượng thấp. Việc sử dụng cáp đồng có những lợi ishc như
chi phí thấp, khả năng lắp đặt và triển khai đơn giản. Tuy nhiên, cáp đồng có nhiều hạn
chế như băng thông nhỏ, khả năng chống nhiễu kém, suy hao lớn, phạm vi truyền nhỏ.
Công nghệ truyền dẫn bằng cáp quang đã khắc phục hoàn toàn các nhược điểm này.
Truyền dẫn bằng cáp quang khơng bị nhiều do tín hiệu được truyền bằng ánh sáng, suy
hao nhỏ, phậm vị truyền dẫn gấp hàng chục lần so với cáp đồng và đặc biệt là băng
thơng của cáp quang có thể lên tới hàng trăm GHz đáp ứng được hoàn toàn nhu càu
truyền dẫn.
Những năm gần đây do sự phát triển của công nghệ làm cho việc sản xuất cáp
quang dễ dàng và giá thành của cáp quang cũng như các thiết bị đấu nối cáp hạ, do vậy
cáp quang được sử dụng rộng rãi. Thực tế tại Việt nam cũng như trên thế giới là các
mạng lõi hầu hết là mạng quang nhưng mạng truy nhập vẫn chủ yếu sử dụng cáp đồng.
Mạng cáp quang truy nhập vẫn còn nhỏ lẻ và mới chỉ được triển khai chủ yếu ở các
nước có nền cơng nghệ thơng tin phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản....
Tuy nhiên với sự bùng nổ về nhu cầu băng thông hiện nay, việc triển khai một hệ
thống mạng truy nhập quang đến từng hộ gia định là một xu thế tất yếu. Đó chính là
mạng FTTH - Fiber to the home.
2) Kiến trúc và thành phần của mạng PON
Mạng FTTH bao gồm các đường quang đi từ nhà cung cấp dịch vụ được dùng
chung cho một số khách hàng. Sẽ có một đường quang đi đến một nhóm khách hàng ở
gần nhau về mặt địa lý. Tại đây đường quang dùng chung này sẽ được chia tách thành
các đường quang riêng biệt đi đến từng khách hàng.
Mạng truy nhập quang thụ động PON là kiểu mạng điểm-đa điểm. Mỗi khách hàng

được kết nối tới mạng quang thơng qua một bộ chia quang thụ động, vì vậy khơng có
các thiết bị điện chủ động trong mạng phân chia và băng thông được chia sẻ từ nhánh
đến người dùng. Tín hiệu đường xuống được phát quảng bá tới các thuê bao, tín hiệu

Trang 3/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

này được mã hóa để tránh việc xem trộm. Tín hiệu đường lên được kết hợp bằng việc
sử dụng giao thức đa truy nhập phân chia theo thời gian. OLT sẽ điều khiển các ONƯ
sử dụng các khe thời gian cho việc truyền dữ liệu đường lên.
Trong mạng PON, OLT là thành phần chức năng chính của hệ thống đặt ở tổng đài.
ONU là thiết bị đặt ở phía người dùng.ONU kết nối tới OLT bằng các sợi quang và
khơng có các thành phần chủ động ở giữa. Bộ chia tín hiệu (splitter) là thành phần rất
quan trọng cua hệ thống, theo tiêu chuẩn ITU G.983.1 một bộ chia sử dụng tối đa cho
32 khách hàng.

Hình 1. Kiến trúc mạng PON

3) Các chuẩn mạng PON
Có ba Loạỉ tiêu chuẩn chính cho mạng PON như sau:
• ITU-T G.983

Trang 4/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

o APON (ATM Passive Optical Network): là chuẩn mạng PON đầu tiên, dựa

trên công nghệ ATM.
o BPON (Broadband PON): là chuẩn dựa trên APON. Nó hỗ trợ thêm cơng
nghệ WDM, băng thơng giành cho đường lên được cấp phát động.. Nó cũng
cung cấp một giao diện quản lý chuẩn OMCI giữa OLT và ONU cho phép nhiều
nhà cung cấp dịch vụ cùng hoạt động.
• ITU-T G.984

o GPON (Gigabit PON) là sự nâng cấp của chuẩn BPON. Đây là chuẩn mới
nhất, hỗ trợ tốc độ cao hơn, bảo mật được tưng cường và sự đa dạng, linh hoạt
trong việc lựa chọn giao thức lớp 2: ATM, GEM hoặc Ethernet.
• IEEE803.3ah

o EPON (Ethernet PON / GEPON - Gigabit Ethernet PON): là một chuẩn
của IEEE/EFM cho việc sử dụng giao thức Ethernet để truyền dữ liệu.
4) GPON
Hệ thống GPON thông thường gồm một thiết bị kết cuối đường dây OLT (Optical
Line Termination) và thiết bị kết cuối mạng ONU (Optical Network Unit) hay ONT
(Optical Network Termination) được nối với nhau qua mạng phân phối quang ODN
(Optical Distribution Network). Quan hệ giữa OLT và ONU là quan hệ một-nhiều,
một OLT sẽ kết nối với nhiều ONU.
Bộ khuyến nghị G.984 của ITU đưa ra tiêu chuẩn cho mạng PON tốc độ gigabit
(GPON) là phiên bản mới nhất đối với cơng nghệ mạng PON. Mạng GPON có dung
lượng ở mức gigabit cho phép cung cấp các ứng dụng video, truy nhập internet tốc độ
cao, multimedia, và các dịch vụ băng thông rộng. Cùng với dung lượng mạng gia tăng,
tiêu chuẩn mới này đưa ra khả năng xử lý IP và Ethernet hiệu quả hơn.
Mục đích tiêu chuẩn G.984.1 là cải thiện hệ thống PON theo tiêu chuẩn
G.983.1 thông qua các yêu cầu về cung cấp dịch vụ, các chính sách bảo mật, tốc độ bit
danh định... Đe đảm bảo tính liên tục so với các hệ thống trước, tiêu chuẩn G.984.1 sẽ
duy trì một số yêu cầu trong tiêu chuẩn G.983.1.


Trang 5/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

II) Định nghĩa và viết tắt
1) Định nghĩa
Sau đây là các định nghĩa được sử dụng thường xuyên trong tài liệu.
Chức năng tương thích AF (Adaptation Function): AF là thiết bị đỉ kèm thực
hiện chuyển giao diện thuê bao ONU/ONT thành giao diện UNI theo yêu cầu của nhà
cung cấp dịch vụ mạng hoặc chuyển giao diện UNI thành giao diện thuê bao
ONU/ONT. Các chức năng của AF phụ thuộc vào giao diện thuê bao ONU/ONT và
giao diện UNI. AF cũng được sử dụng để chuyển giao diện mạng OLT thành giao diện
SNI theo yêu cầu của nhà cung cấp mạng dịch vụ hoặc chuyển đổi giao diện SNI
thành giao diện mạng OLT.
Khoảng cách logic: là khoảng cách lớn nhất có thể đạt được trong mạng truyền
dẫn nếu khơng tính đến quỹ công suất đường truyền quang cho phép.
Khoảng cách sợi quang chênh lệch: Một OLT sẽ được kết nối tới nhiều
ONU/ONT. Khoảng cách sợi quang chênh lệch là sự chênh lệch giữa khoảng cách xa
nhất và khoảng cách gần nhất từ ONU đến OLT.
Trễ truyền dẫn trung bình: là trung bình giá trị trễ đường lên và đường xuống
giữa các điểm tham chiếu, trễ này được xác định bằng cách đo trễ tổng đường truyền 1
vòng đường lên và đường xuống và chia 2.
Mạng truy nhập quang OAN (Optical Access Network): Mạng OAN bao gồm
các đường link truy nhập dùng chung các giao diện mạng và được hỗ trợ bởi hệ thống
truyền dẫn truy nhập quang.
Mạng phán bố quang ODN (Optical Distribution Network): thực hiện truyền
dẫn quang từ OLT tới người dùng và ngược lại, sử dụng các cấu kiện quang thụ động.
Thiết bị kết cuối đường dây OLT (Optical Line Termination): cung cấp giao
diện phía mạng

Thiết bị kết cuối mạng ONT (Optical Network Termination): là thiết bị ONU
cung cấp chức năng cổng giao diện cho người dùng trong mạng FTTH.
Thiết bị mạng quang ONU (Optical Network Unit): cung cấp giao diện phía
người dùng (trực tiếp hoặc từ xa) của mạng OAN và được kết nối tới mạng ODN.

Trang 6/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

Khoảng cách vật lý lớn nhất: là khoảng cách lớn nhất có thể đạt được trong một
mạng truyền dẫn FTTx điển hình.
Mặt phẳng điều khiển/quản lý (C/M-plane): xử lý thơng tin điều khiển và quản
lý cho hệ thống GPON. Dữ liệu trên giao diện OMCI được chuyển qua mặt phang
này.
Cấp phát băng tần động (DBA): là quá trình ONU (và các T-CONT liên kết với
chúng) yêu cầu băng tần động và phương thức kiểm sốt gói tin rỗi tại OLT hay báo
cáo trạng thái bộ đệm từ các ONU gửi tới OLT, OLT cấp phát lại băng tần đường lên
cho các ONU tùy theo báo cáo đó.
Chức năng vận hành quản lý và bảo dưỡng (embedded OAM): cung cấp các
chức năng OAM cảm ứng theo thời gian bao gồm cấp phát quyền, chuyển mạch bảo
mật và các chức năng liên quan đến DBA.
Thủ tục đóng khung chung (GFP): là phương thức tạo khung và đóng gói được
áp dụng cho loại dữ liệu bất kì, đã được ITU-T chuẩn hóa.
Chế độ đóng gói GPON (GEM): là phương thức đóng gói dữ liệu trong mạng
GPON. Mặc dù dữ liệu nào cũng có thể được đóng gói nhưng có một số loại dữ liệu
phụ thuộc vào tình trạng dịch vụ. GEM cung cấp phương thức giao tiếp hướng kết nối
như ATM. Khái niệm và định dạng khung tương tự như thủ tục đóng khung chung.
Mạng quang thụ động Gigabit (G-PON): GPON là hệ thống truyền dẫn quang
băng rộng từ - 1-tới- nhiều-điểm. GPON có thể truyền tải mọi loại dữ liệu bằng cách

sử dụng chức năng phương thức truyền dẫn ATM hoặc GEM.
Phân lớp đóng khung GTC (GTC framing sub-layer): là một phần của phân lớp
hội tụ truyền dẫn GPON TC. Phân lớp này có nhiệm vụ nhận ra khung và mơ tả các
phân dữ liệu trong khung.
Cấp phát băng tần động không báo cáo trạng thái (NSR-DBA): thực hiện cấp
phát băng tần mà khơng cần báo cáo từ ONƯ. Tuy nhiên nó thực hiện cấp phát băng
tần động bằng cách giám sát lưu lượng do chính OLT thực hiện.
Chức năng vận hành, quản lý và bảo dưỡng lớp vật lý (PLOAM): Nó cung cấp
chức năng quản lý mạng PON như định mức, kích hoạt ONU, thiết lập kênh quản lý

Trang 7/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

OMCC và truyền tải cảnh báo.
Cổng (port): Cổng là đơn vị được ghép kênh trên một T-CONT trong GEM. Một
hoặc nhiều cổng có thể được xác định trên một T-CONT. Dữ liệu được truyền giữa
OLT và ONU qua các cổng. Cổng tương tứng với kênh ảo/đường ảo trong ATM. Mỗi
cổng được nhận dạng bởi nhận dạng cổng Port-ID được xác định trong GEM
Cấp phát băng tần động báo cáo trạng thái (SR-DBA): Thực hiện cấp phát băng
tần theo báo cáo từ phía ONU.
Phân lớp tưong thích hội tụ truyền dẫn (TC adaptation sub-layer): là một phần
của phân lớp hội tụ truyền dẫn GPON. Phân lớp này có nhiệm vụ lọc dữ liệu được
truyền theo VPI/VCI hoặc theo Port-ID. Ngoài ra đối với giao diện OMCI, phân lớp
này tiếp thu sự khác nhau giữa ATM và GEM dựa trên OMCI để cung cấp giao diện
chung cho thực thể OMCI
Container truyền dẫn (T-CONTs): được sử dụng để quản lý cấp phát băng tần
đường lên trong phần mạng PON của lớp hội tụ truyền dẫn. T-CONT thường được sử
dụng để tối ưu việc sử dụng băng tần đường lên trong mạng PON.

- T-CONTs mang các kênh ATM hoặc/và cổng GEM và báo cáo trạng thái bộ

đệm tới các OLT liên kết với chúng.
- T-CONTs nhận các quyền truy nhập (grant) động, được nhận dạng bởi Alloc-

ID từ OLT
- Một T-CONT có thể mang lưu lượng ATM hoặc GEM với các mức dịch vụ

khác nhau..
- Một T-CONT có thể cung cấp cho một hoặc nhiều hàng đợi vật lý và tổng hợp
chúng vòa một bộ đệm logic duy nhất.
- Mỗi báo cáo trạng thái DBA-T-CONT tổng kết trạng thái của bộ đệm logic

của T-CONT đó
- Một T-CONT là một thực thể truyền tải trong lớp hội tụ truyền dẫn thực hiện

truyền tải trong suốt thông tin của các lớp cao hon từ đầu vào đến đầu ra.
- Thông tin đi qua một T-CONT sẽ không bị thay đổi trừ khi có sự giảm chất

lượng trong quá trình truyền.

Trang 8/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

- Một quyền truy nhập được cấp chỉ liên kết với duy nhất một T-CONT. Các T-

CONT diễn ra về mặt vật lý trong phần cứng và phần mềm của ONU..
Lớp hội tụ truyền dẫn (TC): Lớp hội tụ truyền dẫn có vị trí giữa lớp phục thuộc

vật lý và các client của GPON. Lớp này bao gồm phân lpwps đóng khung GTC và
phân lớp thích ứng hội tụ truyền dẫn.
Mặt phẳng ngưòi dùng (U-plane): xử lý dữ liệu người dùng trong hệ thóng GPON.
U-plane cung cấp giao tiếp giữa các client ATM và client GEM
2) Các chữ viết tắt
AAL

ATM Adaptation Layer

Lớp tương thích ATM

ABR

Available Bit Rate

Tốc độ bit khả dụng

AF
Adaptation Function
Alloc-ID Allocation Identifier

Chức năng tương thích
Nhận dạng cấp phát

AN

Access Node

Nốt truy nhập


ANI

Access Node Interface

Giao diện nốt truy nhập

APD

Avalanche Photodiode

Diode quang kiểu thác

APON

ATM qua mạng quang thụ động

APS

ATM over Passive Optical Network
Automatic Protection Switching

ATM

Asynchronous Transfer Mode

Chế độ truyền không đồng bộ

BER
BIP
BRI


Bit Error Ratio
Bit Interleaved Parity
Basic Rate Interface

Tỉ lệ lỗi bit
Bit chẵn lẻ xen kẽ
Giao diện tốc độ cơ bản

Chuyển mạch bảo vệ tự động

BWmap Bandwidth Map
C/M
Control/Management planes
CBR
planes Constant Bit Rate

Ánh xạ băng tần
Mặt quản lý/điều khiển
Tốc độ bit cố định

CID
CPL

Consecutive Identical Digit
Change Power Level

Số giống nhau liên tiếp
Mức công suất thay đổi


CRC

Cyclic Redundancy Check

Kiểm tra lỗi vòng dư

DACT
DBA
DBR

Deactivate (ONU-ID)
Dynamic Bandwidth Assignment
Deterministic Bit Rate

Bỏ kích hoạt
Cấp phát băng tần động
Tốc độ bit xác định

Trang 9/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

DBRu

Dynamic Bandwidth Report upstream

Báo cáo băng tần động đường lên

DF

DFB

Deactivate Failure
Distributed FeedBack laser

Lỗi bỏ kích hoạt
Laser feedback phân bố

E/0
FEC

Electrical/Optical
Forward Error Correction

Điện/quang
Sửa lỗi

FTTB
Fibre to the Building
FTTCab Fibre to the Cabinet Curb
FTTH
Fibre to the Home
/C

Mạng quang đến tòa nhà
Mạng quang đến tủ cáp
Mạng quang đến hộ gia đình

GEM
GFP


G-PON Encapsulation Mode
Generic Framing Procedure

Chế độ đóng gói GPON
Thủ tục đóng khung chung

GFR

Guaranteed Frame Rate

Tốc độ khung đảm bảo

GPM
GPON

G-PON Physical Media (Dependent)
Gigabit-capable Passive Optical Network

Lớp phụ thuộc vật lý GPON
Mạng quang thụ động Gigabit

GTC
HEC
LCD
LCDA
LCDG

GPON Transmission Convergence
Header Error Control

Loss of Cell Delineation
Loss of Channel Delineation for ATM
Loss of Channel Delineation for GEM

Lớp hội tụ truyền dẫn GPON
Kiểm tra lỗi tiêu đề
Mơ tả mất gói
Mơ tả mất kênh cho ATM
Mô tả mất kênh cho GEM

LCF

Laser Control Field

Trường điều khiển laser

LIM

Line Interface Module

Module giao diện đường dây

LT
MDU
MLM
MPN

Line Terminal
Multi-dwelling Unit
Multi-Longitudinal Mode

Mode Partition Noise

Đầu cuối đường dây
Đơn vị gói tin nhiều địa chỉ
Chế độ đa chiều dọc
Nhiễu chia mode

NRZ
NSR-

Non Return to Zero
Non Status Reporting DBA

Mã đường dây NRZ
Cấp phát băng tần không báo

DBA
NT

Network Termination

Các trạng thái kết nối mạng

0/E
OAM
OAN
ODF
ODN
OLT
OMCC


Optical/Electrical
Operation, Administration and Maintenance
Optical Access Network
Optical Distribution Frame
Optical Distribution Network
Optical Line Termination
ONU Management and Control Channel

Quang/điện
Vận hành, quản lý và bảo dưỡng
Mạng truy nhập quang
Giá phân phối quang
Mạng phân phối quang
Thiết bị kết cuối đường dây
Kênh điều khiển và quản lý

Trang 10/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

OMCI
ONT
ONU
ONU-ID
OpS
ORL
PCBd
PCR

PDU
PEE
PIN

ONU Management and Control Interface
Optical Network Termination
Optical Network Unit
ONU Identifier
Operations System
Optical Return Loss
Physical Control Block
Peak Cell Rate
Protocol Data Unit
Physical Equipment Error
Photodiode without internal

Giao diện điều khiển và quản lý

Plend

Payload Length downstream

Chiều dài tải tin đường xuống

PLI

Payload Length Indicator

Chỉ thị chiều dài tải tin


Thiết
ONU bị kết cuối mạng quang
Thiết bị kết cuối mạng quang
Nhận dạng thiết bị kết cuối mạng
Hệ
điều hành
quang
Suy hao phản xạ quang
Khối điều khiển vật lý đường
Tốc
độ gói đỉnh
xuống
Đơn vị bản tin giao thức
Lỗi thiết bị vật lý
Diode quang không thác nội

PLOAM Physical Layer OAM
PLOAM PLOAM downstream
dPLOu
Physical Layer Overhead upstream

OAM lớp vật lý

PLSu

Power

Chuỗi mức công suất đường lên

PON


Passive Optical Network

Levelling Sequence

OAM lớp vật lý đường xuống
Tiêu đề lớp vật lý đường lên

Mạng quang thụ động

Port-ID Port Identifier

Nhận dạng cổng

POTS

Plain Old Telephone Service

Dịch vụ điện thoại truyền thống

PRBS
PRI

Pseudo Random Bit Sequence
Primary Rate Interface

Chuỗi bi giả ngẫu nhiên
Giao diện tốc độ chính

PSTN


Public Switched Telephone Network

Mạng diện thoại chuyển mạch

RMS

Root Mean Square

cơng cộng
Căn quân phương

SDH

Synchronous Digital Hierarchy

Mạng số đồng bộ

SLM

Single-Longitudinal Mode

Chế độ đơn chiều dọc

SN

Serial Number

Số seri


SNI

Service Node Interface

Giao diện nốt dịch vụ

SOA
SR-

Semiconductor Optical Amplifier
Status Reporting DBA

Bộ khuếch đại quang bán dẫn
Cấp phát băng tần động báo cáo

DBA

trạng thái

Trang 11/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

TC
Transmission Convergence
T-CONT Transmission Container

Hội tụ truyền dẫn
Container truyền dẫn


u plane

User plane

Mặt phẳng người dùng

UNI

User Network Interface

Giao diện mạng-người dùng

VC

Virtual Channel

Kênh ảo

VCI

Virtual Channel Identifier

Nhận dạng kênh ảo

VP
VPI

Virtual Path
Virtual Path Identifier


Đường ảo
Nhận dạng đường ảo

WDM

Wavelength Division Multiplexing

Ghép kênh phân chia theo bước
sóng

Trang 12/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

III)

Kiến trúc mạng truy nhập quang

1) Kiến trúc mạng
Hình 2 - Kiến trúc mạng cho thấy kiến trúc mạng GPON với quy mơ từ mạng
quang đến hộ gia đình FTTH (Fiber to the Home) đến mạng quang đến toàn nhà FTTB
(Fiber to the Building) đến mạng quang đến tủ cáp FTTCab (Fiber to the Cabinet).
Mạng truy nhập quang OAN được sử dụng chung cho mọi kiến trúc mạng trong hình 1
tạo điều kiện xây dựng một mạng truy nhập quang trên tồn cầu. Phần quang của
mạng có thể bao gồm các phần tử thụ động hoặc bị động và kiến trúc mạng này có thể
là điểm-điểm hoặc điểm-đa điểm.

Hình 2 - Kiến trúc mạng

Trong hình:


UNI là giao diện giữa mạng với người dùng



SNI là giao diện giữa OLT với mạng lõi

Sự khác nhau chính giữa các dịch vụ FTTB, FTTCab và FTTH là dịch vụ cung cấp
khác nhau, xà vậy trong tài liệu này các dịch vụ này sẽ được xem xét tương đương nhau.
a) FTTB
Dịch vụ mạng quang đến tòa nhà bao gồm hai trường hợp: dành cho khu vực
chung cư MDU (multi-dwelling units) và dành cho khu vực doanh nghiệp. Mỗi
trường hợp này lại bao gồm các tiêu chí dịch vụ như sau:
Trang 13/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON


FTTB cho MDU

Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:
- Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, video theo yêu cầu,

download file...)
- Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nội dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa,

khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...)

- Dịch vụ đỉện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách

linh hoạt đề cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp.


FTTB cho doanh nghiệp

Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:
- Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nộỉ dung, phần mềm nhóm, email, trao đổi

file...)
- Dịch vụ đỉỗn thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách

linh hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp.
Đường thuê kênh riêng: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách linh hoạt để cung
cấp dịch vụ thuê kênh riêng với các mức tốc độ khác nhau.


FTTC và FTTCab

Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:
- Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, download file...)
- Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nộỉ dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa,

khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...)
- Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách

linh hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp. Các dịch vụ mạng trục xDSL.
b) FTTH
Bao gồm các dạng dịch vụ như sau:

- Dịch vụ băng rộng không đối xứng (dịch vụ broadcast số, video theo yêu cầu,

download file...)
- Dịch vụ băng rộng đối xứng (broadcast nộỉ dung, email, trao đổi file, đào tạo từ xa,
Trang 14/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

khám bệnh từ xa, chơi game trực tuyến...)
- Dịch vụ điện thoại truyền thống và ISDN: mạng truy nhập phải hỗ trợ một cách

lỉnh hoạt để cung cấp các dịch vụ điện thoại băng hẹp.

2) Cấu hình mạng tham chiếu
Mơ hình mạng GPON FTTx được chỉ ra trong hình 3.
Access Network System Management Functions
UNI

RS

SR

SNI

Hình 3 Mơ hình tham chiếu cho mạng GPON
Trong hình:
WDM Module ghép kênh quang theo bước sóng
NE


Thiết bị mạng sử dụng bước sóng khác so với OLT và ONU

AF

Chức năng tương thích (có thể bao gồm trong thiết bị ONU)

SNI

Giao diện nốt dịch vụ

UNI

Giao diện mạng người dùng

S

Điểm trên sợi quang ngay sau OLT hoặc điểm kết nốỉ quang ONU

R

Điểm trên sợi quang ngay trước ONU hoặc điểm kết nối quang OLT

A/B

Nếu chức năng AF đã bao gồm trong ONU thì điểm này khơng cần thiết.
Nếu WDM khơng được sử dụng các điểm này không cần thiết

Giao diện quang tại điểm tham chiếu R/S giữa ONU và ODN đối với đường lên gọi là
Oru, đối với đường xuống gọi là O rd. Giao diện quang tại điểm tham chỉếu S/R gỉữa OLT


Trang 15/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

và ODN đối với đường lên gọi là Olu, đối với đường xuống gọi là Old Các giao diện được
thề hiện trong hình sau.
R'S

Si'R

Ord , Oru
R and s

Old , Olu

Reference points

ord, Oru, Old, Olu Optical interfaces
_____

Represent one or more fibre

........

Represent optional protection fibres

Hình 4 Cấu hình vật lý chung của mạng phân bố quang ODN
a) Giao diện nốt dịch vụ SNI
Giao diện nốt dịch vụ SNI là giao diện giữa mạng truy nhập và một nốt dịch vụ.

Nếu phía mạng truy nhập-giao diện nốt dịch vụ và nốt dịch vụ-giao diện nốt dịch vụ
khơng ở cùng một địa điểm thì kết nối từ xa giữa mạng truy nhập và nốt dịch vụ có
thể được sử dụng bởi đường truyền tải trong suốt. Trong thiết bị OLT sẽ bao gồm
giao diện

Các ví dụ về giao diện nốt dịch vụ được chỉ ra trong bảng 2.

Trang 16/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

SNI
Giao diện vật lý
Dịch vụ
1000BASE- X (IEEE802.3)
Ethernet
ITU-T Rec. G.965
V5.2
POTS, ISDN (BRI), ISDN
ITU-T Rec. G.703
ITU-T Rec. G.957
ANSI Tl. 107
ANSI Tl. 105.06,

PDH
STM-1,4,16
PDH
OC3, OC12


(PRI)
DS3, ATM, El, E3
El. ATM
T1,DS3
TI DS3, ATM

ANSI Tl. 117
Lưu ý: Một số dịch vụ đi kèm trong GPON nhưng khơng có giao diện nốt dịch
vụ riêng
Cột “dịch vụ” cho thấy các dịch vụ mà giao diện vật lý có thể hỗ trợ được
Bảng 2. Ví dụ giao diện nốt dịch vụ SNI và các dịch vụ
b) Giao diện mạng người dùng UNI
Thiết bị ONU/ONT bao gồm giao diện UNI và thiết bị OLT bao gồm giao diện
SNI như đã chỉ ra trong hình 2. Giao diện UNI tùy thuộc vào dịch vụ do nhà khai
thác mạng cung cấp. Ví dụ về giao diện UNI được chỉ ra trong bảng sau.
UNI
Giao diện vật lý
Dịch vụ
10BASE-T (IEEE802.3)
Ethernet
100BASE-TX (IEEE802.3)
Ethernet
1000BASE- T (IEEE802.3)
Ethernet
ITU-T Rec. 1.430
ISDN (BRI)
ITU-T Rec. 1.431
ISDN (PRI), Tl, ATM
ITU-T Rec. G.703
PDH

DS3, ATM, El, E3
Giao diện kim loại 25
ITU-T Rec. 1.432.5
ATM
ITU-T Rec. G.957
STM-1,4
ATM
Mbit/s
ANSI T1.102, ANSI T1.107 PDH
T1,DS3
Bảng 3. Ví dụ giao diện người dùng-mạng UNI và các dịch vụ
c) Các dịch vụ
GPON được xây dựng để cung cấp tất cả các dịch vụ hiện có và cả các dịch vụ
mới cho các thuê bao gia đình và doanh nghiệp sử dụng do khả năng truyền băng

Trang 17/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

rộng của mạng. Các dịch vụ cụ thể do các nhà khai thác mạng cung cấp sẽ tùy thuộc
vào các điều kiện quy chế riêng của từng thị trường đối với nhà khai thác mạng.
d) Thiết bị đầu cuối đường dây OLT
Thiết bị đầu cuối đường dây OLT (optical line terminal) được kết nối tới mạng
chuyển mạch qua các giao diện chuẩn, về phía mạng phân phốỉ, OLT bao gồm các
giao diện truy nhập quang theo tiêu chuẩn GPON về tốc độ bit, quỹ đường truyền,
jitter,... OLT gồm ba phần chính sau đây:
-

Chức năng giao diện cồng dịch vụ (service port Interface Function);


-

Chức năng đấu nối chéo (cross-connect function);

-

Giao diện mạng phân phối quang (ODN interface)
Các khối chức năng chính của OLT được mơ tả trong Hình 5 Sơ đồ khối chức

năng OLT.

Hình 5 Sơ đồ khối chức năng OLT


Khối lõi PON (PON core Shell)
Khối này gồm hai phần, chức năng giao diện ODN được mô tả trong mục sau và

chức năng nội tụ truyền dẫn (PON TC - Transmission Convergence) bao gồm khung
tín hiệu, điều khiển truy nhập phương tiện, OAM, DBA và quản lý ONU. Chức năng
PON TC bao gồm khung tín hiệu, điều khiển truy nhập phương tiện, OAM, DBA và
quản lý ONU. Mỗi PON TC lựa chọn một phương thức truyền dẫn như ATM, GEM

Trang 18/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

hoặc cả hai.



Khối đấu nối chéo (cross-connect shell)
Khối đấu nối chéo cung cấp đường truyền giữa khối PON và khối dịch vụ. Công

nghệ để kết nối phụ thuộc vào các dịch vụ, kiến trúc bên trong OLT và các yếu tố
khác. OLT cung cấp chức năng đấu nối chéo tùy thuộc vào phương thức truyền dẫn đã
lựa chọn (GEM, ATM hay cả hai).


Khối dịch vụ (service shell)
Khối thành thực hiện chuyển đổi giữa các giao diện dịch vụ và giao diện khung TC

của phần mạng PON.
e) Thiết bị đầu cuối mạng ONU/ONT
Hầu hết các khối chức năng của ONU tương tự như các khối chức năng của
OLT. Do ONU hoạt động với một giao diện PON (hoặc tối đa 2 giao diện khi hoạt
động ờ chế độ bảo vệ), chức năng đấu nối chéo (cross-connect function) có thể
được bỏ qua. Tuy nhiên, thay cho chức năng này thì có thêm chức năng ghép và
tách kênh dịch vụ (MƯX và DMUX) để xử lý lưu lượng, cấu hình tiêu biểu của
ONƯ được thể hiện trong Hình 6 Sơ đồ các khối chức năng ONƯ. Mỗi PON TC sẽ
lựa chọn một chế độ truyền dẫn ATM, GEM hoặc cả hai.

IV)

Hình 6 Sơ đề các khối chúc năng ONU
Các đặc tính cơ bản của GPON

1) Tốc độ bit
Về cơ bản, GPON hướng tới tốc độ truyền dẫn lớn hơn hoặc bằng 1.2 Gbit/s. Tuy


Trang 19/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

nhiên, trong trường hợp dịch vụ xDSL không đối xứng cho FTTH hoặc FTTH thì
khơng cần thiết đến tốc độ cao như vậy. GPOn định nghĩa 7 dạng tốc độ bít như sau:


Đường lên 155 Mbit/s, đường xuống 1.2 Gbit/s;



Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 1.2 Gbit/s;



Đường lên 1.2 Gbit/s up, đường xuống 1.2 Gbit/s;



Đường lên 155 Mbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s;



Đường lên 622 Mbit/s up, đường xuống 2.4 Gbìt/s;



Đường lên 1.2 Gbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s;




Đường lên 2.4 Gbit/s up, đường xuống 2.4 Gbit/s.

2) Khoảng cách logic
Khoảng cách logic là khoảng cách lớn nhất giữa ONƯ/ONT và OLT ngoại trừ
khoảng vật lý. Trong mạng GPON, khoảng cách logic lớn nhất là 60 km.
3) Khoảng cách vật lý
Khoảng cách vật lý là khoảng cách vật lý lớn nhất giữa ONU/ONT và OLT. Trong
mạng GPON, có hai tùy chọn cho khoảng cách vật lý và 10 km và 20 km. Đối với vận
tốc truyền lớn nhất là 1.25 Gbit/s thì khoảng cách vật lý là 10 km.

4) Khoảng cách sọỉ quang chênh lệch
Trong mạng GPON khoảng cách sợi quang chênh lệch là 20 km. Thơng số này có ảnh
hưởng đến kích thước vùng phủ mạng và cần tưomg thích với tiêu chuẩn ITU-T Rec.
G.983.1.
5) Tỉ lệ chia
Đối với nhà khai thác mạng thì tỉ lệ chia càng lớn càng tốt. Tuy nhiên tỉ lệ chia lớn thì
địi hỏi cơng suất quang phát cao hom để hỗ trợ khoảng cách vật lý lớn hom. Tỉ lệ chia
1:64 là tỉ lệ lý tưởng cho lớp vật lý với công nghệ hiện nay. Tuy nhiên trong các bước
phát triển tiếp theo thì tỉ lệ 1:128 có thể được sử dụng.

V)

Cấu trúc phân lớp của mạng quang GPON
Cấu trúc phân lớp của mạng GPON được cho trong bảng sau:

Trang 20/52



Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

Phân lớp tương tích
Lớp hội tụ

hội tụ truyền dẫn (TC

truyền dẫn (TC- adaption sublayer).
Transmission Phân lớp đóng khung
convergence)

GTC (GTC framing

sublayer)
Lớp phụ thuộc phương tiện vật lý
(Physical Media Dependence)
Bảng 4. Cấu trúc phân lớp mạng GPON

1) Lớp phụ thuộc phương tiện vật lý PMD
Các thông số của lớp PMD được chỉ ra sau đây và được tham chiếu tới các giá trị
trong phụ lục từ A đến F.

a) Tốc độ tín hiệu danh định
Tốc độ đường truyền là các tốc độ bội số của 8 kHz. Hệ thống được chuẩn hóa sẽ có
các tốc độ danh định như sau (đường xuống/đường lên):


1244.16 Mbits/155.52 Mbit/s,




1244.16 Mbits/622.08 Mbit/s,



1244.16 Mbit/s/1244.16 Mbit/s,



2488.32 Mbit/s/155.52 Mbit/s,



2488.32 Mbit/s/622.08 Mbit/s,



2488.32 Mbit/s/1244.16 Mbit/s,



2488.32 Mbit/s/2488.32 Mbit/s

Các thông số ở trên là các giá trị trong trường hợp xấu nhất, giả thiết hoạt động trong
nhiều loại điều kiện môi trường (nhiệt độ, độ ẩm) và chịu ảnh hưởng của yếu tố thời
gian. Các thông số này tương đương với với các thông số trong mạng quang để đạt
được tỉ lệ lỗi bit BER > 1 X 1O-10 trong trường hợp điều kiện suy hao và tán sắc đường
truyền lớn nhất.


Trang 21/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

b) Phương tiện vật lý và phương thức truyền
Tín hiệu được truyền ở cả hướng lên và hướng xuống bằng phương tiện truyền dẫn.
Việc truyền dẫn song hướng được thực hiện bằng cách ghép kênh theo bước sóng
WDM để truyền trên một sợi quang hoặc truyền đơn hướng trên hai sợi quang.

c) Tốc độ bit


Tốc độ đường xuống
Tốc độ bit tín hiệu từ OLT tới ONƯ là 1244.16 hoặc 2488.32 Mbiưs. Khi OLT

và đầu xa đang hoạt động ở tốc độ danh định của nó thì tốc độ này được theo dõi
bởi một đồng hồ lớp 1 với độ chính xác 1 X 10 -11. Khi đầu xa hoạt động ở chế độ tự
do, tốc độ của tín hiệu đường xuống được theo dõi bởi đồng hồ lớp 3 với độ chính
xác 4.6 x 10-6. Khi OLT hoạt động ở chế độ tự do, tốc độ của tín hiệu đường xuống
được theo dõi bởi đồng hồ lớp 3 với độ chính xác 3.2 Xx10-5.
 Tốc độ đường lên
Tốc độ bit tín hiệu từ ONU tới OLT là 155.52, 622.08,1244.16 hoặc 2488.32
Mbit/s.
Khi đang ở trạng thái hoạt động và được cấp quyền, ONU sẽ phát tín hiệu với độ
chính xác bằng độ chính xác của tín hiệu thu được ở đường xuống. ONU sẽ khơng
phát tín hiệu khi khơng đang ở trạng thái hoạt động hoặc khơng được cấp quyền.
d) Mã hóa đường dây
Mã hóa đường lên và đường xuống sử dụng mã NRZ.
Phương thức ngẫu nhiên hóa khơng được định nghĩa trong lớp phụ thuộc vật lý.

Quy định sử dụng mức logic quang là:
-

phát mức cao cho bit 1

-

phát mức thấp cho bit 0

e) Bước sóng hoạt động
 Đường xuống
Dải bước sóng hoạt động cho đường xuống trong hệ thống sử dụng một sợi
quang là 1480-1500 nm.
Dải bước sóng hoạt động cho đường xuống trong hệ thống sử dụng hai sợi
Trang 22/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

quang là 1260-1360 nm.
 Đường lên
Dải bước sóng hoạt động cho đường lên là 1260-1360 nm.

f) Nguồn phát tại giao diện Old và giao diện Oru
Các thông số cho nguồn phát được cho sau đây và được tham chiếu trong các
phụ lục từ A đến F.
 Các loại nguồn phát
Tùy thuộc vào đặc tính suy hao/tán sắc các loại nguồn phát có thể sử dụng là
laser chế độ đa chiều MLM (Multi-Longitudinal Mode) và laser chế độ đon chiều
SLM (Single-Longitudinal Mode). Tùy thuộc vào từng ứng dụng sẽ lựa chọn nguồn

phát thích hợp. Nguồn phát SLM có thể được sử dụng thay cho nguồn MLM mà
không làm giảm hiệu năng của hệ thống.
 Đặc tính phổ
Đối với laser MLM, độ rộng phổ được tính bằng căn quân phưong (RMS) lớn
nhất của độ rộng phổ trong các điều kiện hoạt động chuẩn. Độ rộng phổ RMS là
trung bình của các độ lệch quân phương chuẩn của phân bố phổ. Khi đo độ rộng
phổ RMS cần tính đến các trường họp khơng thấp hơn 20 dB so với mức đỉnh.
Đối với laser SLM, độ rộng phổ lớn nhất được tính bằng độ rộng nhất của đỉnh
bước sóng trung tâm, đo từ 20 dB thấp hơn biên độ lớn nhất của bước sóng trung
tâm trong điều kiện hoạt động chuẩn. Ngoài ra, để kiểm soát nhiễu phân chia chế độ
trong hệ thống SLM, cần xác định giá trị nhỏ nhất của tỉ lệ nén ở biên giới phân
chia giữa hai chế độ.
 Công suất phát trung bình
Cơng suất phát trung bình tại giao diện Old và Oru là cơng suất trung bình của
chuỗi số giả ngẫu nhiên được phát vào sợi quang. Công suất phát trung bình được
cho dưới dạng một dải để cho phép tối ưu hóa chi phí và bao gồm tất cả các mức
công suất cho phép hoạt động trong các điều kiện chuẩn, kết nối máy phát suy

Trang 23/52


Chuyên đề mạng truy nhập quang đến thuê bao GPON

giảm, chịu suy hao phép đo và yếu tố lão hóa. Lưu ý, khi đo công suất phát tại giao
diện quang Om cần tính đến bản chất phát theo cụm của lưu lượng đường lên do
ONU phát.


Tỉ lệ chềnh lệch logic
Mức logic quang được quy định như sau:

-

Mức cao cho logic “1”

-

Mức thấp cho logic “0”

Tỉ lệ chênh lệch logic EX được định nghĩa như sau: EX = 10 logio (A/B)
Trong đó A là mức cơng suất quang trung bình tại điểm giữa của logic “1” và B
là mức công suất quang trung bình tại điểm giữa của logic “0”.
Tỉ lệ chênh lệch logic cho hướng lên được áp dụng cho bit đầu tiên của cụm
mào đầu (preamble) tới bít cuối cùng của cụm tín hiệu.


Hệ số phản xạ lớn nhất của thiết bị đo tại bước sóng máy phát
Sự phản xạ từ thiết bị ONU/OLT từ mạng cáp quang được xác định bằng hệ số

phản xạ lớn nhất cho phép của thiết bị đo tại giao diện Oid/Oru. Thông số này sẽ
tn theo Bảng 5 Các thơng so lóp phụ thuộc vật lý cho mạng quang ODN.
Thông số
Loại cáp quang
Dải suy hao (ITU-T Rec. G.982)

Đơn vị
dB

Suy hao chênh lệch đường truyền
quang
Mất mát đường truyền quang lớn

nhất
Khoảng cách logic chênh lệch lớn

dB

nhất
Khoảng
cách sợi quang lớn nhất
giữa điểm tham chiếu S/R và R/S
Tỉ lệ chia nhỏ nhất

dB
km
km

Giá trị
ITU-T Rec. G.652
Mức A: 5-20
Mức B: 10-25
Mức C: 15-30
15
1
20
20
BỊ giới hạn bởi suy hao đường truyền
và giới hạn địa chỉ ONU. PON sử
dụng các bộ chia thụ động (chia 16
hoặc 32 đường).

Trang 24/52



×